Tập 5 MỤc lục tài trợ – một hình thức marketing hiệu quả


Liệu khu vực bạn dự định đầu tư hay hợp tác kinh doanh đã có một công ty khác đăng ký cùng với tên bạn lựa chọn?



tải về 0.68 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu13.03.2018
Kích0.68 Mb.
#36465
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1. Liệu khu vực bạn dự định đầu tư hay hợp tác kinh doanh đã có một công ty khác đăng ký cùng với tên bạn lựa chọn?

Cùng với sự phát triển của kinh doanh toàn cầu, ngày nay dường như bất cứ khu vực nào cũng có hàng trăm công ty được thành lập mỗi ngày. Và công ty của bạn sẽ không được chấp nhận nếu bạn đặt tên công ty trùng hoặc tương tự với tên của một công ty đã được thành lập và đăng ký sẵn tại đó.

Vì vậy, để tránh những rắc rối phát sinh, trước khi đăng ký thành lập công ty, bạn nên liên hệ với các cơ quan chức năng địa phương để kiểm tra và xác minh lại khả năng chấp nhận của cái tên đã được dự định đặt. Phần lớn các cơ quan địa phương sẽ nhanh chóng cung cấp những thông tin này và công ty cũng vô cùng dễ dàng tiếp cận những thông tin này qua Internet, điện thoại hay email.

2. Đã có cái tên nào trùng hay tương tự cái tên mà bạn dự định đặt và được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá hay tên thương mại?

Nếu trường hợp này phát sinh, rất có thể luật sở hữu trí tuệ hay luật nhãn hiệu hàng hoá sẽ cấm những chủ sở hữu khác sử dụng cùng tên hay tên tương tự có thể gây nhầm lẫn với tên đã được bảo vệ về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó.

Do vậy để xác định rõ trước khi sử dụng tên mà bạn định lựa chọn, bạn nên thực hiện việc tìm kiếm các nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Việc tìm kiếm có thể được thực hiện thông qua văn phòng luật sư địa phương, qua Internet, hay các công ty sở hữu trí tuệ tại khu vực đó.

3. Liệu tên có thể được sử dụng trên Internet như là một tên miền?

Nếu xảy ra trường hợp đã có một tên miền nào đó trùng với tên mà bạn dự định đặt thì rất nhiều chủ công ty sẽ muốn lựa chọn một cái tên hoàn toàn khác. Nhiều chuyên gia marketing đều đồng ý rằng tên thương mại của một công ty sẽ có giá trị hơn rất nhiều cũng như sẽ tác động mạnh mẽ hơn trên thị trường nếu cái tên đó có thể dễ dàng được sử dụng như một tên miền trên Internet.

Để kế hoạch này được thực hiện có hiệu quả, bạn có thể nhanh chóng lên Internet và sử dụng các giải pháp mạng để tìm kiếm các dữ liệu về tên miền, từ đó sớm xác định được liệu bạn có thể dùng cái tên mà mình dự định lựa chọn để hình thành một tên miền mới hay không. Và nếu khi cái tên này hoàn toàn có đủ điều kiện, bạn chỉ cần thanh toán một khoản tiền là có thể sở hữu một tên miền trùng với tên công ty của mình. Khi đó, hoạt động marketing và thương mại điện tử sẽ thuận tiện hơn rất nhiều nếu bạn có không sở hữu một tên miền trùng với tên công ty.

4. Liệu bạn có thể ngăn cản những người khác sử dụng tên dự định đặt để lợi dụng trục lợi đối với một sản phẩm hay dịch vụ tương tự?

Vấn đề này thoạt nghe có vẻ tương tự như vấn đề thứ hai kể trên, nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác biệt với nhau. Tên công ty mà bạn dự định đặt sẽ càng tăng giá trị và tác động tới hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nếu bạn có thể phòng ngừa việc người khác lợi dụng một cái tên tương tự để làm lợi cho hàng hoá hay dịch vụ tương tự của họ trong tương lai.

Luật nhãn hiệu hàng hoá sẽ cung cấp cho bạn quyền để có được một cái tên duy nhất. Cái tên này sẽ được bảo hộ trong suốt quá trình kinh doanh của bạn. Bất kể hành vi nào sao chép sẽ đều bị xử lý và bồi thường thiệt hại.

Do đó, song song với quá trình đặt tên, bạn nên sớm đến các cơ quan chức năng để đăng ký bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu hàng hoá. Thông thường, quá trình này đều kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm đấy. Bạn thực hiện càng sớm bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.



5. Liệu cái tên có dẫn đến sự hiểu nhầm, bị ngăn cấm hay trái với quy định pháp luật hiện hành ở địa phương?

Phần lớn luật pháp các quốc gia đều cho phép các công ty được quyền tự do trong việc đặt tên thương mại cho mình. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi cấm những cái tên có thể gây khó khăn hay hiểu nhầm cho khách hàng, chẳng hạn như nói lên nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ hay danh từ chung của một lĩnh vực kinh doanh nào đó hoặc cái tên dẫn dắt khách hàng liên tưởng công ty là một chi nhánh hay nhà phân phối của một thương hiệu nổi tiếng nào đó.

Ngoài ra, luật kinh doanh nhiều nơi cấm những cái tên ám chỉ một cách không đúng sự thật về một công ty hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp quy định hay cái tên có những từ ngữ không đúng với nội dung kinh doanh. Ví dụ, luật quy định một số yêu cầu cụ thế đối với đặt tên công ty trong các lĩnh vực chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật như ngân hàng, bảo hiêm, thuốc và pháp lý, như nếu là kinh doanh ngân hàng thì phải có từ “bank”,…

Sau cùng, pháp luật nhiều nơi cũng ngăn cấm những cái tên được đặt không đúng với truyền thống văn hoá, hay có tính chất bạo lực,… (chẳng hạn như những từ thông tục trong đời sống không được dùng để đặt tên).

Để xác định cho mình một cái tên hoàn toàn phù hợp với những quy định pháp luật, bạn nên xem xét lại tên với sự tư vấn của các luật sư hay thực hiện việc kiểm tra các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh và có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn.

6. Liệu cái tên có phù hợp với thông điệp và hình ảnh của thị trường mà bạn dự định hướng tới?

Những cái tên mà bạn dự định đặt sẽ đem lại giá trị tối đa nếu nó hỗ trợ mạnh mẽ thông điệp và hình ảnh của thị trường trong các kế hoạch kinh doanh mà bạn hướng tới.



Cuối cùng, khi bạn đã trả lời một cách hoàn chỉnh những câu hỏi trên mà vẫn giữ nguyên được cái tên dự định đặt thì hiển nhiên cái tên đó không những hợp pháp mà nó sẽ giúp bạn có sự khởi đầu vững chắc để đi đến những thành công lớn sau này.
Vì khách hàng, nhờ khách hàng

Cách đây 10 năm, hãng Sainsbury còn là hãng bán lẻ lớn nhất nước Anh. Triết lý kinh doanh mà người ta thường hay nghe được ở hãng này là "nhờ khách hàng và vì khách hàng". Có nghĩa là vì sống nhờ vào khách hàng nên phải lấy chất lượng phục vụ làm trọng.

Chất lượng phục vụ khách hàng luôn được hãng đưa ra lập luận cho thành công và cũng vì thế mà hãng đã đi đầu trong việc mở cửa bán hàng đến tận 23h đêm. Nhưng rồi sự say sưa với thắng lợi đã khiến cho Sainsbury phải trả giá: vị trí đầu bảng trên đảo quốc đã bị mất về tay hãng Tesco, và cả đến hãng Asda vốn vô danh tiểu tốt thuộc tập đoàn Wal Mart nay cũng trở thành kỳ phùng địch thủ của Sainsbury.

Tình trạng tồi tệ và triển vọng bi quan đến mức gia đình Sainsbury là cổ đông lớn nhất của hãng với 35% cổ phần đã phải tính chuyện bán tống bán tháo cổ phần của mình và để cho Sainsbury trở thành cái đích cho cuộc săn mồi của những tập đoàn hùng mạnh hơn.


Vì thế, Chủ tịch Sainsbury hiện tại là Justin King chỉ còn có mỗi một cơ hội duy nhất để cứu vãn hãng này nếu thành công với kế hoạch cải tạo hãng của mình. Ông đã trở lại với triết lý kinh doanh ban đầu và chỉ ra 4 nguyên nhân đưa đến sự sa sút của Sainsbury: Cửa hàng mở cửa đến tận 23h đêm nhưng chiều đến thì trên giá hầu như đã hết hàng khiến cho khách hàng đến cũng thất vọng; Mặt hàng đưa ra bán không phong phú và đa dạng như ở nhiều đối thủ cạnh tranh; Giá bán hàng của Sainsbury cho cùng loại hàng cũng không còn thuộc loại rẻ nhất; Và bộ máy hành chính quá cồng kềnh.


Ông Justin đã điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu kinh doanh của toàn hãng. Sainsbury sẽ đóng cửa 13 cửa hàng, nhưng đồng thời sẽ bỏ tiền bỏ của ra để hiện đại hoá 131 cửa hàng khác. Bộ máy quản lý hành chính bị cắt giảm 750 chỗ làm việc, nhưng tại các cửa hàng và chi nhánh lại tăng thêm 3.000 nhân công. Và đặc biệt là công việc cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng cũng như mở rộng mặt hàng bày bán được đặc biệt coi trọng để giúp cho Sainsbury trở lại như ngày xưa là: Cửa hàng hiện đại nhất, nhiều hàng hóa nhất, giá rẻ nhất.


Khẩu hiệu được ông Justin đưa ra cho toàn hãng là: Mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng đều được Sainsbury đáp ứng và một khi khách hàng đã đến cửa hàng của hãng thì họ không có ý định đến cửa hàng của hãng nào khác nữa.


Khách hàng có thể hiểu từ đó phần triết lý kinh doanh "hãng vì khách hàng", nhưng đối với hãng thì phần còn lại "hãng sống vì khách hàng" mới là động lực quyết định nhất.



Vai trò của quan hệ quần chúng (public relations) trong doanh nghiệp

PR -public relation- là một khái niệm mới ở Việt Nam, tuy nhiên ở các nước phát triển PR đóng một vai trò rất quan trọng và ngày càng được phát triển nhằm phục vụ cho công việc kinh daonh của một doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực PRcũng được thành lập rất nhiều. Ở VN cũng có một vài công ty trong lĩnh vực PR. Để cung cấp thêm cho các bạn sinh viên kiến thức về khái niệm này cũng như tầm quan trọng của nó, mình xin đưa ra đây bài viết về PR sau:




“2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu” (nguồn “Marketing report”, 1999)

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú, người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt, đánh giá sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác, đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.


“Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thị trường” (P. Kotler)


Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó, có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những họat động và mục tiêu của doanh nghiệp.


PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các họat động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận đến hoạt động kinh doanh thương mại: hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị, các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế…


Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu. Ví dụ như tã lót Huggies đã tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ “Bé Huggies năng động” hoặc Unilever vận động chương trình “Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO” cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.


Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.


PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:

- Tung ra sản phẩm mới

- Làm mới sản phẩm cũ

- Nâng cao uy tín

- Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế

- Doanh nghiệp gặp khủng hoảng

PR đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ba lợi ích chính của hoạt động PR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:

PR là phương cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Giữa hoạt động PR và quảng cáo, phương pháp nào hiệu quả hơn - lựa chọn một mẫu quảng cáo về sản phẩm mới của một công ty hay một bài báo hay viết về sản phẩm của công ty? Quảng cáo dễ gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin.

Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.

PR giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi. Thông thường người lao động thích được làm việc cho những công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có nhiều cơ hội để thăng tiến.


Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu. Họ không có ngân sách để quảng cáo, họ cũng không có một bộ phận Marketing riêng. Chỉ có mỗi cách hữu hiệu là quảng cáo truyền miệng (word of mouth).


Trong thực tế ấy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.


Hơn nữa, làm PR sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.



Văn hóa dịch vụ khách hàng

Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại”. Nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong những thời kỳ kinh doanh suy thoái, các công ty đã phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, kéo theo việc cắt giảm nhân viên và thu hẹp quy mô dịch vụ.

Tuy nhiên, điều này thực sự không giúp công ty lấy lại đà tăng trưởng. Đúng vậy, trong lúc khó khăn, dịch vụ lại càng phải được ưu tiên quan tâm hàng đầu: bạn càng thu hút được nhiều khách hàng, bạn càng mau chóng và dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.

Khi cuộc chiến giá cả gặp thất bại, các công ty thường có xu hướng xem dịch vụ như một cứu cánh giúp họ có tạo lợi thế cạnh tranh. Nhiều nhà tiếp thị của các công ty lớn đang quay trở lại với quan điểm “đưa dịch vụ lên hàng đầu”. Tuy nhiên, trong khi rất nhiều công ty “bán” các dịch vụ khách hàng hoàn hảo, thì một số công ty chỉ dừng lại ở mức độ “cung cấp”. Vấn đề chính là ở chỗ có rất ít nhà tiếp thị đã từng một lần thực sự phục vụ khách hàng của họ.

Khi bạn kinh doanh dựa trên nền tảng dịch vụ, chắc hẳn bạn sẽ phải đề nghị khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi của họ. Đây là một công việc cần thiết, bởi bạn có thể tìm hiểu về ấn tượng của khách hàng đối với công ty bạn, đồng thời dựa vào đó để hoạch định hay điều chỉnh đường lối phát triển trong tương lai.

Sự bất mãn của khách hàng đôi khi không bắt nguồn từ sản phẩm nghèo nàn, mà lại nảy sinh từ những trải nghiệm không vui vẻ cho lắm. Tại sao vậy? Bởi vì điều khách hàng “cảm nhận” được ở bạn không chỉ là sản phẩm họ mua sắm, mà chính là dịch vụ khách hàng mà bạn dành cho họ. Dưới đây là 8 bước quan trọng giúp bạn xây dựng văn hóa dịch vụ khách hàng – cơ sở của một dịch vụ khách hàng tuyệt vời.



1. Khách hàng là lý do để bạn làm việc, chứ không phải để ngắt quãng công việc.

Đã bao nhiêu lần bạn bước vào một công ty và phải chờ đợi, trong khi nhân viên tại đó đang mải nói chuyện điện thoại hay bận rộn với một vài nhiệm vụ “phi dịch vụ” nào đó? Các nhân viên thường không nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng và đang lãng phí thời gian làm việc để thực hiện những nhiệm vụ kinh doanh không hướng đến khách hàng. Đúng là luôn có những nhiệm vụ mà bạn cần phải hoàn thành, nhưng bạn không thể thỏa mãn khách hàng bằng việc chỉ thực thi các nhiệm vụ đó. Một dịch vụ khách hàng xuất sắc phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn cũng như toàn thể nhân viên của bạn. Bạn đừng quên rằng không có khách hàng, công ty bạn sẽ không thể tồn tại được.



2. Đào tạo, đào tạo và tiếp tục đào tạo.

Hãy không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên của bạn, bất kể vị trí và chức vụ của họ thế nào, để họ có khả năng trợ giúp tốt nhất cho khách hàng. Khách hàng sẽ có thể bực mình khi những vướng mắc cần giải quyết của họ không được chuyển tới các người có thẩm quyền và khả năng giúp đỡ họ. Hãy tổ chức các khóa đào tạo đa dạng về dịch vụ khách hàng và khuyến khích nhân viên của bạn tham gia. Ngay cả khi dịch vụ khách hàng của bạn được cho điểm tốt, bạn vẫn cần tiếp tục đào tạo nhân viên. Bạn có thể đưa ra các tình huống giả định để giúp nhân viên nhận ra các thời điểm dễ dàng lẫn khó khăn trong khi phục vụ khách hàng. Nếu nhân viên cảm thấy bình tĩnh và thoải mái ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, họ sẽ có khả năng đối phó tốt hơn, khi những tình huống tương tự xảy ra trong thực tế.  



3. Trao quyền cho nhân viên.

Ở một mức độ nào đó, bạn nên trao cho nhân viên quyền hạn thực hiện những điều cần thiết nhằm đem lại cho khách hàng một dịch vụ tối ưu, cũng như đáp ứng bất cứ đòi hỏi nào để xoa dịu cơn nóng giận của họ. Bạn hãy xây dựng một hệ thống các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên của bạn phục vụ khách hàng được tốt nhất.

Bạn nên dành một khoản quỹ riêng mà nhân viên có thể tiếp cận và sử dụng để giữ chân một khách hàng trước khi bạn đánh mất họ. Điều này sẽ giúp nhân viên có khả năng xác định xem điều gì đúng, điều gì sai và tạo ra những ấn tượng đẹp trong tâm trí khách hàng. Bạn không cần dành ra một khoản tiền lớn cho quỹ này, nhưng với mối quan tâm đến dịch vụ khách hàng, một cử chỉ nhỏ cũng có thể giúp bạn tiến xa.

Hãy hỏi các nhân viên xem công cụ nào sẽ giúp họ thể hiện được một dịch vụ khách hàng tốt hơn. Bạn sẽ không thể yêu cầu đội cứu hỏa dập tắp đám cháy, nếu bạn không trao cho họ các dụng cụ chữa cháy thích hợp. Khi bạn không trao quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phục khách hàng, thì bạn đang vô tình đẩy khách hàng cũ ra xa, trong khi không thể thu hút thêm khách hàng mới.



4. Tạo tính cá nhân cho dịch vụ của bạn.

Hãy chào hỏi khách hàng bằng tên riêng, nếu có thể. Trước mỗi cuộc tiếp xúc với khách hàng, một cái bắt tay và đôi lời giới thiệu về bản thân cũng rất cần thiết. Xây dựng tính cá nhân cho dịch vụ của bạn sẽ không chỉ giúp bạn củng cố quan hệ với các khách hàng hiện tại, mà nó còn giúp bạn giải quyết một cách hiệu quả các tình huống khó khăn khi chúng phát sinh. Hãy cảm ơn khách hàng vì sự quan tâm của họ dành cho bạn. Điều này sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt cho công ty bạn trong con mắt khách hàng.



5. Hãy nói “Vâng” ngay cả khi bạn nên nói “Không”.

Hãy sẵn sàng trợ giúp đội ngũ nhân viên của bạn trong các quyết định dịch vụ khách hàng. Bạn cần có một chính sách hợp lý để mọi nhân viên có thể tùy ý hành động mà không cần lo ngại hậu quả, miễn sao chúng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chắc hẳn không ít lần bạn có thể nói “Không” với một khách hàng, tuy nhiên, từ “Không” có thể có tác động tiêu cực. Hãy tự hỏi bản thân: “Mình có sẵn lòng đánh mất khách hàng vì lời giao tiếp này?”.



6. Đưa ra một giải pháp khả thi.

Hãy mau chóng tìm cách giải quyết các vấn đề khách hàng nêu ra. Bạn nên chuẩn bị một vài giải pháp  khác nhau để khách hàng lựa chọn. Hãy đặt bạn vào vị trí của khách hàng khi cùng tham gia vào việc xác định giải pháp, đồng thời giải thích rõ ràng bất kỳ khó khăn nào còn tồn tại.



7. Hỏi các khách hàng xem họ nghĩ gì về dịch vụ bạn đang cung cấp.

Cách tốt nhất để nhận biết khách hàng có được thỏa mãn hay không là hãy hỏi họ. Bạn có thể tổ chức các cuộc điều tra thăm dò khách hàng, lấy ý kiến, phỏng vấn hay sử dụng các phiếu góp ý. Bạn cũng có thể ra ngoài để trò chuyện với khách hàng và với nhân viên của bạn. Bạn hỏi xem họ cảm thấy như thế nào về dịch vụ khách hàng của bạn. Lý tưởng nhất là bạn hãy sử dụng phối kết hợp cả hai phương pháp trên.

Bạn có thể nghĩ rằng: “Tại sao mình phải hỏi khách hàng cho rắc rối thêm? Ai quan tâm đến các câu hỏi của mình?”. Đây chính là những khúc mắc nội tại. Nhiều cuộc nghiên cứu về khách hàng đã vén bức màn bí mật về những số liệu khách hàng cảm thấy không hạnh phúc với dịch vụ của các công ty:

-  96% khách hàng không thỏa mãn không bao giờ trực tiếp phàn nàn với nhà cung cấp.

-  90% khách hàng bất mãn sẽ không quay trở lại.

-  Một khách hàng không hạnh phúc sẽ kể về điều này với 9 người khác.

Những số liệu thống kê trên cho thấy rằng phần lớn khách hàng sẽ không tự động giãi bày với bạn về nỗi thất vọng của họ đối với chất lượng dịch vụ. Họ đơn giản sẽ rời bỏ bạn và không bao giờ quay lại nữa. Nếu bạn không hỏi khách hàng về chất lượng dịch vụ bạn đang cung cấp, bạn có thể hành động theo những giả định sai lầm và tự cho phép mình giảm chất lượng dịch vụ bởi vì có rất ít những lời than phiến. Điều này sẽ đẩy công ty bạn ngày một xa dần khách hàng, hoặc làm nảy sinh các vấn đề khó khăn mà bạn không bao giờ lường trước được.

Mặt khác, việc hỏi ý kiến khách hàng về mức độ thỏa mãn cũng chứng tỏ rằng bạn đang thực sự quan tâm tới công việc kinh doanh của mình và quan tâm tới khách hàng. Cho dù bạn có thể nghe được một số lời chỉ trích, bù lại bạn có thể thấy được những công việc mình đang làm có đúng không và cần phải cải thiện như thế nào. Ngoài các ích lợi trên, bạn sẽ còn có được nhiều ích lợi khác từ việc giao tiếp. Mỗi cuộc giao tiếp là một cơ hội cho dịch vụ khách hàng. Hãy tận dụng từng cơ hội và tất cả các cơ hội của bạn.

Theo bwportal
Website - Giữ khách hàng bằng ấn tượng đầu tiên

Mọi thứ bạn đã sắp xếp ổn thoả: nội dung, tiêu đề, thông tin mô tả, từ khoá, quảng cáo, đối tác liên kết và Google đã chấp thuận bạn là một nhà xuất bản AdSense! Các bài tập về nhà bạn đã hoàn thành, lời khuyên của các chuyên gia SEO (Tối ưu Công cụ Tìm kiếm) cũng đã được bạn cần mẫn áp dụng. Đồng thời bạn đã có một hệ thống thống kê để theo dõi khách viếng thăm web site. Mọi việc đã vào guồng!


Phải mất một thời gian nhưng cuối cùng bạn đã được chứng kiến cảnh khách đến web site ngày càng đông và nụ cười tươi rói nở trên gương mặt… cho đến khi bạn nhận ra rằng hầu như không có sự chuyển đổi từ khách viếng thăm thành khách mua hàng và khi kiểm tra các số liệu thì bạn phát hiện thấy khách trung bình chỉ ở web site của bạn khoảng vài giây! Có điều gì trục trặc chăng? Bạn có thể bán được gì nếu khách viếng thăm đến cửa hàng nhưng không vào tận nơi?


Câu trả lời là rất có thể do sự vắng mặt của “visual glue” - một thuật ngữ mới có thể bạn chưa nghe bao giờ. “Visual glue” nghĩa là làm cho mắt của khách viếng thăm “dán” vào trang web. Đó là ấn tượng nhìn được bằng mắt trước khi bất kỳ một từ ngữ nào được đọc. “Ấn tượng đầu tiên“ đó sẽ không có cơ hội lần 2 để tạo ra.


Một thực tế là mọi người thường đánh giá cuốn sách qua bìa. Do đó, web site của bạn nếu được tính toán và xây dựng cẩn thận thì cũng cần có một cái “bìa” đáng giá… đó chính là phần đồ hoạ. Nếu site của bạn trông như được thiết kế bởi một nữ sinh sau giờ học thì ngay lập tức bạn sẽ bị đánh giá là không chuyên nghiệp và những gì bạn chào bán cũng sẽ chịu chung số phận. Cho nên những gì nhìn thấy đầu tiên (visual glue) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.


Có bao nhiêu web site bạn viếng thăm trông giống như những màn hình video đen trắng hay có bao nhiều web site trông giống như những trang báo cáo nhạt nhẽo? Bạn ở lại những trang đó bao lâu?… Có lẽ không lâu bởi chẳng có gì để ngầm báo với bạn rằng bạn đang đến thăm một web site chuyên nghiệp và hiện đại. Hành động đó là phản ứng với “những ấn tượng đầu tiên” về web site. Có thể những website đó có thông tin mà bạn đang tìm kiếm… nhưng bạn không ở lại đó bởi vì mắt của bạn “nói với bạn rằng” chẳng có lý do gì để làm điều đó cả.


Do đó bạn phải chú ý nhiều đến “vỏ ngoài” của web site như với các nội dung của nó. Sau đây là một số điều bạn nên đặc biệt chú ý:




1. Các hình ảnh, như logo, phải có nền (background) sáng sủa giống như nền dùng trên trang hoặc cho các bảng. Cách này sẽ xoá bỏ được “vầng hào quang” màu sắc xung quanh những hình ảnh mà có thể làm cho chúng trông như thể không được đưa lên trang web ngay từ đầu mà là một ý tưởng nảy ra sau.


2. Độ phân giải và kích cỡ của ảnh rất quan trọng vì 2 mục đích: sự rõ ràng và thời gian tải. Trang web sẽ rõ ràng khi hình ảnh được thu nhỏ từ khổ gốc để được khổ chính xác cần thiết cho trang web. Nếu các ảnh trên web là ảnh “bitmap” (tập hợp của các điểm màu) thì khi phóng lớn, chất lượng ảnh sẽ bị mất và trông chúng sẽ thô và xấu xí. Độ phân giải của ảnh nên để ở 96 dpi để có thể hiển thị rõ ràng trên các máy tính hiện đại. Hình ảnh, nếu là JPEG thì có thể nén để giảm dung lượng tới 80% mà không làm mất sự rõ ràng. Điều này sẽ làm giảm kích cỡ tổng thể của file ảnh và do đó cải thiện được thời gian tải.



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương