TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8096-200 : 2010 iec 62271-200 : 2003



trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2 Mb.
#36220
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

A.4.3.2 Dòng điện đỉnh

Phải chọn thời điểm đóng sao cho giá trị kỳ vọng của dòng điện đỉnh, với dung sai (%), chạy trong các pha ngoài bằng 2,5 lần (đối với tần số đến 50 Hz) hoặc 2,6 lần (đối với 60 Hz) giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều xác định trong A.4.3.1, và sao cho vòng lặp chính cũng xuất hiện trong pha ngoài khác. Nếu điện áp thấp hơn điện áp danh định, giá trị đỉnh của dòng điện ngắn mạch đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại cần thử nghiệm không được thấp hơn 90 % giá trị đỉnh danh định.

CHÚ THÍCH: Đối với các hằng số thời gian một chiều cao hơn khác của mạng nuôi, cần sử dụng giá trị đồng nhất là 2,7 lần giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều làm giá trị danh định đối với cả trường hợp 50 Hz và 60 Hz.

Trong trường hợp hồ quang xuất hiện ở hai pha thì thời điểm đóng phải được chọn để cung cấp thành phần một chiều lớn nhất có thể có.

A.4.4 Tn s

Ở tần số danh định 50 Hz hoặc 60 Hz, tần số khi bắt đầu thử nghiệm phải nằm trong khoảng từ 48 Hz đến 62 Hz. Ở các tần số khác, tần số này không được lệch khỏi giá trị danh định quá ± 10 %.

Trong trường hợp hoạt động của thiết bị bảo vệ tác động nhanh phụ thuộc vào tần số, thử nghiệm phải được thực hiện với tần số danh định của các thiết bị này ±10 %.

A.4.5 Thời gian thử nghiệm

Thời gian thử nghiệm phải được nhà chế tạo quy định. Các giá trị khuyến cáo tiêu chuẩn là 1 s, 0,5 s và 0,1 s.

CHÚ THÍCH: Nhìn chung không thể tính thời gian hồ quang cho phép đối với dòng điện khác với giá trị được sử dụng trong thử nghiệm. Áp suất lớn nhất trong thử nghiệm sẽ không giảm đi với thời gian hồ quang ngắn hơn và không có quy định chung mà theo đó có thể tăng thời gian hồ quang cho phép với dòng điện thử nghiệm thấp hơn.

A.5 Quy trình thử nghiệm

A.5.1 Mạch ngun

Nếu có thể, mạch nguồn phải là mạch ba pha, ngoại trừ đối với các thử nghiệm trên tủ điện đóng cắt và điều khiển có các pha độc lập, nếu ít có khả năng xuất hiện ảnh hưởng lẫn nhau giữa các pha độc lập này. Điểm trung tính của mạch nguồn có thể được cách ly hoặc nối đất thông qua trở kháng, theo cách sao cho dòng điện lớn nhất với đất nhỏ hơn 100 A. Trong trường hợp này, việc bố trí bao trùm tất cả các trường hợp của trung tính.

CHÚ THÍCH 1: Các sự cố hồ quang bên trong có trung tính nối đất trực tiếp là rất hiếm gặp.

Khi thử nghiệm được thực hiện trên một phần của tủ điện đóng cắt và điều khiển có các pha độc lập thì mạch nguồn phải là mạch một pha, một trong các đầu nối được nối đất. Dòng điện thử nghiệm phải bằng giá trị ba pha nêu trong A.4.3.1.

Phải cẩn thận để các mối nối không làm thay đổi các điều kiện thử nghiệm.

Hướng cấp điện phải như sau:

- đối với ngăn chứa cáp: nguồn từ thanh cái qua thiết bị đóng cắt chính;

- đối với ngăn chứa thanh cái: mối nối nguồn không được nhô ra khỏi lỗ hở bất kỳ trong ngăn chứa cần thử nghiệm. Nguồn phải được thực hiện thông qua một chớp lật, nếu chớp lật được lắp để tạo ra các ngăn chứa thanh cái riêng rẽ giữa các khối chức năng, hoặc thông qua thiết bị đóng cắt chính đặt tại khối cuối cùng của tủ điện đóng cắt và điều khiển, nếu ngăn chứa thanh cái dùng chung cho toàn bộ tủ điện đóng cắt và điều khiển;

CHÚ THÍCH 2: Trong trường hợp ngăn chứa thanh cái có thiết kế không đối xứng, cần xem xét việc khởi động hồ quang bên trong nặng nề nhất liên quan đến năng lượng hồ quang và cháy.

- đối với ngăn chứa thiết bị đóng cắt chính: nguồn từ thanh cái, với thiết bị ở vị trí đóng;

- đối với ngăn chứa có một số thành phần mạch chính bên trong: nguồn thông qua một bộ thanh cái đầu vào có sẵn, với tất cả các thiết bị đóng cắt ở vị trí đóng, tuy nhiên thiết bị đóng cắt nối đất, nếu có, phải ở vị trí mở.

A.5.2 Khi động hồ quang

Hồ quang phải được khởi động giữa tất cả các pha bằng dây kim loại đường kính khoảng 0,5 mm hoặc, trong trường hợp các dây dẫn pha độc lập, giữa một pha và đất.

Điểm khởi động phải được định vị ở điểm tiếp cận được xa nhất tính từ nguồn, trong ngăn chứa cần thử nghiệm.

Trong các khối chức năng nơi các phần mang điện được che chắn bởi vật liệu cách điện rắn, hồ quang phải được khởi động giữa hai pha kế tiếp nhau với giá trị dòng điện là 87 % dòng điện danh định hoặc, trong trường hợp dây dẫn pha độc lập, giữa một pha và đất tại các vị trí sau:

a) lỗ hở hoặc bề mặt tiếp giáp giữa cách điện của các bộ phận nằm trong cách điện;

b) bằng cách khoan lỗ tại các mối nối được cách điện ở hiện trường khi không sử dụng các bộ phận cách điện đúc sẵn.

Ngoại trừ đối với trường hợp b), không được khoan lỗ trên cách điện rắn. Mạch nguồn phải là mạch ba pha để cho phép sự cố trở thành sự cố ba pha (nếu có thể).

A.5.2.1 Ngăn chứa cáp có mối ni cách điện cắm vào hoặc lắp ở hiện trường

Đối với các ngăn chứa cáp trong đó mối nối luôn được thực hiện bằng bộ nối cắm vào, có hoặc không có màn chắn, hoặc cách điện rắn lắp trên hiện trường, hai pha cần thử nghiệm phải được lắp phích cắm không có cách điện. Pha thứ ba phải được cung cấp với bộ nối lắp sẵn nếu có thể được sử dụng trong vận hành, có thể được cấp điện.

CHÚ THÍCH: Kinh nghiệm cho thấy rằng sự cố nhìn chung không có xu hướng xuất hiện sự cố ba pha; do đó, lựa chọn việc lắp đặt đối với pha thứ ba là không quan trọng.

Trong tất cả các trường hợp sự cố pha-pha này, dòng điện thử nghiệm phải là dòng điện sự cố pha-pha của mạch nguồn ba pha xác định theo A.4.3. Điều này có nghĩa là giá trị dòng điện thực, trừ khi sự cố có xu hướng là sự cố ba pha, giảm còn xấp xỉ 0,87 % dòng điện chịu hồ quang quy định.

Trong mạng nối đất cố định (trung tính không thả nổi), hoặc trong mạng có bảo vệ sự cố với đất, dòng điện ngắn mạch một pha-đất, mà thường thấp hơn dòng điện sự cố hai pha có thể có, sẽ bị cắt nhanh. Đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển, chỉ khi được thiết kế cho mục đích hạn chế này, tủ điện được chấp nhận thử nghiệm một cách tương ứng thay vì thử nghiệm hai pha mô tả trên đây. Sau đó, hồ quang sẽ xuất hiện từ một pha đến đất, với điều kiện là các pha khác được mang điện để hồ quang trở thành ba pha. Giống với dòng điện chịu hồ quang bên trong quy định, áp dụng giá trị một pha đã thử nghiệm.

A.6 Tiêu chí chấp nhận

Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được xếp vào loại IAC (theo loại khả năng chấp nhận liên quan) nếu đáp ứng tiêu chí sau.

Tiêu chí số 1

Không làm các cửa và nắp đã được lắp chắc chắn bị mở ra. Chấp nhận biến dạng với điều kiện không có phần nào đi xa hơn vị trí của chỉ thị hoặc vách (chọn cái gần nhất) về mọi phía. Tủ điện đóng cắt và điều khiển không cần phù hợp với mã IP sau khi thử nghiệm.

Để mở rộng tiêu chí chấp nhận cho hệ thống lắp đặt gần các vách hơn như khi thử nghiệm (xem điểm a) của A.3.2), phải đáp ứng hai điều kiện bổ sung sau:

- biến dạng vĩnh viễn nhỏ hơn khoảng cách dự kiến đến vách;

- khí thoát ra không được thổi trực tiếp vào vách.

Tiêu chí số 2

- Vỏ bọc không được vỡ ra từng mảnh trong thời gian quy định cho thử nghiệm.

- Chấp nhận sự nhô ra của các phần nhỏ có khối lượng từng mảnh đến 60 g.

Tiêu chí số 3

Hồ quang không được tạo ra các lỗ thủng trong các mặt tiếp cận được trong phạm vi chiều cao đến 2 m.

Tiêu chí số 4

Chỉ thị không được bắt cháy do ảnh hưởng của khí nóng.

Trong thử nghiệm, nếu chỉ thị bắt đầu bắt cháy thì tiêu chí đánh giá có thể được coi là đã đáp ứng, nếu thiết lập bằng chứng là sự mồi cháy gây ra do các hạt nóng đỏ mà không phải do khí nóng. Phòng thí nghiệm có thể sử dụng các bức ảnh từ các máy ảnh, máy quay tốc độ cao hoặc các phương tiện thích hợp khác để làm bằng chứng.

Chỉ thị bị bắt cháy là do cháy sơn hoặc cháy nhãn thì không tính đến.

Tiêu chí số 5

Vỏ bọc vẫn nối với điểm nối đất của chúng. Việc xem xét bằng mắt nhìn chung là đủ để đánh giá sự phù hợp. Trong trường hợp có nghi ngờ, phải kiểm tra sự liền mạch của mối nối đất (xem 6.6, điểm b)).



A.7 Báo cáo thử nghiệm

Trong báo cáo thử nghiệm phải có các thông tin sau:

- Thông số đặc trưng và bản mô tả khối thử nghiệm với hình vẽ thể hiện các kích thước chính, các chi tiết liên quan đến độ bền cơ, bố trí các nắp xả áp suất và phương pháp cố định tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại với sàn và/hoặc với các vách. Đối với các tủ điện đóng cắt và điều khiển lắp trên cột, phải nêu đặc tính của cột và các phương pháp lắp đặt lên cột.

- Bố trí các mối nối thử nghiệm.

- Điểm và phương pháp khởi động sự cố bên trong.

- Bản vẽ của bố trí thử nghiệm (mô phỏng phòng, mẫu thử nghiệm và khung lắp đặt chỉ thị) liên quan đến loại khả năng tiếp cận (A, B hoặc C), mặt (F, L hoặc R) và điều kiện lắp đặt.

- Điện áp đặt và tần số.

- Đối với dòng điện kỳ vọng hoặc dòng điện thử nghiệm:

a) giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong ba nửa chu kỳ đầu tiên;

b) giá trị đỉnh cao nhất;

c) giá trị trung bình của thành phần xoay chiều trong khoảng thời gian thử nghiệm thực tế;

d) thời gian thử nghiệm.

- (các) đồ thị dao động thể hiện dòng điện và điện áp.

- Đánh giá kết quả thử nghiệm, kể cả báo cáo về các quan sát theo Điều A.6.

- Ảnh của đối tượng cần thử nghiệm, trước và sau thử nghiệm.

- Các ghi chú liên quan khác.



A.8 Ký hiệu loại IAC

Khi loại IAC được chứng tỏ bởi các thử nghiệm, theo 6.106, tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại phải được ký hiệu như sau.

- Phần chung: phân loại IAC (viết tắt của cụm từ phân loại hồ quang bên trong - Internal Arc Classified)

- Khả năng tiếp cận: A, B hoặc C (theo Điều A.2)

- Giá trị thử nghiệm: dòng điện thử nghiệm tính bằng kiloampe (kA) còn thời gian tính bằng giây (s).

Ký hiệu này phải được đưa vào tấm nhãn (xem 5.10).

Ví dụ 1: Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được thử nghiệm với dòng điện sự cố (hiệu dụng) là 12,5 kA, trong 0,5 s, được thiết kế để lắp ở hiện trường để công chúng có thể tiếp cận và được thử nghiệm với chỉ thị được đặt ở mặt trước, bên cạnh và mặt sau, thì được ký hiệu như sau:

Phân loạiIAC BFLR

Hồ quang bên trong 12,5 kA 0,5 s

Ví dụ 2: Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được thử nghiệm với dòng điện sự cố (hiệu dụng) là 16 kA trong 1 s được thiết kế để lắp đặt trong các điều kiện sau:

Mặt trước: công chúng có thể tiếp cận

Mặt sau: chỉ người vận hành có thể tiếp cận

Mặt bên: không tiếp cận được

được ký hiệu như sau:

phân loại IAC BF-AR

hồ quang bên trong 16 kA 1 s



Kích thước tính bằng milimét



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương