TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8096-200 : 2010 iec 62271-200 : 2003



trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2 Mb.
#36220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

5.12. Chỉ thị vị trí

Áp dụng 5.12 của IEC 60694.



5.13. Cấp bo vệ bằng vỏ ngoài

Áp dụng 5.13 của IEC 60694.



5.14. Chiều dài đường rò

Áp dụng 5.14 của IEC 60694.



5.15. Độ kín khí và chân không

Áp dụng 5.15 của IEC 60694 ngoài ra còn:

Xem 5.103.2.3.

5.16. Độ kín chất lỏng

Áp dụng 5.16 của IEC 60694, ngoài ra còn:

Xem 5.103.2.3.

5.17. Tính dễ cháy

Áp dụng 5.17 của IEC 60694.



5.18. Tương thích điện từ (EMC)

Áp dụng 5.18 của IEC 60694.



5.101. Sự cố bên trong

Về nguyên tắc, tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thiết kế và chế tạo để ngăn ngừa xuất hiện các sự cố bên trong.

Người sử dụng phải lựa chọn đúng, theo đặc tính của mạng lưới, các quy trình thao tác và điều kiện vận hành (xem 8.3).

Nếu tủ điện đóng cắt và điều khiển được lắp đặt, thao tác và bảo trì theo hướng dẫn của nhà chế tạo thì xác suất xảy ra hồ quang bên trong là thấp trong tuổi thọ vận hành của nó nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn.

Sự cố bên trong vỏ bọc của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại do khuyết tật hoặc điều kiện vận hành khác thường hoặc thao tác sai có thể khởi đầu hồ quang bên trong dẫn đến nguy hiểm cho người vận hành ở đó.

Thực nghiệm cho thấy sự cố có nhiều khả năng xảy ra ở một số vị trí bên trong vỏ bọc. Bảng 2 của Điều 8 đưa ra danh mục các vị trí này, nguyên nhân hỏng hóc và biện pháp có thể để giảm xác suất sự cố bên trong.

Các biện pháp khác có thể được chấp nhận để cung cấp mức cao nhất có thể về bảo vệ con người trong trường hợp hồ quang bên trong. Các biện pháp này nhằm hạn chế các hậu quả ra bên ngoài của trường hợp này.

Dưới đây là một số ví dụ về các biện pháp này.

- Thời gian giải trừ sự cố nhanh được bắt đầu nhờ bộ phát hiện nhạy với ánh sáng, áp suất hoặc nhiệt độ hoặc bằng biện pháp bảo vệ thanh cái kiểu so lệch.

- Áp dụng các cầu chảy thích hợp phối hợp với thiết bị đóng cắt để giới hạn dòng điện cho chạy qua và thời gian sự cố.

- Dập nhanh hồ quang bằng cách hút hồ quang để nối tắt bằng kim loại nhờ cơ cấu cảm biến nhanh và cơ cấu đóng nhanh (bộ dập hồ quang).

- Điều khiển từ xa.

- Cơ cấu giảm áp suất.

- Chuyển bộ phận kéo ra được đến vị trí vận hành hoặc ra khỏi vị trí vận hành chỉ thực hiện khi cửa trước đã đóng.

Hiệu quả của thiết kế cung cấp mức bảo vệ con người quy định trong trường hợp có hồ quang bên trong có thể được kiểm tra bằng thử nghiệm theo Phụ lục A. Thiết kế đạt được thử nghiệm này được phân loại là IAC.

5.102. Vỏ bọc

5.102.1. Yêu cu chung

Vỏ bọc phải bằng kim loại. Các phần bên ngoài của tủ điện đóng cắt và điều khiển có thể bằng vật liệu cách điện, với điều kiện là các bộ phận HV được che kín hoàn toàn bằng vách ngăn hoặc chớp lật kim loại được thiết kế để nối đất. Các cửa sổ để kiểm tra phù hợp với 5.102.4 thì được loại trừ. Khi tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được lắp đặt thì vỏ bọc phải có ít nhất cấp bảo vệ IP 2X phù hợp với Bảng 6 của IEC 60694. Vỏ bọc cũng phải có bảo vệ phù hợp với các điều kiện dưới đây.

Các bộ phận kim loại của vỏ bọc phải được thiết kế để mang dòng điện 30 A (một chiều) với điện áp rơi lớn nhất là 3 V đến điểm nối đất được trang bị. Bề mặt sàn, kể cả khi không bằng kim loại, vẫn được xem là phần của vỏ bọc. Hướng dẫn lắp đặt phải nêu các biện pháp để mặt sàn có được cấp bảo vệ yêu cầu.

Các vách của phòng không được xem là phần của vỏ bọc.

Các phần của vỏ bọc dùng làm ranh giới của các ngăn chứa không tiếp cận được phải có chỉ thị rõ ràng là không được tháo rời.

Bề mặt nằm ngang của vỏ bọc, ví dụ, tấm nắp, không được thiết kế để cho người đứng lên hoặc đặt thiết bị bổ sung không được cung cấp là phần của tủ điện. Nếu nhà chế tạo chỉ ra rằng cần đứng hoặc đi trên tủ điện đóng cắt và điều khiển trong quá trình thao tác hoặc bảo trì thì thiết kế phải sao cho các vùng liên quan đỡ được trọng lượng của người vận hành mà không bị biến dạng quá mức và thiết bị vẫn duy trì thích hợp cho mục đích của nó. Trong trường hợp này, các vùng trên thiết bị mà không an toàn để người đứng hoặc đi trên đó, ví dụ cánh giảm áp suất, phải được nhận biết rõ ràng.



5.102.2. Nắp và cửa

Nắp và cửa là phần của vỏ bọc phải được làm bằng kim loại. Trừ các nắp và cửa có thể bằng vật liệu cách điện với điều kiện là các bộ phận HV được che kín hoàn toàn bằng vách ngăn hoặc chớp lật kim loại được thiết kế để nối đất.

Khi nắp và cửa là các phần của vỏ bọc được đóng lại thì cấp bảo vệ quy định cho vỏ bọc phải được đảm bảo.

Nắp hoặc cửa không được là lưới được đan bằng sợi dây, kim loại giãn nở hoặc tương tự. Khi có các lỗ thông gió, thoát hơi hoặc cửa sổ kiểm tra ở nắp hoặc cửa, tham khảo 5.102.4/5.

Một số loại nắp hoặc cửa được nhận biết theo loại ngăn chứa tiếp cận được mà chính các nắp hoặc cửa này cho phép tiếp cận đến.

a) Nắp hoặc cửa để tiếp cận đến các ngăn chứa tiếp cận được bằng dụng cụ

Các nắp hoặc cửa này không cần mở ra khi hoạt động bình thường hoặc bảo trì (các nắp cố định). Không thể mở, tháo rời hoặc lấy các nắp hoặc cửa ra mà không sử dụng dụng cụ:

CHÚ THÍCH 1: Chỉ mở chúng khi thực hiện các phòng ngừa để đảm bảo an toàn về điện.

CHÚ THÍCH 2: Cần lưu ý đến yêu cầu (nếu có) để thao tác các thiết bị đóng cắt đòi hỏi không được có điện áp/dòng điện trên mạch chính có các cửa và nắp phải mở ra là một phần của quy trình bảo trì.

b) Nắp hoặc cửa để tiếp cận đến các ngăn chứa tiếp cận được bằng cách điều khiển khóa liên động hoặc bằng quy trình

Phải có các nắp hoặc cửa này, nếu cần tiếp cận ngăn chứa để thao tác bình thường và/hoặc bảo trì bình thường như nhà chế tạo quy định. Các nắp hoặc cửa này không đòi hỏi dụng cụ để mở hoặc tháo chúng và phải có các đặc điểm sau:

- ngăn chứa tiếp cận được bằng cách điều khiển khóa liên động.

Các ngăn chứa này phải có cơ cấu khóa liên động để chỉ có thể mở ngăn chứa khi bộ phận cần tiếp cận của mạch chính có trong ngăn chứa là không mang điện và đã được nối đất hoặc ở vị trí ngắt ra với các chớp lật tương ứng đã đậy lại;

- ngăn chứa tiếp cận được bằng quy trình.

Các ngăn chứa này phải có phương tiện để khóa, ví dụ, ổ khóa.

CHÚ THÍCH 3: Quy trình thích hợp cần được đặt ở vị trí của người sử dụng để đảm bảo rằng ngăn chứa tiếp cận được bằng quy trình chỉ có thể mở được khi bộ phận của mạch chính có trong ngăn chứa cần tiếp cận là không mang điện và đã nối đất hoặc ở vị trí ngắt có chớp lật tương ứng đã đậy lại. Các quy trình có thể được quy định bởi quy định của quốc gia có hệ thống lắp đặt hoặc tài liệu về an toàn cho người sử dụng.



5.102.3. Vách ngăn hoặc chp lật là một phn của vỏ bọc

Nếu vách ngăn hoặc chớp lật trở thành một phần của vỏ bọc với bộ phận nhấc ra được ở vị trí bất kỳ như xác định ở 3.127 đến 3.130 thì chúng phải là kim loại, được nối đất và có cấp bảo vệ quy định cho vỏ bọc.

CHÚ THÍCH 1: Vách ngăn hoặc chớp lật trở thành một phần của vỏ bọc nếu có thể tiếp cận được ở vị trí bất kỳ như xác định ở 3.127 đến 3.130 và nếu không có cửa có thể đóng vào ở các vị trí xác định trong các điều từ 3.126 đến 3.130.

CHÚ THÍCH 2: Nếu có cửa có thể đóng vào ở các vị trí xác định trong các điều từ 3.126 đến 3.130 thì vách ngăn hoặc chớp lật phía sau cửa không được xem là phần của vỏ bọc.



5.102.4. Cửa sổ kiểm tra

Cửa sổ kiểm tra phải có tối thiểu là cấp bảo vệ quy định cho vỏ bọc.

Chúng phải được che bằng một tấm trong suốt có độ bền cơ tương đương với độ bền cơ của vỏ bọc. Phải có các phòng ngừa để không hình thành các điện tích tĩnh điện nguy hiểm, bằng khe hở không khí hoặc bằng chớp lật tĩnh điện (ví dụ, lưới đan bằng sợi dây được nối đất thích hợp bên trong cửa sổ).

Cách điện giữa các bộ phận mang điện của mạch chính và bề mặt tiếp cận được của cửa sổ kiểm tra phải chịu được các điện áp thử nghiệm quy định ở 4.2 của IEC 60694 đối với các điện áp tiêu chuẩn với đất và giữa các cực.



5.102.5. Lỗ thông gió, lỗ thông hơi

Lỗ thông gió và lỗ thông hơi phải được bố trí hoặc che chắn sao cho đạt đến cấp bảo vệ giống như quy định cho vỏ bọc. Các lỗ này có thể làm bằng lưới đan từ các sợi dây hoặc tương tự với điều kiện là có độ bền cơ thích hợp.

Lỗ thông gió và lỗ thông hơi phải được bố trí sao cho khí hoặc hơi thoát ra có áp suất không gây nguy hiểm cho người vận hành.

5.103. Ngăn cha

5.103.1. Yêu cu chung

Ngăn chứa phải được gọi tên bằng thành phần chính có trong đó, ví dụ ngăn chứa áptômát, ngăn chứa thanh cái, ngăn chứa cáp, v.v...

Trong trường hợp các đầu nối cáp có trong một ngăn chứa có các thành phần chính khác (ví dụ áptômát, thanh cái, v.v...) thì việc gọi tên trước hết phải theo thành phần chính khác.

CHÚ THÍCH: Các ngăn chứa có thể được nhận biết khác theo một số thành phần được bao kín, ví dụ ngăn chứa cáp/CT, v.v...

Ngăn chứa có thể có một số loại khác nhau, ví dụ:

- chứa chất lỏng;

- chứa khí;

- cách điện rắn.

Thành phần chính được gắn riêng rẽ trong vật liệu cách điện rắn có thể được xem là các ngăn chứa miễn là đáp ứng các điều kiện quy định trong IEC 60466.

Các lỗ cần thiết để liên kết các ngăn chứa phải được bịt bằng ống lồng hoặc các phương tiện tương đương khác.

Ngăn chứa thanh cái có thể được kéo dài qua một số khối chức năng mà không cần có thanh cái hoặc các phương tiện tương đương khác. Tuy nhiên, trong trường hợp LSC2, các ngăn chứa riêng rẽ phải được cung cấp cho từng bộ thanh cái, ví dụ, trong hệ thống thanh cái kép và đối với các phân đoạn thanh cái đóng cắt được hoặc ngắt ra được.

5.103.2. Ngăn chứa lưu chất (khí hoặc lỏng)

5.103.2.1. Yêu cu chung

Ngăn chứa phải có khả năng chịu được các áp suất bình thường và quá độ mà chúng phải chịu trong vận hành.

Ngăn chứa chất khí khi chịu áp suất không thay đổi trong vận hành, phải chịu các điều kiện riêng về vận hành để phân biệt chúng với bộ tiếp nhận không khí nén và bình chứa tương tự. Các điều kiện này như sau:

- Ngăn chứa chất khí thường chứa khí không ăn mòn, hoàn toàn khô, ổn định và trơ; vì vậy các biện pháp để duy trì chất khí trong điều kiện này chủ yếu chỉ có các thay đổi nhỏ về áp suất để vận hành tủ điện đóng cắt và điều khiển và vì các ngăn chứa không phải chịu ăn mòn bên trong nên không cần có các dự phòng cho các yếu tố này trong việc xác định thiết kế của ngăn chứa.

- Áp suất thiết kế nhỏ hơn hoặc bằng 300 kPa (áp suất tương đối).

Đối với hệ thống lắp đặt ngoài trời, nhà chế tạo phải tính đến ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu (xem Điều 2 của IEC 60694).



5.103.2.2. Thiết kế

Thiết kế ngăn chứa lưu chất phải dựa trên bản chất của lưu chất, nhiệt độ thiết kế và khi thuộc đối tượng áp dụng, dựa vào mức thiết kế như xác định trong tiêu chuẩn này.

Nhiệt độ thiết kế của ngăn chứa lưu chất thường là giới hạn trên của nhiệt độ không khí môi trường cộng với độ tăng nhiệt của lưu chất do có dòng điện bình thường danh định. Với hệ thống lắp đặt ngoài trời, các ảnh hưởng khác có thể có như bức xạ mặt trời phải được tính đến. Áp suất thiết kế của vỏ bọc không được nhỏ hơn giới hạn trên của áp suất đạt đến bên trong vỏ bọc ở nhiệt độ thiết kế.

Phải tính đến khả năng xuất hiện sự cố bên trong (xem 5.101) và các yếu tố sau đây đối với ngăn chứa lưu chất:

a) toàn bộ áp suất chênh lệch có thể đặt lên các vách của ngăn chứa, kể cả quá trình hút chân không nếu được sử dụng trong quá trình chứa hoặc hoạt động bảo trì;

b) áp suất do rò rỉ ngẫu nhiên giữa các ngăn chứa trong trường hợp các ngăn chứa liền kề có áp suất vận hành khác nhau.



5.103.2.3. Độ kín

Nhà chế tạo phải quy định hệ thống áp suất được sử dụng và tốc độ rò rỉ cho phép đối với ngăn chứa lưu chất (xem 5.15 và 5.16 của IEC 60694).

Nếu người sử dụng yêu cầu, phải làm kín lối vào ngăn chứa lưu chất kín hoặc phải có khống chế áp suất thì nhà chế tạo cũng phải quy định mức rò rỉ cho phép qua các vách ngăn.

Đối với ngăn chứa chất khí trong đó mức hoạt động tối thiểu lớn hơn 100 kPa (áp suất tương đối) thì cần có chỉ thị khi áp suất ở 20 °C bị giảm xuống thấp hơn mức hoạt động tối thiểu cho phép (xem 3.120).

Vách ngăn, ngăn cách ngăn chứa khí cách điện với ngăn chứa chất lỏng bên cạnh, như hộp cáp hoặc máy biến áp, không được có bất kỳ biểu hiện rò rỉ nào ảnh hưởng đến các đặc tính điện môi của hai môi chất.

5.103.2.4. Giảm áp suất các ngăn chứa lưu chất

Trong trường hợp có các cơ cấu giảm áp hoặc thiết kế giảm áp thì phải bố trí để giảm thiểu nguy hiểm cho người vận hành trong khi thao tác bình thường do khí hoặc hơi thoát ra có áp suất. Cơ cấu giảm áp suất không được tác động ở áp suất thấp hơn 1,3 lần áp suất thiết kế. Cơ cấu giảm áp suất có thể là thiết kế của, ví dụ, vùng xung yếu của ngăn chứa hoặc cơ cấu chuyên dụng như đĩa nổ.



5.103.3. Vách ngăn và chp lật

5.103.3.1. Yêu cu chung

Vách ngăn và chớp lật phải có cấp bảo vệ ít nhất là IP2X theo TCVN 4255 (IEC 60529).

Vách ngăn phải có khả năng bảo vệ về cơ chống áp suất khí thường có trong ngăn chứa liền kề (nếu thuộc đối tượng áp dụng).

Dây dẫn đi qua các vách ngăn phải có ống lồng hoặc phương tiện tương đương khác để có cấp IP yêu cầu.

Các lỗ trong vỏ bọc của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại và trong các vách ngăn của ngăn chứa qua đó các tiếp điểm của bộ phận nhấc ra được hoặc kéo ra được gài với các tiếp điểm cố định phải có chớp lật tác động tự động khi thao tác vận hành bình thường để bảo vệ con người ở vị trí bất kỳ như xác định ở 3.126 đến 3.130. Phải có biện pháp để đảm bảo hoạt động tin cậy của chớp lật, ví dụ, bằng truyền động cơ khí trong đó sự di chuyển của chớp lật được điều khiển hoàn toàn bởi sự di chuyển của bộ phận nhấc ra được hoặc kéo ra được.

Tình trạng của chớp lật có thể không dễ xác định trong mọi trường hợp khi một ngăn chứa mở (ví dụ, ngăn chứa cáp mở nhưng chớp lật lại lắp trong ngăn chứa bộ ngắt). Trong trường hợp này, việc kiểm tra tình trạng của chớp lật có thể cần tiếp cận đến ngăn chứa thứ hai hoặc cần có cửa sổ kiểm tra hoặc cơ cấu chỉ thị tin cậy được.

Để bảo trì hoặc thử nghiệm, nếu có yêu cầu một hoặc nhiều bộ tiếp điểm cố định phải tiếp cận được qua các chớp lật đã mở thì các chớp lật này phải có phương tiện khóa từng bộ tiếp điểm độc lập ở vị trí đóng. Để bảo trì hoặc thử nghiệm, khi làm mất hiệu lực tác động đóng tự động của chớp lật để duy trì chúng ở vị trí mở thì không thể đưa thiết bị đóng cắt về vị trí vận hành được cho đến khi thao tác tự động của chớp lật được phục hồi. Việc phục hồi này có thể đạt được bằng hoạt động đưa thiết bị đóng cắt về vị trí vận hành.

Có thể sử dụng vách ngăn gắn vào tạm thời để che kín bộ tiếp điểm cố định mang điện (xem 10.4).

Đối với loại PM, vách ngăn và chớp lật giữa ngăn chứa đã mở và bộ phận mang điện của mạch chính phải là kim loại; nếu không thì đó là loại Pl (xem 3.109).

5.103.3.2. Vách ngăn và chớp lật bằng kim loại

Vách ngăn và chớp lật bằng kim loại hoặc các bộ phận kim loại của chúng phải được nối với điểm nối đất của khối chức năng và được thiết kế để mang dòng điện 30 A (một chiều) với điện áp rơi nhỏ hơn 3 V so với điểm nối đất được cung cấp.

Phần ngắt quãng trong các vách ngăn kim loại và các chớp lật đã đóng không được vượt quá 12,5 mm để phù hợp với cấp bảo vệ IP2X.

5.103.3.3. Vách ngăn và chớp lật phi kim loại

Vách ngăn và chớp lật phi kim loại làm bằng vật liệu cách điện hoặc một phần bằng vật liệu cách điện phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây.

a) Cách điện giữa các bộ phận mang điện của mạch chính và bề mặt chạm tới được của vách ngăn và chớp lật cách điện phải chịu được điện áp thử nghiệm quy định ở 4.2.1 của IEC 60694 để thử nghiệm điện áp với đất và giữa các cực.

b) Vật liệu cách điện phải chịu được điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp quy định ở điểm a). Nên áp dụng phương pháp thử nghiệm thích hợp được nêu trong IEC 60243-1.

c) Cách điện giữa các bộ phận mang điện của mạch chính và bề mặt bên trong của vách ngăn và chớp lật cách điện đối diện với các bộ phận mang điện phải chịu được điện áp tối thiểu bằng 150 % điện áp danh định của thiết bị.

d) Nếu dòng điện rò có thể rò tới phía tiếp cận được của vách ngăn và chớp lật cách điện theo tuyến liên tục trên bề mặt cách điện hoặc theo các khe nứt nhỏ có chất khí hoặc chất lỏng thì dòng điện rò này không được lớn hơn 0,5 mA trong các điều kiện thử nghiệm quy định (xem 6.104.2).



5.104. Bộ phận nhấc ra được

Để đảm bảo khoảng cách ly giữa các vật dẫn cao áp, bộ phận nhấc ra được phải phù hợp với IEC 62271-102, trừ các thử nghiệm thao tác cơ (xem 6.102 và 7.102). Phương tiện ngắt này chỉ nhằm mục đích bảo trì.

Nếu bộ phận nhấc ra được có thiết kế để sử dụng như một cầu dao cách ly hoặc được thiết kế để tháo ra rồi lắp lại thường xuyên hơn là để bảo trì thì thử nghiệm phải gồm cả các thử nghiệm thao tác cơ theo IEC 62271-102.

Phải nhận biết được vị trí làm việc của cầu dao cách ly hoặc thiết bị đóng cắt nối đất, để đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây phải được thỏa mãn.

- Nhìn thấy được khoảng cách ly.

- Nhìn thấy được vị trí của bộ phận nhấc ra được so với bộ phận cố định và các vị trí ứng với nối hoàn toàn và cách ly hoàn toàn.

- Chỉ ra bằng cơ cấu chỉ thị tin cậy được vị trí của bộ phận nhấc ra được.

CHÚ THÍCH 1: Ở một số nước, quy định khoảng cách ly là nhìn thấy được.

CHÚ THÍCH 2: Xem IEC 62271-102.

Tất cả các bộ phận nhấc ra được đều phải được giữ chặt với bộ phận cố định sao cho các tiếp điểm không bị mở ngẫu nhiên do các lực có thể xuất hiện trong vận hành, cụ thể là các lực do ngắn mạch.

Trong tủ điện đóng cắt và điều khiển được phân loại IAC, việc dịch chuyển các bộ phận kéo ra được đến vị trí vận hành hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành phải thực hiện được mà không giảm mức bảo vệ quy định đối với hồ quang bên trong. Điều này đạt được, ví dụ, chỉ có thể thao tác khi cửa và nắp để bảo vệ con người được đóng lại. Hiệu quả của thiết kế chấp nhận được phải được kiểm tra bằng thử nghiệm (xem Điều A.1).

5.105. Quy định đối với thử nghiệm điện môi trên cáp

Trong các thử nghiệm điện môi, nếu không thể ngắt cáp khỏi tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại thì các bộ phận vẫn nối vào cáp phải có khả năng chịu được các điện áp thử nghiệm cáp như nhà chế tạo quy định và dựa vào các tiêu chuẩn cáp liên quan. Nghĩa là, khi một phía của khe hở cách ly mang điện ở điện áp hệ thống bình thường so với đất và các thử nghiệm được tiến hành trên cáp nối với phía còn lại của khe hở cách ly.

Xem thử nghiệm điện môi quy định ở 6.2.101.

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp, không có biên an toàn giữa điện áp thử nghiệm tần số công nghiệp đối với khoảng cách ly và ứng suất điện áp thu được qua khoảng cách ly do đặt điện áp thử nghiệm cáp nếu phía còn lại của khoảng cách ly của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại vẫn mang điện.

6. Thử nghiệm điển hình

6.1. Yêu cu chung

Áp dụng 6.1 của IEC 60694, ngoài ra còn:

Các thành phần có trong tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại chịu các yêu cầu kỹ thuật riêng không đề cập trong phạm vi áp dụng của IEC 60694 phải phù hợp với và được thử nghiệm theo các yêu cầu kỹ thuật riêng đó, có tính đến các điều khoản dưới đây.

Thử nghiệm điển hình phải được thực hiện trên một khối chức năng đại diện. Vì tính đa dạng về chủng loại, thông số đặc trưng và phối hợp có thể có của các thành phần nên không thể thực hiện các thử nghiệm điển hình với tất cả các bố trí của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại. Tính năng của bất kỳ bố trí cụ thể nào cũng có thể được chứng minh bằng dữ liệu thử nghiệm của các bố trí có thể so sánh.

CHÚ THÍCH: Khối chức năng đại diện có thể có dạng của một khối có thể mở rộng. Tuy nhiên, có thể cần liên kết bằng bulông hai hoặc ba khối như vậy với nhau.

Các thử nghiệm điển hình và kiểm tra bao gồm:

Thử nghiệm điển hình bắt buộc:

a) Thử nghiệm để kiểm tra cấp cách điện của thiết bị (xem 6.2)

b) Thử nghiệm để chứng minh độ tăng nhiệt của bộ phận bất kỳ của thiết bị và phép đo điện trở mạch điện (xem 6.5 và 6.4)

c) Thử nghiệm để chứng minh khả năng của mạch chính và mạch nối đất chịu được dòng điện đỉnh danh định và khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định (xem 6.6)

d) Thử nghiệm để chứng minh khả năng đóng và cắt của thiết bị đóng cắt kèm theo (xem 6.101)

e) Thử nghiệm để chứng minh hoạt động thỏa đáng của thiết bị đóng cắt kèm theo và bộ phận nhấc ra được (xem 6.102)

f) Thử nghiệm để kiểm tra bảo vệ con người chống tiếp cận đến bộ phận nguy hiểm và bảo vệ thiết bị chống vật rắn bên ngoài (xem 6.7).

Thử nghiệm điển hình bắt buộc, nếu thuộc đối tượng áp dụng:

g) Thử nghiệm để kiểm tra bảo vệ con người chống các ảnh hưởng điện nguy hiểm (xem 6.104)

h) Thử nghiệm để kiểm tra độ bền của các ngăn chứa chất khí (xem 6.103)

i) Thử nghiệm độ kín của ngăn chứa chất khí hoặc chất lỏng (xem 6.8)

j) Thử nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của hồ quang do sự cố bên trong (đối với tủ điện đóng cắt và điều khiển loại IAC) (xem 6.106)

k) Thử nghiệm tương thích điện từ (EMC) (xem 6.9)

Thử nghiệm điển hình tùy chọn (theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng)

l) Thử nghiệm để kiểm tra bảo vệ của thiết bị chống các ảnh hưởng do thời tiết (xem 6.105)

m) Thử nghiệm để kiểm tra bảo vệ của thiết bị chống va đập về cơ (xem 6.7)

n) Thử nghiệm để đánh giá cách điện của thiết bị bằng phép đo phóng điện cục bộ (xem 6.2.9)

o) Thử nghiệm nhiễm bẩn nhân tạo (xem 6.2.8)

p) Thử nghiệm điện môi trên mạch thử nghiệm cáp (xem 6.2.101).

Các thử nghiệm điển hình có thể gây hại đến tính thích hợp của các bộ phận cần thử nghiệm cho sử dụng tiếp theo trong vận hành. Do đó, các mẫu được sử dụng để thử nghiệm điển hình không được sử dụng trong vận hành mà chưa có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.



6.1.1. Nhóm thử nghiệm

Áp dụng 6.1.1 của IEC 60694, ngoài ra còn:

Thử nghiệm điển hình bắt buộc (không kể điểm j) và k)) phải được thực hiện trên nhiều nhất là bốn mẫu thử.

6.1.2. Thông tin để nhận biết mẫu

Áp dụng 6.1.2 của IEC 60694.



6.1.3. Thông tin cần có trong báo cáo thử nghiệm điển hình

Áp dụng 6.1.3 của IEC 60694.



6.2. Thử nghiệm điện môi

Áp dụng 6.2 của IEC 60694.



6.2.1. Điều kiện không khí môi trường trong các thử nghiệm

Áp dụng 6.2.1 của IEC 60694.



6.2.2. Quy trình thử nghiệm điều kiện ướt

Không áp dụng vì không cần các thử nghiệm điện môi trong điều kiện ướt cho tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương