TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 6550 : 2013 iso 10156 : 2010


Bảng 4 - Các nồng độ oxy giới hạn (LOC) của một số khí cháy được



tải về 288.6 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích288.6 Kb.
#16321
1   2   3

Bảng 4 - Các nồng độ oxy giới hạn (LOC) của một số khí cháy được

Chất cháy được

LOC

%O2



Amoniac

12,2

Benzen

8,5

n-Butan

9,6

1-Buten

9,7

Cacbon monoxit

4,7

Cacbon sunfua

4,6

Dimetyl ete

8,5

Etan

8,8

Etanol

8,5

Etylen

7,6

n-Hexan

9,1

Hidro

4,3

Hidrosunfua

9,1

Izobutan

10,3

Izobuten

10,6

Metan

11,0

Metanol

8,1

n-Pentan

9,3

Propan

9,8

1-Propanol

9,3

2-Propanol

8,7

Propylen

9,3

Propylen oxit

7,7

Đối với chất cháy được không nêu trên đây, phải sử dụng một giá trị bảo toàn 2%.

5.2. Cơ sở phân loại khả năng cháy

Một hỗn hợp chứa các khí cháy được và các khí oxy hóa được phân loại thành hỗn hợp cháy được nếu nó thỏa mãn cả hai điều kiện sau đây:

a) Nồng độ khí cháy được (Ai)  Li.

b) Nồng độ khí cháy được (Ai)  TciF.

TciF được tính từ công thức sau:

TCi(flamox) = TCi x (1 - x0/21%)

Trong đó x0 là nồng độ oxy và < 21%.

Cơ sở của sự phân loại được biểu diễn trong Hình 4. Đường thẳng từ Tci­ đến nồng độ oxy 21% biểu diễn sự pha trộn của một hỗn hợp giới hạn (nồng độ không cháy lớn nhất của khí cháy được trong nitơ) với không khí.

Nếu một hỗn hợp có nồng độ oxy thấp, thì trường hợp giới hạn cùng trên đường thẳng đó, nhưng xuất phát cao hơn một ít, đi từ vòng tròn nhỏ đến 21% O­2. Nó được xác định phù hợp với TCi,F khi chiếu thẳng xuống trục biểu diễn khí cháy được.



Chú dẫn

F Nồng độ khí cháy được, tính ra %

O2 Nồng độ oxy, tính ra %

a Dễ gây nổ

b Oxy hóa

c Không cháy và không oxy hóa

d Cháy được

Hình 4 - Cơ sở phân loại

5.3. Các ví dụ

Ví dụ 1

Một khí cháy được, khí trơ (nitơ)

5%H2, 3%O2, 92% N2

Bằng số

Nồng độ khí cháy được = 5%

Li = 4%

TCi = 5,5%

x0 = 3%

TCiF = TCi x [1-(x0/21)] = 5,5 x [1-(3/21)] = 4,71%


Điều kiện 1

Nồng độ khí cháy được 5% > Li 4% = ĐÚNG

Điều kiện 2

Nồng độ khí cháy được 5% > TCiF ­4,71% = ĐÚNG

Phân loại

Cả hai điều kiện đều đúng nên hỗn hợp cháy được.

Ví dụ 2

Nhiều khí cháy được, khí trơ (nitơ)

2% H2, 1% CH4, 13%O2, 84%N2

Trong ví dụ này, giới hạn cháy thấp hơn và nồng độ cao nhất không có khả năng cháy của hỗn hợp có các khí cháy được tính toán trực tiếp từ công thức Le Chatelier.

Lm và Tm =



Bằng số

Nồng độ khí cháy được = 2% + 1% = 3%

Lm = (2+1)/[(2/4) + (1/4,4)] = 4,12%

TCim = (2+1)/[(2/5,5)+(1/8,7)] = 6,27%

x0 = 13%

TCiF = TCim x [1-(x0/21)] = 6,27 x [1 - (13/21)] = 2,39%


Điều kiện 1

Nồng độ khí cháy được 3% > L­m 4,12% = SAI

Điều kiện 2

Nồng độ khí cháy được 3% > TCiF 2,39% = SAI

Phân loại

Cả hai điều kiện không đáp ứng nên hỗn hợp không cháy được.

Ví dụ 3

Một khí cháy được, các khí trơ khác

10% CO2, 5% O2, 10% N2, 25 5 Ar, 30% Ne

Ví dụ này mô tả những nét nổi bật của các khí trơ có các đương lượng khác nhau với nitơ. Tỷ phần mol của các khí trơ này được nhân với giá trị Kk trong Bảng 1. Thể tích cân xứng của khí cháy được, chất oxy hóa và nitơ đương lượng khi đó được điều chỉnh (thường hóa) đến tổng 100%.

Bằng số

Hệ số thường hóa F =

F = 100/ [100 + (20 x 0,5 - 25 x 0,45 - 30 x 0,3)] =1,114



Nồng độ khí cháy được = 10 x 1,114 = 11,14%

Li = 10,9%

TCi = 15,2%

OP = 5% x 1,114 = 5,57%

TCiF = TCi x [1 - OP/21)] = 15,2 x (1 - 5,57/21) = 11,17%


Điều kiện 1

Nồng độ khí cháy được 11,14% > Li 10,9% = ĐÚNG

Điều kiện 2

Nồng độ khí cháy được 11,14% > TCi,F 11,17% = SAI

Phân loại

Cả hai điều kiện không đáp ứng, nên hỗn hợp không cháy được.


PHỤ LỤC A

(tham khảo)



Phân loại theo hệ thống hòa hợp toàn cầu (GHS)

GHS phân biệt hai loại khí cháy được. Xem Bảng A.1.



Bảng A.1 - Tiêu chuẩn đối với khí cháy được

Loại

Tiêu chuẩn

1

Các khí ở 200C và ở áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa:

a) Có thể bốc cháy khi ở trong một hỗn hợp có 13% (tính theo thể tích) hoặc ít hơn trong không khí, hoặc

b) Có một phạm vi cháy với không khí tại điểm phần trăm nhỏ nhất 12% bất kể giới hạn cháy thấp hơn đến mức nào.


2

Các khí ngoài các khí loại 1, ở 200C và áp suất tiêu chuẩn 101,3 kPa có một phạm vi cháy được khi hòa trộn với không khí.

Đa số các khí cháy được được phân theo loại 1; chỉ một số ít khí (ví dụ: amoniac) được phân loại theo loại 2.

Phương pháp thử và phương pháp tính toán trình bày trong tiêu chuẩn này không sử dụng cho việc xác định giới hạn cháy hoặc phạm vi cháy của các hỗn hợp khí.


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6551 (ISO 5145) Đầu ra của van chai chứa khí và hỗn hợp khí - Lựa chọn và xác định kích thước.

[2] RN 1839, Determination of explosion limits of gases and vapours (Xác định giới hạn nổ của khí và hơi).

[3] ASTM 681, Standard test Method for Concentration Limits of Flammability of Chemicals (Vapours and gases) [Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn đối với giới hạn nồng độ cháy của hóa chất (khí và hơi)].

[4] IEC/TR 60079-20, Elictrical apparatus for explosive gas atmospheres - Part 20: Data for flammable gases and vapours, relating to the use of electrical apparatus (Thiết bị điện dùng cho không khí có chứa khí dễ nổ - Phần 20: Các số liệu về khí và hơi liên quan đến việc sử dụng thiết bị điện).

[5] IGC Document No. 139/07/E, Safe Praparation of Compressed Oxidant Fuel Gas Mixture in Cylinders, Globally harmonized Document, European Industrial gases association (EIGA), Brussels 2007 (Chuẩn bị một cách an toàn hỗn hợp khí chất đốt có tính oxy hóa ở trạng thái nén trong chai chứa, Tài liệu hài hòa toàn cầu, Hiệp hội khí công nghiệp châu Âu (EIGA), Brussels 2007.



[6] Schrôder, V., Mackrodt, B and dietlen, S "Determination of oxidizing ability of gases and gas mixtures", ASTM STP 1395, Flammability and Sensitivity of Materials in Oxygen-Enriched Atmospheres: Ninth Volume (2000) (Xác định khả năng oxy hóa của khí và hỗn hợp khí", ASTM STP 1395, Khả năng cháy và độ nhạy cảm của các vật liệu trong các môi trường giầu oxy: tập thứ 9 (2000).

[7] Schrôder, V., Molnarne, M., and MIZSEY, P., Flammability of gas mixtures: part 1 and 2, Journal of Hazadous Materials, volume 121, Issue 1-3, 20 may 2005, pp. 37-49 (Khả năng cháy của các hỗn hợp: Phần 1 và 2, Tạp chí Vật liệu nguy hiểm, tập 121, ra ngày 1-3 tháng 5 năm 2005, trang 37-49).

tải về 288.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương