TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10382: 2014



tải về 0.69 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích0.69 Mb.
#39619
1   2   3   4

2.3.1.7

Di tích khảo cổ (Archaeological monument)

Địa điểm lưu giữ những dấu tích, di vật phản ánh các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.8

Di tích kiến trúc nghệ thuật (Architectural and artistic site/ monument)

Công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị, đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.9

Di tích lịch sử (Historical site/monument)

Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện tiêu biểu hoặc gắn với thân thế, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc địa phương trong các thời kỳ lịch sử, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.10

Di tích lịch sử - văn hóa (Historical and cultural site/monument)

Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.11

Di tích lưu niệm (Monument/Memorial)

Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu các sự kiện lịch sử hoặc gắn với các nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học có ảnh hưởng đối với tiến trình lịch sử nhằm lưu giữ những sự kiện lịch sử hoặc công trạng của những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.12

Di tích quốc gia (National - level site)

Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học tiêu biểu của quốc gia, được xếp hạng theo quy định của pháp luật.



2.3.1.13

Di tích quốc gia đặc biệt (Special national - level site)

Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó hoặc cảnh quan thiên nhiên, địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc biệt tiêu biểu của quốc gia.



2.3.1.14

Khu vực bảo vệ I (Protected zone I)

Vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích được xác định tại bản đồ và biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

2.3.1.15

Khu vực bảo vệ II (Protected zone II)

Vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích, được xác định tại bản đồ và biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

2.3.1.16

Vùng đệm (Buffer zone)

Khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp với vùng lõi của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có tầm quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản.



2.3.1.17

Vùng lõi (Strict protection zone)

Khu vực chứa đựng các yếu tố tạo nên giá trị nổi bật toàn cầu, tính xác thực và tính toàn vẹn của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.



2.3.1.18

Yếu tố gốc cấu thành di tích (Original elements constitute the relics)

Yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.



2.3.2

Kiểm kê (Inventory)

2.3.2.1

Kiểm kê di tích (Monument inventory)

Hoạt động nhận diện, xác định giá trị công trình, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên để lập danh mục di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.



2.3.2.2

Danh mục kiểm kê di tích (List of relics inventory)

Bản thống kê các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có dấu hiệu là di tích nhưng chưa được xếp hạng do cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.



2.3.2.3

Hồ sơ khoa học di tích (Scientific file of site/monument)

Tập hợp tài liệu khoa học và pháp lý theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa phản ánh thực trạng, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích.



2.3.2.4

Phân loại di tích (Classification of site/monument)

Việc chia di tích theo đặc điểm, giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ theo yêu cầu quản lý để có biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích phù hợp.



2.3.3

Bảo tồn (Conservation)

2.3.3.1

Bảo tồn di tích (Monument conservation)

Hoạt động nghiên cứu, quản lý, bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi nhằm bảo đảm tính toàn vẹn, tính xác thực và sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích để phát huy giá trị.



2.3.3.2

Bảo quản di tích (Conservation of relics)

Hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.



2.3.3.3

Bảo vệ di tích (Monument protection)

Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xâm hại di tích và xử lý hành vi xâm hại di tích theo quy định của pháp luật.



2.3.3.4

Bảo vệ nguyên trạng mặt bằng và không gian di tích (Protection of original condition of monument ground and space/In-situ protection)

Duy trì bố cục tổng mặt bằng, sự sắp đặt, mối liên hệ giữa các hạng mục công trình tiêu biểu của di tích với nhau và giữa các hạng mục công trình đó với cảnh quan xung quanh đã được định hình qua thời gian.



2.3.3.5

Dự án tu bổ di tích (Monument restoration project)

Tập hợp đề xuất biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi yếu tố gốc của di tích, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và các yếu tố khác có liên quan nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích.



2.3.3.6

Gia cố, gia cường di tích (Reinforcing monument)

Biện pháp làm tăng sự bền vững và ổn định của di tích hoặc các bộ phận của di tích.



2.3.3.7

Hạ giải công trình di tích (Disassembly of monument structure)

Hoạt động tháo rời cấu kiện tạo thành kiến trúc của một di tích nhằm mục đích tu bổ di tích hoặc di chuyển cấu kiện đến một nơi khác để lắp dựng lại mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện đó.



2.3.3.8

Nối, vá, gắn, chắp cấu kiện di tích (Measures to connect, patch, piece the monument structure)

Việc làm liền lại hoặc bổ sung, thay thế phần cấu kiện, bộ phận di tích bị hư hỏng bằng kỹ thuật và vật liệu tương đồng, nhằm bảo đảm sự bền vững của cấu kiện, bộ phận gốc.



2.3.3.9

Phục hồi di tích (Restoration of site/monument)

Hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.



2.3.3.10

Quy hoạch di tích (Planning of site/monument)

Việc xác định phạm vi và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi yếu tố gốc của di tích trong một khu vực xác định, định hướng tổ chức không gian hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích.



2.3.3.11

Quy hoạch hệ thống di tích (The planning of monuments system)

Quy hoạch toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích.



2.3.3.12

Quy hoạch tổng thể di tích (The master planning of relics)

Quy hoạch đối với một di tích quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học.



2.3.3.13

Thẩm định Dự án tu bổ di tích (Examination of site/monument conservation project)

Hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, sự phù hợp của nội dung dự án về biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi yếu tố gốc của di tích, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và các yếu tố khác có liên quan theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.



2.3.3.14

Thẩm định Quy hoạch tu bổ di tích (Examination of site/monument conservation planning)

Hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét sự phù hợp của quy hoạch về tính pháp lý, quan điểm, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, tổ chức không gian xây dựng công trình mới, hạ tầng kỹ thuật, môi trường cảnh quan và cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.



2.3.3.15

Thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (Examination of design drawings for site/monument conservation)

Hoạt động của cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét sự phù hợp của thiết kế về các phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi công trình di tích và cảnh quan di tích; phương án phòng chống mối mọt, cháy nổ, xây dựng công trình mới, hạ tầng kỹ thuật; giải pháp kỹ thuật công nghệ, vật liệu và các nội dung khác theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật về di sản văn hóa và xây dựng.



2.3.3.16

Tình trạng bảo tồn di tích (Site/monument conservation status) Hiện trạng về sự toàn vẹn, bền vững và ổn định của di tích.

2.3.3.17

Tính toàn vẹn của di tích (Integrity of site/monument)

Sự bảo lưu đầy đủ các yếu tố cấu thành một di tích, bao gồm cảnh quan môi trường, tổng thể kiến trúc với các đặc trưng kỹ thuật xây dựng, vật liệu sử dụng, nghệ thuật, kiểu thức trang trí và các động sản khác.



2.3.3.18

Tôn tạo di tích (Relics conservation/Restoration)

Hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.



2.3.3.19

Trưng bày bổ sung di tích (Additional exhibition in site/monument)

Việc tổ chức trưng bày tại di tích những tài liệu, hiện vật trực tiếp liên quan đến di tích, được phát hiện trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về di tích đó cho khách tham quan.



2.3.3.20

Tu bổ di tích (Monument restoration)

Hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.



2.3.4

Khai quật khảo cổ (Archaeological excavation)

2.3.4.1

Khai quật khảo cổ (Archaeological excavation)

Hoạt động thực hiện các phương pháp khảo cổ học nhằm nghiên cứu địa tầng, tầng văn hóa, di tích, di vật khảo cổ để xác định nội dung, giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học của địa điểm khảo cổ.



2.3.4.2

Báo cáo khoa học khai quật khảo cổ (Archaeological excavation scientific report)

Báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ được người chủ trì và tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ thực hiện sau khi kết thúc việc xử lý khoa học các tài liệu, hiện vật thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ.



2.3.4.3

Báo cáo sơ bộ khai quật khảo cổ (Preliminary archaeological excavation report)

Báo cáo khái quát về kết quả nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ được người chủ trì và tổ chức chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ thực hiện ngay sau khi kết thúc thăm dò, khai quật khảo cổ.



2.3.4.4

Địa điểm khảo cổ (Archaeological site)

Nơi lưu giữ những di tích, di vật phản ánh các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.



2.3.4.5

Điều tra khảo cổ (Archaeological investigation survey)

Hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp điền dã nghiên cứu địa hình, địa mạo và lấy mẫu vật ở bề mặt của địa điểm khảo cổ nhằm bước đầu xác định vị trí, phạm vi, niên đại, tính chất của địa điểm khảo cổ.



2.3.4.6

Hồ sơ khai quật khảo cổ (Archaeological excavation file)

Toàn bộ tài liệu viết, bản vẽ, bản dập, bản ảnh, tài liệu nghe nhìn và các tài liệu khác được hình thành trong quá trình nghiên cứu, thăm dò, khai quật khảo cổ.



2.3.4.7

Khai quật khảo cổ khẩn cấp (Emergency archaeological excavation)

Hoạt động khai quật khảo cổ nhằm kịp thời nghiên cứu, xử lý, thu thập di vật khảo cổ ở địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn.



2.3.4.8

Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ (The executor of an archacological survey, excavation)

Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, được cấp giấy phép tổ chức thăm dò khai quật khảo cổ, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn trong quá trình triển khai thăm dò, khai quật khảo cổ.



2.3.4.9

Quy hoạch khảo cổ (Archaeological planning)

Việc thống kê các địa điểm khảo cổ đã biết, xác định các khu vực có khả năng ẩn chứa địa điểm khảo cổ, để xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị và việc triển khai các chương trình thăm dò, khai quật khảo cổ dài hạn trên một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.



2.3.4.10

Tầng văn hóa khảo cổ (Archaeological cultural layer)

Lớp đất chứa đựng các dấu tích, di vật phản ánh hoạt động của con người, thể hiện đặc trưng văn hóa của cộng đồng người trong một thời kỳ lịch sử nhất định.



2.3.4.11

Thăm dò khảo cổ (Archaeological survey excavation)

Việc đào có tính chất thử nghiệm địa điểm khảo cổ với diện tích nhỏ nhằm bước đầu xác định sự tồn tại, phạm vi, niên đại và tính chất của địa điểm khảo cổ.



2.3.5

Bảo vật quốc gia (National treasure)

2.3.5.1

Bảo vật quốc gia (National treasure)

Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.



2.3.5.2

Cổ vật (Antiquity)

Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.



2.3.5.3

Di vật (Relic)

Hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.



2.3.5.4

Di vật khảo cổ (Archaeological relic)

Hiện vật được phát hiện qua thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc phát hiện ngẫu nhiên, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.



2.3.5.5

Giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Inspection of relics, antiquities, national treasures)

Hoạt động được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.



2.3.5.6

Niên đại tuyệt đối của hiện vật (Absolute dating)

Thông tin chính xác về thời gian hiện vật được chế tác, sản xuất hoặc hình thành dựa trên các căn cứ khoa học.



2.3.5.7

Niên đại tương đối của hiện vật (Relative dating)

Thông tin về thời điểm chế tác, sản xuất hoặc hình thành của hiện vật dựa trên sự so sánh các dấu hiệu chung với các hiện vật đã được xác định niên đại tuyệt đối.

2.4 Di sản văn hoá phi vật thể và các vấn đề liên quan (Intangible culture heritage and relative issues)

2.4.1

Di sản văn hóa phi vật thể (Intangible cultural heritage)

2.4.1.1

Di sản văn hóa phi vật thể (Intangible cultural heritage)

Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.



2.4.1.2

Di sản văn hóa phi vật thể bị mai một (The falling into oblivion of intangible cultural heritage)

Di sản văn hóa phi vật thể dần bị thất truyền do sự suy giảm việc thực hành và truyền dạy.



2.4.1.3

Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp (Intangible cultural heritage element in need of urgent safeguarding)

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các quốc gia thành viên Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003, có nguy cơ mai một, thất truyền, được Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp theo đề nghị của quốc gia thành viên.



2.4.1.4

Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Representative intangible cultural heritage element of humanity)

Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các quốc gia thành viên Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003, được Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo đề nghị của quốc gia thành viên.



2.4.1.5

Không gian văn hóa (Cultural space)

Nơi di sản văn hóa phi vật thể được chủ thể văn hóa sáng tạo, thực hành và lưu truyền.



2.4.1.6

Tính bền vững của di sản văn hóa phi vật thể (Sustainability of intangible cultural heritage)

Mức độ ổn định của các yếu tố cơ bản cấu thành di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm: chủ thể văn hóa, hiện vật, không gian văn hóa có liên quan và điều kiện pháp lý để di sản văn hóa phi vật thể được bảo vệ, thực hành và trao truyền.



2.4.1.7

Tính đại diện của di sản văn hóa phi vật thể (Representativeness of intangible cultural heritage) Những giá trị nổi bật, riêng có của di sản văn hóa phi vật thể phản ánh tri thức, tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ tạo nên bản sắc văn hóa của cộng đồng, được cộng đồng và xã hội thừa nhận.

2.4.2

Chủ thể văn hóa (Tradition Bearer)

2.4.2.1

Chủ thể văn hóa (Tradition Bearer)

Cộng đồng, nhóm hoặc cá nhân sáng tạo, nắm giữ, thừa kế và thực hành di sản văn hóa phi vật thể.



2.4.2.2

Cộng đồng (Community)

Một tập hợp những chủ thể văn hóa và những người cùng cư trú ở một khu vực địa lý, có những đặc tính chung về văn hóa, xã hội, cùng thừa nhận một di sản văn hóa phi vật thể nhất định là bản sắc văn hóa của mình.



2.4.2.3

Nghệ nhân (Tradition bearer/Master Artist/ Artisan)

Người có tài năng, nắm giữ và có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.



2.4.3

Phân loại di sản văn hóa phi vật thể (Classification of the intangible cultural heritage)

2.4.3.1

Phân loại di sản văn hóa phi vật thể (Classification of the intangible cultural heritage)

Việc căn cứ vào đặc trưng và hình thức biểu hiện để phân chia di sản văn hóa phi vật thể thành các loại hình sau:

- Tiếng nói, chữ viết;

- Ngữ văn dân gian;

- Nghệ thuật trình diễn dân gian;

- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;

- Lễ hội truyền thống;

- Nghề thủ công truyền thống;

- Tri thức dân gian...

2.4.3.2

Lễ hội truyền thống (Traditional festival)

Hình thái sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nẩy sinh từ lịch sử, gắn với chu trình sản xuất và đời sống xã hội của cộng đồng, được cộng đồng sáng tạo và thực hành bằng các nghi lễ và hoạt động văn hóa để bày tỏ ước vọng về một cuộc sống tốt lành.



2.4.3.3

Nghề thủ công truyền thống (Traditional handicraft)

Hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm vật thể mang tính đơn chiếc, bằng phương pháp thủ công, với chất liệu, công nghệ và bí quyết, kỹ năng nghề nghiệp thể hiện sắc thái địa phương của một hoặc nhiều nghệ nhân.



2.4.3.4

Nghệ thuật trình diễn dân gian (Folk performing arts)

Hình thức thể hiện các sáng tác dân gian của nghệ nhân, nhóm nghệ nhân hoặc cộng đồng trong một thời gian và không gian xác định, thông qua âm nhạc, vũ điệu, ngôn ngữ và các hình thức khác thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng.



2.4.3.5

Ngữ văn dân gian (Folk literature)

Hình thức sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ của cộng đồng, được lưu truyền, bổ sung bằng truyền miệng qua các thế hệ, nhằm thể hiện tri thức về tự nhiên, xã hội, tư tưởng, tình cảm và thẩm mỹ của cộng đồng.



2.4.3.6

Tập quán xã hội và tín ngưỡng (Belief and social practices)

Các quy tắc ứng xử chung của cộng đồng với tự nhiên, xã hội và lực lượng siêu nhiên, do cộng đồng đặt ra, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, trở thành chuẩn mực ứng xử và điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng.



2.4.3.7

Tiếng nói, chữ viết (Language and writing script)

Công cụ tư duy và phương tiện giao tiếp để thể hiện, lưu giữ, truyền bá tri thức về tự nhiên, xã hội, tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ của con người, phản ánh bản sắc của cá nhân và cộng đồng.



2.4.3.8

Tri thức dân gian (Folk knowledge)

Hệ thống kiến thức về tự nhiên, xã hội, các lực lượng siêu nhiên được hình thành và bổ sung trong thực tiễn đời sống lâu dài của cộng đồng nhằm thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội.



2.4.4

Bảo vệ và phát huy giá trị (Safeguarding and promoting the values)

2.4.4.1



Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Safeguarding and promoting the values of the intangible cultural heritage)

Hoạt động quản lý, nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, phân loại, tư liệu hóa, thực hành, trình diễn, phổ biến, truyền dạy, phục hồi nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài và ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể, để phát huy giá trị.



2.4.4.2

Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (National List of Intangible cultural heritage)

Bản thống kê di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chí và được công bố theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.



2.4.4.3

Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (Inventory List of Intangible cultural heritage)

Bản thống kê di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê với các thông tin theo qui định của pháp luật về di sản văn hóa.



2.4.4.4

Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể (Scientific file of intangible cultural heritage)

Tập hợp các tài liệu khoa học và pháp lý được xây dựng theo quy định của pháp luật phản ánh thực trạng, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của di sản văn hóa phi vật thể.



2.4.4.5

Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (Inventorying intangible cultural heritage) Hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể.

Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 0.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương