TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Những nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản của việc thiết kế, xây dựng Website dạy - học bộ môn Địa lý



tải về 392.55 Kb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

22. Những nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản
của việc thiết kế, xây dựng Website dạy - học bộ môn Địa lý


Nguyễn Trọng Phúc

Đại học Sư phạm Hà Nội



Các Website dạy học bộ môn Địa lý ở các cấp học được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy học. Để sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn nữa các sản phẩm phần mềm (nói chung) và Website Địa lí (nói riêng), tác giả đề xuất một số giải pháp sau: cần đầu tư hơn nữa cho việc tự nghiên cứu và xây dựng các phần mềm dạy học và xây dựng ngân hàng dữ liệu dạy học; trang bị kiến thức và kỹ năng tin học cho giáo viên theo hướng sử dụng có hiệu quả các phần mềm được thiết kế sẵn, đồng thời từng bước tự thiết kế các phần mềm dạy học phù hợp với nhu cầu của từng trường, từng địa phương; cần có những giải pháp tầm vĩ mô nhằm tạo cơ sở pháp lý, tài chính,... cho việc sử dụng phần mềm và quyền lợi của tác giả.


Specifications and requirements for design


and construction of Web-based teaching of geography


Nguyen Trong Phuc

Hanoi University of Education


Websites which were created for teaching geography at all educational levels have improved the quality of teaching methods and supported learners in term of activeness, independency and creativeness. However, in order to efficiently and widely use softwares and geographic websites in specific, several remomendations are proposed.

23. Nghiên cứu các nguồn lực phát triển các mô hình kinh tế
nông - lâm - ngư ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An


Đinh Văn Thanh, Nguyễn Thị Thanh Hoàng

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Báo cáo đưa ra một phân tích toàn diện và đánh giá chi tiết các tài nguyên thiên nhiên của huyện Nghĩa Đàn, bao gồm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và tài nguyên nước, rừng và các nguồn tài nguyên kinh tế - xã hội như dân số, lao động, các nhóm dân tộc, cơ sở hạ tầng,... Những lợi thế cơ bản của Nghĩa Đàn cần được khai thác đầy đủ cho quá trình phát triển cấu trúc kinh tế định hướng hàng hóa như đất đỏ bazan, nguồn lao động truyền thống và có kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc trong mô hình kinh tế trang trại. Dựa trên cơ sở của khai thác tổng hợp thế mạnh tự nhiên và kinh tế - xã hội - nhân văn, báo cáo đã chỉ ra một số mô hình thích hợp của tổ chức lãnh thổ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần được mở rộng ở huyện Nghĩa Đàn nhằm xóa đói giảm nghèo cho nông dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.



Research on developing resources for
agriculture - forestry - fishery economic models in
Nghia Dan district, Nghe An province


Dinh Van Thanh, Nguyen Thi Thanh Hoang

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



The paper provides a comprehensive analysis and detailed assessment on Nghia Dan’s natural resources such as geographical location, topographic resources, soil, climate, and water resources, forest and socioeconomic resources such as population, labor, ethnic groups, infrastructure, etc. The paper presents basic advantages of Nghia Dan which need to be fully exploited for the process of the goods-oriented economic structure shift such as fertile basalt soil, labor force with long-standing tradition and experience of planting industrial crops and raising cattle in the farm economic model. On the basis of synthetically exploiting the natural and socio-economic - human strengths, the paper points out that some suitable models for organizing territory and producing agriculture - forestry - fishery. These models should be expanded in Nghia Dan district to alleviate poverty for farmers and gradually implement rural industrialization.





24. Quy hoạch Sinh thái Cảnh quan (LANDEP)
dựa trên mô hình hóa các quá trình không gian
của biến đổi cảnh quan: nghiên cứu trường hợp
tại khu vực ven biển Hải Phòng


Nguyễn An Thịnh

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Những thập niên vừa qua từng chứng kiến hiện tượng biến đổi sử dụng đất là một trong những tác nhân chủ đạo của biến đổi toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường và biến đổi kinh tế sinh thái. Sự biến đổi này, nhìn nhận theo tư tưởng sinh thái cảnh quan, có khuynh hướng làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và dẫn tới làm biến đổi chức năng hệ sinh thái theo thời gian, có thể quan sát thấy ở cả quy mô toàn cầu, quy mô vùng và quy mô địa phương. Báo cáo này trình bày các kịch bản Quy hoạch Sinh thái Cảnh quan (LANDEP) ở quy mô địa phương đối với một số cảnh quan ven biển điển hình và biến đổi mạnh mẽ của thành phố Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu về phân tích và mô hình hóa các quá trình không gian của biến đổi cảnh quan được coi là cơ sở đề xuất phương án quy hoạch phù hợp cho khu vực nghiên cứu. Sau đó, phân tích chi phí - lợi ích (CBA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các dự án quy hoạch được đề xuất theo cả hai khía cạnh môi trường và kinh tế. Những kết quả nghiên cứu không chỉ trợ giúp phát hiện ra những cấu trúc cảnh quan đặc thù trong không gian, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của các nhà quy hoạch về tích hợp sinh thái học và môi trường trong các dự án quy hoạch lãnh thổ.

Landscape Ecological Planning (LANDEP) based on modelling spatial processes of landscape change:
a case study of Hai Phong coastal zone


Nguyen An Thinh

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



The last decades has seen the emergence of land use change as one of the key driving forces in global changes, especially climate change, environmental change, and ecological economic change. This change, from landscape ecological perspective, has a tendency of altering landscape mosaic pattern which may well lead to ecosystem function change over time, and could be seen at global, regional and local scales altogether. This paper was about the proposed landscape ecological planning (LANDEP) scenarios at local scale for some specific coastal landscapes of Hai Phong city which was denoted the most drastic far-reaching change among study area. Through analyzing and modelling spatial processes of landscape change, scientific bases have been adequately satisfied to put in to proposing a favourable planning for study area. In addition, the CBA (cost-benefit analysis) was drawn on as practical model for economic assessing efficiency of proposed planning project on both of environmental and economic aspects. Studied results not only helped detect such spatially explicit landscape patterns, but improved the ability of planners to integrate ecological and environmental considerations in territorial planning.


tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương