Thư viện pháp luậT


TOAN HÔ HẤP 1. ĐẠI CƯƠNG



tải về 1.43 Mb.
trang256/257
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.43 Mb.
#25564
1   ...   249   250   251   252   253   254   255   256   257
TOAN HÔ HẤP

1. ĐẠI CƯƠNG

Do giảm đào thải CO2 ở phổi. Toan hô hấp là tình trạng tăng PaCO2 máu có hoặc không kèm theo tăng HCO3, pH thường thấp nhưng có thể gần như bình thường.

Toan hô hấp có hai loại cấp và mạn tính. Phân biệt dựa vào mức độ tăng nồng độ HCO3-.

2. NGUYÊN NHÂN

- Ức chế hệ thống thần kinh trung ương (thuốc, nhiễm trùng, tổn thương não).

- Bệnh thần kinh cơ (bệnh cơ, hội chứng Guillain Barre).

- Bệnh phổi: đợt cấp BPTNMT, hen phế quản, bệnh phổi hạn chế, viêm phổi nặng …



3. TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng

- Kích động, hoa mắt, phù gai thị, nhức đầu, ngủ gà, hôn mê.

- Tăng huyết áp, tim nhanh, suy tim và rối loạn nhịp tim.

3.2. Cận lâm sàng

- pH máu giảm.

- PaCO2 tăng.

- HCO3 bình thường hoặc tăng (tùy vào tình trạng nhiễm toan hô hấp cấp hay mạn).



4. CHẨN ĐOÁN

Đo các chất khí trong máu có pH giảm và PaCO2 tăng. HCO3 bình thường hoặc tăng.



5. Xử trí

- Nhằm cải thiên thông khí phế nang và bao gồm thuốc giãn phế quản cho người bệnh hen phế quản, đợt cấp BPTNMT… hoặc xử lí các bệnh lí thần kinh cơ.

- Không có khuyến cáo sử dụng natribicarbonate đối với nhiễm toan hô hấp.
NHIỄM KIỀM HÔ HẤP

1. ĐẠI CƯƠNG

Do đào thải CO2 ở phổi quá mức (tăng thông khí).



2. NGUYÊN NHÂN

- Bệnh lý ở hệ thần kinh trung ương (u não, viêm não – màng não) hoặc bất ổn về tinh thần: tình trạng đau đớn, vật vã, khóc lóc, lo lắng…

- Giảm oxy máu: sống vùng cao, thiếu máu nặng.

- Có thai.

- Cường giáp, xơ gan.

- Thuốc: salicylate, cathecholamin, progesteron.

- Các bệnh phổi: viêm phổi, các tổn thương phổi gây ra mất tương xứng thống khí và tưới máu, tình trạng shunt phổi.

- Điều chỉnh quá nhanh nhiễm toan chuyển hóa mạn tính cũng có thể dẫn đến nhiễm kiềm hô hấp vì nhiễm toan hệ thần kinh được điều chỉnh chậm và lâu hơn, liên tục gây ra tăng thông khí.



3. TRIỆU CHỨNG

- Chóng mặt, rối loạn cảm giác.

- Tetani, ngất, co giật.

- Rối loạn nhịp tim.



4. CHẨN ĐOÁN

- Bằng đo các chất khí trong máu có tăng pH và giảm CO2, nên xác định xem có bù ở thận không, nếu không thì đó là bệnh phối hợp.

- Bicarbonat huyết thanh không xuống dưới 15 mEq/l, trừ phi có nhiễm toan chuyển hóa kèm theo.

5. XỬ TRÍ

- Điều trị trực tiếp bệnh chính.

- Điều trị cấp cứu thường không cần thiết trừ phi pH > 7,50.



tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   249   250   251   252   253   254   255   256   257




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương