Tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến


Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm -: xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội



tải về 0.96 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.96 Mb.
#12311
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm -: xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội

1.45.1. Điều kiện tự nhiên


Vị trí địa lí, địa hình

Thọ Xuân là một xã nhỏ thuộc huyện Đan Phượng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Về địa giới hành chính, Thọ Xuân giáp với các địa phương sau: phía Bắc giáp với huyện Mê Linh (ngăn bởi sông Hồng); phía Nam giáp xã Phương Đình; phía Đông giáp xã Trung Châu và phía Tây giáp xã Thọ An [23].

Địa hình của xã Thọ Xuân tương đối bằng phẳng. Trên địa bàn xã có hai loại đất chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa mới được bồi đắp. Cây trồng được trồng chủ yếu trên loại đất này đó là lúa nước; ngô; đậu tương; các loại cây ăn quả như đu đủ, cam, bưởi, nhãn, táo. Ngoài ra trong nhiều năm trở lại đây các loại rau, hoa màu cũng được trồng thâm canh trên loại đất này. Với loại đất phù sa mới bồi đắp cây trồng chính được trồng là ngô và một số ít rau, hoa màu. Trên loại đất này từ năm 2001 xuất hiện rất nhiều lò gạch sản xuất thủ công. Tuy nhiên đến khoảng năm 2006 thì những lò gạch này dừng hoạt động [23. [].

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 450,97 ha. Trong đó đất dùng cho sản xuất nông nghiệp tính đến hết năm 2009 là 252,28 ha (đất trồng cây hàng năm 193,99; đất trồng lúa 107,46…), đất phi nông nghiệp là 198,69 ha và không có đất không sử dụng. [2317].



Khí hậu, thủy văn

Thọ Xuân là xã thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm của xã vào khoảng 240C. Nhiệt độ cao nhất là khoảng 390C vào tháng 6 và tháng 7; nhiệt độ thấp nhất là khoảng 100C vào tháng 1 và tháng 2. Thọ Xuân chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam xuất hiện vào khoảng tháng 4, tháng 5; còn gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12 [23].

Hệ thống ao, hồ trong xã chiếm khoảng 14,61 ha, chủ yếu là để nuôi trồng thủy sản nhưng đồng thời cũng đảm nhiệm chức năng tưới cho hoa màu vào mùa khô và tiêu thoát nước khi có mưa. Tuy nhiên thì nguồn nước mặt này không đáp ứng đủ nhu cầu về tưới tiêu; thay vào đó hầu hết người dân trong xã tận dụng nguồn nước ngầm để cung cấp nước cho sinh hoạt cũng như dùng để tưới cho hoa màu . Một phần sông Hồng (1,1 km) chảy qua địa phận của xã[23].

Bản đồ xã Thọ Xuân- Đan Phượng – Hà Nội

1.54.2. Điều kiện kinh tế - xã hội [15]


Năm 2009, tổng giá trị sản phẩm của toàn xã đạt trên 67,4 tỉ đồng [22]. Trong đó:

+ Ngành nông nghiệp: 30,2 tỉ đồng, chiếm 44,58%

+ Ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 12,1 tỉ đồng, chiếm 18%

+ Ngành thương mại - dịch vụ: 25,1 tỉ đồng, chiếm 37,2%.





Hình 3. Cơ cấu giá trị theo ngành của xã Thọ Xuân năm 2009 [22]

(nguồn: ###)

Toàn xã hiện có 1.990 hộ với 9.276 nhân khẩu. Trong số đó có 43 hộ với 156 nhân khẩu đến tạm trú để làm ăn sinh sống trên địa bàn xã và 7 hộ với 25 nhân khẩu tạm vắng mặt tại địa phương đi nơi khác làm. ă

Giáo dục

: Năm học 2009 - 2010 xã có 12 lớp mẫu giáo với 365 em, với 30 cán bộ giáo viên. Trường tiểu học có 22 lớp với 770 học sinh, đội ngũ giáo viên có 37 người. Trường Trung học cơ sở có 15 lớp với 529 học sinh, đội ngũ giáo viên có 33 người [22].



Y tế

: Xã có một trạm y tế. Trong năm 2009 trạm y tế xã đã khám và điều trị cho 7.032 lượt người. Trong đó số bệnh nhân nội trú là 239 ca, chuyển viện điều trị là 220 ca. Trong năm không có dịch bệnh xảy ra, đảm bảo được công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường [22].


1.64. Khái quát về dự án và quy trình kiểm soát đánh giá chất lượng áp dụng trong dự án


Dự án RST giai đoạn trồng thử nghiệm do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với UBND xã Thọ Xuân - Đan Phượng thực hiện. Dự án do PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ - Khoa Môi trường làm chủ nhiệm và cụm dân cư số 5 được UBND xã Thọ Xuân chỉ đạo là nơi trực tiếp tham gia.

Dự án thực hiện trên diện tích 4000 m2 được chia làm 5 lô, mỗi lô 800 m2. Các loại cây là cà chua, su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, cải ngọt. Số hộ nông dân tham gia dự án là 5. Hàng tháng dự án sẽ trả công cho các hộ tham gia dự án với tiền công là 500.000 đồng/hộ. Mỗi hộ một người tham gia lao động trong dự án. Các khoản tiền đầu tư ban đầu như giếng khoan, dây điện,…và các chi phí sản xuất như giống, phân bón, thuốc BVTV,… đều do bên dự án đảm nhận. Khi sản phẩm rau thu hoạch thì bên dự án sẽ nhận 60% doanh thu, 40% doanh thu còn lại dành cho hộ nông dân tham gia dự án.

Dự án thuê một chuyên gia kỹ thuật của Chi cục BVTV để hướng dẫn và giám sát người lao động thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn do Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội ban hành.

Mục tiêu của dự án là sẽ xây dựng mô hình RST cho xã, tạo dựng được thương hiệu rau và tìm thị trường tiêu thụ cho rau sau thu hoạch. Từ đó giúp cho người dân có sự ổn định hơn và mang lại lợi nhuận cao hơn trong nghề trồng rau nhằm cải thiện tình hình kinh tế của các hộ dân. Đồng thời thông qua dự án người dân sẽ có ý thức tốt hơn trong việc canh tác và bảo vệ môi trường.

Mô hình RST ứng dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGap) nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cho sản phẩm.

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và nội dung và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu


  • - Phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau theo VietGap áp dụng với mô hình nghiên cứu

  • - Đất trồng, nước tưới, rau sản phẩm (cà chua, su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, rau cải ngọt)

  • Người tiêu dùng Hà Nội

  • Người trồng rau xã Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Các thông số: NO3-, kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd, As) trong đất, nước tưới, rau

  • - Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau chocho Hà Nội

2.1.2. Phạm vi nghiên cứuNội dung nghiên cứu





  • Các quan điểm về chất lượng rau và kiểm soát, đánh giá chất lượng rau trên thế giới

  • Các quan điểm về chất lượng rau và kiểm soát, đánh giá chất lượng rau ở Việt Nam: quy trình VietGap

  • Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn Hà Nội; quan điểm người dân Hà Nội về chất lượng rau; lý do người dân không mua rau an toàn; hiểu biết về VietGap của người trồng rau xã Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Mô hình rau an toàn tại xã Thọ Xuân: nghiên cứu điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất, cơ chế giám sát và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

  • Phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội và các chính sách, biện pháp quản lý liên quan



tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương