TỪ chỉ VỊ trí trong tiếng nhật và tiếng việT


C¢U §IÒU KIÖN PH¶N THùC TIÕNG VIÖT



tải về 2.37 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích2.37 Mb.
#25593
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19



C¢U §IÒU KIÖN PH¶N THùC TIÕNG VIÖT

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN NG¤N NG÷ Vµ TIÕNG VIÖT






S Nguyễn Khánh Hà*


Câu điều kiện phản thực là đối tượng nghiên cứu kinh điển của các nhà lôgic học, ngôn ngữ học và tâm lý học từ nhiều thế kỷ nay. Theo cách hiểu truyền thống, câu điều kiện phản thực là những câu mà mệnh đề đi trước của chúng được chính những người phát ngôn ra chúng coi là trái ngược với sự thật. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ chú ý tới tính chất "trái ngược sự thật" của các câu phản thực. Khi bàn về phạm trù tình thái nhận thức (epistemic modality), J. Lyons (1995) phân biệt tình thái thực hữu (factive), phi thực hữu (non-factive) và phản thực hữu (counter-factive). Với tình thái phản thực hữu, người nói bác bỏ tính chân thực của điều được nói trong phát ngôn. Palmer (1986) phân biệt câu điều kiện thực (real conditional) với câu điều kiện không thực (unreal conditional). Ông cho rằng phần lớn các câu điều kiện thực dự báo rằng nếu một sự kiện nào đó xảy ra, thì sẽ có sự kiện khác xảy ra theo, cùng với chúng là một mối liên kết nhân quả theo kiểu nào đó giữa hai sự kiện. Ông thừa nhận sự khu biệt của ngữ pháp truyền thống giữa tính chất "không chắc sẽ xảy ra" (improbable) của các sự kiện tương lai và tính chất "không thể xảy ra" (impossible) hay "phản thực, trái với sự thực" (counterfactual) của các sự kiện trong hiện tại hay quá khứ.

Fauconnier (1985) với lý thuyết không gian tinh thần (Mental Spaces Theory) có cái nhìn khái quát hơn về loại câu này. Ông khẳng định rằng theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa – tri nhận thì không nhất thiết phải quan tâm trực tiếp đến những vấn đề có tính lôgic về câu điều kiện phản thực, mà quan trọng hơn là phải tìm hiểu xem các không gian phản thực được tạo lập nên như thế nào. Theo Fauconnier, phản thực là trường hợp xuất hiện sự không tương hợp (một cách bắt buộc) giữa hai không gian: không gian M1 (Mental Space 1) không tương hợp với một không gian khác là M2 (Mental Space 2) nếu quan hệ được xác định một cách hiển ngôn trong M1 không thoả mãn với các yếu tố tương ứng trong M2 (Fauconnier 1985:109). Với trường hợp các câu điều kiện phản thực, đây là sự không tương hợp giữa không gian điều kiện với không gian gốc của nó.

Chúng tôi sẽ áp dụng quan điểm của Fauconnier để phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các câu điều kiện phản thực tiếng Việt có hình thức Nếu A thì B.

Trong câu điều kiện phản thực, mệnh đề điều kiện tạo lập nên không gian trái ngược với không gian gốc của nó:

(1) Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu cũng chẳng bị chết. (NTNT,42)

(2) Người bản thường ít cười. Nếu không có ông già Mộc, hẳn suốt bữa ăn họ chỉ chuyện trò lầm rầm hoặc hát như vậy. (DTH, HTNTA, 177).

(3) Em vẫn cứ ở chợ với bố em đến hết đời nếu cô em không tới lôi ra khỏi cái hũ nút ấy. (DTH, HTNTA, 262).

Không gian gốc của các phát ngôn điều kiện trên là không gian thực tế, được người nghe nhận biết qua thực tế và ngữ cảnh (nhất là qua các phát ngôn trước đó). Không gian này thể hiện một sự tình tồn tại hoặc diễn ra trên thực tế, chẳng hạn ở ví dụ (1) là việc mẹ của người nói đã chết, ở (2) là việc ông già Mộc có mặt ở bản Mến và là người cởi mở, hay trò chuyện, còn ở (3) là việc người nói đã rời khỏi nhà bố và đi theo cô. Những sự tình này có tính chất "đóng", vì chúng đã tồn tại hoặc diễn ra rồi. Do vậy, người nói không thể xây dựng hai không gian giả định tương phản từ không gian gốc như trong trường hợp các câu điều kiện dự báo, mà chỉ có thể xây dựng một không gian phản thực phản ánh sự tình trái ngược với sự tình trong không gian gốc - có nghĩa là giữa không gian gốc và không gian điều kiện không có sự tương hợp. Từ không gian phản thực hiển ngôn duy nhất, người nói xây dựng một không gian mới với tư cách là hệ quả của không gian phản thực, phản ánh những điều "đáng lẽ đã xảy ra/ không xảy ra" hoặc những điều "không thể xảy ra được", tức là những giả định không có khả năng được hiện thực hoá. Mô hình dưới đây miêu tả sự liên kết giữa không gian gốc với không gian phản thực, giữa không gian phản thực với hệ quả phản thực trong ví dụ (1):





Mô hình 1. "Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu cũng chẳng bị chết."

Mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu điều kiện phản thực chính là quan hệ nhân quả. Nếu chúng ta xác nhận rằng "A là nguyên nhân của B (trong chu cảnh C)" thì điều đó hàm ý rằng chúng ta xác nhận "Nếu A đã không xuất hiện (trong chu cảnh C) thì B cũng không thể xuất hiện". Nói cách khác, các câu điều kiện phản thực cũng cùng loại với các câu điều kiện dự báo nhưng tính chất giả định ở các câu phản thực cao hơn nhiều.

Câu hỏi đặt ra: Vì sao người ta muốn giả định một hệ quả mà trên thực tế là không thể xảy ra? Người ta mất công tưởng tượng một không gian trái với không gian thực tế để làm gì? Trước hết, cũng giống như trường hợp câu điều kiện dự báo, việc người ta sử dụng câu điều kiện phản thực là nhằm thực hiện một quá trình suy luận từ cái đã biết, đã có trong thực tế tới những cái chưa biết, thông qua việc xây dựng những cấu trúc tinh thần. Tuy nhiên, nếu như những cái chưa biết trong các phát ngôn điều kiện dự báo giả định là có thể xảy ra, thì những cái chưa biết trong các phát ngôn điều kiện giả định phản thực là không thể xảy ra. Người nói biết chắc là chúng không khả thi trong thực tế, mà chỉ có thể tồn tại trong tưởng tượng, và thông qua sự tưởng tượng phản thực, người nói muốn khẳng định một sự tình, nhận xét, bình luận về sự tình đó hoặc biểu đạt nguyện vọng, mong muốn,... của mình đối với sự tình đó. Mặt khác, người nói thông qua các phát ngôn phản thực còn muốn cho người nghe biết sự đánh giá chủ quan của người nói về sự tình đã xảy ra trên thực tế. Chẳng hạn, ở ví dụ (1) ("Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu cũng chẳng bị chết"), người nói tỏ thái độ thương xót mẹ và khẳng định rằng bố không tốt, thông qua việc tạo dựng một không gian phản thực tích cực (bố cháu tốt) và một hệ quả tích cực (mẹ cháu không bị chết) đối lại với không gian thực tế tiêu cực (bố xấu) và hệ quả tiêu cực (mẹ bị chết). Còn ở ví dụ (4) dưới đây:

(4) Sao hôm nay bố tôi không ở nhà. Nếu bố tôi có nhà thì tôi đâu đến nỗi này.

(NTNT, 48)

người nói bộc lộ cảm giác nuối tiếc vì một tình huống xấu đáng lẽ có thể tránh được nếu sự tình diễn ra trái ngược với hiện thực. Trong trường hợp khác, người nói cảm thấy may mắn vì đã không bị vướng vào một tình huống xấu, và họ nhấn mạnh sự may mắn đó bằng cách tưởng tượng ra một không gian tiêu cực và một hệ quả tiêu cực đi theo, nhằm làm cho người nghe thấy được người nói đã may mắn như thế nào khi không gian đó không có thực. Đó là trường hợp các phát ngôn dưới đây:

(5) Nàng cảm thấy ý nghĩa tiếc thương vừa thoảng qua óc nàng là một điều ao ước bất chính... May mà tiếng con khóc đánh thức nàng, nếu không chẳng biết ý nghĩ ấy còn đưa nàng đi đến đâu nữa... (TBĐB, số 127/1941)

(6) Hú vía, người đạp xích lô không ngẩng lên, nếu không chắc anh ta đã la to khi thấy Trọng nhổm người, lựa đà nhảy xuống. (NKP, 192)

Để biểu hiện ý nghĩa phản thực, người nói có thể sử dụng từ phủ định không trong mệnh đề điều kiện, như trong các ví dụ sau:

(7) - Nhưng chị ấy đã đẻ cho anh những đứa con...



- Phải, nếu không có chúng nó thì mọi sự đã khác rồi... Bây giờ muốn thay đổi cuộc đời cũng không được nữa... (NTHN, 22)

(8) Ông hãy tưởng tượng với viên kim cương này, nếu nó không nằm ở đây thì sẽ gây tai hoạ cho nhiều người vì nó kích thích nỗi đam mê của con người ghê gớm. (VTXH, 13)

Ở những phát ngôn này, mệnh đề điều kiện tạo nên một không gian điều kiện phủ định. Sở dĩ như vậy là vì câu điều kiện dự báo phản thực hướng đến những sự tình đã xảy ra trên thực tế, do đó cách đơn giản để tạo lập một không gian tương phản với không gian thực hữu là tưởng tượng một không gian trong đó sự tình ấy không tồn tại hoặc không xảy ra. Có thể mô hình hoá hướng phát triển những không gian phủ định phản thực như sau:



Mô hình 2. Hướng phát triển không gian giả định phản thực
của những câu điều kiện có từ phủ định "không" trong mệnh đề điều kiện

Câu điều kiện này có hình thức:




Nếu không A thì B/không B

[1]

hoặc:


A, nếu không thì B/không B

[2]

Đây là trường hợp các ví dụ (5), (6) đã dẫn. Ở kiểu câu này, sự tình được diễn tả trong câu đứng trước câu điều kiện, giống như một phần dẫn để người nói triển khai mạch tưởng tượng phản thực của mình. Đây cũng chính là không gian gốc để người nói lấy làm căn cứ triển khai không gian giả định phản thực phủ định không gian gốc đó. Chẳng hạn, ở ví dụ (5), không gian gốc là "tiếng con khóc đánh thức nàng", ở ví dụ (6) là "người đạp xích lô không ngẩng lên". Như vậy, sự khác nhau giữa kết cấu [1] và kết cấu [2] là ở chỗ, trong kết cấu [2], không gian gốc được biểu đạt một cách hiển ngôn hơn so với kết cấu [1].

Một cách thức biểu hiện ý nghĩa phản thực khác là sử dụng từ đã trong mệnh đề chính của câu điều kiện, như trong các câu dưới đây:

(9) Nếu bà có tiền, bà đã dọn nhà vào Sài Gòn và lo cho con ăn học đến nơi đến chốn... (NKP, 479)

(10) Nếu mà ông ấy hiểu được như thế tôi đã không phải khổ. (NTNT, 192)

(11) Nếu xin được, chú đã chẳng phải ở liền 5 năm không nghỉ phép. (DTH, HTNTA, 292)

Đôi khi đã đi cùng với rồi làm thành một cặp, ví dụ:

(12) Nếu mày không phải là cháu tao thì tao đã ném xuống biển cho cá rồi. (VTXH, 25)

Phó từ đã trong những phát ngôn trên có vai trò đánh dấu tình thái phản thực của điều kiện giả định. Để thấy được điều này, có thể làm một phép thử: chẳng hạn, với ví dụ (9), có thể lược bỏ từ đã đi để tạo thành câu (9'):

(9') Nếu bà có tiền, bà dọn nhà vào Sài Gòn và lo cho con ăn học đến nơi đến chốn...

Đây là một câu mà người ta không phân biệt được nó thuộc kiểu câu dự báo hay kiểu câu phản thực. Sự mơ hồ này không còn nữa khi chúng ta lần lượt thêm đã hoặc sẽ vào câu đó:

(9) Nếu bà có tiền, bà đã dọn nhà vào Sài Gòn...

(9'') Nếu bà có tiền, bà sẽ dọn nhà vào Sài Gòn...

Lúc này, rõ ràng câu (9) là câu điều kiện giả định phản thực, còn (9'') là câu điều kiện dự báo giả định.

Chúng tôi cho rằng ý nghĩa căn bản của phó từ sẽ trong câu điều kiện dự báo và phó từ đã trong câu điều kiện phản thực không đơn thuần hàm chỉ thời gian, mà quan trọng hơn, chúng đánh dấu tính khả thi/ bất khả thi của sự tình được miêu tả trong mệnh đề chính. Chẳng hạn, ở câu (9), sự xuất hiện của từ đã khiến người nghe chắc chắn là sự tình được miêu tả trong mệnh đề chính là bất khả thi, vì không gian giả định trong (9) có tính phản thực, có nghĩa là trên thực tế bà không có tiền. Còn ở câu (9''), với phó từ sẽ, không gian giả định chỉ đơn thuần là giả định (tương đương với tình thái nhận thức trung tính theo quan điểm của Fillmore 1990), và người nói dự báo khả năng "bà dọn nhà vào Sài Gòn và lo cho con ăn học đến nơi đến chốn" là điều có thể xảy ra.

Dựa vào đặc trưng thời gian của không gian gốc, có thể chia câu phản thực Nếu A thì B thành những nhóm nhỏ sau:

a) Câu điều kiện phản thực có không gian gốc toàn thời gian

Ở nhóm câu này, không gian gốc diễn tả những sự tình có tính chất bền vững, "xuyên thời gian", kiểu như cá tính của một người nào đó, hoàn cảnh sống của một ai đó, hay là sự tồn tại của một cá nhân với bản ngã riêng của họ,... - những điều rất khó thay đổi, do đó câu điều kiện phản thực là lựa chọn thích hợp để người nói đưa ra những giả định "bất khả thi" về chúng. Đây là trường hợp "đổi vai" - người nói tưởng tượng mình ở trong địa vị của người khác, mình "là một người khác", ví dụ:

(13) Nếu cái đầu anh là của em nốt, thì em sẽ chẳng còn yêu anh nữa. (NTNT, 61)

Hoặc ngược lại, người nói tưởng tượng sự đổi vai của người đối thoại:

(14) Chị buông một chữ làm em chết điếng, nếu chị là người khác chắc em không ghìm nổi phẫn nộ. (NKP, 312)

Người phát ngôn cũng có thể tưởng tượng rằng một sự vật nào đó không tồn tại, trong khi trên thực tế nó đang tồn tại (ví dụ [63] và [64] đã dẫn):

(15) - Nhưng chị ấy đã đẻ cho anh những đứa con.../ - Phải, nếu không có chúng nó thì mọi sự đã khác rồi... Bây giờ muốn thay đổi cuộc đời cũng không được nữa... (NTHN, 22)

(16) Ông hãy tưởng tượng với viên kim cương này, nếu nó không nằm ở đây thì sẽ gây tai hoạ cho nhiều người vì nó kích thích nỗi đam mê của con người ghê gớm. (VTXH, 13)



b) Câu điều kiện phản thực có không gian gốc phụ thuộc thời gian

– Câu điều kiện phản thực có không gian gốc thuộc quá khứ

Không gian gốc trong các câu này diễn tả những sự tình đã xảy ra trong quá khứ, vì thế không thể dự báo gì về tương lai của những sự tình đã kết thúc này. Người nói chỉ có thể tưởng tượng ra không gian trái ngược với không gian gốc đó để giả định hệ quả đáng lẽ có thể xảy ra trái ngược với hệ quả mà thực tế đã xảy ra, chẳng hạn ví dụ (3) đã dẫn:

(3) Em vẫn cứ ở chợ với bố em đến hết đời nếu cô em không tới lôi ra khỏi cái hũ nút ấy. (DTH, HTNTA, 262) và những ví dụ sau:

(17) Nếu ông có mặt lúc nớ, chắc tôi gây lộn ngày một trong chuyện bài bản. Bài bản là cần, nhưng lắm lúc phải du di mới được việc. (NKP, 278)

(18) "Nếu bà không ngã cầu thang, bà phải sống trăm tuổi." Vừa thắp hương, anh vừa lầu bầu như trách móc bà. (NTTH, 201)

Ở những câu này, không gian gốc của sự tình được biểu đạt trong mệnh đề điều kiện không phải là không gian thực hữu hiện tại, mà là không gian thực hữu trong quá khứ, ở thời điểm mà sự tình đó diễn ra. Chẳng hạn, không gian gốc ở câu (3) là việc cô của người nói đưa người nói đi khỏi nhà của ông bố; ở câu (17) là việc người nghe đã không có mặt ở cuộc họp mà người nói tham dự; ở câu (18) là sự kiện bà bị ngã cầu thang. Mô hình sau miêu tả sự liên kết không gian của câu điều kiện phản thực có không gian gốc thuộc quá khứ (ví dụ [18]):



Mô hình 3. "Nếu bà không ngã cầu thang, bà phải sống trăm tuổi."

– Câu điều kiện phản thực có không gian gốc phi quá khứ

Không gian gốc của nhóm câu này diễn tả những sự tình diễn ra ở thời điểm phát ngôn. Chúng ở thời hiện tại, nhưng là những sự tình "đóng", người nói biết rằng không thể thay đổi được hiện thực. Xem lại ví dụ (4):

(4) Sao hôm nay bố tôi không ở nhà. Nếu bố tôi có nhà thì tôi đâu đến nỗi này.

(NTNT, 48)

Dưới đây là mô hình miêu tả ví dụ (4):





Mô hình 4. "Nếu bố tôi ở nhà thì tôi đâu đến nỗi này."

* Nhận xét

Tính chất "đóng" của sự tình trong không gian gốc có thể coi là đặc điểm quan trọng nhất tạo ra tính chất "phản thực", "trái ngược với sự thực" của không gian điều kiện trong các câu điều kiện phản thực Nếu A thì B. Do tính chất phản thực này, mà quan hệ nhân quả giả định giữa hai mệnh đề trong kiểu câu điều kiện phản thực tuy vẫn nối kết hai sự tình thuộc thế giới thực, nhưng tỏ ra kém tường minh hơn, mang tính chủ quan nhiều hơn so với một số kiểu câu điều kiện khác, chẳng hạn như câu điều kiện dự báo.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. FAUCONNIER, G. (1985). Mental Spaces: Aspects of Meaning Construction in Natural Language. Cambridge, Mass.: MIT Press.

  2. LYONS (1995), Linguistic semantics - an introduction, Cambridge University Press. Cambridge.

  3. PALMER, F. R. (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press, Cambridge.

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

1. VTXH. Võ Thị Xuân Hà, Chiếc hộp gia bảo, Kịch bản phim truyện, Hãng phim truyện Việt Nam, 1997.

2 NTTH, Nguyễn Thị Thu Huệ, 37 Truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2004.

3. DTH, HTNTA, Dương Thu Hương, Hành trình ngày thơ ấu, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 1985.

4. NTHN, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Trăng suông đất khách, Kịch bản phim truyện, Hãng phim truyện Việt Nam. 1993.

5. NKP, Nguyễn Khắc Phục, Thành phố đứng đầu gió, NXB Đà Nẵng, 1989.

6. NTNT, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Chỉ còn anh và em, NXB Hà Nội, 1990.

7. TBĐB, tuần báo Đàn bà từ số 115/1941 đến số 140/1942.


1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương