Qcvn 41: 2012/bgtvt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



tải về 0.89 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.89 Mb.
#20023
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Hình B.27 - Biển số 127

B.28. Biển số 128 "Cấm sử dụng còi"

a) Để báo cấm các loại xe cơ giới sử dụng còi, phải đặt biển số 128 "Cấm sử dụng còi"

b) Chiều dài có hiệu lực của biển cấm bóp còi được báo bằng biển số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" đặt dưới biển chính (hoặc từ vị trí đặt biển đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 22cm

- Chiều rộng hình vẽ 36cm





Hình B.28 - Biển số 128

B.29. Biển số 129 "Kiểm tra"

a) Để báo nơi đặt trạm kiểm tra; các loại phương tiện vận tải qua đó phải dừng lại để làm thủ tục kiểm tra, kiểm soát theo quy định, phải đặt biển số 129 “Kiểm tra”.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Biển có chữ viết, hình vẽ màu đen trên nền trắng, biển không có đường gạch chéo màu đỏ.

- Chiều cao hình vẽ 15 cm

- Chiều rộng hình vẽ 40cm





Hình B.29 - Biển số 129

B.30. Biển số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe"

a) Để báo nơi cấm dừng xe và đỗ xe, phải đặt biển số 130 "Cấm dừng xe và đỗ xe".

Biển có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới dừng và đỗ ở phía đường có đặt biển trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Đối với các loại xe ôtô buýt, tắc xi chạy theo hành trình quy định được hướng dẫn vị trí dừng thích hợp.

b) Dừng xe là khi xe đứng yên không tắt máy và người lái xe không được rời tay lái.

c) Hiệu lực cấm của biển bắt dầu từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe (hoặc đến vị trí đạt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng). Nếu cần thể hiện đặc biệt thì vị trí bắt đầu cấm phải dùng biển số 503d và vị trí kết thúc, dùng biển số 503f "Hướng tác dụng của biển" đặt bên dưới biển chính.

d) Trong trường hợp chỉ cấm dừng, đỗ xe vào giờ nhất định thì dùng biển số 508(a, b).

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Nền biển màu xanh lam

- Góc giao giữa 2 gạch chéo đỏ là 90°



Hình B.30 - Biển số 130

B.31. Biển số 131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe"

a) Để báo nơi cấm đỗ xe trừ các xe được ưu tiên theo quy định, phải đặt biển số 131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe".

Biển số 131a có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển.

Biển số 131b có hiệu lực cấm các loại xe cơ giới đỗ ở phía đường có đặt biển vào những ngày lẻ và biển số 131c vào những ngày chẵn.

b) Hiệu lực cấm và thời gian cấm đỗ xe áp dụng theo quy định tại Điểm c, d đối với biển số 130.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Nền biển màu xanh lam có vạch chéo đỏ.

- Biển số 131b, c có vạch trắng nằm dưới vạch chéo đỏ và có kích thước như sau:

- Chiều cao vạch trắng 40cm

- Chiều rộng vạch trắng 5cm

- Khoảng cách giữa hai vạch trắng 5cm



Hình B.31 - Biển số 131

B.32. Biển số 132 "Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp"

a) Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định khi thấy biển số 132 phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đang đi theo hướng ngược lại qua các đoạn đường hẹp hoặc cầu hẹp, phải đặt biển số 132 "Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp".

b) Biển có hiệu lực đối với các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định khi đi vào các đoạn đường hẹp có đặt biển số 132 và trên hướng ngược lại đang có các loại xe cơ giới đi tới thì phải dừng lại ở vị trí thích hợp để nhường đường.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 32cm

- Chiều rộng hình vẽ 30cm

- Mũi tên bên phải (chỉ xe phải nhường đường) màu đỏ, mũi tên phía trái (chỉ xe được đi) màu đen.



Hình B.32 - Biển số 132

B.33. Biển số 133 "Hết cấm vượt"

a) Để báo hết đoạn đường cấm vượt, phải đặt biển số 133 "Hết cấm vượt" (hoặc đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng)

Biển có tác dụng báo cho người lái xe biết hiệu lực của các biển số 125 và biển số 126 hết tác dụng. Các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng phải theo quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Vành biển màu xanh rộng 2cm

- Xe ôtô chỉ vẽ nét bao màu đen, đè lên 5 vạch chéo, bề rộng nét vẽ ôtô 1cm

- Năm vạch chéo từ góc trên bên phải qua tâm xuống góc dưới bên trái xiên góc 30° so với phương nằm ngang màu đen: Bề rộng nét vạch 1cm, cách nhau 1cm.

- Chiều cao hình vẽ 20cm

- Chiều rộng hình vẽ 40cm



Hình B.33 - Biển số 133

B.34. Biển số 134 "Hết hạn chế tốc độ tối đa"

a) Đến hết đoạn đường hạn chế tốc độ tối đa phải đặt biển số 134 "Hết hạn chế tốc độ tối đa" (hoặc đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

b) Biển có giá trị báo cho người lái xe biết hiệu lực của biển số 127 hết tác dụng. Kể từ biển này, các xe được phép chạy với tốc độ tối đa đã quy định trong luật đường đường bộ.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Vành biển màu xanh rộng 2cm

- Chiều cao con số 40cm

- Năm vạch chéo từ góc trên bên phải qua tâm xuống góc dưới bên trái xiên góc 30° so với phương nằm ngang màu đen: Bề rộng nét vạch 1cm, cách nhau 1cm.



Hình B.34 - Biển số 134

B.35. Biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm"

a) Đến hết đoạn đường mà nhiều biển báo cấm cùng hết hiệu lực, phải đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm".

b) Biển có giá trị báo cho người lái xe biết hiệu lực của biển số 121 và nhiều biển cấm khác từ biển số 125 đến biển số 131 (a,b,c) được đặt trước đó cùng hết tác dụng.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Vành biển màu xanh rộng 2cm

- Năm vạch chéo từ góc trên bên phải qua tâm xuống góc dưới bên trái xiên góc 30° so với phương nằm ngang màu đen: Bề rộng nét vạch 1cm, cách nhau 1cm.





Hình B.35 - Biển số 135

B.36. Biển số 136 "Cấm đi thẳng"

a) Đường ở phía trước cấm tất cả các loại xe đi thẳng phải đặt biển số 136 "Cấm đi thẳng". Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm đi thẳng. Nếu có quy định cắm về thời gian và loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 32cm

- Chiều rộng hình vẽ 12cm

- Vạch chéo màu đỏ đè lên mũi tên màu đen





Hình B.36 - Biển số 136

B.37. Biển số 137 "Cấm rẽ trái và rẽ phải"

a) Các ngả đường phía trước cấm tất cả các lại xe rẽ trái hay rẽ phải, phải đặt biển số 137 "Cấm rẽ trái và rẽ phải". Biển được đặt ở vị trí ngay trước nút giao của đường cấm rẽ phải hay rẽ trái. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 40cm

- Chiều rộng hình vẽ 42cm

- Vạch chéo màu đỏ đè lên mũi tên màu đen





Hình B.37 - Biển số 137

B.38. Biển số 138 "Cấm đi thẳng và rẽ trái"

a) Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ trái, phải đặt biển số 138 "Cấm đi thẳng và rẽ trái"; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 32cm

- Chiều rộng hình vẽ 12cm

- Vạch chéo màu đỏ đè lên mũi tên màu đen





Hình B.38 - Biển số 138

B.39. Biển số 139 "Cấm đi thẳng và rẽ phải"

a) Biểu thị đường qua nút giao cấm tất cả các loại xe đi thẳng và rẽ phải, phải đặt biển biển số 139 "Cấm đi thẳng và rẽ phải"; biển đặt ở vị trí ngay trước nút giao. Nếu có quy định cấm về thời gian hoặc loại xe thì sử dụng biển báo phụ thời gian hoặc hình vẽ loại xe cấm.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 32cm

- Chiều rộng hình vẽ 12cm

- Vạch chéo màu đỏ đè lên mũi tên màu đen





Hình B.39 - Biển số 139

B.40. Biển số 140 "Cấm xe công nông"

a) Để báo đường cấm công nông phải đặt biển số 140 “Cấm xe công nông”

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 15cm

- Chiều rộng hình vẽ 40cm



Hình B.39 - Biển số 140

PHỤ LỤC C

Ý NGHĨA - SỬ DỤNG BIỂN BÁO NGUY HIỂM



C.1. Biển số 201 (a, b) "Chỗ ngặt nguy hiểm"

a) Để báo trước sắp đến một chỗ ngoặt nguy hiểm phải đặt biển số 201 (a,b):

- Biển số 201a chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái.

- Biển số 201b chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải.

b) Chỗ ngoặt nguy hiểm là vị trí đường cong như sau:

- Ở vùng đồng bằng, đường cong có góc ở tâm lớn hơn hay bằng 45° hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 100m.

- Ở vùng núi, đường cong có góc ở tâm lớn hơn hay bằng 45°, hoặc có bán kính nhỏ hơn hay bằng 40m.

c) Ở những vùng mà việc quan sát của người lái xe gặp khó khăn như vùng cây rậm rạp, vùng thường có sương mù thì tất cả các vị trí đường cong không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm, phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm.

d) Sau đoạn thẳng dài từ 1km trở lên thì đường cong đầu tiên không phân biệt độ lớn góc ở tâm hoặc bán kính đều coi là chỗ ngoặt nguy hiểm, phải đặt biển báo.

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ mũi tên 23,5cm

- Chiều rộng hình vẽ mũi tên18,5cm





Hình C.1 - Biển số 201

C.2. Biển số 202(a, b) "Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp"

a) Để báo trước sắp đến nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp phải đặt biển số 202 (a,b):

- Biển số 202a đặt trong trường hợp có từ 2 chỗ ngoặt trở lên, ở gần nhau trong đó có ít nhất một chỗ ngoặt nguy hiểm mà chỗ ngoặt đầu tiên hướng vòng bên trái;

- Biển số 202b đặt trong trường hợp như biển số 202a nhưng hướng vòng bên phải;

b) Hai chỗ ngoặt gọi là gần nhau khi đoạn thẳng từ tiếp cuối của đường cong trước đến tiếp đầu của đường cong tiếp sau nhỏ hơn 160m.

c) Bên dưới các biển số 202 (a,b) dùng biển số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ độ dài của đoạn đường có nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp.

d) Khi tổng chiều dài của các đường cong liên tục dài quá 500m thì cứ 500m phải đặt thêm biển báo một lần.

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 26cm

- Chiều rộng hình vẽ 22cm





Hình C.2 - Biển số 202

C.3. Biển số 203 (a,b,c) "Đường bị hẹp"

a) Để báo trước sắp đến một đoạn đường bị hẹp đột ngột phải đặt biển số 203 (a,b,c):

- Biển số 203a đặt trong trường hợp đường bị hẹp cả hai bên.

- Biển số 203b hoặc biển số 203c đặt trong trường hợp đường bị hẹp về phía trái hoặc phía phải.

b) Đoạn đường bị hẹp là đoạn đường mà phần xe chạy bị thu hẹp lại, các làn xe đi ngược chiều nhau gặp khó khăn, nguy hiểm và khả năng thông qua giảm đột ngột so với đoạn đường trước đó.

c) Sau khi đặt biển số 203 (a,b,c) nếu đường bị hẹp đến mức không có khả năng thông qua cho hai xe đi ngược chiều thì phải đặt trước vị trí thu hẹp các biển xác định quyền ưu tiên của chiều đi (biển số 132 và biển số 406).

d) Ở tất cả những vị trí đường bị hẹp, người lái xe phải chú ý quan sát giao thông ngược chiều. Xe đi ở chiều đường bị thu hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều.

e) Nếu trước vị trí bị thu hẹp có đặt biển số 132 thì phải nhường cho xe chạy ngược chiều; Nếu đặt biển số 406, thì xe được ưu tiên qua đường hẹp trước và xe ngược chiều có trách nhiệm chờ đợi.

g) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 31cm

- Chiều rộng hình vẽ (biển số 203a) 20cm (biển số 203b,c) 16cm



Hình C.3 - Biển số 203

C.4. Biển số 204 "Đường hai chiều"

a) Để báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung thì phải đặt biển số 204 "Đường hai chiều"

b) Các đoạn đầu và cuối đường có dải phân cách giữa chuyển tiếp sang đường đi chung hai chiều hoặc khi hết đoạn đường một chiều cũng phải đặt biển số 204.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 23cm

- Chiều rộng hình vẽ 19cm





Hình C.4 - Biển số 204

C.5. Biển số 205(a,b,c,d,e) "Đường giao nhau"

a) Để báo trước sắp đến nơi giao nhau cùng mức của các tuyến đường cùng cấp (không có đường nào ưu tiên) trên cùng một mặt bằng phải đặt biển số 205(a,b,c,d,e) "Đường giao nhau". Biển được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chủ yếu. Trong nội thành, nội thị có thể châm trước không đặt biển này.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển

- Chiều cao hình vẽ 21cm

- Chiều rộng hình vẽ 21cm

24cm (biển số 205e)





Hình C.5 - Biển số 205

C.6. Biển số 206 "Giao nhau chạy theo vòng xuyến"

a) Để báo trước nơi giao nhau có bố trí đảo an toàn ở giữa nút giao, các loại xe qua nút giao phải đi vòng xuyến quanh đảo an toàn theo chiều mũi tên, phải đặt biển số 206 "Giao nhau chạy theo vòng xuyến".

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Bề rộng nét vẽ 3,5cm

- Đường kính trong hình tròn 21 cm

- Đầu mũi tên tạo góc 90°





Hình C.6 - Biển số 206

C.7. Biển số 207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l,m) "Giao nhau với đường không ưu tiên"

a) Trên đường ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường không ưu tiên phải đặt biển số 207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k). Tùy theo hình dạng nơi giao nhau để chọn kiểu biển cho thích hợp.

b) Biển số 207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l,m) được đặt trước nơi đường giao nhau ở ngoài phạm vi nội thành, nội thị là chính. Các xe đi trên đường có đặt biển này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau, chỉ phải nhường đường cho các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định.

c) Chỉ được phép đặt biển số 207 (a,b,c,d,e,f,g,h,i,k) trên đường ưu tiên sau khi đã đặt biển số 401 "Bắt đầu đường ưu tiên" và biển số 402 "Hết đoạn đường ưu tiên". Biển số 401 và 402 được đặt ở đầu và cuối đoạn đường ưu tiên để chỉ dẫn phạm vi đoạn đường ưu tiên.

d) Khi một tuyến đường đã đặt các biển số 401 và 402 thì tất cả các nhánh đường khác ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên".

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển: Theo Bảng C.1



Bảng C.1. Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển số 207

Đơn vị tính: cm




Biển số 207a

Biển số 207b

Biển số 207b

Biển số 207d

Biển số 207e

Biển số 207f

Biển số 207g

Biển số 207h

Biển số 207i

Biển số 207k

Chiều rộng hình vẽ

Chiều cao hình vẽ



23

28


16

28


16

28


23

28


19

28


19

28


23

19


23

25


18

25


24

25




Hình C.7 - Biển số 207



Hình C.8 - Biển số 207



Hình C.9 - Biển số 207

C.8. Biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên"

a) Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên phải đặt biển số 208 "Giao nhau với đường ưu tiên".

b) Các xe đi trên đường có đặt biển số 208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).

c) Bên dưới biển số 208 phải đặt biển số 506b "Hướng đường ưu tiên" nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).

d) Trong khu đông dân cư biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu"

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Nền vàng viền đỏ, không có hình vẽ.



Hình C.10 - Biển số 208

C.9. Biển số 209 "Giao nhau có tín hiệu đèn"

a) Để báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người lái xe khó quan sát để kịp thời xử lý, phải đặt biển số 209 "Giao nhau có tín hiệu đèn".

b) Biển số 209 có thể được dùng bổ sung hoặc thay thế cho các biển số 205, 206, 207, 208.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 21cm

- Chiều rộng hình vẽ 7cm





Hình C.11 - Biển số 209

C.10. Biển số 210 "Giao nhau với đường sắt có rào chắn".

a) Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông; phải đặt biển số 210 "Giao nhau với đường sắt có rào chắn".

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 18cm

- Chiều rộng hình vẽ 21cm



Hình C.12 - Biển số 210

C.11. Biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn" và Biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện"

a) Để báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông phải đặt biển số 211a "Giao nhau với đường sắt không có rào chắn".

b) Trong trường hợp có từng đoạn đường bộ và đường sắt cùng đi chung với nhau, như cầu đi chung cũng phải cũng phải đặt một trong hai biển số 210 hoặc 211a cho phù hợp với thực tế có hay không có rào chắn.

c) Nơi đặt biển số 211a, phải đặt thêm biển số 242(a,b) "Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ" đặt cách ray ngoài cùng của đường sắt là 10m.

d) Để chỉ nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường tàu điện, phải đặt biển số 211b "Giao nhau với đường tàu điện". Chỉ cần thiết phải đặt biển này khi đường tàu điện không được nhìn thấy rõ ràng và kịp thời.

e) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Biển số 211a:

● Chiều cao hình vẽ 30cm

● Chiều rộng hình vẽ 32cm

- Biển số 211b:

● Chiều cao hình vẽ 20cm

● Chiều rộng hình vẽ 31cm





Hình C.13 - Biển số 211

C.12. Biển số 212 "Cầu hẹp"

a) Để báo trước sắp đến cầu hẹp là loại cầu có chiều rộng phần xe chạy nhỏ hơn hoặc bằng 4,50m phải đặt biển số 212 "Cầu hẹp". Khi qua các cầu này lái xe

phải đi chậm, quan sát, nhường nhau và dừng lại chờ ở hai đầu cầu.

b) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 25cm

- Chiều rộng hình vẽ 20cm





Hình C.14 - Biển số 212

C.13. Biển số 213 "Cầu tạm"

a) Để báo trước sắp đến cầu tạm là loại cầu được làm để sử dụng tạm thời cho xe cộ qua lại, phải đặt biển số 213 "Cầu tạm".

b) Nếu trọng tải của cầu thấp và khổ cầu hẹp thì phải đặt thêm các biển số 115 "Hạn chế trọng lượng xe" và biển số 118 "Hạn chế chiều ngang" hoặc các biển báo cần thiết khác. Khi gặp báo hiệu cầu tạm, người sử dụng cần thận trọng, khi nước ngập nhất thiết không được qua cầu.

c) Kích thước và màu sắc của hình vẽ trên biển:

- Chiều cao hình vẽ 23cm

- Chiều rộng hình vẽ 38cm






tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương