PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記



tải về 3.07 Mb.
trang28/32
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích3.07 Mb.
#33422
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

() 此界非非想天之上。復有上界風輪。金輪。及三界等。重重無盡也。問。諸方必有淨土。何偏讚西方。答。此亦非善問。假使讚阿佛國。汝又疑偏東方。展轉戲論。問。何不遍緣法界。答有三義。令初機易標心故。阿彌本願勝故。佛與此土眾生偏有緣故。蓋佛度生。生受化。其間難易淺深。總在於緣。緣之所在。恩德弘深。種種教啟。能令歡喜信入。能令觸動宿種。能令魔障難遮。能令體性開發。諸佛本從法身垂跡。固結緣種。若世出世。悉不可思議。尊隆於教乘。舉揚於海會。沁入於苦海。慈契於寂光。所以萬德欽承。群靈拱極。當知佛種從緣起。緣即法界。一念一切念。一生一切生。一香一華。一聲一色。乃至受懺授記。摩頂垂手。十方三世。莫不遍融。故此增上緣因。名法界緣起。此正所謂遍緣法界者也。淺位人。便可決志專求。深位人。亦不必捨西方。而別求華藏。若謂西方是權。華藏是實。西方小。華藏大者。全墮眾生遍計執情。以不達權實一體。大小無性故也。
  (Giải: Trên trời Phi Phi Tưởng của cõi này, lại có phong luân, kim luân và tam giới v.v... của cõi trên, trùng trùng vô tận.

Hỏi: Trong các phương ắt có Tịnh Độ, cớ gì phải riêng khen ngợi Tây Phương?

Đáp: Đây cũng chẳng phải là lời hỏi đúng lý! Giả sử khen ngợi cõi A Súc Phật thì ông lại nghi vì sao riêng khen ngợi Đông phương? Quẩn quanh đùa bỡn như thế đó!

Hỏi: Sao không nghĩ niệm trọn khắp pháp giới?

Đáp: Là do có ba nghĩa: Nhằm làm cho hàng sơ cơ dễ biết chỗ để

chú tâm, do A Di Đà Phật có bổn nguyện thù thắng, do Phật đặc biệt có duyên với chúng sanh cõi này. Ấy là vì Phật hóa độ chúng sanh, chúng sanh tiếp nhận sự giáo hóa, trong ấy có [tình trạng] khó - dễ, cạn - sâu, nói chung là do duyên. Duyên đã có, ân đức rộng sâu, đủ mọi cách dạy bảo, khơi gợi thì sẽ có thể làm cho [chúng sanh] vui vẻ tin tưởng, chứng nhập, có thể dấy động chủng tử từ trong quá khứ, có thể làm cho ma khó thể gây chướng ngại, ngăn trở, có thể làm cho thể tánh khai phát. Chư Phật vốn từ Pháp Thân mà thị hiện hình tích, tạo duyên sâu chắc với chúng sanh. Dù là [so với] pháp thế gian hay xuất thế gian, [pháp môn này] luôn luôn là chẳng thể nghĩ bàn, nên nó được tôn trọng nhất trong các giáo pháp và tam thừa Phật pháp, được tuyên dương trong các hội [giảng kinh rộng lớn như] biển cả [của chư Phật], thấm sâu trong biển khổ, từ bi khế hợp với Tịch Quang. Do vậy, các bậc vạn đức (chư Phật) đều kính trọng, tuân giữ, các sanh linh đều ngưỡng mộ tuân hành đến tột bậc. Hãy nên biết rằng: Phật chủng (hạt giống thành Phật) từ duyên mà khởi, duyên chính là pháp giới. Niệm một tức là niệm hết thảy, sanh về một là sanh về hết thảy, một hương, một hoa, một tiếng, một sắc, cho đến chấp nhận [kẻ có tội đối trước Phật] sám hối, thọ ký, xoa đầu, duỗi tay, mười phương ba đời không gì chẳng dung hội trọn khắp. Vì thế, tăng thượng duyên nhân gọi là “pháp giới duyên khởi”. Đây chính là “duyên trọn khắp pháp giới” vậy. Người thuộc địa vị cạn sẽ quyết chí chuyên cầu, mà người ở địa vị sâu cũng chẳng cần phải bỏ Tây Phương để riêng cầu Hoa Tạng. Nếu bảo Tây Phương là Quyền, Hoa Tạng là Thật, Tây Phương là Tiểu Thừa, Hoa Tạng là Đại Thừa, tức là hoàn toàn rơi vào tình thức Biến Kế Chấp của chúng sanh, bởi chẳng thấu hiểu Quyền và Thật cùng một Thể, Tiểu Thừa và Đại Thừa chẳng có tánh vậy).
Mười phương thế giới vô lượng vô biên chư Phật Như Lai, không một vị Phật nào chẳng khen ngợi Tây Phương Cực Lạc thế giới, khen ngợi công đức chẳng thể nghĩ bàn. Công đức chẳng thể nghĩ bàn ấy nếu dựa trên kinh này thì có thể nêu ra ba điều về mặt Sự:

- Thứ nhất là hoàn cảnh y báo của Tây Phương thế giới là chẳng thể nghĩ bàn.

- Thứ hai là chánh báo tức Phật Di Đà và những người vãng sanh Cực Lạc từ mười phương thế giới thành tựu chẳng thể nghĩ bàn.

- Thứ ba là thuyết pháp chẳng thể nghĩ bàn.

Người đời thường mong cầu Phật, Bồ Tát ban ân che chở, nếu chúng

ta đọc bộ kinh này, chiếu theo lý luận và phương pháp tu hành được dạy trong kinh điển, chắc chắn sẽ được hết thảy chư Phật hộ niệm. Xin lại xem lời chú giải của đại sư.

Phương trên của thế giới chúng ta có tầng tầng vô tận các thế giới Phật. Có người hoài nghi: Hết thảy chư Phật đều có Tịnh Độ, sao lại chỉ tán thán mình cõi Tây Phương? Thật ra, các phương tuy đều có Tịnh Độ, nhưng chẳng sánh bằng Tây Phương Cực Lạc thế giới vì Cực Lạc có ba điều như trên đây vừa nói: Hoàn cảnh y báo, đại chúng thành tựu, và thuyết pháp viên mãn. Những cõi Tịnh Độ khác chẳng có những điều ấy. Đại sư giải đáp lại càng tuyệt hơn nữa: Lời người ấy hỏi chẳng cao minh gì! Giả sử tán thán cõi A Súc Phật ở phương Đông, ắt người ấy sẽ hỏi vì sao lại riêng khen ngợi phương Đông. Đấy hoàn toàn là hý luận, chẳng đáng bàn tới!

Lại hỏi: Sao chẳng duyên trọn khắp pháp giới? Đại sư đáp: Có ba nghĩa:

1) Duyên trọn pháp giới nói thì dễ dàng, nhưng thực hiện khó lắm. Duyên trọn khắp pháp giới là dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, phá một phẩm vô minh, thấy một phần chân tánh, là cảnh giới của Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo, phàm phu chẳng làm được! Tâm có phân biệt, chấp trước sẽ chẳng thể duyên trọn khắp pháp giới. Vì những chúng sanh đới nghiệp, sơ cơ học Phật, chưa đoạn phiền não mà chỉ ra một phương hướng, một mục tiêu thì trong phương diện tu học, họ sẽ dễ thực hiện thuận theo lòng nghĩ.

2) [Người ấy lại vặn hỏi] nếu chỉ nêu một mình cõi Tây Phương để hàng sơ cơ dễ có phương hướng xác định nhằm tu tập cái tâm thì lấy các phương Đông, Nam, Bắc làm mục tiêu cũng chẳng phải là không được, sao cứ nhất định phải nêu lên Tây Phương? Lý do thứ hai là vì A Di Đà Phật có bổn nguyện thù thắng. Nhằm tiếp dẫn chúng sanh, nên khi tu nhân Phật Di Đà đã phát ra bốn mươi tám nguyện, vượt trỗi lời nguyện của các vị Phật khác, thật là thù thắng viên mãn. Cho nên, đặc biệt chỉ bày Tây Phương.

3) A Di Đà Phật đặc biệt có duyên với cõi này. Hết thảy các pháp dù thế gian hay xuất thế gian đều do duyên. Nếu vô duyên thì đôi bên gặp mặt cũng chẳng biết nhau. Mười phương chư Phật chẳng có duyên thù thắng với cõi này như A Di Đà Phật. Vì vậy, chúng ta cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ khá dễ dàng. Trong kinh Đại Thừa, đức Thế Tôn nói “thế giới là duyên sanh”, tức là “do duyên mà các pháp được sanh”, giữa người với người cũng giống như vậy. Người nào đó đặc biệt có duyên với quý vị thì quý vị nói với người ấy, người ấy sẽ tin tưởng. Duyên có thiện duyên và ác duyên. Phật pháp là thiện duyên, nhưng trong thời kỳ Mạt pháp, có rất nhiều Phật giáo đồ dựa vào Phật để gạt gẫm người khác, trong Quán Kinh và Vô Lượng Thọ Kinh nhắc tới chuyện này rất nhiều. Không chỉ Phật giáo, ngay cả Cơ Đốc giáo cũng nói đến chuyện thời đang gặp lúc mạt, tai họa dồn dập, tà ma, trá ngụy luôn xuất hiện, quan điểm khá giống nhau. Nếu có thể y giáo phụng hành thì sẽ có thể khai ngộ bổn tánh, ma chướng chẳng có dịp gây hại được. Chư Phật Như Lai chứng đắc Pháp Thân viên mãn, Pháp Thân là bản thể của muôn loài trong vũ trụ. Chư Phật giác ngộ, biết tận cùng hư không, trọn khắp pháp giới có cùng một Thể với chính mình, nên bảo là “cố kết duyên chủng” (đã gieo duyên sâu chắc). Đã là một Thể, ắt sẽ chiếu cố. Khi duyên của chúng sanh chín muồi, Phật liền đến độ kẻ ấy.

Tôn long ư giáo thừa”: Giáo là mười hai phần giáo, còn Thừa là tam thừa Phật pháp (Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa). Trong hết các kinh, kinh này được tôn xưng long trọng nhất. “Cử dương ư hải hội”: Hết thảy các đạo tràng giảng kinh của chư Phật trong tận hư không, trọn pháp giới, không đạo tràng nào chẳng giảng kinh A Di Đà. “Thấm nhập ư khổ hải”: Chữ “khổ hải” chỉ lục đạo. A Di Đà Phật và hết thảy chư Phật có duyên sâu đậm với cõi này, tuyên dương pháp môn này, chúng sanh đều có thể tin sâu chẳng nghi, phát nguyện cầu vãng sanh. “Từ khế ư Tịch Quang”: “Từ” là từ bi. Chư Phật giới thiệu pháp môn thành Phật này cho phàm phu, lòng từ bi đến tột cùng! Kinh Đại Thừa nói Bồ Tát thành Phật, chứ Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể thành Phật. Trời, người càng chẳng có phần. Pháp môn này chung khắp từ địa ngục A Tỳ cho đến cõi Thường Tịch Quang, một mực tự nâng cao [cảnh giới] cho đến khi viên mãn Phật quả trong Tịch Quang. Đây là pháp Đại Thừa nhất trong các pháp Đại Thừa, là liễu nghĩa nhất trong những pháp liễu nghĩa.

Sở dĩ, vạn đức khâm thừa, quần linh củng cực” (Do vậy, các bậc vạn đức đều kính trọng, tuân giữ, các sinh linh đều ngưỡng mộ tuân hành đến tột bậc): Chữ “vạn đức” chỉ chư Phật, mười phương hết thảy chư Phật đều tôn kính, thừa sự. Chữ “quần linh” chỉ các vị thượng thiện nhân trong cõi Tây Phương, mà cũng có thể giải thích là vô lượng Bồ Tát trong mười phương, ai nấy đều tiếp nhận sự giáo huấn của A Di Đà Phật.

Phật chủng tùng duyên khởi, duyên tức pháp giới”: Bậc Pháp Thân đại sĩ từ Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo trở lên mới thực hiện được “biến duyên pháp giới” (duyên trọn khắp pháp giới). Vị ấy phải có tâm bình đẳng, tâm thanh tịnh thì mới có thể duyên trọn khắp. Lý luận và phương pháp của Tịnh Tông ngầm hợp với thanh tịnh, bình đẳng. Nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhất tâm chính là thanh tịnh, bình đẳng, không phân biệt, chẳng chấp trước, chẳng có giới hạn. “Nhất sanh, nhất thiết sanh”: Sanh về Tây Phương Tịnh Độ chính là sanh về mười phương hết thảy cõi nước. Một hương, một hoa, một tiếng, một sắc, cho đến tiếp nhận sự sám hối của chúng sanh, thọ ký [người ấy sẽ thành Phật], xoa đỉnh đầu, duỗi tay, khởi tâm động niệm, không gì chẳng dung hợp trọn khắp. Đấy là chân tâm thường trụ. Tâm của chúng ta là vọng tâm, chưa thể thường trụ, nên gọi là “tâm viên, ý mã” (tâm như vượn nhảy nhót tung tăng, ý như ngựa chạy lồng). Dùng phương pháp Niệm Phật để đạt đến cảnh giới này, khiến cho chân tâm bổn tánh thời thời khắc khắc hiện tiền. Trọn chớ nên coi nhẹ phương pháp Niệm Phật! Ai thật sự phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ thì người ấy đã “duyên trọn khắp pháp giới”.



Chữ “thiển vị nhân” (người thuộc địa vị cạn) chỉ kẻ thiếu công phu, phiền não nặng nề, nghiệp chướng sâu đậm, không thể dựa vào tự lực để liễu sanh tử, thoát tam giới, hãy nên hạ quyết tâm chuyên cầu vãng sanh Tây Phương. “Thâm vị nhân” (người thuộc địa vị sâu) là người có công phu, có thể đoạn phiền não, liễu sanh tử, thoát tam giới, chứng Bồ Đề, cũng chẳng cần phải đi lòng vòng, bỏ Tây Phương để cầu nhập Hoa Tạng trước. Đợi đến khi sanh vào thế giới Hoa Tạng, gặp gỡ Phổ Hiền Bồ Tát, lại phải dựa vào mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc!
(Kinh) Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh, thọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Thị cố Xá Lợi Phất! Nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ cập chư Phật sở thuyết.
() 舍利弗。於汝意云何。何故名為一切諸佛所護念經。舍利弗。若有善男子。善女人。聞是經受持者。及聞諸佛名者。是諸善男子。善女人。皆為一切諸佛之所護念。皆得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。是故舍利弗。汝等皆當信受我語。及諸佛所說。
(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Ý ông nghĩ sao? Vì sao gọi kinh này có tên là “kinh được hết thảy chư Phật hộ niệm”? Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kinh này mà thọ trì cùng nghe danh hiệu của chư Phật thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy đều được hết thảy chư Phật hộ niệm, đều chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì thế, Xá Lợi Phất! Các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói).
Xá Lợi Phất tuy là bậc đại trí, nhưng Phật hỏi Ngài: “Ý ông nghĩ sao?” thì Xá Lợi Phất cũng chẳng đáp được một câu. Do vậy, đức Phật giải thích: Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân; chữ Thiện này chỉ những người thiện căn, phước đức chín muồi, nghe xong sẽ hoan hỷ, tin sâu chẳng ngờ, lòng chân thành tiếp nhận, phát nguyện cầu sanh, hạng người ấy sẽ được chư Phật hộ niệm156, “đều chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”, Đây là lợi ích do chính mình chứng được. Nếu chúng ta nghĩ mình phiền não nặng nề, sợ rằng chẳng thể chứng được trọn vẹn ba món Bất Thoái bèn là nghi ngờ chính mình, tự đánh mất lợi lành. Hãy nên biết: Từng chữ, từng câu trong kinh này đều nói hết sức khẳng định, không có lời nào mập mờ nước đôi! Cuối cùng, đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: Các ông nhất định phải tin nhận lời ta và lời hết thảy chư Phật đã nói.
(Giải) Thử kinh độc thuyên vô thượng tâm yếu, chư Phật danh tự, tịnh thuyên vô thượng viên mãn cứu cánh vạn đức. Cố văn giả giai vị chư Phật hộ niệm. Hựu, văn kinh, thọ trì, tức chấp trì danh hiệu, A Di danh hiệu chư Phật sở hộ niệm cố.
  () 此經獨詮無上心要。諸佛名字。並詮無上圓滿究竟萬德。故聞者皆為諸佛護念。又。聞經受持。即執持名號。阿彌名號。諸佛所護念故。
(Giải: Một mình kinh này giảng về tâm yếu vô thượng, danh hiệu của chư Phật và giảng giải vạn đức rốt ráo viên mãn vô thượng. Vì thế, người nghe đều được chư Phật hộ niệm. Lại nữa, nghe kinh, thọ trì, tức là chấp trì danh hiệu, vì danh hiệu A Di Đà được chư Phật hộ niệm).
Độc” là duy nhất, [câu “thử kinh độc thuyên vô thượng tâm yếu” có nghĩa là] chỉ có mình kinh này giảng rõ vô thượng tâm yếu cho chúng ta. A Di Đà Phật là danh hiệu của hết thảy chư Phật, là vạn đức đã viên mãn rốt ráo. “Vô thượng tâm yếu” chính là cái tâm tánh niệm Phật. Vì thế, niệm một vị A Di Đà Phật chính là niệm hết thảy chư Phật Như Lai, một chính là hết thảy. Chư Phật nhân viên quả mãn, trí huệ đạt đến rốt ráo. Ba đức Pháp Thân, Bát Nhã, Giải Thoát đều đạt đến viên mãn; niệm một câu danh hiệu sẽ khởi lên tác dụng cảm ứng đạo giao với ba đức viên mãn. Chúng sanh tuy chưa chứng đắc, nhưng tự tánh đã sẵn có, ắt sẽ tương ứng tam đức do chư Phật đã chứng nơi quả vị Như Lai. Do vậy, trong phần trước đã có nói: “Niệm danh hiệu Phật là đem công đức của A Di Đà Phật biến thành công đức của chính mình”.
(Giải) Vấn: Đản văn chư Phật danh, nhi vị trì kinh, diệc đắc hộ niệm bất thoái da?

Đáp: Thử nghĩa hữu cục, hữu thông. Chiêm Sát vị: “Tạp loạn cấu tâm, tuy tụng ngã danh, nhi bất vi văn, dĩ bất năng sanh quyết định tín giải, đản hoạch thế gian thiện báo, bất đắc quảng đại thâm diệu lợi ích. Nhược đáo Nhất Hạnh tam-muội, tắc thành quảng đại vi diệu hạnh tâm, danh đắc Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn, nãi vi đắc văn thập phương Phật danh”. Thử diệc ưng nhĩ. Cố tu văn dĩ chấp trì, chí nhất tâm bất loạn, phương vi văn chư Phật danh, mông chư Phật hộ niệm. Thử cục nghĩa dã. Thông nghĩa giả, chư Phật từ bi bất khả tư nghị, danh hiệu công đức diệc bất khả tư nghị. Cố nhất văn Phật danh, bất luận hữu tâm vô tâm, nhược tín, nhược phủ, giai thành duyên chủng. Huống Phật độ chúng sanh, bất giản oán thân, hằng vô bì quyện. Cẩu văn Phật danh, Phật tất hộ niệm, hựu hà nghi yên? Nhiên cứ Kim Cang Tam Luận, căn thục Bồ Tát, vi Phật hộ niệm, vị tại Biệt Địa, Viên Trụ. Cái ước tự lực, tất nhập Đồng Sanh Tánh, nãi khả hộ niệm. Kim trượng tha lực, cố Tương Tự Vị, tức mông hộ niệm. Nãi chí Tương Tự Vị dĩ hoàn, diệc giai hữu thông hộ niệm chi nghĩa. Hạ chí nhất văn Phật danh, ư đồng thể pháp tánh, hữu tư phát lực, diệc đắc viễn nhân, chung bất thoái dã. A Nậu Đa La, thử vân Vô Thượng, Tam Miệu Tam Bồ Đề, thử vân Chánh Đẳng Chánh Giác, tức Đại Thừa quả giác dã. Viên tam Bất Thoái, nãi “nhất sanh thành Phật” dị danh. Cố khuyến Thân Tử đẳng giai đương tín thọ. Văn danh công đức như thử, Thích Ca cập thập phương chư Phật đồng sở tuyên thuyết, khả bất tín hồ? Sơ khuyến tín lưu thông cánh.
() 問。但聞諸佛名。而未持經。亦得護念不退耶。答。此義有局有通。占察謂。雜亂垢心。雖誦我名。而不為聞。以不能生決定信解。但獲世間善報。不得廣大深妙利益。若到一行三昧。則成廣大微妙行心。名得相似無生法忍。乃為得聞十方佛名。此亦應爾。故須聞已執持。至一心不亂。方為聞諸佛名。蒙諸佛護念。此局義也。通義者。諸佛慈悲。不可思議。名號功德。亦不可思議。故一聞佛名。不論有心無心。若信若否。皆成緣種。況佛度眾生。不簡怨親。恆無疲倦。苟聞佛名。佛必護念。又何疑焉。然據金剛三論。根熟菩薩。為佛護念。位在別地圓住。蓋約自力。必入同生性。乃可護念。今仗他力。故相似位。即蒙護念。乃至相似位以還。亦皆有通護念之義。下至一聞佛名。於同體法性。有資發力。亦得遠因。終不退也。阿耨多羅。此云無上。三藐三菩提。此云正等正覺。即大乘果覺也。圓三不退。乃一生成佛異名。故勸身子等。皆當信受。聞名功德如此。釋迦及十方諸佛。同所宣說。可不信乎。初勸信流通竟。

(Giải: Hỏi: Chỉ nghe danh hiệu chư Phật, nhưng chưa trì kinh thì cũng được hộ niệm bất thoái ư?



Đáp: Điều này có nghĩa hạn cuộc và nghĩa phổ biến. Kinh Chiêm Sát dạy: “Tâm nhơ tạp loạn, tuy tụng niệm danh hiệu ta, vẫn chẳng thể coi là ‘nghe’, vì chẳng thể sanh lòng tin hiểu quyết định, chỉ đạt được quả báo tốt lành trong thế gian, chẳng đạt được lợi ích sâu mầu rộng lớn. Nếu đạt được Nhất Hạnh tam-muội, sẽ thành cái tâm tu hành rộng lớn vi diệu, gọi là đạt được Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn, bèn được coi là đã nghe danh hiệu của mười phương Phật”. Ở đây, cũng nên hiểu giống như vậy. Vì thế, nghe rồi, phải nên chấp trì đến mức nhất tâm bất loạn thì mới là “đã nghe danh hiệu của chư Phật”, được chư Phật hộ niệm. Đấy là nghĩa hạn cuộc.

Nghĩa phổ biến là chư Phật từ bi chẳng thể nghĩ bàn, công đức của danh hiệu cũng chẳng thể nghĩ bàn. Vì thế, vừa nghe danh hiệu Phật, bất luận là hữu tâm hay vô tâm, dù tin hay không, đều tạo thành cái duyên và hạt giống [thành Phật trong A Lại Da Thức]. Huống chi, Phật độ chúng sanh chẳng phân biệt là kẻ oán hay người thân, luôn luôn không mệt mỏi. Nếu nghe danh hiệu Phật, ắt Phật sẽ hộ niệm, há còn đáng nghi gì nữa ư? Nhưng theo Kim Cang Tam Luận, Bồ Tát căn cơ chín muồi, được Phật hộ niệm thì địa vị thuộc Sơ Địa trong Biệt Giáo hoặc Sơ Trụ trong Viên Giáo. Bởi lẽ, luận theo phía tự lực thì phải thuộc địa vị Đồng Sanh Tánh mới được [chư Phật] hộ niệm. Nay cậy vào tha lực, nên thuộc vào địa vị Tương Tự liền được Phật hộ niệm, cho đến từ địa vị Tương Tự trở xuống cũng đều có ý nghĩa “cùng được chư Phật hộ niệm”. Thậm chí vừa nghe danh hiệu Phật thì đã có sức giúp cho đồng thể pháp tánh được phát khởi, cũng trở thành cái nhân xa, trọn chẳng bị lui sụt.

A Nậu Đa La cõi này dịch là Vô Thượng, Tam Miệu Tam Bồ Đề cõi này dịch là Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là quả giác Đại Thừa vậy. “Trọn vẹn ba thứ Bất Thoái” chính là tên khác của “thành Phật ngay trong một đời”. Vì thế, đức Phật khuyên các vị như Thân Tử (Xá Lợi Phất) đều nên tin nhận. Phật Thích Ca và mười phương chư Phật cùng tuyên nói công đức nghe danh hiệu như thế, há chẳng đáng tin ư? Tiểu đoạn thứ nhất [trong phần Lưu Thông] là Khuyến Tín Lưu Thông đã xong).
Đại sư trả lời: Nghĩa này có nghĩa hạn cuộc (cục nghĩa) và nghĩa phổ

cập (thông nghĩa). “Cục” là nghĩa hẹp, “thông” là nghĩa rộng. Kinh Địa Tạng gồm ba loại:

1) Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh được phổ biến rộng rãi nhất.

2) Địa Tạng Bồ Tát Thập Luân Kinh.

3) Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh (gọi tắt là kinh Chiêm Sát).

Trong kinh Chiêm Sát, có một đoạn nói: “Tạp loạn cấu tâm, tuy tụng ngã danh, nhi bất vi văn” (Tâm nhơ tạp loạn thì tuy tụng danh hiệu ta vẫn chẳng thể coi là đã nghe). Câu này ý nói tâm tạp loạn niệm Phật không có công đức. Tuy không có công đức, vẫn đạt được quả báo tốt lành trong thế gian, chứ không đạt được “lợi ích sâu mầu rộng lớn”. [Lợi ích sâu mầu rộng lớn] là đắc Định, khai ngộ, liễu sanh tử, thoát tam giới.

Nhược đáo Nhất Hạnh tam-muội, tắc thành quảng đại vi diệu hạnh tâm, danh đắc Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn, nãi vi đắc văn thập phương Phật danh” (Nếu đạt được Nhất Hạnh tam-muội sẽ thành cái tâm tu hành rộng lớn vi diệu, gọi là đạt được Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn, bèn được nghe danh hiệu của mười phương Phật). Trong Lục Tổ Đàn Kinh, Huệ Năng đại sư coi trọng Nhất Hạnh tam-muội. Trong Tịnh Độ Tông có Niệm Phật tam-muội. Thật ra, Niệm Phật tam-muội chính là Nhất Hạnh tam-muội, còn gọi là Nhất Tướng tam-muội. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát khai thị một tiêu chuẩn: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm liên tục”, đấy là Nhất Hạnh tam-muội, còn kinh này (kinh A Di Đà) gọi là “nhất tâm bất loạn”. Nhất tâm bất loạn là Nhất Hạnh tam-muội, mà cũng là Niệm Phật tam-muội. Nhất tâm bất loạn có công phu sâu hay cạn sai khác. Niệm đến mức đoạn hết Kiến Tư phiền não thì gọi là Sự nhất tâm bất loạn. Niệm đến mức phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân thì gọi là Lý nhất tâm bất loạn. Cảnh giới được nói tới trong đoạn này chính là vừa mới đạt đến Lý nhất tâm bất loạn, thì gọi là “quảng đại vi diệu hạnh tâm”, đắc Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn. Thật sự đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn thì như trong kinh Nhân Vương đã giảng rất rõ ràng, đấy là Thất Địa Bồ Tát. Trước khi đạt đến địa vị Thất Địa Bồ Tát đều gọi là Tương Tự Vô Sanh Pháp Nhẫn. Thất Địa là Hạ Phẩm, Bát Địa là Trung Phẩm, Cửu Địa là Thượng Phẩm Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Lại lên tới Thập Địa thì gọi là Hạ Phẩm Tịch Diệt Nhẫn, Đẳng Giác Bồ Tát là Trung Phẩm Tịch Diệt Nhẫn, Như Lai quả địa gọi là Thượng Phẩm Tịch Diệt Nhẫn. Nếu cũng hiểu pháp môn Niệm Phật theo cùng một lý này, thì đấy là nghĩa hạn cuộc.

Đối với nghĩa phổ cập thì do chư Phật từ bi chẳng thể nghĩ bàn, công đức của danh hiệu cũng chẳng thể nghĩ bàn, dùng một câu A Di Đà Phật có thể khiến cho phàm phu nghiệp chướng cực nặng thành Phật viên mãn ngay trong một đời. Vừa nghe danh hiệu Phật, bất luận hữu tâm hay vô tâm, dù tin hay chẳng tin, chủng tử thành Phật đã được gieo vào [thức điền]. Tâm Phật thanh tịnh, bình đẳng, không phân biệt, chấp trước, quan tâm trọn khắp chúng sanh, chỉ luận định duyên đã chín muồi hay chưa, chẳng cần biết là kẻ oán hay người thân. Người tạo tội cực ác như vua A Xà Thế, tạo Ngũ Nghịch, Thập Ác, lúc lâm chung sám hối, nhất tâm niệm Phật cũng được vãng sanh. Trong kinh, đức Phật tuyên nói: Vua A Xà Thế sanh về Tây Phương, phẩm vị là Thượng Phẩm Trung Sanh, thật chẳng thể nghĩ bàn! Có hai loại vãng sanh:

- Một là lúc bình thường đoạn ác tu thiện, chuyên tâm niệm Phật.

- Hai là kẻ nghiệp nặng, lúc lâm chung chân tâm sám hối, cũng được vãng sanh.

Bất luận là ai dù chỉ trì danh chứ chẳng tụng kinh cũng đều được Phật hộ niệm, không cần phải hoài nghi!

Theo như cách Phật đã giảng trong các kinh Đại Thừa thì thông thường phải là bậc Sơ Địa của Biệt Giáo trở lên hoặc là từ Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên, những vị ấy đều là bậc Pháp Thân đại sĩ thì mới được Phật hộ niệm. Vì họ đã phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân, tâm thanh tịnh, bình đẳng, hết thảy chướng ngại đều không có, từ đấy trở đi, tâm tâm lưu nhập biển Tát Bà Nhã (Nhất Thiết Trí). Nhưng trong tông này (Tịnh Độ Tông) thì lại khác, nhờ được bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phật gia trì, mười phương chư Phật cũng gia trì. Nếu chẳng tu pháp môn này sẽ không được A Di Đà Phật gia trì, những vị Phật khác cũng chẳng quan tâm tới. Sau khi đọc cuốn Yếu Giải, [mới thấy] một câu Phật hiệu chẳng thể không niệm. [Hễ niệm Phật], dù chưa đạt tới địa vị Tương Tự, vẫn nhất định được chư Phật hộ niệm. Một câu A Di Đà Phật này là chủng tử thành Phật, trong một đời được nghe một câu A Di Đà Phật, nhưng đời này chưa thể vãng sanh thì đời sau hay đời sau nữa, hoặc đời khác nữa, được mang thân người, lại gặp pháp môn này, chủng tử trong A Lại Da Thức sẽ dấy lên hiện hành, có thể tin, có thể nguyện, có thể hành, người ấy cũng sẽ nhất định vãng sanh.

A Nậu Đa La, cõi này dịch là Vô Thượng, Tam Miệu Tam Bồ Đề,



cõi này dịch là Chánh Đẳng Chánh Giác”, nói theo cách bây giờ là “trí huệ viên mãn rốt ráo”. Chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái, chính là tên gọi khác “thành Phật ngay trong một đời”. Kinh này do đức Thế Tôn và mười phương chư Phật buốt lòng rát miệng khuyên chúng ta hãy đều nên tin nhận, há chúng ta chẳng tin tưởng ư?
4.3.1.2. Khuyến nguyện lưu thông
(Kinh) Xá Lợi Phất! Nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh. Thị cố Xá Lợi Phất! Chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

(Giải) Dĩ nguyện dĩ sanh, kim nguyện kim sanh, đương nguyện đương sanh, chánh hiển y tín sở phát chi nguyện vô hư dã. Phi tín, bất năng phát nguyện. Phi nguyện, tín diệc bất sanh. Cố vân: “Nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện”. Hựu, nguyện giả, tín chi khoán, hạnh chi xu, vưu vi yếu vụ. Cử nguyện, tắc tín hạnh tại kỳ trung. Sở dĩ ân cần tam khuyến dã. Phục thứ, nguyện sanh bỉ quốc, tắc hân yếm nhị môn, yếm ly Sa Bà, dữ y Khổ Tập nhị đế, sở phát nhị chủng hoằng thệ tương ứng. Hân cầu Cực Lạc, dữ y Đạo Diệt nhị đế, sở phát nhị chủng hoằng thệ tương ứng. Cố đắc bất thoái chuyển ư đại Bồ Đề đạo.
() 舍利弗。若有人。已發願。今發願。當發願。欲生阿彌陀佛國者。是諸人等。皆得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。於彼國土。若已生。若今生。若當生。是故舍利弗。諸善男子。善女人。若有信者。應當發願。生彼國土。

  () 已願已生。今願今生。當願當生。正顯依信所發之願無虛也。非信。不能發願。非願。信亦不生。故云。若有信者。應當發願。又。願者。信之券。行之樞。尤為要務。舉願。則信行在其中。所以殷勤三勸也。復次願生彼國。即欣厭二門。厭離娑婆。與依苦集二諦。所發二種弘誓相應。欣求極樂。與依道滅二諦。所發二種弘誓相應。故得不退轉於大菩提道。


(Chánh kinh: Này Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về cõi Phật A Di Đà thì những người ấy đều đắc bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với cõi ấy hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh. Vì thế Xá Lợi Phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu có lòng tin, hãy nên phát nguyện sanh về cõi ấy.

Giải: Đã nguyện đã sanh, nay nguyện nay sanh, sẽ nguyện sẽ sanh, nhằm tỏ rõ do tin tưởng mà phát ra lời nguyện thì lời nguyện ấy chẳng hư huyễn. Không tin sẽ chẳng thể phát nguyện. Không có nguyện, lòng tin cũng chẳng thể sanh. Vì thế nói: “Nếu có lòng tin, hãy nên phát nguyện”. Hơn nữa, nguyện là bằng khoán của lòng tin, là mấu chốt của hạnh, có vai trò quan trọng nhất. Nêu ra nguyện thì tín và hạnh đều nằm trong ấy. Do vậy, Phật ân cần ba lượt khuyên nhủ. Lại nữa, nguyện sanh về cõi ấy chính là hai môn Ưa Thích và Chán Lìa. Chán lìa Sa Bà, tương ứng với hai thứ hoằng thệ do nương theo Khổ Đế và Tập Đế mà phát ra. Ưa cầu Cực Lạc, tương ứng với hai thứ hoằng thệ do nương theo Đạo Đế và Diệt Đế mà phát ra. Vì thế, đạt được chẳng thoái chuyển nơi đại Bồ Đề đạo).
Đoạn này thuộc phần “khuyến nguyện lưu thông”. Đại sư nói, người đã phát nguyện đã vãng sanh, người hiện đang phát nguyện thì trong một đời này nhất định vãng sanh, phát nguyện trong tương lai thì tương lai nhất định vãng sanh. Từ ngữ “đương phát nguyện giả” chỉ cho chúng ta trong hiện tại, cũng giống như người trong quá khứ, nhằm chỉ rõ lời phát nguyện xuất phát từ lòng tin không hư dối, tin tưởng sâu xa, không hoài nghi tí nào. Không có lòng tin sẽ chẳng thể phát nguyện. Thông thường có chân tín, chánh tín và mê tín. Có không ít pháp sư đại đức khuyên người khác niệm Phật, nhưng chính họ không niệm, họ nghĩ còn có những pháp môn khác cao hơn. Đấy gọi là “chánh tín157.

Nguyện giả, tín chi khoán” (Nguyện là bằng khoán của tín). “Khoán” (券) là bằng chứng, Tín cũng là mấu chốt của Hạnh. Trong ba món tư lương, Tín đặc biệt quan trọng. Nếu ai thật sự chịu phát nguyện vãng sanh, người ấy tất nhiên có lòng tin rất sâu, ắt sẽ chịu thật thà niệm Phật, điều này thuộc về Hạnh. Khuyên nên tin tưởng, khuyên nên hành trì, mỗi phần đức Phật chỉ khuyên một lần, nhưng lại khuyên “hãy phát nguyện” đến ba lần. Đủ thấy, đức Phật hết sức coi trọng nguyện. Lần thứ nhất là trong đoạn thứ hai của phần Chánh Tông, Phật nói xong sự trang nghiêm nơi y báo và chánh báo, chúng sanh vãng sanh về đó đều đắc Bất Thoái, đức Phật khuyên “chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc” (chúng sanh nghe nói, đều nên phát nguyện, nguyện sanh về cõi ấy). Lần thứ hai là trong đoạn cuối của phần Chánh Tông: “Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ, ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ” (Người ấy lúc lâm chung, tâm chẳng điên đảo, liền được sanh về cõi nước Cực Lạc của A Di Đà Phật. Ta thấy điều lợi này, nên nói lời như sau: Nếu có chúng sanh nghe nói như vậy, hãy nên phát nguyện, nguyện sanh về cõi ấy). Còn trong đoạn này là lần khuyên thứ ba, lại nói: “Nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ” (Nếu ai có lòng tin, hãy nên phát nguyện sanh về cõi ấy). Chẳng ngại phiền rộn, chẳng sợ trùng lặp, đức Bổn Sư lòng từ bi khẩn thiết, thật sự mong chúng ta ngay trong một đời sẽ vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi viên thành Phật đạo, thỏa mãn hoằng nguyện độ sanh. Tâm cảm ơn đội đức đối với đức Thế Tôn nẩy sanh tràn trề.



Đại sư lại dựa trên Tứ Hoằng Thệ Nguyện để giải thích, nguyện sanh cõi ấy chính là viên mãn Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Nguyện vãng sanh nhất định lìa khỏi Sa Bà. “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn” thuộc về Khổ Đế và Tập Đế. “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” thuộc về Diệt Đế và Đạo Đế. Tứ Hoằng Thệ Nguyện hễ phát tâm thì đại Bồ Đề tâm liền viên mãn. Đại sư nói lời này khiến chúng ta giật nẩy mình, vì từ trước đến giờ chưa có ai nói cả! Ở đây, Ngài đã nêu ra căn cứ, Tứ Hoằng Thệ Nguyện chính là vô thượng Bồ Đề tâm.
(Giải) Vấn: Kim phát nguyện, đản khả vân đương sanh, hà danh kim sanh?

Đáp: Thử diệc nhị nghĩa. Nhất ước nhất kỳ danh “kim”, hiện sanh phát nguyện trì danh, lâm chung định sanh Tịnh Độ. Nhị ước sát-na danh “kim”, nhất niệm tương ứng, nhất niệm sanh. Niệm niệm tương ứng, niệm niệm sanh. Diệu nhân, diệu quả, bất ly nhất tâm. Như xứng lưỡng đầu, đê ngang thời đẳng, hà sĩ Sa Bà báo tận, phương dục trân trì? Chỉ kim tín nguyện trì danh, liên ngạc quang vinh, kim đài ảnh hiện, tiện phi Sa Bà giới nội nhân hỹ. Cực viên, cực đốn, nan nghị, nan tư. Duy hữu đại trí, phương năng đế tín.
Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 3.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương