PHÒng kinh tế ĐỐi ngoạI



tải về 37.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích37.34 Kb.
#25901
SỞ CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI

PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2015




BÁO CÁO

Kết quả xuất nhập khẩu của Thành phố Hà Nội

tháng 8 năm 2015




1. Tình hình xuất khẩu:

1.1. Kim ngạch:

a/ Tháng 8: Kim ngạch xuất khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 918 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng 7 năm 2015. Trong đó, các doanh nghiệp do địa phương quản lý ước đạt 663 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng 7 năm 2015.

Chia theo thành phần kinh tế:

+ Khu vực kinh tế nhà nước: ước đạt 277 triệu USD, giảm 1,2% so với tháng 7;

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: ước đạt 167 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 7;

+ Khu vực FDI: ước đạt 474 triệu USD, giảm 1,1% so với tháng 7.



b/ 8 tháng: Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 7156 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2014 (7279 triệu USD). Trong đó, các doanh nghiệp do địa phương quản lý ước đạt 5083 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2014 (5155 triệu USD)

Chia theo thành phần kinh tế:

+ Khu vực kinh tế nhà nước: ước đạt 2249 triệu USD, chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 2,6% so với cùng kỳ 2014;

+ Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: ước đạt 1450 triệu USD, chiếm tỷ trọng 20,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 2,9% so với cùng kỳ 2014;

+ Khu vực FDI: ước đạt 3457 triệu USD, chiếm tỷ trọng 48,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 0,7% so với cùng kỳ 2014.



1.2. Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu:

Các nhóm mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm 2014: có 5 nhóm mặt hàng, trong đó không có nhóm mặt hàng nào đạt mức tăng trên 8% theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2015:

- Hàng may, dệt: ước đạt 1005 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 5,4% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2014

- Giầy dép và các sản phẩm từ da: ước đạt 169 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 3,7%;

- Hàng điện tử: ước đạt 423 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 2,5%;

- Máy móc thiết bị phụ tùng: ước đạt 782 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 4,7%;

- Thủy tinh và các mặt hàng từ thủy tinh: ước đạt 238 triệu USD, chiểm tỷ trọng 3,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 5,6%;



Nhóm mặt hàng giảm so với cùng kỳ: có 5 nhóm mặt hàng

- Hàng nông sản: ước đạt 784 triệu USD, chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 1,5% so với cùng kỳ. Nhóm hàng này giảm liên tục kể từ tháng 5/2015.

- Hàng thủ công mỹ nghệ: ước đạt 115 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 10,7%. Nhóm hàng này giảm liên tiếp từ tháng 4/2015.

- Linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi: ước đạt 1051 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 0,5%;

- Phương tiện vận tải và phụ tùng: ước đạt 419 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 4%

- Xăng dầu tạm nhập, tái xuất: ước đạt 407 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, giảm 24%. Đây là nhóm hàng giảm liên tiếp 8 tháng từ đầu năm.



1.3. Đánh giá chung:

* So với cả nước và thành phố Hồ Chí Minh:

Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của TP Hồ Chí Minh ước đạt 20.226 triệu USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu cả nước 7 tháng đầu năm đạt 84.248 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó các doanh nghiệp trong nước đạt 28.044 triệu USD, giảm 1,7% so với cùng kỳ 2014; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 56204 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ.

* Về kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội:

Đây là tháng thứ tư liên tiếp kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2014 như sau:

a. Giá trị kim ngạch 8 tháng đầu năm 2014 đạt cao (tăng 10,6% so với cùng kỳ 2013).

b. Cả 3 thành phần kinh tế đều giảm kim ngạch so với cùng kỳ (khối doanh nghiệp nhà nước giảm 2,6%, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,9% và khối đầu tư nước ngoài giảm 0,7%). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là động lực tăng trưởng của cả nước (chiếm tỷ trọng 66,7%), trong khi các doanh nghiệp FDI Hà Nội đã phát huy hết công suất từ vài năm trở lại đây và không có nhân tố mới, do đó không có tác động tăng trưởng chung cho xuất khẩu của thành phố Hà Nội.

c. Tỷ giá đồng USD có xu hướng mạnh lên từ đầu năm so với một số đồng tiền khác làm giảm nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội như EU, Nhật Bản. Trong khi đó tại Việt Nam, tỷ giá USD so với VND được điều chỉnh với biên độ hẹp làm giá thành nhập khẩu hàng từ Việt Nam bị đội lên cao khiến sức cạnh tranh giảm đi (Việc điều chỉnh giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và VND của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giữa tháng 8 vừa qua chưa có tác động ngay lập tức tới kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng này do những hợp đồng được ký kết từ những tháng trước).

d. Việc tăng giá một số yếu tố đầu vào như điện, nước, tiền lương tối thiểu công nhân (15% kể từ 01/01/2015)… làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, rất khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc giá rẻ tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hà Nội.

e. Lãi suất cho vay của ngân hàng tuy giảm nhưng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận

f. Giá thuê đất, mặt bằng sản xuất vẫn còn cao. Năm 2015, các doanh nghiệp không còn được hưởng giảm trừ thuê đất 50% như năm 2014.

g. Nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu giảm so với cùng kỳ:

- Nhóm hàng nông sản chiếm tỷ trọng 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố và giảm 1,5% so với cùng kỳ 2014 (trong đó gạo giảm 11,3%, cà phê giảm 20,7% và chè giảm 8%).



Mặt hàng gạo:

Nguồn cung gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh (đặc biệt từ Thái Lan) dẫn đến giá gạo ngày càng giảm (hết quý I giảm 3,8%, đến nay giảm 5,4%) khiến kim ngạch giảm. Việt Nam ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh về gạo (Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Campuchia và Myanmar), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Hà Nội đang bị giảm thị phần các thị trường đầu ra chủ yếu là Cu Ba, Trung Quốc, châu Phi. Riêng thị trường Trung Quốc bị giảm 45% giá trị vì sự thay đổi chính sách của chính phủ nước này về cấp hạn ngạch cho nhập khẩu gạo rất nhỏ và chậm.



Mặt hàng cà phê:

Nguồn cung trên thị trường thế giới về cà phê gia tăng dẫn đến áp lực cho các mặt hàng của Việt Nam cạnh tranh với các nước khác. Trong khi đó, sản lượng sản xuất Việt Nam lại giảm do gặp hạn hán và mất mùa lớn, lượng xuất khẩu giảm 34,3%.



Mặt hàng chè:

Bị giảm kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường như Nga (13%), Đài Loan (21%), Mỹ (20%) vì sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá quy định.

- Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố và giảm 10,7% so với cùng kỳ 2014. Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ giảm do bị cạnh tranh mạnh từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Philipin, Indonesia và không đáp ứng được yêu cầu về mẫu mã thiết kế, đặc biệt là với thị trường Nhật Bản (thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Hà Nội với tỷ trọng gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này, bị giảm 12% so với cùng kỳ năm 2014).

- Nhóm hàng xăng dầu chiếm tỷ trọng 5,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố và giảm 24% so với cùng kỳ 2014. Nguyên nhân chủ yếu là giá xăng dầu suy giảm rất lớn (37,2%) từ đầu năm 2015 nên ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu xăng dầu.



2. Tình hình nhập khẩu:

2.1. Kim ngạch:

a/ Tháng 8: Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 năm 2015 ước đạt 2154 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng 7. Trong đó, các doanh nghiệp do địa phương quản lý đạt 922 triệu USD, giảm 1,5%.

Chia theo thành phần kinh tế:

+ Khu vực kinh tế Nhà nước: ước đạt 1328 triệu USD, giảm 0,1% so với tháng 7;

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: ước đạt 370 triệu USD, giảm 3,2%;

+ Khu vực FDI: ước đạt 456 triệu USD, giảm 0,5%;



b/ 8 tháng: Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 16380 triệu USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ 8 tháng đầu năm 2014 (15765 triệu USD). Trong đó doanh nghiệp do địa phương quản lý đạt 7052 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2014 (6755 triệu USD).

Chia theo thành phần kinh tế:

- Khu vực kinh tế nhà nước: ước đạt 10060 triệu USD, chiếm tỷ trọng 61,4% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố, tăng 3% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2014;

- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: ước đạt 2885 triệu USD, chiếm 17,6% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố, tăng 6,1%;

- Khu vực FDI: ước đạt 3435 triệu USD, chiếm 21% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố, tăng 4,8%.



2.2. Một số nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu:

- Vật tư, nguyên liệu: ước đạt 6544 triệu USD, chiếm tỷ trọng 40% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2014 (trong đó, chất dẻo giảm 7,2%, hóa chất tăng 9,4%, sắt thép tăng 21,7%, phân bón tăng 10,7%, xăng dầu giảm 31,1%).

- Máy móc thiết bị, phụ tùng: ước đạt 3226 triệu USD, chiếm tỷ trọng 19,7% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố, tăng 12,2% so với cùng kỳ.

Các doanh nghiệp nhà nước vẫn là những nhà nhập khẩu chủ yếu (chiếm 61,4% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn thành phố) và có tác động lớn nhất tới nhập khẩu của thành phố. Nhập khẩu của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm 2014.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất (ước đạt 6037 triệu USD, chiếm 59,6% tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn).

Trong các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu:

- Xăng dầu giảm mạnh do giá thế giới giảm;

- Chất dẻo giảm 3,4% do ngành sản xuất sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 8,5%;

- Các nhóm hàng hóa chất, sắt thép, phân bón tăng do nhiều các ngành sản xuất công nghiệp liên quan tăng so với cùng kỳ: sản xuất trang phục (tăng 17,8%); Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, mây tre giang (tăng 19,3%); Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (tăng 17,1%); Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (tăng 9%); Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (tăng 25,7%); Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (tăng 11,2%); Sản xuất xe có động cơ (tăng 40,9%); Sản xuất giường tủ bàn ghế (tăng 30,3%).

3. Cán cân thương mại:

Mức nhập siêu của thành phố Hà Nội 8 tháng đầu năm 2015 là 9224 triệu USD, bằng 128,9% kim ngạch xuất khẩu, tăng so với cùng kỳ năm 2014 (giá trị 8486 triệu USD, tương đương 116,5% kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2014). Trong các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp FDI là khối duy nhất xuất siêu (giá trị 22 triệu USD, bằng 0,31% kim ngạch nhập khẩu của khối này).



PHÒNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI




Каталог: Upload -> Content -> FileAttach
FileAttach -> TỔng cục thuế Số: 664/tct-tncn v/v Thuế tncn đối với các khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh năm 2008 nhưng chi trả năm 2009 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileAttach -> THÔng báo với sở CÔng thưƠng hà NỘi tháng 9/2010
FileAttach -> THÔng báo với sở CÔng thưƠng hà NỘi tháng 08/2011
FileAttach -> PHÒng kinh tế ĐỐi ngoạI
FileAttach -> THÔng báo với sở CÔng thưƠng hà NỘi tháng 06/2011
FileAttach -> BỘ TÀi chính số: 1823/btc-tct v/v: triển khai thực hiện giãn nộp thuế thu nhập cá nhân. CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileAttach -> Ubnd thành phố HÀ NỘi sở CÔng thưƠNG
FileAttach -> BỘ TÀi chính số: 1845/btc-tct v/v: Hướng dẫn một số nội dung về thuế tncn. CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
FileAttach -> THÔng báo với sở CÔng thưƠng hà NỘi tháng 11/2010
FileAttach -> THÔng báo với sở CÔng thưƠng hà NỘi tháng 07/2011

tải về 37.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương