PHỤ LỤc số 01 (Kèm theo Thông tư số 91/2010/tt-btc ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính ) I- danh mục chứng từ KẾ toáN


Giấy đề nghị được đính kèm các uỷ nhiệm chi gửi tới Kho bạc để Kho bạc có căn cứ trích tiền từ tài khoản tạm giữ của thi hành án chuyển khoản trả cho từng đối tượng được thi hành án



tải về 1.01 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.01 Mb.
#27216
1   2   3   4   5   6   7

Giấy đề nghị được đính kèm các uỷ nhiệm chi gửi tới Kho bạc để Kho bạc có căn cứ trích tiền từ tài khoản tạm giữ của thi hành án chuyển khoản trả cho từng đối tượng được thi hành án.


GIẤY ĐỀ NGHỊ RÚT TIỀN MẶT

TỪ TÀI KHOẢN TẠM GIỮ ĐỂ THI HÀNH ÁN

(Mẫu số C15- THA)



1. Mục đích

Giấy đề nghị rút tiền mặt từ tài khoản tạm giữ về quỹ để chi trả cho người được thi hành án, là chứng từ của Cơ quan Thi hành án dân sự lập, đề nghị Kho bạc nhà nước cho rút tiền mặt từ tài khoản tạm giữ của Cơ quan Thi hành án dân sự về quỹ để chi trả cho người được thi hành án.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Giấy này do Kế toán lập.

- Cột A, B: Ghi số thứ tự, nội dung chi.

- Cột C, D: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của Quyết định thi hành án.

- Cột 1: Ghi tổng số tiền và chi tiết số tiền trả cho đối tượng được hưởng theo từng Quyết định thi hành án.

Kế toán cộng tổng số tiền phải trả cho các đối tượng được thi hành án bằng số và bằng chữ và trình Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự ký tên đóng dấu.

Giấy đề nghi rút tiền mặt đính kèm với giấy rút tiền mặt để ra Kho bạc nhà nước làm thủ tục rút tiền.

GIẤY ĐỀ NGHỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC BẢO QUẢN

SỐ VÀNG, BẠC, ĐÁ QUÝ

(Mẫu số C16- THA)



1. Mục đích:

Đề nghị Kho bạc bảo quản số vàng, bạc, đá quý của Cơ quan Thi hành án là căn cứ để Kho bạc nhập kho bảo quản số vàng, bạc, đá quý tạm giữ do Cơ quan Thi hành án chuyển đến.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:

Giấy này do Kế toán lập nói rõ nguồn gốc xuất xứ của số vàng, bạc, đá quý thuộc vụ án.

- Cột A, B: Ghi số thứ tự các túi niêm phong.

- Cột C: Ghi tên, đặc điểm ký mã hiệu của tài sản vàng, bạc, đá quý.

- Cột D: Ghi chất lượng của tài sản (nếu có).

- Cột E: Ghi đơn vị tính.

- Cột 1: Ghi số lượng, trọng lượng của tài sản.

Giấy đề nghị Kho bạc nhà nước bảo quản số vàng, bạc, đá quý được thủ trưởng đơn vị ký tên đóng dấu chuyển ra Kho bạc cùng với số tài sản đề nghị Kho bạc bảo quản.



BẢNG KÊ MUA HÀNG

(Mẫu số C17- THA)



1. Mục đích:

Bảng kê mua hàng dùng trong trường hợp cưỡng chế thi hành án hoặc tiêu huỷ tang vật... cần phải thuê mướn dịch vụ hoặc mua vật tư trên thị trường tự do trong trường hợp người bán không thuộc đối tượng phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ lập phiếu nhập kho và thanh toán.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:

Về nguyên tắc mua hàng hóa, vật tư, công cụ, dịch vụ phải có hóa đơn bán hàng của người bán. Nếu người bán thuộc đối tượng không phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật thì khi mua hàng, người mua hàng phải lập Bảng kê mua hàng.

Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.

Góc trên, bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận.

Ghi rõ họ tên, bộ phận phòng, ban nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

Cột A, B, C, D: ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng hoặc tên người bán hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ đã mua.

Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ đã mua.

Cột 3: Ghi số tiền phải trả của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ (Cột 3 = cột 1 x cột 2).

Dòng tổng cộng ghi số tiền đã mua các loại hàng hóa, vật tư, công cụ, dụng cụ, dịch vụ ghi trong phiếu.

Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.

Bảng kê mua hàng do người mua lập và ký, ghi rõ họ tên sau đó chuyển “Bảng kê mua hàng” cho người có thẩm quyền duyệt mua và kế toán trưởng ký làm thủ tục nhập kho hoặc đưa ngay vào sử dụng (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý, sử dụng.

Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên: Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ kế toán.

BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Mẫu số C18 -THA)



1. Mục đích

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài là chứng từ do các Chấp hành viên lập để thanh toán tiền cho người được thuê làm những công việc như tháo gỡ, vận chuyển, nghiền nát tiêu huỷ tang vật trong hoạt động cưỡng chế thi hành án hoặc xử lý tài sản sung công mà không lập được hoá đơn hoặc hợp đồng lao động để làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Ghi họ và tên, chức vụ người thuê (họ tên Chấp hành viên).

Ghi rõ thuê nhân công để làm cái gì, ở đâu vào thời gian nào.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên người được thuê.

Cột C: Ghi rõ địa chỉ người được thuê (thôn, xã, huyện, tỉnh), số CMND.

Cột D: Ghi rõ nội dung, tên công việc đã thuê.

Cột 1: Ghi số công lao động hoặc khối lượng công việc đã làm.

Cột 2: Ghi đơn giá phải thanh toán cho 1 công lao động hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc.

Cột 3: Ghi số tiền phải thanh toán (Cột 3 = cột 1 x cột 2).

Cột 4: Ghi số thuế TNCN khấu trừ của người được thuê khoán việc (nếu có).

Cột 5: Ghi số tiền còn lại được nhận sau khi khấu trừ thuế.

Cột E: Từng người được thuê ký nhận khi nhận tiền vào cột E.

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài sau khi thanh toán tiền cho người được thuê chuyển cho kế toán kiểm soát và trình Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phê duyệt được làm căn cứ thanh toán và ghi sổ kế toán chi.

BẢNG KÊ CHI TIỀN CHO NHỮNG NGƯỜI

THAM GIA CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN

(Mẫu C19 - THA)



1. Mục đích

Nhằm liệt kê và xác nhận số tiền đã chi bồi dưỡng cho những người tham gia cưỡng chế thi hành án, làm căn cứ để thanh toán tiền chi phí cưỡng chế thi hành án với các đối tượng thi hành án và ghi sổ chi phí cưỡng chế thi hành án của từng Quyết định thi hành án.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Chấp hành viên, người tổ chức cưỡng chế thi hành án sẽ lập bảng kê này.

Bảng kê phải ghi rõ: Tên, số hiệu, ngày tháng của Quyết định thi hành án, Quyết định cưỡng chế; Họ tên của đối tượng phải thi hành án; Địa điểm và thời gian cưỡng chế thi hành án.

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, họ tên, đơn vị công tác và chức vụ của người tham gia cưỡng chế thi hành án.

- Cột 1, E: Ghi số tiền bồi dưỡng cho người tham gia cưỡng chế thi hành án và chữ ký của người tham gia cưỡng chế khi nhận tiền bồi dưỡng.

Bảng kê chi tiền cho những người tham gia cưỡng chế phải có đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền (Chấp hành viên), Kế toán trưởng kiểm soát và Thủ trưởng đơn vị ký duyệt. Bảng kê chi tiền cho những người tham gia cưỡng chế được sử dụng để ghi vào sổ chi phí cưỡng chế của từng Quyết định thi hành án và là căn cứ để thanh toán với người chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau này.



BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TIỀN NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

(Mẫu số C20-THA)



1. Mục đích

Bảng kê này để kê các khoản tiền Cơ quan Thi hành án nộp Ngân sách nhà nước.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Bảng kê các khoản tiền nộp ngân sách nhà nước do Chấp hành viên kê kèm theo giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt do Kế toán lập để làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách.

Căn cứ lập bảng này là yêu cầu của Chấp hành viên, Chấp hành viên sẽ kê từng khoản tiền theo từng vụ án và từng Quyết định thi hành án để nộp vào tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc.

Sau khi kê xong, tiến hành cộng bảng kê và yêu cầu Kế toán viết giấy nộp tiền vào tài khoản của ngân sách nhà nước tại Kho bạc.

- Cột A, B : Ghi số thứ tự và nội dung nộp.

- Cột C, D: Ghi số hiệu, ngày tháng năm của Quyết định thi hành án.

- Cột 1: Ghi số tiền nộp ngân sách của từng Quyết định thi hành án.

Bảng kê lập xong Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu kèm theo các giấy nộp tiền vào ngân sách bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản, chuyển đến Kho bạc làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách.



BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TIỀN MẶT NHẬP QUỸ

(Mẫu số C21-THA)



1. Mục đích

Dùng cho Chấp hành viên hoặc cán bộ được phân công thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí toà án lập khi nộp nhiều khoản tiền thu thi hành án làm cơ sở cho kế toán hạch toán theo từng yêu cầu thu, từng quyết định thi hành án.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Căn cứ các biên lai thu tiền, Chấp hành viên, cán bộ được phân công thu tiền lập bảng kê các khoản thu ghi rõ số, ngày, ký hiệu biên lai thu tiền nội dung từng khoản thu, số tiền từng khoản thu, cơ sở của khoản thu (Quyết định thi hành án hoặc yêu cầu thu).

Kế toán căn cứ bảng kê các khoản thu kèm theo biên lai thu tiền để lập phiếu thu làm thủ tục thu tiền nhập quỹ và ghi sổ theo từng quyết định thi hành án và yêu cầu thu.

Cột A, B: ghi thứ tự, nội dung.

Cột C, D: ghi số, ngày tháng của Quyết định THA hoặc Yêu cầu thu.

Cột E, F: ghi số, ngày tháng của Biên lai thu tiền.

Cột 1: là số tiền từng lần nhập quỹ.

BẢNG KÊ CÁC KHOẢN TIỀN MẶT XUẤT QUỸ

(Mẫu số C22-THA)



1. Mục đích

Dùng cho kế toán lập khi chi nhiều khoản chi cho một đối tượng mà chi quỹ một lần thì kê bảng kê này kèm theo phiếu chi để hạch toán.

Bảng kê này cũng dùng để kê các khoản nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án dân sự mở tại kho bạc nhà nước.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Căn cứ vào đề nghị chi quỹ tiền mặt của Chấp hành viên đã được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt, Kế toán lập bảng kê các khoản thanh toán cho 01 đối tượng hoặc các khoản tiền nộp vào tài khoản tạm gữi kèm theo phiếu chi làm cơ sở để hạch toán.

Cột A, B: ghi thứ tự, nội dung

Cột C, D: ghi số, ngày của yêu cầu thu

Cột E, F: ghi số, ngày của quyết định thi hành án

Cột 1: là số tiền từng khoản trả hoặc nộp vào tài khoản tạm giữ



BẢNG KÊ VÀNG, BẠC, ĐÁ QUÍ

(Mẫu số C23-THA)



1. Mục đích

Nhằm quản lý chặt chẽ, chính xác các loại vàng, bạc, đá quí tạm giữ có tại đơn vị và làm căn cứ cùng với chứng từ gốc để lập phiếu thu, chi quỹ.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Cột A, B: Ghi số thứ tự và tên, loại, qui cách phẩm chất của vàng, bạc, đá quý.

Cột C: Ghi đơn vị tính: gam, chỉ, kg.

Cột 1: Ghi số lượng của từng loại (ví dụ như: 1 chỉ, 2 chỉ ..... ).

Cột 2: Ghi đơn giá của từng loại.

Cột 3: Bằng cột 1 nhân (x) cột 2.



Ghi chú: Khi cần thiết, tại cột B có thể ghi rõ ký hiệu của loại vàng, bạc, đá quí...

Bảng kê được lập thành 2 liên, 1 liên đính kèm với phiếu thu (chi) chuyển cho Thủ quỹ để làm thủ tục nhập hoặc xuất quỹ và 1 liên giao cho người nộp (hoặc nhận).

Bảng kê phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên như qui định.
BẢNG KÊ PHÂN PHỐI TIỀN BÁN TÀI SẢN ĐỂ THI HÀNH ÁN

(Mẫu số C24 - THA)



1. Mục đích

Phương án phân phối tiền bán tài sản thi hành án là chứng từ do Chấp hành viên lập để phân phối số tiền thu về bán tài sản thi hành án theo Quyết định thi hành án, làm căn cứ kết chuyển từ bên Nợ TK 3365 “Tiền bán tài sản để thi hành án” sang bên Có các tài khoản có liên quan đến việc xử lý tiền bán tài sản thi hành án.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Bảng này do Chấp hành viên lập sau khi đã thu được tiền bán tài sản thi hành án hoặc sau khi có biên bản bán đấu giá tài sản thành, ghi rõ thuộc vụ án nào và Quyết định thi hành án số ngày tháng năm nào.

- Ghi rõ tổng số thu về tiền bán tài sản thi hành án đem phân phối ...

- Các khoản chi phí liên quan.

- Số nộp ngân sách liên quan đến tiền bán tài sản (nếu có).

- Chuyển sang thi hành án (các khoản thu ngân sách, thu bồi thường).

- Trả lại người phải thi hành án.

Căn cứ vào phương án phân chia số tiền thu về bán tài sản thi hành án, kế toán lập chứng từ ghi sổ để hạch toán theo đúng nội dung.



BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN, TANG VẬT

( Mẫu số C25 -THA )



1. Mục đích:

Xác định số lượng tài sản, tang vật giữ tại kho, tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác định trách nhiệm vật chất của Thủ kho trong việc bảo quản tài sản, tang vật và việc xử lý số tài sản, tang vật thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi:

Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập Ban kiểm kê gồm có Trưởng ban và các uỷ viên.

Mỗi kho được kiểm kê lập một biên bản riêng.

Cột A, B, C, D, E: Ghi số thứ tự, tên tài sản, tang vật kiểm kê, số hiệu, ngày tháng của Quyết định thi hành án hoặc yêu cầu thu, đơn vị tính của tài sản, tang vật.

Cột 1: Ghi số lượng tồn theo sổ sách

Cột 2: Ghi số lượng thực tế kiểm kê

Cột 3, 4: Ghi số lượng chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa kiểm kê với sổ sách kế toán của từng loại tài sản, tang vật.

Nếu có chênh lệch, Thủ trưởng đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch.

Tất cả thành viên tham gia ký , ghi rõ họ tên.

BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho Đồng Việt Nam)

(Mẫu số C26 - THA)



1. Mục đích

Biên bản nhằm xác nhận số tiền tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ.

Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, Thủ quỹ và Kế toán quỹ là các thành viên.

Trước khi kiểm kê quỹ, Thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

- Dòng I “số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày cộng sổ để kiểm kê để ghi vào cột 2.

- Dòng II “số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

- Dòng III “chênh lệch”: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Biên bản kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và Kế toán trưởng.

Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét giải quyết.

Biên bản kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản.

1 bản lưu ở Thủ quỹ; 1 bản lưu ở Kế toán quỹ.



BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý)

(Mẫu số C27 -THA)



1. Mục đích

Biên bản nhằm xác nhận số ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ.

Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, Thủ quỹ và Kế toán quỹ là các thành viên.

Trước khi kiểm kê quỹ, Thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.

Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ như: USD, EURO,... từng loại vàng bạc, kim khí quý, đá quý (nếu có).

Góc trên, bên trái của biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ tên đơn vị.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (giờ .....ngày .....tháng .....năm .....)

- Dòng I “số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày cộng sổ để kiểm kê để ghi vào cột 2.

- Dòng II “số kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi từng loại ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý vào cột 1 và tính ra tổng số tiền theo nguyên giá để ghi vào cột 2.

- Dòng III “chênh lệch”: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Cột A, B: ghi thứ tự, diễn giải

Cột C, 1: ghi đơn vị tính, số lượng

Cột 2: ghi giá trị theo nguyên giá của ngoại tệ

Cột 3: ghi tỷ giá hạch toán ngoại tệ hoặc vàng

Cột 4: quy ra tiền Việt Nam

Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Biên bản kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và Kế toán trưởng.

Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét giải quyết.

Biên bản kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản.

1 bản lưu ở Thủ quỹ; 1 bản lưu ở Kế toán quỹ.



BIÊN LAI THU TIỀN

(Mẫu số C28-THA)



1. Mục đích

Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của Cơ quan Thi hành án dân sự đã thu tiền, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý... hoặc thu qua tài khoản của người nộp tiền làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, hoặc trên tài khoản, đồng thời để người nộp tiền thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ về nghĩa vụ đã thực hiện.

Biên lai thu tiền dùng để thu các khoản tiền như thu chi phí cưỡng chế của người phải thi hành án, thu tiền chi phí tống đạt giấy báo, chi phí thoả thuận thi hành án, chi phí xác minh, kê biên tài sản, các khoản thu khác ….

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của cơ quan thu tiền và đóng dấu cơ quan Thi hành án dân sự, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải đánh số liên tục theo số Biên lai.

Ghi rõ Họ tên, địa chỉ của người nộp tiền

- Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền, và theo Quyết định, số ngày, tháng, năm hoặc yêu cầu thu của … số, ngày, tháng, năm

- Dòng “số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng VN” hoặc USD...

Nếu thu qua tài khoản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy báo có

Biên lai thu tiền được lập thành 4 liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên vào từng liên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên tại cuốn, liên 2 giao cho Kế toán, liên 3 lưu hồ sơ thi hành án, liên 4 giao cho người nộp tiền.

Cuối ngày, người được cơ quan giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào liên lưu để lập Bảng kê Biên lai thu tiền trong ngày (nếu thu qua tài khoản phải lập Bảng kê riêng) và nộp cho Kế toán để Kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục hạch toán tăng tài khoản tiền gửi.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền của người phải thi hành án hoặc của những người có liên quan đến việc thi hành án.



BIÊN LAI THU TẠM ỨNG ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN

(Mẫu số C29-THA)



1. Mục đích

Để thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí toà án căn cứ theo giấy báo của Toà án, là giấy biên nhận của Cơ quan Thi hành án đã thu tiền, hoặc thu qua tài khoản của người nộp tiền làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, hạch toán số thu trên tài khoản tạm giữ tại Kho bạc, đồng thời để người nộp tiền thanh toán với cơ quan hoặc lưu giữ về nghĩa vụ đã thực hiện.



2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, lệ phí toà án phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị và đóng dấu cơ quan Thi hành án dân sự, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải đánh số liên tục theo số Biên lai.

Ghi rõ họ tên của người nộp tiền

- Dòng “nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền: thu tiền tạm thu án phí , và ghi rõ theo Yêu cầu thu số, ngày, tháng, năm của Toà án…..

- Dòng “số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, nếu thu qua tài khoản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của chứng từ báo có .

Biên lai thu tiền được lập thành 4 liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên vào từng liên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên tại cuốn, liên 2 giao cho Kế toán, liên 3 lưu hồ sơ đến khi có QĐ THA thì chuyển cho Chấp hành viên để lưu hồ sơ và có hướng xử lý, liên 4 giao cho người nộp tiền.

BIÊN LAI THU TIỀN NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

(Mẫu số C30-THA)



1. Mục đích

Để thu các khoản tiền nộp NSNN, là giấy biên nhận của Cơ quan Thi hành án dân sự đã thu tiền, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý... hoặc thu qua tài khoản của người nộp tiền làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, hoặc trên tài khoản, đồng thời để người nộp tiền thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ về nghĩa vụ đã thực hiện.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền nộp NSNN, phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, và đóng dấu cơ quan Thi hành án, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải đánh số liên tục theo số Biên lai.

Ghi rõ họ tên của người nộp tiền

- Dòng “nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền như: thu tiền án phí, phạt, sung công… ghi rõ theo Quyết định Thi hành án số, ngày, tháng, năm nào.

- Dòng “số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng VN” hoặc USD...

Nếu thu qua tài khoản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của chứng từ báo có

Biên lai thu tiền được lập thành 4 liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên vào từng liên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên tại cuốn, liên 2 giao cho Kế toán, liên 3 lưu hồ sơ thi hành án, liên 4 giao cho người nộp tiền.

Cuối ngày, người được cơ quan giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào liên lưu để lập Bảng kê Biên lai thu tiền nộp NSNN trong ngày (nếu thu qua tài khoản phải lập Bảng kê riêng) và nộp cho Kế toán để Kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp Kho bạc.

Biên lai thu tiền nộp NSNN áp dụng trong các trường hợp thu tiền của người phải thi hành án hoặc của những người có liên quan đến việc thi hành án đối với những khoản thu nộp ngân sách nhà nước



BIÊN LAI THU TIỀN THI HÀNH ÁN

(Mẫu số C31-THA)



1. Mục đích

Để thu các khoản tiền thi hành án theo đơn yêu cầu, là giấy biên nhận của Cơ quan Thi hành án đã thu tiền, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý... hoặc thu qua tài khoản của người nộp tiền làm căn cứ để lập phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, hoặc trên tài khoản, đồng thời để người nộp tiền thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ về nghĩa vụ đã thực hiện.



2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền thi hành án, phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, và đóng dấu cơ quan Thi hành án, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải đánh số liên tục theo số Biên lai.

Ghi rõ họ tên của người nộp tiền

- Dòng “nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền: ghi rõ theo Quyết định Thi hành án số, ngày, tháng, năm nào.

- Dòng “số tiền thu” ghi bằng số và bằng chữ số tiền nộp, ghi rõ đơn vị tính là “đồng VN” hoặc USD...

Nếu thu qua tài khoản phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của chứng từ báo có.

Biên lai thu tiền được lập thành 4 liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên vào từng liên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên tại cuốn, liên 2 giao cho Kế toán, liên 3 lưu hồ sơ thi hành án, liên 4 giao cho người nộp tiền.



Biên lai thu tiền thi hành án áp dụng trong các trường hợp thu tiền của người phải thi hành án hoặc của những người có liên quan đến việc thi hành án.


CHỨNG TỪ NGHIỆP VỤ THI HÀNH ÁN
Nội dung và phương pháp ghi theo quy định về trình tự, thủ tục hoạt động thi hành án của Chấp hành viên (đây là các chứng từ đã hoàn thành kế toán tiếp nhận để làm căn cứ pháp lý cho việc quản lý thu, chi, nhập xuất tiền và tài sản trong quá trình thi hành án) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về biểu mẫu hồ sơ thi hành án.




Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2010
2010 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố CẦn thơ Độc lập Tự do Hạnh phúc
2010 -> VÀ XÃ HỘi số: 03 /2010/tt-blđtbxh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2010 -> Phụ lục I danh mụC ĐIỂm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gâY Ô nhiễm môi trưỜng nghiêm trọng và ĐẶc biệt nghiêm trọNG
2010 -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2010 -> Chi tiết mã số và sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng thuộc nhóm 1104 tại Thông tư 216/2009/tt-btc ngày 12/11/2009
2010 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh cà mau độc lập Tự do Hạnh phúc
2010 -> CHÍnh phủ Số: 69
2010 -> QuyếT ĐỊnh về việc quy định mức thu phí bảo vệ môi trường
2010 -> QUỐc hội luật số: 47/2010/QH12 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương