Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


Thái độ đối với người SDMT và điều trị NMT



tải về 2.48 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

3. Thái độ đối với người SDMT và điều trị NMT

Bảng 4. Thái độ đối với người sử dụng ma túy và điều trị nghiện ma túy



Thái độ đối với người SDMT

TB ± SD

SDMT chỉ xảy ra ở những người có nhân cách yếu hoặc có gen di truyền

2,0 ± 1,0

Cha mẹ là người phải chịu trách nhiệm về hành vi SDMT của con cái

2,9 ± 1,1

Những người SDMT phải được đưa vào trại cai nghiện hoặc tù để bảo vệ cho cộng đồng

2,8 ± 1,2

Nếu được lựa chọn thì tôi không muốn liên quan gì đến những đối tượng SDMT, kể cả việc chữa bệnh cho họ

2,3 ± 1,0

Người SDMT nói chung dễ manh động và không trung thực khi đến các cơ sở y tế

3,9 ± 0,9

Những người SDMT không muốn bản thân bị nhiễm HIV cũng như không muốn lây truyền HIV cho người khác

3,4 ± 1,0

Thái độ đối với điều trị NMT




Điều trị cai nghiện miễn phí cho người SDMT là một đầu tư tốt của chính phủ

3,9 ± 1,0

Cai nghiện tập trung và bắt buộc là cách làm không có hiệu quả đối với những người SDMT

2,9 ± 1,1

Điều trị thay thế nghiện heroin bằng Methadone miễn phí là một đầu tư tốt của nhà nước và các tổ chức quốc tế nhằm giúp người SDMT ổn định cuộc sống

3,9 ± 0,9

Không nên coi những người SDMT là tội phạm vì việc nghiện/lệ thuộc ma túy giống như một bệnh lý/vấn đề sức khỏe

3,8 ± 0,9

Bảng 4 cho thấy thái độ của CBYT đối với người SDMT và điều trị NMT. Phần lớn các câu trả lời ở mức 3 (tương ứng với không chắc chắn/không trả lời). Mức độ đồng ý đối với các quan điểm tích cực về điều trị NMT cao hơn so với người SDMT.



BÀN LUẬN

1. Kiến thức liên quan đến ma túy và điều trị NMT

Nhìn chung, kiến thức về ma túy và điều trị NMT của các CBYT tham gia nghiên cứu chưa tốt. Đối với ma túy, đa số CBYT chỉ nắm được các kiến thức phổ thông, ví dụ như các loại ma túy là Heroin và Morphine, sử dụng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán một người đang SDMT, hoặc biểu hiện vật vã của hội chứng cai Heroin. Tỷ lệ CBYT biết về các loại ma túy tổng hợp rất thấp, trong khi việc sử dụng các chất này ngày càng phổ biến [3]. Hiểu biết về NMT và hội chứng cai của CBYT cũng rất hạn chế, cả về biểu hiện, nguyên nhân và thời gian xuất hiện. Ngoài ra, một số kiến thức liên quan trực tiếp đến việc khám lâm sàng bệnh nhân có SDMT cũng rất hạn chế, ví dụ như dấu hiệu giãn đồng tử, ngáp liên tục, buồn nôn, tiêu chảy, nôn của hội chứng cai và xét nghiệm máu để chẩn đoán tình trạng hiện đang sử dụng. Tỷ lệ hiểu biết về điều trị thay thế Methadone cũng như lợi ích của phương pháp điều trị này đều ở mức khiêm tốn. Như vậy, có thể thấy rằng kiến thức về lĩnh vực ma túy của các CBYT hiện nay còn rất hạn chế, cả về dự phòng, khám lâm sàng cũng như điều trị cho người SDMT nói chung và người NMT nói riêng.



2. Thái độ đối với người sử dụng ma túy và điều trị nghiện ma túy

Các số liệu cho thấy CBYT có thái độ chưa tích cực đối với người SDMT cũng như việc điều trị NMT, tuy nhiên, thái độ đối với việc điều trị NMT tích cực hơn, thể hiện ở mức độ đồng ý đối với các quan điểm tích cực cao hơn. Đa số CBYT cho rằng nghiện/lệ thuộc ma túy là một vấn đề sức khỏe và ủng hộ việc chính phủ đầu tư cho việc điều trị cai nghiện miễn phí. Trên thực tế, Việt Nam hiện đang trong giai đoạn triển khai thí điểm điều trị thay thế Methadone và phương pháp này bước đầu đã cho thấy hiệu quả tích cực, đối với cả tình trạng SDMT cũng như các vấn đề sức khỏe và xã hội khác của người bệnh [7]. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những định kiến nhất định đối với người SDMT. Đa số CBYT cho rằng người SDMT dễ manh động và không trung thực khi đến các cơ sở y tế và lưỡng lự với quan điểm cho rằng người SDMT phải được đưa vào tại cai nghiện hoặc vào tù để bảo vệ cho cộng đồng. Điều này phần nào thể hiện thái độ kỳ thị của CBYT đối với người SDMT – là một trong những nguyên nhân góp phần hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghiện, đặc biệt nếu họ có đồng nhiễm HIV [6].



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CBYT trong nghiên cứu có kiến thức còn hạn chế và thái độ chưa tích cực đối với ma túy và việc lệ thuộc vào ma tuý. Cần tăng cường các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, từ đó giúp thay đổi thái độ của CBYT về ma tuý và người sử dụng ma tuý.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW, FHI360 (2009). Báo cáo chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam năm 2006.

2. Bộ Y tế, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW, FHI360 (2012). Báo cáo chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam năm 2009.

3. Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc, Văn phòng tại Việt Nam (UNODC) (2012). Các chất kích thích dạng Amphetamine ở Việt Nam.

4. Cục Phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam (VAAC) (2012). Báo cáo tiến độ phòng, chống AIDS Việt Nam năm 2012.

5. Adrian M. (2006). Addiction and sexually transmitted disease (STD), human immunodeficiency virus, (HIV), and acquired immune deficiency syndrome (AIDS): their mutual interactions. Subst Use Misuse. 41(10-12):1337-48.

6. Ahsan Ullah AK. (2011). HIV/AIDS-Related Stigma and Discrimination: A Study of Health Care Providers in Bangladesh. J Int Assoc Physicians AIDS Care (Chic). 10(2):97-104

7. Tam T. M. Nguyen, et al. (2012). Methadone Maintenance Therapy in Vietnam: An Overview and Scaling-Up Plan. Adv Prev Med. Aricle ID: 732484. 5 pages.




SỬ DỤNG ĐA MA TÚY TRONG NHÓM NAM SỬ DỤNG HEROIN

TẠI 3 THÀNH PHỐ CỦA VIỆT NAM

Bùi Thị Minh Hảo1, Lùng Bích Ngọc1, Nguyễn Thu Trang1, Lê Minh Giang1,2

1Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS, trường Đại học Y Hà Nội.

2Bộ môn Dịch tễ học trường Đại học Y Hà Nội.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Bên cạnh nỗ lực hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ HIV trong nhóm nam sử dụng/tiêm chích heroin, chương trình phòng chống HIV Việt Nam đang gặp thách thức khi một số báo cáo gần đây cho thấy tình trạng sử dụng đồng thời heroin với các ma túy khác, đặc biệt là ma túy tổng hợp dạng amphetamine (ATS), trong nhóm này ngày càng tăng. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả tỷ lệ và các hình thức sử dụng các loại ATS trong nhóm này tại Việt Nam.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang trên 271 nam tuổi từ 18 – 45, sử dụng heroin trong 12 tháng qua bằng phương pháp chọn mẫu đối tượng giới thiệu đối tượng tại Hà Nội, Đà Nẵng, và Hồ Chí Minh năm 2011. Phân tích mô tả để xác định thực trạng sử dụng các ATS trong nhóm đối tượng này.

Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng là 29,7 (SD 6,8), trình độ học vấn chủ yếu là cấp 2 và cấp 3 (79,7%) 67,9% chưa kết hôn hoặc đã ly hôn. Đối tượng sử dụng heroin chủ yếu theo đường chích (68,6%), 10,2% dùng chung bơm kim tiêm trong 30 ngày qua; 9,6% biết mình nhiễm HIV. Phần lớn đối tượng đã từng (90,4%) và hiện đang (75,3%) sử dụng ATS, trong đó đã từng và hiện đang sử dụng hồng phiến là 28,8% & 14,8%, thuốc lắc 77,1% & 42,2%, và đá 80,1% & 64,8%. Mặc dù có sự tương đồng về lý do sử dụng lần đầu của hồng phiến, thuốc lắc và đá, nhưng sự khác biệt về cách sử dụng các loại ATS này thể hiện trong hình thức sử dụng (hút/hít/uống/chích), địa điểm sử dụng (công cộng/giải trí/kín đáo), cũng như cách kết hợp sử dụng với các chất gây nghiện khác (rượu/heroin …).

Kết luận: Các can thiệp phòng chống HIV cho người sử dụng/tiêm chích heroin cần quan tâm đến thực trạng và nguy cơ từ việc sử dụng đồng thời heroin với các ma túy khác.

Từ khóa: Ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ATS), đa ma túy, nam sử dụng/tiêm chích heroin, Việt Nam.

SUMMARY

Introduction: Beside the efforts to reduce HIV prevalence among male injection drug users, HIV prevention programs in Vietnam have faced with challenges when recent studies show that there is increasing use in both heroin and other illicit drugs, especially amphetamine-type stimulants (ATS). This study aims to describe that rate and different forms of ATS use among male injection drug users in Vietnam.

Method: A cross sectional study was conducted on 271 men aged 18-45 who used heroin in the past 12 months. Data was collected by snowballing in Hanoi, Da Nang, and Ho Chi Minh City in 2011. Descriptive analysis is used to understand the ATS use in this population.

Results: The mean age of participants was 29.7 (SD 6.8) with educational level mostly middle school or secondary school (79.7%) and marital status of single or divorced (67.9%). The participants consumed heroin comprising the most commonly injecting drug (68.6%); 10% shared needles in the past 30 days; 9.6% knew that they were HIV infected. The majority already used (90.4%) and are using (75.3%) ATS, in which already used and are using amphetamines (hồng phiến), ecstasy (thuốc lắc), and ice crystal (đá) as followed 28.8% and 14.8%, 77.1% and 42.2%, 80.1% and 64.8%. Despite the similar reasons for using amphetamines, ecstasy, and ice crystal, the differences of using these ATS appeared in the drug administrations (smoking, inhaling, drinking, injecting), locations (public, entertaining places, private), and ATS used in combination with other substances (alcohol, heroin…).

Conclusion: HIV prevention and intervention programs should pay close attention to the situations and risks of using these drugs simultaneously.

Keywords: Amphetamine-type stimulant (ATS), multi drug, Vietnam, male injection drug users, Vietnam.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Người sử dụng/ tiêm chích ma túy tại Việt Nam vẫn là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) cao nhất. Mặc dù những nỗ lực can thiệp tích cực trong những năm gần đây đã mang lại kết quả khi tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này đã giảm 3% so với năm 2010 [1,2], sự kết hợp giữa HIV/AIDS và ma tuý đã khiến nhóm này gặp rất nhiều thách thức. Thêm vào đó, việc sử dụng đồng thời heroin và các loại ma túy khác trong nhóm người sử dụng heroin cũng bắt đầu phổ biến trong những năm gần đây. Năm 2004, một nghiên cứu quy mô lớn trên 1175 nam thanh niên sử dụng ma túy tại Hà Nội đã phát hiện nhiều đối tượng sử dụng hiện đang heroin có dùng thêm nhiều loại ma túy khác. Tương tự như vậy, các vòng điều tra IBBS đều phát hiện và khẳng định việc sử dụng nhiều loại ma túy khác bên cạnh heroin của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường chỉ quan tâm đến các nguy cơ do hành vi sử dụng heroin hoặc tình dục, do đó, các thông tin liên quan đến việc sử dụng các loại ma túy khác trong nhóm này chỉ dừng lại ở tỷ lệ đã báo cáo đã từng sử dụng, mà chưa có được các thông tin cụ thể của thực trạng này. Vì vậy, năm 2010 – 2011, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo HIV/AIDS với sự hỗ trợ của UNODC đã triển khai một nghiên cứu về tình hình sử dụng các loại ma túy tổng hợp dạng amphetamine trong nhóm những người hiện đang sử dụng heroin tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, với các mục tiêu sau:

Mô tả thực trạng sử dụng các loại ma túy tổng hợp dạng amphetamine trong nhóm nam hiện đang sử dụng heroine tại Việt Nam.

Mô tả đặc điểm sử dụng các loại ma túy tổng hợp trong nhóm nhóm nam hiện đang sử dụng heroine tại Việt Nam.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Nam giới từ 18 – 45 tuổi, có sử dụng heroin trong thời gian 01 năm qua tự nguyện tham gia nghiên cứu.



Thời gian nghiên cứu: Tháng 12/2010 đến tháng 5/2011.

Địa điểm nghiên cứu: Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Cỡ mẫu nghiên cứu: Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 271, trong đó lần lượt tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là 100, 101 và 70 đối tượng.

Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu: Điều tra cắt ngang sử dụng phương pháp đối tượng giới thiệu đối tượng cho đến khi đạt đủ cỡ mẫu cần thiết.

Đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức trường ĐHYHN thông qua.

Sự tham gia nghiên cứu của đối tượng là tự nguyện và vô danh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu




Thông tin chung

Chung

(N = 271)



ATS (-)

(N = 67)


ATS (+)

(N = 204)



p




TB ± SD

TB ± SD

TB ± SD







%

%

%




Tuổi trung bình

29,7 ± 6,8

32,1 ± 6,7

29,0 ± 6,6

< 0,01

Trình độ học vấn










> 0,05

Mù chữ và cấp 1

16,6

19,4

15,7

Cấp 2

41,3

38.8

42,2

Cấp 3

38,4

40,3

37,7

Trên cấp 3

3,7

1,5

4,4

Tình trạng hôn nhân










> 0,05

Độc thân

54,6

43,3

58,3

Sống với bạn tình

10,3

10,5

10,3

Kết hôn

21,8

29,8

19,1

Ly dị/ly thân/góa

13,6

16,4

12,3

Tình trạng công việc










> 0,05

Không đi làm

19,9

14,9

21,6

Làm tại cơ quan/ tổ chức

15,5

17,9

14,7

Làm tự do

58,3

58,2

58,3

Khác

6,3

9,0

5,4

Thu nhập hiện tại










> 0,05

Không có thu nhập

13,3

7,5

31

Dưới 2 triệu

18,4

11,9

42

2 – 3 triệu

27,3

26,9

56

3 – 5 triệu

29,2

40,3

52

Trên 5 triệu

11,8

13,4

17

Hiện đang tiêm chích heroine

68,6

67,2

69,1

> 0,05

Dùng chung BKT 30 ngày qua (trong nhóm tiêm chích)

10,2

11,1

9,9

> 0,05

Biết mình đã nhiễm HIV

9,6

11,9

8,8

> 0,05


Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối tượng, trong đó nhóm sử dụng ATS (29,7) trẻ hơn so với nhóm không sử dụng ATS (32,1). Phần lớn đối tượng có trình độ học vấn cấp 2& 3, sống độc thân, thu nhập chủ yếu từ lao động tự do và không có sự khác biệt giữa hai nhóm sử dụng và không sử dụng ATS.Có sự khác biệt trong thu nhập giữa hai nhóm, trong đó nhóm sử dụng ATS có thu nhập cao hơn (17,0% so với 13.4%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đối tượng hiện đang tiêm chích heroine (68,6%) cao, trong đó 10,2% dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy 30 ngày qua, đáng chú ý là gần 10% đối tượng biết mình đã nhiễm HIV.

Thực trạng sử dụng các chất ma túy tổng hợp dạng amphetamine trong nhóm nam sử dụng ma túy tại Việt Nam


Biểu đồ 1: Tỷ lệ sử dụng các ma túy tổng hợp dạng amphetamine
Nhận xét: 90,4% đối tượng đã từng sử dụng và 75,3% hiện đang sử dụng một trong các loại ATS. Trong đó, đá được sử dụng phổ biến nhất với 80,1% đã từng sử dụng và gần 65% hiện đang sử dụng, các tỷ lệ này với thuốc lắc là 77,1% và 42,2%; hồng phiến là 28,9% và 14,8%.



Biểu đồ 2: Tần suất sử dụng các loại ATS trong 90 ngày qua
Nhận xét: Tần suất sử dụng hồng phiến trong 90 ngày qua là cao nhất với 37,5% đối tượng báo cáo sử dụng một vài lần/tuần. Hơn một nửa đối tượng sử dụng thuốc lắc với tần suất một vài lần/tháng (51,8%). Tần suất sử dụng hàng đá cao nhất ở mức độ một vài lần/tháng (31,2%) và thấp nhất ở mức độ một lần/tuần (17,0%).

Đặc điểm sử dụng các chất ma túy tổng hợp dạng amphetamine trong nhóm nam sử dụng ma túy tại Việt Nam

Bảng 2: Đặc điểm lần sử dụng ATS lần đầu tiên







Hồng phiến

(n = 78)


Thuốc lắc

(n= 209)


Hàng đá

(n = 217)






TB ± SD

TB ± SD

TB ± SD




%

%

%

Tuổi sử dụng lần đầu tiên

24,9 ± 5,8

24,7 ± 6,1

26,9 ± 6,6

Địa điểm sử dụng lần đầu tiên










Nhà riêng

30,8

1,0

11,5

Nhà của bạn bè/ bạn tình

17,9

2,4

12,0

Bar, Sàn nhảy

14,1

83,3

8,3

Khách sạn/ Nhà nghỉ

30,8

12,4

62,7

Khác

6,4

1,0

5,5

Lý do sử dụng lần đầu tiên










Tò mò, muốn biết tác dụng

71,8

74.,6

71,9

Muốn phê

18,0

7,7

8,8

Bạn bè rủ sử dụng

62,8

66.5

64,1

Bạn tình rủ sử dụng

2.56

1,4

2,8

Người bán ATS rủ sử dụng

1,3

1,9

0,9

Khác

1,3

74,6

2,3

Các chất sử dụng cùng ATS trong lần sử dụng đầu tiên










Không sử dụng chất nào khác

25,6

27,8

63,1

Rượu

11,5

61,7

10,1

Heroin

57,7

4,3

11,5

Các chất khác

7,7

11,0

15,7


Nhận xét: Độ tuổi lần đầu tiên sử dụng không có sự khác biệt nhiều giữa các loại ma túy tổng hợp dạng amphetamine. Tuổi sử dụng hồng phiến và thuốc lắc lần đầu là 25 (SD = 6) và hàng đá là 27 tuổi (SD = 7). Địa điểm sử dụng các loại ATS khá khác nhau. Hồng phiến chủ yếu được sử dụng tại nhà riêng hoặc khách sạn, nhà nghỉ trong khi đó có đến 83,3% đối tượng sử dụng thuốc lắc tại các quán bar, sàn nhảy. 62,7% đối tượng sử dụng hàng đá tại khách sạn, nhà nghỉ.

Hai lý do chủ yếu của việc sử dụng ATS là tò mò (trên 70%) và do được bạn bè khuyến khích rủ rê(trên 60%). 57,7% đối tượng sử dụng hồng phiến lần đầu tiên cùng heroin trong khi thuốc lắc được sử dụng chủ yếu cùng với rượu (61,7%) và hàng đá được sử dụng gần như độc lập với 63,1% đối tượng không sử dụng chất nào khác trong lần đầu sử dụng đá.



Bảng 3: Các hình thức sử dụng ATS theo thời gian


Các cách sử dụng ATS

Hồng phiến (n = 78)

Thuốc lắc (n= 209)

Hàng đá (n = 217)




%

%

%

Lần sử dụng ATS đầu tiên










Hút

62,8

78,5

71,9

Hít

21,8

14,4

16,6

Uống

14,1

7,2

10,6

Tiêm chích

1,3

0,0

0,9

Các lần sử dụng ATS tiếp theo










Hút

5,1

0,0

20,3

Hít

2,6

0,0

0,5

Uống

2,6

23,4

0,0

Tiêm chích

18,0

0,0

1,4

Trong 90 ngày qua










Hút

45,0

3,5

93,8

Hít

10,0

0,0

3,4

Uống

15,0

90,8

2,9

Tiêm chích

32,5

0,9

1,1


Nhận xét: Có sự khác biệt trong cách sử dụng lần đầu tiên với từng loại ATS, cũng như trong các lần sử dụng tiếp theo, đặc biệt là với hồng phiến và thuốc lắc.Hút là lựa chọn phổ biến đối với cả 3 loại ATS trong lần sử dụng đầu tiên và tiếp tục được duy trì trong sử dụng tiếptheo đối với hàng đá. Tỷ lệ đối tượng chuyển sang chích hồng phiến tăng dần trong các lần sử dụng tiếp theo.Có sự khác biệt trong hình thức sử dụng các loại ATS trong 90 ngày qua: hàng đá chủ yếu là hút (93,7%), thuốc lắc là đường uống (90,8%), hồng phiến là hút (45,0%) và tiêm chích (32,5%).

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương