Năm 2014, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt khá, xuất khẩu tăng kỷ lục



tải về 0.84 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.84 Mb.
#22662
1   2   3   4   5   6   7   8

Các quy định về kiểm tra định kỳ

Các bệnh phải kiểm tra định kỳ: (1). Bệnh ở trâu, bò: Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm, Lao, Xoắn khuẩn. (2). Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Xoắn khuẩn. (3). Bệnh ở dê: Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn. (4). Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm thể độc lực cao.

Kiểm tra lâm sàng và kiểm tra phản ứng tiêm nội bì (đối với bệnh lao) hoặc lấy mẫu để xét nghiệm mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.

Kiểm tra lâm sàng được thực hiện dựa trên triệu chứng lâm sàng của từng bệnh. Kiểm tra phản ứng tiêm nội bì và lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng bệnh hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trung ương.


Số lượng gia súc, gia cầm được lựa chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra phản ứng nội bì theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Định kỳ 6 tháng kiểm tra một lần. Các cơ sở đã được công nhận hoặc thuộc vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh thuộc diện phải kiểm tra định kỳ và thời gian công nhận vẫn còn hiệu lực thì không phải thực hiện kiểm tra định kỳ đối với bệnh đó.. Mẫu phải được xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.


Trường hợp không phát hiện bệnh: Cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để làm thủ tục đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh được kiểm tra định kỳ.

Trường hợp phát hiện bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định hiện hành đối với từng bệnh; Đối với các bệnh chưa có quy định biện pháp phòng, chống cụ thể: Thực hiện giám sát, theo dõi và xử lý theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trung ương.

Cục Thú y xây dựng kế hoạch, thông báo cho cơ sở và tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống và bò sữa do Trung ương quản lý hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; Giám sát việc kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống trên phạm vi toàn quốc; Hướng dẫn việc kiểm tra, lấy mẫu và xử lý kết quả kiểm tra.

Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo Chi cục Thú y và các đơn vị liên quan: Xây dựng kế hoạch, thông báo cho cơ sở và tổ chức kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa do địa phương quản lý.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Chủ cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống, bò sữa phối hợp với cơ quan thú y thực hiện kiểm tra định kỳ; Chi trả kinh phí kiểm tra, lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2014 của Bộ Tài chính; Thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Các phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền chỉ định chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm và trả lời kết quả theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 01 năm 2015.



PHỤ LỤC

Tính số mẫu

1. Số mẫu được lấy để xét nghiệm hoặc kiểm tra phản ứng tiêm nội bì (đối với bệnh Lao) phải tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10% theo công thức sau:





n: số mẫu cần lấy

p: xác suất để phát hiện được bệnh (0,95)

d: số con mắc bệnh (d = N x P)

P: tỷ lệ hiện mắc dự đoán

N: tổng đàn

2. Bảng tham khảo tính số mẫu



Tổng đàn

Tỷ lệ hiện mắc dự đoán

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

50

50

50

50

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1000

950

450

258

138

57

29

14

5000

2253

564

290

147

59

29

14

10000

2588

581

294

148

59

29

14



2995

598

299

149

59

29

14

Phân bổ 3.000 tỷ đồng cho Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phân bổ 3.000 tỷ đồng kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2015 cho 16 dự án chuyển tiếp đã được bố trí vốn Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) từ các năm trước; các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn và các dự án cấp bách thuộc Danh mục Chương trình SP-RCC.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và chịu trách nhiệm về kỹ thuật tất cả các dự án, đơn giá và mức đầu tư của các dự án trồng rừng.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội phần điều chỉnh tăng hoặc giảm kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2015 của từng địa phương so với mức đã được Quốc hội thông qua; giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển ngân sách Nhà nước (vốn nước ngoài) năm 2015 còn lại của Chương trình SP-RCC cho các dự án chuyển tiếp thuộc danh mục trên và các dự án đã bảo đảm đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật. Đồng thời hướng dẫn các địa phương việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư và các thủ tục có liên quan đối với các dự án khởi công mới và các dự án chưa được bố trí vốn kế hoạch các năm trước theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt quyết định đầu tư của dự án sau khi có ý kiến thẩm định của các bộ chuyên ngành về kỹ thuật dự án; thực hiện lập, thẩm định, quyết định đầu tư và các thủ tục có liên quan đối với các dự án khởi công mới, dự án chưa được bố trí vốn theo quy định của pháp luật quản lý về đầu tư.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ triển khai thực hiện và giải ngân các dự án thuộc chương trình sau khi đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện./ H.T


Tăng cường quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ
Ngày 15/1/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 396/CT-BNN-TCLN về tăng cường công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ.

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian gần đây, có nhiều cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ như voi, hổ, gấu, cá sấu, trăn, rắn trên toàn quốc không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, không thực hiện đúng các quy trình về quản lý, nuôi, chăm sóc, đã đe dọa đến tính mạng, an toàn của người dân, gây ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng. Việc quản lý các cơ sở này có nơi còn buông lỏng, chưa thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên. Hiện tượng vi phạm các quy định về quản lý, buôn bán, sử dụng mẫu động vật hoang dã diễn biến phức tạp ở một số địa phương.

Do đó, để ngăn chặn hiệu quả những rủi ro trong hoạt động nuôi động vật hoang dã hung dữ, thực thi nghiêm những quy định của pháp luật về quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tập trung thực hiện các giải pháp tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý các trại nuôi, hoạt động mua bán, sử dụng động vật hoang dã.

Theo đó, tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở nuôi động vật hoang dã hung dữ, đặc biệt là đối với những loài như voi, hổ, gấu, cá sấu, trăn, rắn trên địa bàn, bao gồm cả những cơ sở là vườn thú, biểu diễn xiếc. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi và tịch thu những cá thể động vật hoang dã hung dữ của những cơ sở không đảm bảo yêu cầu về an toàn, tiêu chuẩn chuồng trại theo quy định. Quy hoạch các cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn, từng bước di dời các trại nuôi động vật hoang dã hung dữ ra khỏi khu dân cư và những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai, làm động vật sổng ra ngoài môi trường có kiểm soát.

Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, nuôi, mua, bán, vận chuyển, sử dụng trái phép động vật hoang dã.Ban hành quy định cụ thể về điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã, trong đó có các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp với thực tế địa phương và các quy định của pháp luật; chủ động ứng phó kịp thời với tình trạng động vật tấn công người hoặc thoát khỏi môi trường có kiểm soát.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật trong việc quản lý và gây nuôi động vật hoang dã; nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp đảm bảo an toàn trong việc nuôi các loài động vật hung dữ. Yêu cầu tất cả các chủ nuôi động vật hoang dã hung dữ có cam kết và thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh./ Cpv.org.vn



 

Bổ sung hơn 321 tỷ đồng bảo vệ và phát triển đất trồng lúa



Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung cho 18 tỉnh 321, 636 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế của ngân sách trung ương năm 2014 để thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
18 tỉnh được bổ sung kinh phí gồm: Hà Giang 7,462 tỷ đồng, Lạng Sơn 11,778 tỷ đồng, Bắc Kạn 5,394 tỷ đồng, Hải Phòng 16,467 tỷ đồng, Hải Dương 32,026 tỷ đồng, Nam Định 38,661 tỷ đồng, Ninh Bình 16,976 tỷ đồng, Hà Tĩnh 29,456 tỷ đồng, Quảng Trị 12,067 tỷ đồng, Quảng Nam 21,713 tỷ đồng, Bình Định 24,937 tỷ đồng, Phú Yên 13,436 tỷ đồng, Khánh Hòa 7,186 tỷ đồng, Ninh Thuận 7,549 tỷ đồng, Bình Thuận 21,575 tỷ đồng, Đắk Lắk 19,797 tỷ đồng, Bến Tre 10,969 tỷ đồng, Cà Mau 24,097 tỷ đồng.
Việc quản lý và sử dụng số kinh phí bổ sung thực hiện theo quy định hiện hành.
Đối với các địa phương chưa được xem xét bổ sung kinh phí thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./ H.T


GIỚI THIỆU SÁCH MỚI


  1. Hà Nội, địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan /Vũ Văn Phái. - H.: Nxb.Hà Nội, 2012. - 279 tr.;

Tóm tắt: Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm địa chất, địa mạo, cảnh quan hình thái Hà Nội. Giới thiệu những tài nguyên thiên nhiên liên quan đến địa chất và địa mạo. Đưa ra định hướng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Hà Nội để giảm nhẹ thiệt hại do tai biến thiên nhiên.

Đăng ký cá biệt: VV20135831

  1. Việt Nam - Hà Nội trên đường hội nhập và phát triển /Nguyễn Mại. - H.: Nxb.Hà Nội, 2011. - 698 tr.;

Tóm tắt: Trình bày bức tranh toàn cảnh về quả trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Giới thiệu quá trình mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác như Mỹ, Trung Quốc. Nêu những đối sách lớn của Việt Nam với các nước khác và sự đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Đăng ký cá biệt: VV20135832

  1. Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam : /Mishra, Deepak. - H.: Ngân hàng thế giới, 2012. - 39 tr.;

Tóm tắt: Nêu tổng quan môi trường kinh tế quốc tế trong đó cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam: kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP, xuất khẩu, biến động về lạm phát.... Đưa ra xu thế tái cấu trúc và các vấn đề xã hội Việt Nam: tái cấu trúc Doanh nghiệp nhà nước, diễn biến khu vực ngân hàng và giảm nghèo.

Đăng ký cá biệt: VT20133719

  1. Đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam /Dore, Giovanna. - H.: Ngân hàng thế giới, 2008. - 118 tr.

Tóm tắt: Do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nền tảng từ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang nền công nghiệp, đánh giá tổng quan và phân tích về tình trạng ô nhiễm công nghiệp gây ra dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực địa. Các kết quả ước tính ô nhiễm được thực hiện bằng cách áp dụng Hệ thống Dự báo Ô nhiễm. Nghiên cứu này cũng xây dựng các chỉ số ô nhiễm, xếp hạng và dùng các chỉ số này làm công cụ xác định các lĩnh vực ưu tiên.

Đăng ký cá biệt: VT20133746

  1. Đánh giá thí điểm triển khai lồng ghép các mục tiêu chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương /. - H.: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006. - 106 tr.

Tóm tắt: Báo cáo đã phân tích tình hình triển khai lồng ghép Chiến lược vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương, đánh giá tổng quát những thành tựu đã đạt được, đồng thời cũng nêu bật một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương.

Đăng ký cá biệt: VT20133764, VT20133765

  1. Niên giám thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 2011 /. - H.: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2012. - 582 tr.

Tóm tắt: Nêu một số chỉ tiêu tổng hợp (giá trị sản xuất, vốn đầu tư, giá trị thu được bình quân, tiêu dùng và chi tiêu một số mặt hàng lương thực). Trình bày các số liệu thống kê ngành: Đất nông nghiệp; Bảo vệ thực vật; Trồng trọt; Chăn nuôi; Thú y; Lâm nghiệp; Thủy sản; Diêm nghiệp; Thủy lợi và phòng chống thiên tai; Khuyến nông; Quản lý và xây dựng công trình; Xuất nhập khẩu;... Có kèm các số liệu tham khảo các nước ASEAN.

Đăng ký cá biệt: TK20130375, TK20130376

  1. Thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế : /. - H.: Bộ Công thương, 2012. - 254 tr. ; 27cm.

Tóm tắt: Giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Thương mại trong năm 2011. Các nội dung nghiệp cứu tập trung vào các luận cứ kho học và giải quyết các vấn đề cấp bách hiện nay trong lĩnh vực thương mại, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và chính sách phát triển thương mại nước ta trong những năm tới.

Đăng ký cá biệt: VT20133766

  1. Báo cáo thị trường thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam quý 3 năm 2011 /. - H.: Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn, 2011. - 39 tr. ; 27cm.

Tóm tắt: Xác định nhu cầu và nguồn cung thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Phân tích yếu tố giá cả và triển vọng của thị trường thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Đăng ký cá biệt: BC20130789

  1. Quản lý đất đai ở Việt Nam (1945-2010) /. - H.: Chính trị quốc gia-Sự thật, 2012. - 277 tr. ; 24cm.

Tóm tắt: Nêu lịch sử quản lý đất đai qua các thời kỳ. Nêu hiện trạng sử dụng đất của Việt Nam và bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Đăng ký cá biệt: VT20133755

  1. Lâm nghiệp Việt Nam : /. - H.: Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam, 2009. - 567 tr. ; 27cm.

Tóm tắt: Nêu lên những thành tựu và những mặt còn tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm về lâm nghiệp, sự phát triển của ngành lâm nghiệp. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành lâm nghiệp Việt Nam.

Đăng ký cá biệt: VT20133736

  1. Từ nông thôn ra thành phố : /Lê Bạch Dương. - H.: Lao động, 2012. - 168 tr. ; 24cm.
    Tóm tắt: Tổng quan về hiện tượng di cư ở Việt Nam. Nên nguyên nhân và những ảnh hưởng của di cư tới thành thị và nông thôn.

Đăng ký cá biệt: VV20125430, VV20135847

  1. Tai biến động đất và sóng thần /Cao Đình Triều. - H.: Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2012. - 178 tr. ; 24cm.

Tóm tắt: Mô tả một số trận động đất sóng thần trên thế giới. Nêu khái niệm, đặc điểm, tác hại và phương pháp dự báo sóng thần, động đất.

Đăng ký cá biệt: VT20133744, VT20133745

  1. Thủy sản Việt Nam từ khoa học tới thực tiễn /Nguyễn Thanh Tùng. - H.: Nông nghiệp, 2011. - 399 tr.;

Tóm tắt: Nêu giải pháp cơ bản thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam. Đưa ra các dự báo về ô nhiễm môi trường khi triển khai quy hoạch phát triển chế biến thủy sản. Định hướng, đề xuất và dự báo công nghệ khai thác hải sản xa bờ, nguồn nhân lực ngành thủy sản.

Đăng ký cá biệt: VV20135887

  1. Hỏi - đáp về thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 /Vũ Thanh Xuân. - H.: Chính trị quốc gia-Sự thật, 2013. - 387 tr.;

Tóm tắt: Giải đáp một số quy định chung về thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 dưới dạng câu hỏi và trả lời. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

Đăng ký cá biệt: PL20131087

  1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường liên minh châu Âu /. - H.: Công Thương, 2013. - 256 tr.;

Tóm tắt: Khái quát chung về thị trường thủy sản Liên minh châu Âu. Nêu thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, những thách thức và triển vọng vượt các rào cản thương mại của EU để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ mới. Đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu.

Đăng ký cá biệt: VV20135888

  1. Xuất nhập khẩu Việt Nam sau hội nhập WTO (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế) /. - H.: Công thương, 2010. - 308 tr.;

Tóm tắt: Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ mở cửa trước hội nhập WTO 1986 - 2006. Nêu thực trạng xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam, các mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu 3 năm sau hội nhập.

Đăng ký cá biệt: VV20135836

  1. Kinh tế Việt Nam năm 2013: Tái cơ cấu nền kinh tế một năm nhìn lại (Sách tham khảo) /. - H.: Tri thức, 2013. - 670 tr.;

Tóm tắt: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và kiến nghị giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Đưa ra những phương thức, lộ trình tái tạo cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế kinh tế, cải cách tài chính trong chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế năm 2013.

Đăng ký cá biệt: VV20135835

Đăng ký cá biệt: VV20135838, VV20135839

  1. Kinh tế thế giới và Việt Nam 2012-2013: trên bước đường phục hồi đầy thách thức /Nguyễn Xuân Thắng. - H.: Khoa học xã hội, 2013. - 232 tr.;

Tóm tắt: Phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2012. Đồng thời đưa ra các dự báo về triển vọng năm 2013 và các kiến nghị chính sách liên quan.

Đăng ký cá biệt: VV20135837

Xem thêm tài liệu trên Website:



http://thuvien.mard.gov.vn

Email: thuvien@mard.gov.vn



Phone: 0437245428




tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương