Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 3 M. T. D. X. M. T. D. X


Vasubandhu115 (Bà Tu Bàn Đầu, Thế Thân) năm 70 - 160



tải về 1.04 Mb.
trang15/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.04 Mb.
#30032
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21

21. Vasubandhu115 (Bà Tu Bàn Đầu, Thế Thân) năm 70 - 160

Theo Bà Tu Bàn Đầu Pháp Sư Truyện trong Đại Chánh Tạng tập 50, thì Quốc sư Kausìla (Kiều Thi Ca) ở thủ đô Purushapura (Phú Lâu Sa Phú La, Peshawar) nước Gandhara116 (Càn Đà La) thuộc miền bắc Ấn Độ, có 3 người con trai là Asangha (Vô Trước), Vasubandhu (Bà Tu Bàn Đầu) và Tỷ Lân Trì Bạt Bà. Ba anh em đều xuất gia theo bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sabbattivada, Sarvastivadin). Sau đó, Asangha và Vasubandhu chuyển sang Đại thừa, và trở thành người khai sáng Tông Du-già117 của Phật giáo Đại thừa, chủ trương quán “Vạn pháp duy thức” để nhập tánh Chân-như.

Vasubandhu xuất gia năm 15 tuổi với vị A-la-hán Quang Độ và được Bồ tát Tỳ Bà Ha truyền giới cho. Ngài hâm mộ hạnh của Tổ Mahà Kassapa nên tập tu theo hạnh đầu-đà, thường ăn mỗi ngày một bữa và không nằm, ngày đêm sáu thời lễ Phật, thanh tịnh vô dục, làm chỗ nương tựa cho mọi người, được nhiều người hâm mộ theo làm đệ tử.

Một hôm, được tin Tổ Jayata (Xà Dạ Đa) vừa đến tạm trú trong vùng, ngài Vasubandhu liền dắt đệ tử đến viếng. Tổ Jayata chỉ Vasubandhu hỏi đồ chúng :

– Người khổ hạnh tu hành thanh tịnh này có thể đạt Phật đạo chăng ?

Chúng tăng đáp :

– Thượng nhơn này tu hành tinh tấn như thế, lẽ nào không đạt đạo ?

Tổ Jayata bảo :

– Người này còn xa đạo. Dù khổ hạnh trải qua nhiều kiếp, chỉ giúp cho gốc vọng, đâu thể chứng đạo !

Các đệ tử của Vasubandhu lấy làm bất bình, hỏi :

– Nhơn giả đã được pháp gì mà chê thầy chúng tôi ?

Tổ đáp :


– Ta không cầu đạo, cũng không điên đảo; ta không lễ Phật cũng không khinh mạn; ta không ngồi hoài, cũng không lười nhác; ta không ăn ngọ cũng không tạp thực; ta không tri túc cũng không tham dục : Tâm không mong cầu, đó gọi là Đạo.

Ngài Vasubandhu nghe xong liền phát sanh trí vô lậu, xin theo hầu Tổ.

Sau khi được Tổ Jayata truyền tâm ấn, ngài thường xuất thần lên cung trời Đâu Suất (Tusita) chầu đức Di Lặc và nghe đức Di Lặc thuyết pháp. Trở về địa cầu, Tổ ghi chép lại thành 2 quyển kinh Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi) và Duy Thức Nhị Thập Luận (Vimsatika vijnapti matrata siddhi).

Tổ Vasubandhu cũng là một giáo sư xuất sắc của trường Đại học Phật giáo Nàlandà, lúc bấy giờ có đến vài ngàn tăng sĩ tu học. Đại học Nàlandà là trường Đại học lớn nhất thế giới thời bấy giờ.

Khi đi hoằng pháp đến nước Nadi (Na Đề), Tổ Vasubandhu truyền tâm ấn cho ngài Madura (Ma Nô La) với bài kệ :

Bào huyễn đồng vô ngại,

Vân hà bất ngộ liễu.

Đạt pháp tại kỳ trung,

Phi kim diệc phi cổ.118

Truyền pháp xong, đang ngồi trên tòa, bỗng thân Tổ bay lên hư không, ngồi yên trên ấy. Bốn chúng quỳ xuống bạch :

– Chúng con muốn thờ xá-lợi. Xin Tổ hoan hỉ cho chúng con được thiêu lấy xá-lợi.

Thân Tổ liền hạ xuống ngồi yên chỗ cũ, hiện tướng niết bàn. Đồ chúng làm lễ hỏa thiêu, thu nhặt xá-lợi, xây tháp cúng dường.

Tác phẩm của ngài rất nhiều, chỉ kể ra đây những tác phẩm quan trọng :

Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi), A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (Abhidharma kosa) 30 quyển, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (Mahàyana Sangraha Bhasa) 15 quyển, Thập Địa Kinh Luận (Dasabhumi sastra) 12 quyển, Kim-cang Bát-nhã Ba-la-mật Kinh Luận (Vajracchedika prajnaparamito padesa) 3 quyển, Quảng Bách Luận, Luận Bồ-đề Tâm, Duy Thức Nhị Thập Luận (Vimsatika vijnapti matrata siddhi), Duy Thức Tam Thập Luận Tụng (Trimsika vijnapti matrata siddhi), Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn (Mahàyana satadharma praka samukha sastra), Vô Lượng Thọ Kinh Ưu-ba-đề-xá (Sukhavati vyuha Upatissa) ...

Quyển A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận sau thành kinh chánh của Câu-xá tông. Hai quyển Duy Thức Luận sau thành kinh chánh của Pháp Tướng tông. Do đó Tổ Vasubandhu được tôn làm giáo tổ sáng lập của hai tông ấy.



Lưu ý : Tổ Vasubandhu là em của ngài Asangha (Vô Trước) với ngài Vasubandhu là học trò của Tổ thứ 9 Buddhamitra (Phật Đà Mật Đa) là hai người khác nhau.

22. Madura119 (Ma Nô La) năm 120 - 190

Tổ Madura là hoàng tử thứ ba, con vua Sadavasita (Thường Tự Tại) ở nước Nadi (Na Đề). Khi mới sanh ra có nhiều điềm lạ, nên vua không dám lấy việc thế tục ràng buộc. Năm 30 tuổi ngài xuất gia theo Tổ Vasubandhu. Theo quyển Phật Tổ Chánh Tông Đạo Ảnh, thì khi Tổ Vasubandhu đến nước Nadi hoằng pháp, vua thỉnh vào cung tham vấn, Tổ nói :

– Hiện nay trong nước của Bệ hạ có hai vị sư giáo hóa và chỉ dẫn đạo lý cho chúng sanh. Trước kia đức Phật có tiên tri rằng khoảng 700 năm sau khi Phật diệt độ sẽ có hai bậc thần lực đại sĩ xuất gia nối ngôi Thánh. Hai vị ấy, một là Madura, hoàng tử thứ ba của Bệ hạ, vị thứ hai là tôi, tuy tôi đức bạc.

Vua nghe rồi, cho phép hoàng tử xuất gia. Về sau được Tổ Vasubandhu truyền tâm pháp.

Tổ Madura đi hoằng hóa miền tây Ấn Độ, đến xứ của vua họ Cồ Đàm (Gotama), tên Đắc Độ120. Vua Đắc Độ rất sùng kính Phật pháp, tinh tấn tu hành. Một hôm, ngay chỗ vua tu hành, bỗng hiện lên một bảo tháp xanh huyền, bề cao một thước tư. Vua đích thân đến bưng lên để trên bàn thờ, nhưng bưng không nổi. Lính hộ vệ họp lực nhắc lên cũng không nổi. Sau cùng vua phải mở đại hội triệu tập lực sĩ, tăng sĩ, phạm chí, các nhà chú thuật ... để hỏi nguyên nhân bảo tháp xuất hiện và tìm cách dời lên bàn thờ. Trước tiên, các lực sĩ ra sức nhắc lên không nổi. Các nhà thần chú dùng chú thuật cũng bất lực. Tổ Madura bước ra nói :

– Tháp này do vua Asoka tạo ra để thờ xá lợi Phật. Bốn mặt đều có chạm hình tiền thân đức Phật Sàkyamuni khi còn làm hạnh Bồ tát. Ngày nay, do Đại vương có duyên phước lớn nên tháp này mới hiện ra.

Nói xong, Tổ Madura bước đến nhắc bảo tháp để lên bàn thờ. Vua và tất cả mọi người đều hết lòng kính phục. Vua nói :

– Xin Tôn giả dạy cho trẫm những pháp Phật chủ yếu để học.

– Học Phật pháp là học cách bỏ ba vật và thực hành đủ bảy việc.

– Ba vật gì phải bỏ và bảy việc gì phải thực hành ?

– Ba vật phải bỏ là tham, sân, si. Bảy việc phải thực hành là đại từ, hoan hỉ, vô ngã, tinh tấn, nhiêu ích, hàng ma và vô chứng.

Vua Đắc Độ nghe xong liền được đại ngộ, rất tiếc mình được hiểu quá muộn. Vua than “Đời người quá ngắn ! Bậc chí thánh khó gặp !”. Vua cho đòi thái tử đến giao hết việc nước, rồi xin xuất gia theo Tổ. Chẳng bao lâu vua Đắc Độ chứng quả thánh. Tổ Madura dạy Đắc Độ ở lại trong xứ giáo hóa, còn Tổ đến xứ Đại Nguyệt Chi121 tìm người kế truyền. Vua nước Đại Nguyệt Chi là Bảo Ấn và tỳ kheo Haklenayasas đồng nghinh tiếp Tổ, thỉnh về nội cung. Tỳ kheo Haklenayasas hỏi :

– Bạch Hòa thượng, con có một đứa đệ tử tên Long Tử, tuy còn nhỏ tuổi mà thông minh tuyệt vời. Con nhập định tìm nguyên nhơn đời trước của nó mà không thấy manh mối. Xin Hòa thượng chỉ dạy cho.

– Ông nhập định, quán thấy được mấy kiếp ?

– Con chỉ thấy được ba kiếp.

– Đệ tử của ông năm kiếp trước sanh trong nhà Bà-la-môn giàu có ở nước Diệu Hỷ. Khi ấy trong nước có ngôi chùa mới khánh thành cái đại hồng chung. Con ông Bà-la-môn này dùng gỗ chiên đàn tiện cái chày dộng chuông cúng chùa. Nhờ chày này giúp cho người được nghe chuông thức tỉnh. Bởi quả báo tốt ấy nên nay nó sanh ra được thông minh.

– Riêng con, không biết do nhân duyên gì mà cảm được bầy chim hạc thường theo. Xin Hòa thượng chỉ dạy.

– Bốn kiếp trước kia, ông làm một tỳ kheo đạo đức đầy đủ, có đến 500 đệ tử. Mỗi khi ông được thỉnh đến Long cung để cúng dường, ông xét thấy trong hàng đệ tử không ai có đủ phước đức để thọ lãnh cúng dường tại Long cung, nên ông chỉ đi một mình. Nhóm đệ tử bất mãn nói “Thầy thường dạy các pháp bình đẳng, trong sự ăn uống cũng phải bình đẳng, mà nay thầy đi thọ trai một mình !”. Về sau, mỗi khi có Long cung thỉnh, ông đều cho chúng đi theo. Bởi họ chưa đủ đức hạnh mà nặng về sự ăn uống, nên sau khi mãn phần, lần lượt sanh trong loài có cánh. Trải qua 5 kiếp, nay họ lại làm thân chim hạc. Do nhân duyên thầy trò kiếp trước nên nay chúng cảm mến ông.

– Nay phải dạy chúng tu pháp gì để trở lại làm người ?

– Thân người mất đi, khó được trở lại ! Ta có pháp bảo vô thượng, là kho tàng tri kiến của Như Lai, xưa kia đức Thế Tôn đã trao cho Tổ Mahà Kassapa, lần lượt đến ta, nay ta trao cho ông, ông nên truyền bá chớ để dứt mất. Nghe ta nói kệ :

Tâm tùy vạn cảnh chuyển,

Chuyển xứ thật năng u.

Tùy lưu nhận đắc tánh,

Vô hỷ diệc vô ưu.122

Truyền pháp xong, Tổ Madura (Ma Nô La) ngồi kiết già thị tịch.


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương