Mở ĐẦu sự cần thiết nghiên cứu đề tài nghiên cứu


Dự kiến kết quả giải pháp mang lại



tải về 0.77 Mb.
Chế độ xem pdf
trang21/22
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2023
Kích0.77 Mb.
#55613
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22
4. ttThai Hung 22-3-2021

Dự kiến kết quả giải pháp mang lại: Khi thực hiện giải pháp này sẽ 
giúp ngân hàng xác định chính xác mức độ rủi ro lãi suất để từ đó nhà quản 
lý có các phương án xử lý phù hợp giúp ngân hàng chủ động trong các 


23 
phương án kinh doanh của mình. 
3.3. Một số kiến nghị 
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ: Cần đảm bảo sự ổn định môi 
trường vĩ mô 
 (1) Kiểm soát chặt chẽ để phát hiện, dự đoán được những yếu tố tiềm 
ẩn, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô. 
(2) Theo dõi và điều hành chặt chẽ cán cân thanh toán tổng thể, hạn chế 
nhập siêu, bội chi ngân sách. 
(3) Chính phủ kết hợp với Ủy ban chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc 
đẩy hoạt động của TTCK  
(4) Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính
(5) Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thực hiện trên thị 
trường phi tập trung (thị trường) 
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: NHNN cần có cơ chế 
điều hành lãi suất phù hợp 
(1) NHNN nên can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách tài 
chính, các công cụ gián tiếp của NHNN như tỉ lệ DTBB, thị trường mở 
OMO, thay đổi lãi suất tái chiết khấu, không nên can thiệp vào thị trường 
bằng các công cụ mang tính chất hành chính.
(2) Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt nam, vận hành theo cơ 
chế thị trường
(3) Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát lãi 
suất có hiệu quả
(4) Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và QTRRLS 
của các NHTM
(6). Cung cấp cho các NHTM các thông lệ chuẩn mực QTRRLS, hỗ 
trợ các NHTM trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ
KẾT LUẬN 
 
Rủi ro lãi suất tồn tại trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là 
tất yếu. Tuy nhiên, khi rủi ro lãi suất xảy ra thu nhập lãi của ngân hàng sẽ bị 
tổn thất, sẽ gây nên những tác động tiêu cực đối với các ngân hàng thương 
mại cũng như đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động quản trị rủi ro lãi suất 
đối với ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần 
Công thương Việt Nam nói riêng là vấn đề thời sự và không kém phần phức 
tạp. 


24 
Qua nghiên cứu luận án về quản trị rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, luận án đã đạt được các kết 
quả chủ yếu sau: 
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận 
về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Luận 
án đã chỉ ra nội dung quản trị rủi ro lãi suất bao gồm: nhận diện, đo lường, 
ngừa ngừa và xử lý rủi ro lãi suất. Đó là cơ sở lý luận cho việc đánh giá và 
phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất ở chương 2. 
Thứ hai, luận án đã tham khảo kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của 
một số ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học 
quí báu cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam như: cần 
áp dụng những biện pháp tổng thể xử lý rủi ro lãi suất trong khuôn khổ 
chung về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và rộng hơn là tái cấu trúc nền kinh 
tế; Xây dựng các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc 
tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, trích lập dự phòng, quản 
trị vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ 
Thứ ba, luận án đã đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi 
suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam trong giai 
đoạn 2011 -2019, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn 
chế và nguyên nhân. Việc đánh giá được xem xét dựa trên nghiên cứu thực 
trạng về nhận biết rủi ro lãi suất; đo lường rủi ro lãi suất; ngăn ngừa và xử lý 
rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. 
Thứ tư: Luận án đã xây dưng được bộ thang đo các yếu tố ảnh hưởng 
đến công tác quản trị rủi ro lãi suất, từ bộ thang đo được xây dựng luận án đã 
đi kiểm định EFA và kiểm định nhân tố khẳng định CFA, cuối cùng phân 
tích mức độ thích hợp của mô hình theo cấu trúc SEM. Kết quả cho thấy có 
6 yếu tố tác động đến công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng 
Vietinbank, cụ thể là: (1) Cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung 
ương; (2) Mức độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế vi mô; (3) Xây 
dựng quy trình quản trị rủi ro lãi suất; (4) công tác kiểm tra giám sát quy 
trình quản trị rủi ro lãi suất; (5) công tác dự báo rủi ro lãi suất và (6) Đặc thù 
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 
Thứ năm, luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm quản trị rủi ro lãi 
suất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 
2020-2025. 


25 

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương