Mã môn học: fec321 được soạn với mục đích giảng dạy và tham khảo cho sinh viên ngành



tải về 0.68 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu03.10.2016
Kích0.68 Mb.
#32577
1   2   3   4   5   6   7   8

4.2.2. Nguyên nhân của phá rừng

Phá rừng thường là hậu quả của nhiều yếu tố có mối quan hệ phức tạp ở các mức độ khác nhau tác động riêng rẽ hay hay cùng đồng thời tác động. Do phá rừng là một quá trình diễn ra phức tạp nên việc sử dụng cách tiếp cận đơn thuần đi tìm kiếm nguyên nhân phá rừng sẽ không đem lại kết quả thỏa đáng. Kết quả của hầu hết các nghiên cứu và đánh giá về nạn phá rừng trên thế giới đều cho thấy nguyên nhân của phá rừng có thể phân ra thành nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (sâu xa), trong đó nguyên nhân gián tiếp thường được coi là thiết yếu. Hình 4.5 thể hiện một cách nhìn về nguyên nhân phá rừng nhiệt đới, trong đó nguyên nhân gián tiếp bao gồm chính sách/thể chế, kinh tế, dân số và phát triển. Các nguyên nhân này cũng có những quan hệ qua lại với nhau, có thể nhận thấy và không nhận thấy được. Còn các nguyên nhân trực tiếp thường gắn với việc sử dựng trực tiếp tài nguyên rừng. Chúng bao gồm các hoạt động như khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác (nông nghiệp, chăn thả, đồn điền, ...), và các nguyên nhân khác.

Các nghiên cứu về phá rừng gần đây của Brown và Pearce 1994; Kaimowitz và Angelsen 1998; van Kooten, Sedjo và Bulte 1999 cũng đã chỉ ra các nguyên nhân phá rừng nhiệt đới bao gồm:


  • Thu nhập

  • Tăng trưởng/mật độ dân số

  • Giá cả/nguồn thu nông nghiệp

  • Sản lượng nông nghiệp

  • Xuất khẩu, tỷ trọng XK nông nghiệp

  • Giá/nguồn thu/sản xuất gỗ

  • Đường xá và xây dựng đường xá

  • Quy mô tài nguyên (trữ lượng rừng, diện tích đất, vv …)

  • Y
    ếu tố thể chế (ổn định chính trị, quyền tài sản, luật lệ, …)

Hình 4.5. Nguyên nhân phá rừng nhiệt đới

Các nghiên cứu ở Việt nam lại cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng bao gồm: khái thác quá mức, đốt nương làm rẫy, chuyển đổi sang đất nông nghiệp, di dân (tự do và có tổ chức), chiến tranh, vv ... (Error: Reference source not found). Tuy nhiên, có thể thấy rõ là tài nguyên rừng của Việt nam suy giảm rất mạnh trong giai đoạn sau chiến tranh (từ 1975). Điều đó có nghĩa là những nguyên nhân như chiến tranh chẳng hạn chỉ ảnh hưởng tới việc mất rừng trước năm 1975 và tập trung chủ yếu ở miền Nam, còn phần lớn diện tích rừng bị mất từ 1975 trở lại đây lại chủ yếu là do các nguyên nhân như khai thác gỗ, di dân, chuyển đổi sang đất nông nghiệp gây ra.

4.2.3. Các mô hình phá rừng

Để có thể giải thích rõ hơn vấn đề phá rừng nhiệt đới hiện nay và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu khác được triển khai nhằm đưa ra các mô hình hoặc các tiếp cận phù hợp. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu 4 mô hình phá rừng phổ biến hiện nay.



4.2.3.1. Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve)

Đường Kuznets (môi trường) giả thuyết rằng “tình trạng tồi tệ” về môi trường trước tiên tăng lên, nhưng rốt cuộc sẽ giảm xuống khi thu nhập trên đầu người của một quốc gia tăng. Mặc dù mô hình EKC thường được áp dụng cho các vấn đề ô nhiễm, nhưng nó đã được kiệm nghiệm cho vấn đề phá rừng trong một số nghiên cứu gần đây.

Mô hình phá rừng EKC về cơ bản có dạng sau:

( 0 )

Trong đó:



Fit – Fit-1 là thay đổi trữ lượng rừng trong giai đoạn trước (mang dấu âm nếu phá rừng xảy ra).

Yit là thu nhập theo đầu người.

zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các biến kinh tế vĩ mô khác.

4.2.3.2. Mô hình sử dụng đất cạnh tranh

Mô hình này được đưa ra dựa trên giả thuyết cho rằng mất rừng ở các nước nhiệt đới là kết quả của sử dụng đất mang tính cạnh tranh, cụ thể là giữa nông nghiệp và duy trì rừng tự nhiên (Barbier và Burgess 1997; Ehui và Hertel 1989).

Nhìn từ góc độ kinh tế, việc chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc lợi ích tiềm năng về lâm sản và môi trường bị mất đi không thể lấy lại được.

Vì vậy, mô hình sử dụng đất cạnh tranh thường bao hàm cả thước đo của “giá” hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp và phá rừng dưới dạng lợi ích về gỗ và môi trường từ đất rừng phải bỏ đi.




( 0 )

Trong đó:

AD – nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang nông nghiệp

vit – giá hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp

zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các biến kinh tế vĩ mô khác.

Kết quả nghiên cứu ở một số nước nhiệt đới cho thấy mật độ dân số tăng thường làm cho rừng bị mất nhanh hơn; ngược lại, tăng thu nhập bình quân đầu người và sản lượng nông nghiệp sẽ làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất rừng. Kết luận sau hàm ý rằng khi các nước phát triển kinh tế và cải thiện hiệu xuất sử dụng đất nông nghiệp thì áp lực phá rừng sẽ giảm xuống.

Việc đo lường chi phí cơ hội của chuyển đổi trong mô hình này như giá trị đất, thuế tài nguyên lại thường gặp khó khăn do số liệu không sẵn có và thiếu đầy đủ ở các nước nhiệt đới. Vì vậy, các hàng hóa thay thế thường được sử dụng trong nghiên cứu (xem Chương 2).

4.2.3.3 Mô hình chuyển đổi đất rừng của hộ gia đình

Nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về phá rừng nhiệt đới ở các nước đã chú trọng tìm hiểu vấn đề ra quyết định chuyển đổi đất rừng của các hộ gia đình nông nghiệp (Barbier 2000; Barbier và Burgess 1996; Chomitz và Gray 1996; Cropper, Mani và Griffiths 1999; López 1997; Nelson và Hellerstein 1996; Panayotou và Sungsuwan 1994). Các nghiên cứu này cố gắng mô hình hóa nhu cầu chuyển đổi đất, với giả thiết rằng các hộ gia đình hoặc sử dụng lao động sẵn có hoặc thuê lao động để chuyển đổi đất.

Mức cân bằng về đất bị phát quang gộp từ tất cả các hộ thường được giả thuyết là hàm của giá đầu vào và đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng khác:

( 0 )

Trong đó: P: giá sản phẩm nông nghiệp;

wL: tiền công khu vực nông thôn (lao động là yếu tố chủ yếu trong chuyển đổi đất);

w: véc tơ của các đầu vào khác

x: các yếu tố ảnh hưởng “khả năng tiếp cận” các diện tích rừng (đường xá, hạ tầng cơ sở, khoảng cách tới các thị trấn và thành phố)

Các nghiên cứu ở một số nước đại diện khu vực châu Á, Phi và Mỹ La-tinh đã khẳng định giả thuyết nêu trong mô hình trên, tức là chuyển đổi sang đất nông nghiệp có quan hệ đồng biến với giá sản phẩm đầu ra nông nghiệp và nghịch biến với đơn giá tiền công khu vực nông thôn.

Thực tế những gì diễn ra ở Thái land cho thấy khả năng tiếp cận các khu vực rừng cũng làm tăng mức độ chuyển đổi sang nông nghiệp.

4.2.3.4 Mô hình thể chế

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cấp quốc gia và xuyên quốc gia đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố thể chế như xung đột trong sử dụng đất, sự đảm bảo về quyền sở hữu hay quyền tài sản, ổn định chính trị, quyền lực của pháp luật đến việc phá rừng (Alston, Libecap và Mueller 1999, 2000; Deacon 1994, 1999; Godoy et al. 1998).

Giả thuyết được kiểm định là các yếu tố thể chế là những yếu tố quan trọng để giải thích nguyên nhân phá rừng:

( 0 )

Trong đó: qit – véc tơ của các yếu tố thể chế

zit – véc tơ của các biến giải thích kinh tế khác

4.2.3.5 Mô hình tổng hợp

Tất cả 4 mô hình ở trên đều giải thích nguyên nhân phá rừng theo cách riêng và đặc trưng của mình. Từ đó dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một mô hình tổng hợp dựa trên cả 4 mô hình này. Tuy nhiên, thay vì đi giải thích việc mất rừng ở các nước nhiệt đới như đã nêu ở trên, mô hình lại tập trung giải thích việc mở rộng đất nông nghiệp, (Ait – Ait-1), với giả định:



Fit – F it-1 = -(Ait – Ait-1) ( 0 )

Ngoài ra, các yếu tố chủ đạo giải thích sự thay đổi về sử dụng đất (được nhận biết trong 4 mô hình trên) sẽ có thể được kiểm định nhiều hơn trong mô hình tổng hợp, với điều kiện các yếu tố được chọn không loại trừ nhau. Hơn nữa, do các yếu tố thể chế (qi) có xu thế ít biến động theo thời gian, mô hình tổng hợp có thể được kiểm định với 2 dạng: có và không có các yếu tố thể chế (qi).

Mô hình có thể có dạng sau:
( 0 )

trong đó:

- sit: các biến hạ tầng như: sản lượng nông nghiệp, tỷ trọng đất canh tác, tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp, đất có thể canh tác theo đầu người, …

- zit :các biến giải thích khác như mức tăng trưởng dân số và GDP.

- : các biến EKC.

- Qi: các biến thể chế.

Mô hình đã được áp dụng để phân tích quá trình mở rộng đất nông nghiệp nhiệt đới trong giai đoạn 1961-1994, với biến phụ thuộc là tỷ lệ thay đổi hàng năm về diện tích đất nông nghiệp và các biến độc lập đưa ra trong mô hình. Nguồn số liệu cho các biến này chủ yếu được lấy từ Các chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới.17
4.3. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

4.3.1. Khái niệm

Quản lý rừng bền vững là khía cạnh của phát triển bền vững trong lâm nghiệp. Nguyên tắc bền vững trong lâm nghiệp đã có một lịch sử tiến hóa dài từ thế kỷ 17 ở Đức và Pháp. Khái niệm mang tính “hiện đại” sớm nhất được Hartig đưa ra năm 1804 ở Đức như sau: “... sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng lợi nhiều như thế hệ đang sống”.18

Kể từ đó đến nay, không có một khái niệm riêng nào được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm về phát triển bền vững của Brundtland Commision năm 1987 rất gần với khái niệm của Hartig. Hiện đang tồn tại rất nhiều định nghĩa thế nào là QLRBV do nó vững có thể được hiểu theo các cách khác nhau bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau. FAO (1991) cho rằng “quản lý rừng bền vững phải nhằm mục đích đảm bảo rằng các giá trị từ rừng đáp ứng nhu cầu hiện tại trong khi vẫn đảm bảo khả năng sẵn có và đóng góp của chúng cho các nhu cầu phát triển lâu dài”. Một khái niệm tổng quát hơn được đưa ra trong Tiến trình Helsinki 1993 như sau:“quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại đối với các hệ sinh thái khác” (MCPFE 1993:1).

De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng “quản lý rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai”.

Tóm lại, mặc dù các khái niệm về quản lý rừng bền vững được diễn đạt theo các cách khác nhau, nhưng có thể thấy rằng chúng đều đề cập những khía cạnh then chốt sau:


  • Cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng;

  • Công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai;

  • Công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo, giữa nước giầu và nước nghèo.

Quản lý rừng bền vững, nói một cách khác, là nhằm đạt được ba mục tiêu cơ bản sau đây:

  • Hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng;

  • Toàn vẹn về sinh thái, thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng sinh học và các chức năng sinh thái của rừng;

  • Phúc lợi xã hội, thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc vào rừng.

4.3.2. Nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững

Để đánh giá QLRBV người ta thường sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu khác nhau do các tổ chức và sáng kiến môi trường đưa ra. Các tổ chức và sáng kiến này bao gồm The Montreal Process 1994, ITTO 1993, The Helsinki Process 1993, The Tarapoto Process 1995, FAO/UNEP 1995, CIFOR, FSC, vv...



Trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chuẩn này, các quốc gia thường tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Hiện nay, Việt nam cũng đã hoàn tất việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (xem bộ tiêu chí sau) theo các nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới (FSC) và chuẩn bị đưa ra áp dụng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững trên phạm vi quốc gia.

Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam
Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và Tiêu chuẩn FSC Việt Nam

Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước và những thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả những tiêu chuẩn và Tiêu chí của Tiêu chuẩn FSC Việt Nam.

    1. Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phư­ơng.

    2. Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp khác.

    3. Chủ rừng tuân thủ tất cả những điều khoản của các thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết như­ Công ư­ớc về buôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ư­ớc về lao động (ILO), Thoả thuận quốc tế về th­ương mại gỗ nhiệt đới (ITTA), và Công ­ước về đa dạng sinh học.

    4. Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn v.v và Bộ tiêu chuẩn của FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét cho từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ.

    5. Diện tích rừng đ­ược bảo vệ tốt, chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái phép khác.

    6. Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài Tiêu chuẩn FSC.

    7. Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phư­ơng.

    8. Nộp đầy đủ các khoản phí, thuế, tiền thuê đất và các khoản phải nộp hợp pháp khác.

    9. Chủ rừng luõn thủ tất cả những điều khoản của các thoả thuận quốc tế mà Nhà nước đã ký kết như­ Công ư­ớc về buôn bán các loài quý hiếm (CITES), Công ư­ớc về lao động (ILO), Thoả thuận quốc tế về th­ương mại gỗ nhiệt đới (ITTA), và Công ­ước về đa dạng sinh học.

    10. Những mâu thuẫn giữa luật pháp, quy chế, hướng dẫn v.v và Bộ tiêu chuẩn của FSC sẽ được các tổ chức cấp chứng chỉ và các bên liên quan hoặc bị tác động xem xét cho từng trường hợp vì mục đích chứng chỉ.

    11. Diện tích rừng đ­ược bảo vệ tốt, chống khai thác không hợp pháp, lấn chiếm và những hoạt động trái pháp luật khác.

    12. Chủ rừng cam kết thực hiện lâu dài Tiêu chuẩn FSC.


Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất

Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    1. Có bằng chứng rõ ràng về quyền sử dụng lâu dài đối với đất (nghĩa là tên thửa đất, những quyền theo phong tục, hoặc các hợp đồng thuê đất).

2.2 Cộng đồng địa phương, với những quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hoặc theo phong tục, sẽ duy trì việc quản lý các hoạt động lâm nghiệp, ở mức độ cần thiết, để bảo vệ những quyền lợi hoặc tài nguyên của mình, trừ khi họ uỷ quyền cho những tổ chức khác một cách tự nguyện.

    1. Áp dụng những cơ chế thích hợp để giải quyết những mâu thuẫn về quyền sở hữu và sử dụng. mọi tình huống nảy sinh và các mâu thuẫn lớn sẽ được xem xét cẩn thận trong quá trình đánh giá để cấp chứng chỉ. những mâu thuẫn lớn liên quan đến lợi ích của nhiều người thông thường được xem là không đạt yêu cầu cấp chứng chỉ. 


Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại

Quyền hợp pháp và theo phong tục của người dân sở tại về quản lý, sử dụng rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng.

3.1 Người dân sở tại sẽ thực hiện quản lý rừng trên những diện tích đất của họ trừ khi họ tự nguyện uỷ quyền cho cá nhân hay tổ chức khác.

3.2 Việc sản xuất kinh doanh rừng không tác động xấu hoặc làm giảm, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến quyền sử dụng đất và sở hữu tài nguyên của người dân sở tại.

3.3 Những nơi có ý nghĩa đặc biệt về văn hoá, sinh thái, kinh tế, hoặc tôn giáo đối với dân sở tại sẽ được xác định rõ ràng với sự hợp tác của họ, và được công nhận và bảo vệ bởi những người quản lý rừng.

3.4 Người dân sở tại được chi trả cho việc áp dụng những kiến thức truyền thống của họ đồi với việc sử dụng các loài cây rừng hoặc các hệ thống quản lý rừng. sự chi trả này phải được dân sở tại tự nguyện, nhất trí chính thức trước khi những hoạt động lâm nghiệp bắt đầu.  

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân

Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của công nhân lâm nghiệp và các cộng đồng địa phương.


    1. Những cộng đồng sinh sống ở trong hoặc gần diện tích rừng quản lý được tạo cơ hội về việc làm, đào tạo và những dịch vụ khác.

    2. Chủ rừng thực hiện đúng hoặc vượt những tiêu chuẩn hiện hành của luật pháp về bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động cho người lao động và gia đình họ.

4.3 Công nhân được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và thương thảo tự nguyện với người sử dụng lao động như đã ghi trong Công ước 87 và 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO).

4.4 Kế hoạch quản lý và thực thi phải bao gồm những kết quả đánh giá về mặt tác động xã hội. Việc tham khảo ý kiến của người dân và những nhóm người chịu tác động trực tiếp của hoạt động quản lý rừng phải được duy trì.

4.5 Có cơ chế giải quyết những khiếu nại và thực hiện đền bù công bằng trong trường hợp làm mất hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp hoặc theo phong tục, đến tài sản, tài nguyên, hoặc cuộc sống của người dân địa phương. Phải có những biện pháp phòng ngừa những tác hại như vậy.

Tiêu chuẩn 5


: Những lợi ích từ rừng

Những hoạt động quản lý rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ đa dạng của rừng để đảm bảo tính bền vững kinh tế và tính đa dạng của những lợi ích môi tr­ường và xã hội.

5.1 Quản lý rừng phấn đấu tới mục tiêu bền vững về kinh tế trong khi vẫn quan tâm đầy đủ đến những vấn đề về môi trư­ờng và xã hội, chi phí sản xuất và đảm bảo dành những đầu tư cần thiết để duy trì năng suất sinh thái của rừng.

5.2 Quản lý rừng và các hoạt động tiếp thị có tác dụng khuyến khích sử dụng và chế biến tối ưu tại địa phương những sản phẩm đa dạng của rừng.

5.3 Quản lý rừng hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất, phế thải trong quá trình khai thác, chế biến tại chỗ và tránh gây tổn hại cho những nguồn tài nguyên khác của rừng.

5.4 Quản lý rừng luôn tìm cách tăng c­ường và đa dạng hoá kinh tế địa ph­ương, tránh phụ thuộc vào một loại sản phẩm rừng duy nhất.

5.5 Các hoạt động quản lý rừng công nhận, duy trì, và tăng cư­ờng giá trị dịch vụ của rừng và tài nguyên rừng như­ phòng hộ đầu nguồn và thuỷ sản ở nơi thích hợp.

5.6 Mức độ khai thác sản phẩm rừng không đ­ược vư­ợt quá mức có thể để duy trì tài nguyên rừng được ổn định lâu dài.  
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường

Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.


    1. Đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện tương ứng với quy mô cường độ quản lý rừng và sự toàn vẹn của các tài nguyên bị tác động, và phải được kết hợp một cách thống nhất trong các hệ thống quản lý. Những đánh giá này phải bao gồm việc xem xét ở cấp toàn cảnh cũng như ở mức tác động của hoạt động chế biến tại chỗ. Những tác động môi trường phải được đánh giá trước khi bắt đầu những hoạt động gây tác hại đến môi trường.

    2. Thực hiện bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm và môi trường sống của chúng (ví dụ như nơi làm tổ, nguồn thức ăn v.v.). Phải xây dựng những khu bảo tồn, khu phòng hộ phù hợp về quy mô và cường độ quản lý rừng và sự toàn vẹn của các nguồn tài nguyên bị tác động. Săn bắt, đánh bẫy không phù hợp phải được kiểm soát, ngăn chặn.

6.3 Các giá trị và chức năng sinh thái được duy trì nguyên vẹn, tăng cường hoặc phục hồi, bao gồm:

a. Phục hồi tái sinh và diễn thế sinh tháí;

b. Đa dạng di truyền, loài, và hệ sinh thái;

c. Các chu trình tự nhiên tác động đến năng suất của hệ sinh thái rừng.

6.3 Duy trì và bảo vệ nguyên trạng các mẫu đại diện của tất cả các hệ sinh thái hiện có tương ứng với phạm vi hoạt động kinh doanh rừng và thể hiện các mẫu đó trên bản đồ.

6.4 Có văn bản hướng dẫn hoặc quy trình phòng chống cháy rừng, xói mòn, bảo vệ nguồn nước, hạn chế tối đa những tác hại đến rừng trong quá trình khai thác, làm đường giao thông và những hoạt động gây xáo trộn khác.

6.5 Chủ rừng thường xuyên tìm cách tránh sử dụng những hoá chất hoặc những nguyên vật liệu khó tự huỷ và có tác hại đối với môi trường. Không sử dụng những hoá phẩm 1A và 1B, các thuốc trừ sâu chứa hydrat cacbon chlorin trong danh mục của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các loại thuốc sâu khó phân huỷ, các chất độc để lại các hoạt chất sinh học trong các chuỗi thức ăn, cũng như tất cả các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khác do các hiệp định quốc tế cấm. Nếu các hoá chất khác được sử dụng thì phải có các trang thiết bị phù hợp và công nhân phải được đào tạo để giảm thiểu tối đa tác hại đến sức khoẻ và môi trường.

6.6 Những hoá chất, bao bì, chất thải lỏng và rắn vô cơ, kể cả nhiên liệu và dầu, được cất trữ ở nơi an toàn đối với môi trường

6.7 Việc sử dụng các chế phẩm sinh học được quy định bằng văn bản, được hạn chế và giám sát nghiêm ngặt phù hợp với luật pháp quốc tế và quốc gia. Cấm sử dụng các loài biến đổi gen.

6.8 Việc sử dụng các loài nhập nội được kiểm soát cẩn thận để tránh những tác hại sinh thái.

6.9 Không chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc vào mục đích sử dụng khác trừ những trường hợp sau:

a. Phần chuyển đổi rất nhỏ so với tổng diện tích quản lý;

b. Phần chuyển đổi không thuộc những diện tích rừng có đa dạng sinh học cao;

c. Việc chuyển đổi đó có tác dụng rõ ràng, đáng kể và lâu dài cho công tác bảo tồn của đơn vị.



Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý

Có kế hoạch quản lý phù hợp với quy mô và cường độ hoạt động lâm nghiệp, với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và đ­ược thư­ờng xuyên cập nhật.

7.1 Kế hoạch và những văn bản liên quan phải thể hiện:

a. Những mục tiêu của kế hoạch quản lý rừng;

b. Mô tả những tài nguyên đ­ược quản lý, những hạn chế về môi trư­ờng, hiện trạng sở hữu và sử dụng đất, điều kiện kinh tế xã hội, và tình hình vùng xung quanh;

c. Mô tả hệ quản lý lâm sinh và/hoặc những hệ khác trên cơ sở sinh thái của khu rừng và thu thập thông tin thông qua điều tra tài nguyên;

d. Cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và việc chọn loài;

e. Các nội dung quan sát về sinh trưởng và động thái của rừng;

g. Sự an toàn môi trư­ờng trên cơ sở những đánh giá về môi trư­ờng;

h. Những kế hoạch bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm;

i. Những bản đồ mô tả tài nguyên rừng kể cả rừng bảo vệ (phòng hộ, đặc dụng), những hoạt động quản lý trong kế hoạch và sở hữu đất;

k. Mô tả và biện luận về kỹ thuật khai thác và những thiết bị sử dụng.

7.2 Kế hoạch quản lý rừng sẽ đ­ược định kỳ điều chỉnh nhằm kết hợp các kết quả giám sát hoặc các thông tin khoa học kỹ thuật mới, cũng như­ đáp ứng những thay đổi về môi trư­ờng và kinh tế – xã hội.

7.3 Công nhân lâm nghiệp đ­ược đào tạo và giám sát thích hợp để đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch quản lý.

7.4 Trong khi giữ bí mật thông tin, những người quản lý phải thông báo rộng rãi bản tóm tắt những điểm cơ bản của kế hoạch quản lý, kể cả những điểm nói ở Tiêu chí 7.1.



tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương