Lời nói đầu tcvn 6777 : 2007 thay thế tcvn 6777 : 2000. tcvn 6777 : 2007



tải về 305.23 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích305.23 Kb.
#29051
1   2   3   4

6 Thiết bị, dụng cụ

6.1 Các bình chứa mẫu có hình dạng, kích thước và làm bằng các vật liệu khác nhau. Để có thể chọn đúng bình chứa mẫu, phải hiểu rõ về sản phẩm được lấy mẫu nhằm đảm bảo không có sự tương tác nào giữa sản phẩm được lấy mẫu và bình chứa mẫu. Khi chọn bình chứa mẫu, cần lưu ý thêm về cách trộn mẫu để trộn lại trước khi chuyển mẫu từ bình chứa và về loại phép thử sẽ được tiến hành đối với mẫu đó. Để dễ dàng thực hiện việc bảo quản và trộn mẫu đúng, các bình chứa phải là bình chứa đầu tiên hoặc bình chứa trung gian. Dù dùng loại nào, bình chứa mẫu cũng đều phải có dung tích đủ lớn để thể tích mẫu không vượt quá 80 % dung tích bình chứa. Dung tích còn lại để dự phòng sự giãn nở nhiệt và để trộn mẫu.

6.2 Các lưu ý chung về thiết kế bình chứa mẫu - Các lưu ý chung như sau:

6.2.1 Đáy của bình chứa phải được tạo nghiêng dốc thẳng đến cửa ra của bình để đảm bảo chất lỏng chảy ra hết.

6.2.2 Trong bình không có các hốc hoặc các điểm lõm.

6.2.3 Bề mặt trong của bình chứa phải được thiết kế để giảm tối đa sự ăn mòn, đóng cặn và sự bám dính của nước/cặn.

6.2.4 Phải có nắp/đóng mở, có kích cỡ phù hợp để dễ dàng rót mẫu vào, kiểm tra và làm sạch.

6.2.5 Bình chứa phải được thiết kế để chuẩn bị được mẫu đồng nhất mà vẫn ngăn ngừa được sự thất thoát các phần tử làm ảnh hưởng tính đại diện của mẫu và độ chính xác của phép thử.

6.2.6 Bình chứa phải được thiết kế để việc truyền mẫu từ bình chứa sang thiết bị phân tích vẫn giữ được bản chất đại diện của mẫu.

6.3 Các chai (thủy tinh) - Các chai thủy tinh không mầu có thể kiểm tra độ sạch bằng mắt thường và cũng dễ kiểm tra mẫu bằng mắt khi có nước vẩn đục hay có cặn lẫn vào. Các chai mầu nâu có tác dụng chống ánh sáng ảnh hưởng đến kết quả thử.

6.4 Các chai (nhựa) - Các chai nhựa được làm bằng vật liệu thích hợp có thể dùng để bảo quản và lưu giữ các sản phẩm dầu như nhiên liệu điêzen (DO), nhiên liệu đốt lò (FO), dầu bôi trơn. Các loại chai này không dùng cho xăng, nhiên liệu phản lực hàng không, dầu hỏa, dầu thô, xăng dung môi, dầu trắng y tế và một số sản phẩm có điểm sôi đặc biệt, trừ khi sự hòa tan, nhiễm bẩn hoặc thất thoát các cấu tử nhẹ, không ảnh hưởng đến phép thử.

6.4.1 Không một trường hợp nào được dùng chai polyetylen mạch không thẳng (thông thường) để chứa hydro cacbon lỏng. Điều này nhằm tránh nhiễm bẩn cho mẫu hoặc làm hỏng chai. Không dùng bình chứa bằng nhựa để chứa các mẫu dầu động cơ đã sử dụng, vì dầu này có thể bị nhiên liệu pha loãng.

6.4.2 Các chai nhựa có ưu điểm là không bị vỡ như chai thủy tinh hoặc không bị ăn mòn như chai kim loại.

6.5 Can - Chỉ được dùng một loại can mà các mép nối được hàn ở mặt ngoài bằng nhựa thông trợ dung trong một dung môi thích hợp. Các trợ dung này có thể dễ dàng tẩy đi bằng xăng trong khi các chất khác rất khó tẩy. Các vết nhỏ của chất trợ dung này có thể gây bẩn mẫu, làm sai lệch các kết quả thử về độ cách điện, độ bền ôxy hóa và sự tạo cặn. Các can được hàn bên trong bằng nhựa epôxy có thể có các cặn bẩn và phải chú ý loại bỏ chúng. Sử dụng phương pháp ASTM D 4306 khi lấy mẫu nhiên liệu hàng không.

6.6 Các nắp đậy bình chứa - Nút lie, hoặc nắp xoáy bằng nhựa hay kim loại đều có thể dùng cho chai thủy tinh. Lie phải có chất lượng tốt, sạch, không có lỗ thủng và sứt mẻ. Không được dùng nút cao su. Để ngăn việc tiếp xúc lie với mẫu có thể dùng giấy thiếc hoặc nhôm bọc nút trước khi đóng ấn vào miệng chai. Chỉ nắp có ren xoáy với miếng đệm kín mới được dùng cho các can.

Các nắp xoáy phải được bảo vệ bằng tấm đệm có tráng bằng vật liệu không nhiễm bẩn và không làm hỏng mẫu. Bình chứa mẫu để xác định khối lượng riêng và tỷ trọng, phải có nắp xoáy.



6.7 Qui trình làm sạch - Các bình chứa mẫu phải sạch, không chứa các chất có thể gây bẩn cho sản phẩm đang được lấy mẫu (ví dụ: nước, bụi, xơ sợi, các chất tẩy rửa, naphtha và các dung môi khác, các chất trợ dung cho hàn, các axit, gỉ và dầu). Trước khi dùng lại bình chứa như can, chai phải được tráng sạch bằng dung môi thích hợp. Có thể cần dùng các dung môi tẩy cặn để loại bỏ hết vết cặn. Sau đó rửa bình bằng dung dịch xà phòng đặc, tráng kỹ bằng nước máy và cuối cùng tráng bằng nước cất. Sấy khô bình bằng cách cho một dòng khí sạch, nóng thổi vào bình hoặc bằng cách cho bình vào lò sấy nóng không bụi ở nhiệt độ 40 0C (104 0F) hoặc cao hơn. Khi đã khô, đóng nút hoặc xoáy nắp lại ngay. Thông thường các bình mới không cần rửa.

6.7.1 Tùy thuộc vào công việc, các loại bình lấy mẫu dùng cùng thiết bị lấy mẫu tự động cần phải rửa bằng dung môi giữa các lần sử dụng. Trong phần lớn các trường hợp, không rửa các bình lấy mẫu bằng xà phòng và nước như đã đề cập ở trên đối với các loại can và chai. Trước khi dùng phải kiểm tra tính sạch sẽ và nguyên vẹn của các bình chứa/lấy mẫu.

6.7.2 Áp dụng qui trình làm sạch bình chứa theo ASTM D 4306 khi lấy mẫu nhiên liệu hàng không để xác định độ tách nước, ăn mòn đồng, độ dẫn điện, độ ổn định nhiệt, khả năng bôi trơn và hàm lượng vết kim loại.

6.8 Hệ thống khuấy trộn mẫu - Bình lấy mẫu phải thích hợp với hệ thống khuấy trộn để khuấy đều các mẫu có phân lớp, đảm bảo có mẫu đại diện để chuyển sang bình trung gian hoặc thiết bị thử. Điều này rất cần khi khuấy trộn dầu thô, các sản phẩm tối mầu và các condensat để có được mẫu đại diện cho việc xác định hàm lượng nước và cặn. Tùy thuộc vào loại dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và phép thử mà yêu cầu về số lượng trộn và loại thiết bị trộn cũng khác nhau. Xem thêm các yêu cầu cụ thể trong ASTM D 5854.

6.8.1 Khi không cần quan tâm đến sự phân lớp của mẫu, thì việc khuấy trộn mẫu chỉ cần lắc bằng tay (hoặc cơ học) hoặc dùng máy lắc.

6.8.2 Khi xác định hàm lượng nước và cặn không lắc mẫu theo phương pháp cơ học và thủ công. Các phép thử đã cho thấy khó có thể truyền năng lượng để khuấy trộn và giữ mẫu đồng nhất. Các chi tiết tham khảo ASTM D 5854.

6.9 Thiết bị khác - Trong nhiều qui trình lấy mẫu và tạo các mẫu gộp đều cần ống đong có chia vạch hoặc dụng cụ đo khác có dung tích phù hợp để xác định lượng mẫu.

6.10 Dụng cụ lấy mẫu - Các dụng cụ lấy mẫu được mô tả chi tiết ở từng qui trình lấy mẫu riêng. Các dụng cụ này phải sạch, khô, không chứa các chất làm nhiễm bẩn mẫu.

7 Các lưu ý khi lấy mẫu thủ công

7.1 Phải lưu ý các yếu tố dưới đây khi tiến hành và áp dụng qui trình lấy mẫu thủ công:

7.1.1 Các phép thử tính chất hóa và lý - Mẫu để thực hiện các phép thử tính chất hóa và lý bắt buộc phải theo qui trình lấy mẫu, với các yêu cầu về số lượng mẫu và bảo quản mẫu.

7.1.2 Trình tự lấy mẫu

7.1.2.1 Bất kỳ sự xáo trộn nào của sản phẩm cần lấy mẫu trong bể chứa đều có thể ảnh hưởng xấu đến tính đại diện của mẫu. Vì vậy, việc lấy mẫu phải được tiến hành trước khi đo lượng hàng trong bể, đo nhiệt độ và các thao tác tương tự khác có thể gây xáo trộn sản phẩm trong bể.

7.1.2.2 Để tránh nhiễm bẩn của cột dầu trong quá trình lấy mẫu, các loại mẫu phải lấy theo thứ tự lần lượt như sau: bề mặt, trên đỉnh, lớp trên, lớp giữa, lớp dưới, cửa xuất, dưới cửa xuất, toàn phần, đáy và di động.

7.1.3 Độ sạch của thiết bị - Phải làm sạch thiết bị lấy mẫu trước khi bắt đầu các thao tác lấy mẫu. Bất kỳ các chất còn lưu lại trong thiết bị lấy mẫu hoặc bình chứa mẫu từ mẫu lần trước hoặc do việc làm sạch đều có thể làm mất tính đại diện của mẫu. Đối với các sản phẩm dầu nhẹ, một phương pháp làm sạch tốt là xúc bình chứa mẫu bằng chính sản phẩm trước khi lấy mẫu sản phẩm đó.

7.1.4 Gộp các mẫu riêng

7.1.4.1 Nếu qui trình lấy mẫu đòi hỏi phải lấy vài mẫu khác nhau, các phép thử tính chất lý học có thể tiến hành trên từng mẫu hoặc trên mẫu gộp của các mẫu khác nhau. Khi các phép thử được tiến hành trên từng mẫu riêng, thì thông thường kết quả thử nghiệm là trung bình cộng.

7.1.4.2 Khi yêu cầu lấy mẫu gộp của các bể chứa liên hợp, ví dụ trên tầu, xà lan, mẫu gộp của các bể chứa liên hợp có thể được chuẩn bị từ các mẫu của các bể (các hầm chứa) khác nhau chứa cùng một loại sản phẩm. Để mẫu gộp của bể chứa đại diện cho sản phẩm được chứa trong các bể (các hầm chứa) khác nhau này, lượng các mẫu riêng để chuẩn bị mẫu gộp của bể chứa phải tỷ lệ với thể tích hàng chứa trong các bể tương ứng. Trong nhiều trường hợp khác đều lấy các mẫu riêng có thể tích như nhau. Phương pháp gộp mẫu phải được lập thành văn bản và chú ý giữ tính toàn vẹn của mẫu. Lưu ý phải bảo quản riêng từng mẫu (không gộp) để thử lại khi cần.

7.1.4.3 Khi gộp mẫu, thao tác cẩn thận để đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu. Trộn và bảo quản mẫu theo ASTM D 5854.

7.1.4.4 Các mẫu được lấy tại các mức quy định, ví dụ: lớp trên - giữa - dưới, khi đóng nắp các bình chứa mẫu phải rót bớt một lượng nhỏ mẫu ra, để bình có khoảng trống. Còn đối với các mẫu khác, sau khi lấy mẫu xong đóng nắp ngay và chuyển đến phòng thí nghiệm.

7.1.5 Chuyển mẫu - Nên giảm tối thiểu số lần chuyển các mẫu từ bình chứa nọ sang bình chứa kia giữa các thao tác lấy mẫu và thử nghiệm. Sự thất thoát hydrocacbon nhẹ do bắn toé, mất nước do bám dính, hoặc nhiễm bẩn từ bên ngoài hoặc cả hai đều có thể ảnh hưởng đến kết quả thử, ví dụ: khối lượng riêng, hàm lượng nước và cặn, độ trong sạch của sản phẩm. Nếu càng nhiều lần truyền mẫu giữa các bình chứa thì các ảnh hưởng nêu trên càng dễ xảy ra. Tham khảo ASTM D 5854 để có thêm các thông tin về trộn và bảo quản mẫu.

7.1.6 Lưu giữ mẫu - Trừ khi rót chuyển mẫu, các mẫu phải được chứa trong bình chứa kín để ngăn ngừa sự thất thoát của các cấu tử nhẹ. Trong thời gian lưu giữ, phải bảo quản mẫu tránh ánh sáng, nguồn nhiệt hoặc các điều kiện bất lợi tiềm ẩn khác làm mẫu bị chuyển mầu, xuống cấp.

7.1.7 Bảo quản mẫu - Nếu mẫu không đồng nhất và một phần của mẫu phải chuyển sang bình chứa khác hoặc sang bình thử thì tùy theo loại sản phẩm và phương pháp thử mẫu phải được trộn kỹ để đảm bảo phần mẫu chuyển sang có tính đại diện. Thao tác cẩn thận để việc trộn mẫu không làm thay đổi các thành phần của mẫu, ví dụ: bay hơi các thành phần nhẹ. Xem các hướng dẫn chi tiết trong ASTM D 5854.

8 Các chú ý đặc biệt

8.1 Tiêu chuẩn này không quy định các yêu cầu an toàn liên quan đến việc lấy mẫu. Tuy nhiên, người thực hiện việc lấy mẫu phải được đào tạo đầy đủ về an toàn khi áp dụng các qui trình lấy mẫu riêng cho từng trường hợp.

8.2 Trong mọi thao tác lấy mẫu đều cần phải cẩn thận, đặc biệt khi lấy mẫu một số sản phẩm. Dầu thô có thể chứa các lượng sulfuahydro khác nhau (dầu chua) - là một loại khí rất độc. Phụ lục A.1 quy định các điều khoản áp dụng để lấy và bảo quản các loại chất lỏng này.

8.3 Khi lấy mẫu từ các bể chứa có hơi dễ bốc cháy, cần phải đề phòng tĩnh điện phát sinh ra tia lửa. Các vật dẫn điện như thước đo, bình lấy mẫu, nhiệt kế không nên cho xuống hoặc để lơ lửng bên trong bể hoặc khoang tầu khi đang nhập hàng hoặc ngay sau khi ngừng bơm. Vật dẫn điện như thước đo phải luôn tiếp xúc với ống định hướng đo cho đến khi chìm trong chất lỏng. Bắt buộc phải chờ một khoảng thời gian (thông thường ≥ 30 phút) sau khi ngừng bơm để phân tán tĩnh điện. Để giảm khả năng tích tụ điện, không dùng dây nylon, dây polyester hoặc dây thừng. Xem thêm ASTM D 4865.

9 Hướng dẫn riêng cho các sản phẩm cụ thể

9.1 Dầu thô và nhiên liệu FO cặn

9.1.1 Dầu thô và nhiên liệu FO cặn thường không đồng nhất. Các mẫu ở bể của các loại dầu này có thể không phải là đại diện vì các lý do sau:

9.1.1.1 Hàm lượng nước đồng hành cao hơn ở gần đáy. Mẫu di động hoặc mẫu gộp của mẫu trên, giữa và dưới có thể không đại diện hàm lượng nước đồng hành.

9.1.1.2 Rất khó xác định được ranh giới giữa dầu và nước tự do, đặc biệt khi có mặt của lớp nhũ hoặc lớp cặn bùn.

9.1.1.3 Rất khó xác định thể tích của nước tự do vì mức nước tự do thay đổi theo bề mặt đáy bể. Đáy bể thông thường bị bao phủ bởi vũng nước tự do hoặc nhũ nước bị lớp cặn bùn hoặc xáp bao bọc.

9.1.2 Khuyến cáo áp dụng phương pháp lấy mẫu tự động theo ASTM D 4177 để lấy mẫu các loại dầu này. Tuy nhiên, có thể sử dụng các mẫu lấy ở bể theo sự thỏa thuận của các bên.

9.2 Xăng và các sản phẩm chưng cất - Xăng và các sản phẩm chưng cất thường là đồng nhất, nhưng chúng thường được vận chuyển từ các bể có lớp nước được tách rõ rệt ở đáy. Lấy các mẫu từ bể chứa thực hiện theo qui trình quy định ở điều 13 và điều kiện lấy mẫu theo điều 5.2.2.

9.3 Hydrocacbon thơm công nghiệp - Đối với các mẫu hydrocacbon thơm công nghiệp (benzen, toluen, xylen và dung môi naphtha) lấy mẫu theo điều 5.2.1, 6 và 10, và từ 12.2 đến 12.5, điều 13, đặc biệt chú ý đối với các qui trình liên quan có các lưu ý và làm sạch. Xem chi tiết ở Phụ lục A.1.

9.4 Dung môi và chất pha sơn

9.4.1 Áp dụng ASTM D 268, các chú ý và hướng dẫn quy định ở các điều 9.4.2 đến 9.4.3 để tiến hành thử các mẫu chất pha sơn và dung môi sơn lấy từ các tầu.

9.4.2 Bể chứa và xe chở dầu - Lấy các mẫu trên và dưới (xem Hình 1), mỗi mẫu không nhiều hơn 1 lít, theo qui trình lấy mẫu cục bộ bằng bẫy ống lấy mẫu hoặc bằng chai được quy định ở điều 13.4.2. Trong phòng thí nghiệm, chuẩn bị không ít hơn 2 lít mẫu gộp bằng cách trộn các phần bằng nhau của hai mẫu trên và dưới.

9.4.3 Các thùng, phuy và can - Lấy mẫu từ các hầm chứa hàng trên tầu theo thỏa thuận các bên. Trong trường hợp các dung môi đắt tiền, mua theo số lượng nhỏ thì nên lấy mẫu từ từng thùng chứa, áp dụng qui trình lấy mẫu ống (xem 9.4.3) hoặc qui trình lấy mẫu bằng chai (xem 13.4.2, có thể dùng chai nhỏ hơn) để lấy một phần sản phẩm từ vùng giữa của thùng chứa. Chuẩn bị ít nhất 1 lít mẫu gộp bằng cách trộn đều các phần bằng nhau không ít hơn 500 ml của mẫu lấy từ mỗi thùng chứa.

9.5 Vật liệu asphan - Khi áp dụng ASTM D 1856 hoặc ASTM D 2172 để tiến hành thử các mẫu vật liệu asphan thì lấy mẫu theo qui trình lấy mẫu khoan quy định ở điều 17 hoặc qui trình lấy mẫu xúc ở điều 18. Phải lấy một lượng mẫu đủ để thu được ít nhất 100 g (1/4 lb) bitum, thông thường khoảng 1000 g (2 lb) asphan tấm là đủ. Nếu mẫu có cục lớn nhất bằng 2,5 cm (1 in.) thì thường phải lấy 2000 g (4 lb), nếu hỗn hợp có các khối lượng lớn hơn nữa thì các mẫu càng phải lớn hơn.

9.6 Asphan nhũ hóa - Thông thường tiến hành thử mẫu theo tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật ASTM D 977 và tiêu chuẩn phương pháp thử ASTM D 244, áp dụng qui trình lấy mẫu bằng chai quy định ở điều 13.4.2, sử dụng các chai có đường kính miệng không nhỏ hơn 4 cm, để lấy mẫu từ bể chứa, từ téc ôtô và xe thùng. Xem Hình 1 và Bảng 2 về trị trí lấy mẫu, áp dụng qui trình lấy mẫu múc ở điều 15 để lấy mẫu trên đường ống nhập và xuất. Nếu hàng ở dạng bao gói, lấy mẫu theo Bảng 3. Nếu vật liệu là rắn hoặc bán rắn, áp dụng qui trình lấy mẫu khoan quy định ở điều 17. Lấy ít nhất 4 lít hoặc 4,5 kg của từng lô hoặc tầu vận chuyển. Bảo quản mẫu trong thùng chứa sạch, kín khí ở nhiệt độ không nhỏ hơn 4 0C (40 0F) cho đến khi phân tích. Sử dụng thùng chứa bằng sắt đen hoặc bình thủy tinh để chứa asphan nhũ hóa loại RS-1.

10 Hướng dẫn cho các phép thử cụ thể

10.1 Quy định chung - Một số tiêu chuẩn phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải thận trọng và có hướng dẫn lấy mẫu riêng. Các hướng dẫn này bổ sung các qui trình chung của tiêu chuẩn này và thay thế nếu có sự mâu thuẫn.

10.2 Chưng cất các sản phẩm dầu mỏ - Khi lấy mẫu xăng tự nhiên để thử theo TCVN 2698 (ASTM D 86), qui trình lấy mẫu bằng chai được tiến hành theo 13.4.2, với ngoại lệ là chai phải được làm lạnh trước. Trước khi lấy mẫu, làm lạnh chai bằng cách ngâm chìm chai trong sản phẩm, nạp đầy, sau đó đổ hết ra. Nếu không thể áp dụng qui trình lấy mẫu bằng chai, áp dụng qui trình lấy mẫu vòi và dùng bể làm lạnh như quy định ở điều 13.6. Không lắc chai khi hút mẫu. Sau khi lấy xong mẫu, đóng chặt ngay nút chai, bảo quản trong bể đá hoặc tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 0C đến 4,5 0C (32 0F đến 40 0F).

10.3 Áp suất hơi - Lấy mẫu dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ để thử áp suất hơi theo ASTM D 5842.

10.4 Độ ổn định oxy hóa

10.4.1 Khi lấy mẫu sản phẩm để xác định ổn định ôxy hóa theo TCVN 6778 (ASTM D 525), ASTM D 873, hoặc tiêu chuẩn tương đương thì theo các lưu ý và hướng dẫn sau.

10.4.2 Các lưu ý - Một lượng rất nhỏ (thấp tới mức 0,001%) của một vài loại chất, như các chất ức chế có ảnh hưởng đáng kể đến các phép thử độ ổn định oxy hóa. Khi lấy mẫu và bảo quản mẫu tránh nhiễm bẩn và lộ sáng. Để tránh ảnh hưởng của không khí gây oxy hóa, không rót, lắc hoặc khuấy mẫu quá mức cần thiết. Không đặt mẫu vào nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cần thiết ở điều kiện khí quyển.

10.4.3 Các bình chứa mẫu - Chỉ sử dụng các chai thủy tinh mầu nâu hoặc chai mầu sáng có lớp bọc, vì can có thể bị nhiễm bẩn như gỉ sắt hoặc chất trợ dung do hàn. Làm sạch chai theo điều 6.7. Tráng kỹ bằng nước cất, làm khô và bảo quản tránh bụi, bẩn.

10.4.4 Lấy mẫu - Khuyến cáo lấy mẫu di động theo điều 13.5 vì mẫu lấy trực tiếp vào chai. Như vậy giảm được khả năng hấp thụ khí, thất thoát hơi và tránh nhiễm bẩn. Ngay trước khi lấy mẫu, tráng chai bằng chính sản phẩm sẽ được lấy mẫu.

11 Các hướng dẫn cho từng loại phương tiện vận chuyển

11.1 Tầu biển chở dầu thô

11.1.1 Việc lấy mẫu dầu thô từ tầu hoặc xà lan có thể được thỏa thuận giữa các bên theo các phương pháp sau:

11.1.1.1 Các mẫu được lấy từ bể chứa trên bờ biển trước khi nhập hàng và cả trước và sau khi xuất hàng theo quy định ở điều 13.

11.1.1.2 Các mẫu được lấy từ đường ống trong khi xuất hàng và nhập hàng, bằng dụng cụ lấy mẫu tự động hoặc thủ công. Nếu trong khi lấy mẫu đường ống, yêu cầu dịch chuyển hoặc tràn vãi thì phải cẩn thận sao cho mẫu lấy trên đường ống là nguyên vẹn từ một lô, không bị trộn lẫn. Có thể yêu cầu lấy nhiều mẫu riêng biệt để thấy hết ảnh hưởng của việc bơm chuyển đổi trước và sau khi thay đổi loại hàng.

11.1.1.3 Mẫu được lấy từ các hầm hàng trên tầu và xà lan sau khi nhập hoặc trước khi dỡ hàng. Cho từng khoang tầu, xà lan có thể lấy các loại mẫu sau: mẫu toàn phần, mẫu di động, mẫu trên - giữa - dưới hoặc các mẫu cục bộ theo mức đã thỏa thuận.

11.1.2 Các mẫu lấy từ xà lan hoặc tầu có thể lấy qua cửa hầm mở hoặc sử dụng thiết bị chuyên dùng cho các hệ thống kín.

11.1.3 Thông thường khi bơm hàng lên tầu, mẫu lấy tại bể chứa trên bờ hoặc lấy từ đường ống dẫn dầu lên tầu sẽ là mẫu chính để giao hàng. Tuy nhiên, các mẫu lấy từ các hầm hàng trên tầu/xà lan cũng có thể dùng để kiểm tra nước và cặn và các chỉ tiêu chất lượng khác, nếu có yêu cầu. Các kết quả thử mẫu từ bể chứa trên hầm tầu/xà lan cùng với kết quả thử của mẫu từ bể trên bờ có thể được viết trên chứng chỉ chất lượng hàng của tầu.

11.1.4 Khi dỡ hàng khỏi tầu/xà lan, mẫu lấy bằng thiết bị lấy mẫu tự động từ đường ống dỡ hàng sẽ là mẫu để chuyển giao hàng. Nơi không có mẫu đường ống thì mẫu lấy tại hầm hàng trên tầu/xà lan sẽ là mẫu để chuyển giao hàng, trừ nơi đặc biệt được miễn.

11.1.5 Các mẫu thành phẩm của các hầm hàng trên tầu/xà lan được lấy cả từ tàu và các bể tiếp nhận, nếu cần có thể lấy cả từ đường ống. Ngoài ra phải lấy mẫu sản phẩm ở từng hầm hàng sau khi nhập hàng và ngay trước khi dỡ hàng trên tầu/xà lan.

CHÚ THÍCH 4 Các yêu cầu bổ sung liên quan đến lấy mẫu hàng trên tầu biển theo tiêu chuẩn hiện hành.



11.2 Dầu thô chở bằng xe tải - Các yêu cầu lấy mẫu bổ sung khi chở dầu thô bằng xe tải theo tiêu chuẩn hiện hành.

11.3 Xe ôtô xitéc - Lấy mẫu sau khi xe nhận hàng xong hoặc ngay trước khi trả hàng.

11.4 Những lô hàng đóng kiện (can, thùng, phuy hoặc hộp) - Lấy mẫu từ một số các kiện hàng riêng biệt đủ để chuẩn bị một mẫu gộp đại diện cho toàn bộ lô hàng hoặc một chuyến tầu. Chọn ngẫu nhiên các kiện hàng để lấy mẫu. Số lượng các kiện ngẫu nhiên phụ thuộc vào các vấn đề thực tế như: (1) độ chặt chẽ của các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm; (2) nguồn gốc và loại vật liệu, và liệu có nhiều hơn một mẻ sản xuất có trong lô hàng hay không; và (3) kinh nghiệm cho thấy với sự chuyên chở tương tự, phải đặc biệt lưu ý đến sự không đồng nhất về chất lượng giữa kiện này với kiện khác. Trong nhiều trường hợp số liệu quy định ở Bảng 3 là phù hợp.

Bảng 3 - Số lượng tối thiểu các kiện hàng được chọn để lấy mẫu

Các kiện hàng trong lò

Các kiện hàng được lấy mẫu

Các kiện hàng trong lô

Các kiện hàng được lấy mẫu

1 đến 3

Tất cả

1332 đến 1728

12

4 đến 64

4

1729 đến 2197

13

65 đến 125

5

2198 đến 2744

14

126 đến 216

6

2745 đến 3375

15

217 đến 343

7

3376 đến 4096

16

344 đến 512

8

4097 đến 4913

17

513 đến 729

9

4914 đến 5832

18

730 đến 1000

10

5833 đến 6859

19

1001 đến 1331

11

6860 và lớn hơn

20

12 Các qui trình lấy mẫu (khái quát)

12.1 Các qui trình lấy mẫu chuẩn mô tả trong tiêu chuẩn này được tóm tắt trong Bảng 1. Có thể áp dụng các qui trình lấy mẫu khác nếu có sự đồng thuận giữa các bên. Các thỏa thuận này nên được lập thành văn bản và do các đại diện có thẩm quyền ký.

12.2 Các lưu ý

12.2.1 Đặc biệt cẩn thận và đánh giá đúng để đảm bảo rằng các mẫu đã lấy đại diện cho các đặc tính chung và điều kiện trung bình của lô hàng. Quan trọng là người lấy mẫu phải công tâm.

12.2.2 Vì có nhiều loại hơi dầu mỏ độc hại và dễ bắt cháy, tránh hít thở hơi này và tránh xa ngọn lửa hở, than đang cháy, hoặc tia lửa sinh ra do tĩnh điện. Tuân thủ tất cả các quy định an toàn riêng đối với sản phẩm được lấy mẫu.

12.2.3 Khi lấy mẫu các sản phẩm dễ bay hơi có áp suất hơi Reid (RVP) lớn hơn 13,8 kPa (2psi) thì phải đổ đầy sản phẩm vào dụng cụ lấy mẫu rồi đổ ra hết trước khi lấy mẫu. Nếu phải chuyển mẫu sang bình chứa khác, cũng cần tráng bình này bằng một ít sản phẩm sẽ lấy mẫu rồi dốc cạn. Khi mẫu đã chảy hết, úp dụng cụ lấy mẫu vào miệng của bình chứa mới và giữ nguyên cho đến khi toàn bộ chất chứa trong bình chuyển sang hết và không để cho không khí kéo theo vào bình chứa.


tải về 305.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương