LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời


BÁO CÁO THÀNH TÍCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI



tải về 1.64 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

BÁO CÁO THÀNH TÍCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

NÔNG THÔN 5 NĂM (1971 - 1975) TỈNH HẢI HƯNG

(Đọc tại buổi lễ đón cờ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng về hành tích phát triển GTVT nông thôn hai năm liên tục 1974 - 1975)
Trong 5 năm qua, công tác giao thông vận tải nông thôn của tỉnh ta đã gặp một số khó khăn lớn. Trận lũ lụt chưa từng có năm 1971 làm cho 195 xã thuộc 13 huyện, thị xã bị ngập lụt gần 2 tháng. Các nơi khác tuy không bị lụt, nhưng cũng bị úng nặng gây ra thiệt hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Hơn 700 km đường do tỉnh, huyện quản lý và hầu hết các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, nhiều đoạn bị hủy liệt. Hàng trăm chiếc cầu cống bị sụt lở, phá hỏng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Tháng 4 nă m 1972 đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc lần thứ hai. Tỉnh ta cũng bị chúng đánh phá ác liệt. Nhiều xe quân sự và ô tô vận chuyển vật tư hàng hóa sơ tán về nông thôn, do đó các tuyến đường mới được khôi phục, sửa chữa sau lũ lụt lại bị hư hỏng nặng nề.

Các loại vật liệu cải tạo mặt đường ngày càng ít đi, sắt thép xi măng xây cầu, cống, xe cải tiến…tuy có được cung cấp mọt số nhưng không đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch phát triển.

Đó là những khó khăn lớn. Song chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản:

- Dưới ánh sáng của các nghị quyết 19, 20, 22 và chỉ thị 208 của TW Đảng. Được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ GTVT, sự hướng dẫn giúp đỡ của Vụ GTVT địa phương, Viện kỹ thuật GTVT đối với tỉnh ta.

- Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Ban huyện ủy, UBND huyện thị đã quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo đối với công tác GTVT.

- Tỉnh ta sớm có phong trào, và là tỉnh có truyền thống làm GTVT nông thôn khá trên miền Bắc. Năm 1964 nhân dân hai tỉnh cũ đã có vinh dự lớn: được tặng cờ thi đua luân lưu của Bắc Hồ, cờ của Bộ GTVT tặng về thành tích công tác GTVT nông thôn và kết hợp tốt với công tác thủy lợi.

………….


Hàng năm UBND tỉnh đã triệu tập hội nghị sơ tổng kết với các huyện, thị và các ngành hữu quan, đồng thời phát động phong trào thi đua làm GTVT nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

……..


Cuối năm 1972, UBND tỉnh ra nghị quyết về cán bộ chuyên trách làm công tác GTVT ở xã và mỗi tháng được hưởng nửa định suất 10 đ. Đó là chủ trương và biện pháp tích cực để thúc đẩy phong trào GTVT nông thôn phát triển.

Trong 5 năm qua tỉnh ta đã trợ cấp cho công tác GTVT nông thôn 3.724.000 đ, cho huy động 407.000 ngày công nghã vụ, phát triển 80km đường máy kéo; cung cấp cho các xã và HTX nông nghiệp 919 tấn xi măng, 30,7 tấn sắt thép xây cầu phục vụ xe cơ giới và 20 tấn dây thép làm cầu tre sống.

Kết quả đạt được:

- Để khắc phục hậu quả của lũ lụt năm 1971 đi đôi với việc khôi phục sản xuất, ổn định đời sống các cấp ủy Đảng và chính quyền trong tỉnh đã phát động phong trào Toàn dân tham gia khôi phục và sửa chữa cầu đường nông thôn. Huyện Nam Sách có tới 5.000 người, huyện Ân Thi gần 4.000 người, huyện Thanh Miện 1.160 lao động từ 7 xã khu Nam lên giúp các xã khu Bắc sửa chữa đường nông thôn. Xã Dân Chủ (Tứ Kỳ) phát động đợt thi đua học tập nữ anh hùng liệt sĩ Lê Thị Hồng Gấm, đã động viên 320 chị em phụ nữ tham gia lao động trong 4 ngày khôi phục và sửa chữa xong hơn 2km đường trục xã bị lũ lụt phá hỏng.

- Chỉ trong 2 tháng cuối năm 1971, các địa phương trong tỉnh đã khôi phục và sửa chữa 1.537 km, căn bản sửa chữa xong các tuyến đường trục xã, liên xã và đường nối liền với quốc lộ, tạo đều kiện thuận lợi cho xe ô tô vận chuyển hạt giống, phân bns và hàng hóa từ tỉnh về các HTX kịp thời khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

- Trong chến tranh phá hoại lần thứ hai, các xã và HTX nông nghiệp của Gia Lộc, Nam Sách, Tứ Kỳ..v..v..đã khai thác mọi nguồn vật liệu sẵn có của địa phương tích cực cải tạo, sửa chữa mặt đường phục vụ tốt cho công tác phòng không sơ tán. Nhiều tuyến đường trong tỉnh có hàng cây xanh tốt đã trở thành nơi cất dấu vật tư, thiết bị của nhà nước được an toàn.

Năm 1972 cuộc kháng chiến CMCN diễn ra hết sức gay go ác liệt, tuy phải tập trung sức để sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu chi viện tiền tuyến, nhân dân tỉnh ta đã bỏ ra 4.034.000 ngày công để làm GTVT nông thôn, phát triển thêm 1.015 km đường mới, khôi phục sửa chữa 1.344 km đường cũ và cải tạo mặt đường 739 km là năm có phong trào GTVT nông thôn phát triển mạnh mẽ, năm đầu tiên tỉnh ta đạt được mục tiêu 5 tấn thóc một ha, ghi tên vào "Bảng vàng 5 tấn"

Năm 1973 hưởng ứng phong trào thi đua "7 mũi giáp công chi viện nông nghiệp do tỉnh ủy, UBND tỉnh và Liên hiệp công đoàn phát động. Ngành GTVT đã tích cực vận chuyển hàng vạn tấn phân hóa học, vôi bón ruộng, vật tư phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời nhiều địa phương trong tỉnh đã phát động từng chiến dịch "Toàn dân tham gia làm GTVT nông thôn"….. Nam Sách là huyện dẫn đầu phong trào GTVT nông thôn của tỉnh, đồng thời là huyện được nhận cờ thưởng thi đua của Bộ GTVT về thành tích phát triển GTVT nông thôn khá nhất các huyện vùng đồng bằng và trung du năm 1973.

Năm 1974 - 1975 là hai năm khôi phục và phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 22 của TW Đảng. Tuy có nhiều khó khăn về thời tiết, thiếu vật liệu, phương tiện vận tải song công tác GTVT nông thôn vẫn phát triển toàn diện và mạnh mẽ. Nổi bật là:

1. Công tác giao thông kết hợp với hoàn chỉnh thủy nông đạt kết quả khá.

Toàn tỉnh đã phát triển thêm được 887 km đường ngoài đồng ruộng, sử dụng 1.292.000 ngày công, đào đắp 1.375.000 m3 đất

Trong năm 1975 ngành GTVT đã vận chuyển 33.896 tấn đá, cát, sỏi và hàng triệu viên gạch phục vụ cho việc xây dựng 8 trạm bơm của tỉnh, phục vụ cho nhà máy Bê tông đúc cống cho hoàn chỉnh thủy nông. Hoàn thành tốt kế hạch vận chuyển được giao.



2. Phục vụ cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, bước đầu có kết quả tốt.

Đến cuối tháng 12 năm 1975 đã có 14 huyện xây dựng xong quy hoạch GTVT phục vụ tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số xã thí điểm. Các HTX xây dựng quy hoạch GTVT đều tổ chức được tổ vận tải chuyên trách, tổ bảo dưỡng đường, cách khán công điểm vận chuyển đã có tiến bộ hơn trước.

3. Việc phát triển cầu tre sống và khôi phục cầu đá cũ được đẩy mạnh.

Trong 4 năm qua các địa phương đã làm được 669 chiếc cầu tre sống với tổng chiều dài 3.232 m.

Hai năm qua các HTX nông nghệp trong tỉnh đã khôi phục 161 chiếc cầu làm bằng đá cũ, với tổng chiều dài 542 m.

4. Phát triển thuyền nan tre trát vữa xi măng đã thành công tốt đẹp

Ba năm qua tỉnh ta đã phát triển được 352 chiếc thuyền nan tre trát vữa xi măng với tổng số trọng tải 1.402 tấn trong đó:

- Khu vực HTX nông nghiệp: 308 chiếc = 493 tấn

- Khu vực HTX thuyền buồm: 44 chiếc = 909 tấn

Thuyền nan tre trát vữa xi măng so với thuyền gỗ cùng trọng tải có giá thành giảm từ 20 - 30%, thời gian sử dụng tăng gấp 1,2 - 2 lần so với thuyền gỗ.

………

5 năm qua tỉnh ta đã động viên 18.888.000 ngày công, đào đắp 16.881.000 m3 đất. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp đã làm gần 30 ngày công và 26 m3 đất cho công tác giao thông nông thôn



Tổng số đường làm mới: 5.289 km trong đó:

- Đường trục liên xã: 547 km

- Đường trục liên thôn: 1.127 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 3.588 km

Khôi phục, tôn cao, mở rộng và sửa chữa 9.505 km đường các loại

Đến nay, tỉnh ta đẫ tạo thành màng lưới đường nông thôn tương đối khá và liên hoàn bao gồm hơn 15.000 km, trong đó một nửa là đường ngoài đồng ruộng. Bình quân mỗi ha canh tác có 108 m đường để vận chuyển. Toàn tỉnh có 408 xã thì 404 xã có đường cho xe ô tô vận chuyển phân bón, hàng hóa ừ tỉnh về đến trung tâm xã, chỉ còn 4 xã chưa có cầu, phà vượt qua sông lớn nên ô tô chưa về được.

Trên các tuyến đường nông thôn các địa phương trong tỉnh đã trồng được 42 triệu cây gỗ, đa số cây trồng đã khai thác sử dụng làm trường học, trạm xá, chuồng trại chăn nuôi, chỉ tính riêng 1975 các xã và HTX nông nghiệp đã khai thác 45 vạn cây trị giá 3,3 triệu đồng

Có đường sá tốt, đi đôi với phát triển cầu tre sống, cầu đá cũ, các xã và HTX nông nghiệp đã xây dựng 157 cầu bê tông dài 534 m, một số xã có trình độ thi công cầu bê tông dài 12 m cho máy kéo đi qua lại an toàn như: Hưng Thái, Hồng Phong (Ninh Giang); Phạm Xá, Thiện Đáp (Kim Thành), Phú Mãn (Phù Cừ), Đạ Hưng (Khoái Châu)…

Tận dụng gỗ ph lao sẵn có của địa phương bắc được 443 cầu gỗ dài 2.722 m vượt qua các sông Trung, đại thủy nông. Xây dựng 14.732 chiếc cống các loại.

Các HTX bỏ ra 1.716.980 đ mua nguyên vật liệu xây dựng cầu cống. Nếu tính cả tiền mua vật liệu cải tạo mặt đường và giá trị ngày công thì tổng số vốn các xã và HTX đã bỏ ra làm GTVT nông thôn 5 anwm qua tới 12.818.980 đ gấp hơn 3 lần số vốn nhà nước trợ cấp.

Đã phát huy tác dụng của đường sá và cầu cống, các địa phương đã mua sắm 59.260 chiếc xe thuyền với 16.864 tấn trọng tải.

Đến cuối tháng 12/1975 tổng số phương tiện vận tải nông nghiệp của tỉnh ta có 69.976 chiếc = 19.876 tấn. Trong đó:

- Xe các loại: 53.725 chiếc = 12.874 tấn

- Thuyền các loại: 16.251 chiếc = 7.002 tấn.

Bình quân 8 ha canh tác có 1 tấn phương tiện. Riêng các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ bình quân 6 ha/một tấn phương tiện.

- Về tổ chức quản lý

Đến cuối năm 1975 có 361 tỏ bảo dưỡng đường với 2.918 lao động (hầu hết là các cụ mặt trận) quản lý bảo dưỡng 1.654 km đường đã cải tạo.

Có 384 tổ vận tải chuyên trách, 452 tổ vận tải nửa chuyên trách. Tổ vận tải Vĩnh Hòa (Ninh Giang) hai năm liên tục được Chính phủ công nhận là tổ LĐXHCN.

Thực hiện giải phóng đôi vai hơn 90% khối lượng lưu thông và 50% khối lượng vận chuyển trong sản xuất, tỷ lệ công vận chuyển còn chiếm 20% tổng số công sản xuất. Các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động đã thực hiện giảiphóng đôi vai từ 64 - 70% khâu sản xuất.

Các huyện đã chú trọng củng cố đội ngũ cán bộ chuyên môn. Ty GTVT tổ chức bòi dưỡng cho 2.016 lượt cán bộ GTVT xã, phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp thời gian từ 3 - 7 ngày về nội dung công tác GTVT nông thôn.

Trong phong trào thi đua 5 năm qua, căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua của Bọ GTVT quy định,đã bình bầu lựa chọn được: huyện Gia Lộc khá nhất 5 năm. Huyện Tứ Kỳ khá nhất năm 1975, 10 huyện khá, 54 xã đạt tiêu chuẩn loại giỏi, chiếm tỷ lệ 13,2% và 163 xã khá về thành tích phát triện GTVT nông thôn, chiếm 40% tổng số xã trong tỉnh.

Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta rất vinh dự được Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng cờ thưởng thi đua luân lưu về thành tích làm GTVT nông thôn khá nhất các tỉnh đồng bằng và trung du hai năm liên tục (1974 -1975), năm 1975 giữ cờ thưởng vĩnh viễn.

Năm năm qua Quốc hội, Chính phủ đã thưởng 4 huân chương lao động hạng ba cho nhân dân và cán bộ các huyện: Gia Lộc , Nam Sách , xã Nhật Tân (Tiên Lữ) và huân chương cho nhân dân và cán bộ trong tỉnh, 637 bằng khen của Chính phủ…Bộ GTVT và UBND tỉnh khen ngợi các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong pong trào GTVT nông thôn.

(Nguồn: Báo cáo thành tích phát triển giao thông vận tải nông thôn 5 năm (1971 - 1975) tỉnh Hải Hưng (Đọc tại buổi lễ đón cờ của Chủ tịch Tôn Đức Thắng về hành tích phát triển GTVT nong thôn hai năm liên tục 1974 - 1975).- Hải Hưng, UBND tỉnh, 1976.- Ngày 1 tháng 4 năm 1976.- 19 tr.)
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CỦA NGÀNH GTVT NĂM 1976-1977

(Báo cáo tại lễ đón huân chương lao động hạng ba của Chính phủ tặng cán bộ, công nhân viên chức ngành GTVT Hải Hưng 1976)

Kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1976:

1/ Về vận tải và xếp dỡ:






Thực hiện 1976

% 1976 so với

KH 1976

1975

A. Vận tải hàng hóa










Về tấn vận chuyển

1.463.455 tấn

100,85

108,2

Về T/km vận chuyển

103.044.248 Tkm

106,25

119,5

Trong đó










a/ Vận tải đường bộ










Tấn vận chuyển

268.666 tấn

111,0

96,1

Tấn/ km vận chuyển

10.197.344 Tkm

119,0

103,9

b/ Vận tải đường sông










Tấn vận chuyển

774.566 tấn

103,9

113,2

Tấn/ km vận chuyển

98.823.325 Tkm

105,4

121,8

B. Vận tải hành khách










Về người vận chuyển

2.063.864 người

110,9

113,3

Về người/km vận chuyển

98.069.774 ngKm

103,7

108,5

C. Xếp dỡ hàng hóa










Về tấn thông qua

426.529 tấn

118

97,3

Về tấn xếp dỡ

605.305 tấn

128

106,3

Trong tổng số 21 mặt hàng được giao, cả 21 mặt hàng đều vận chuyển đạt và vượt kế hoạch từ 100 đến 179%. Trong đó:

- Phân bón vận chuyển vượt 21%, than vượt 1,6%, vôi bón ruộng vượt 3%. Đá chống lụt hoàn thành yêu cầu trước hai tháng. Các mặt hàng kacs như lương thực, thực phẩm, đất đá… đều vận chuyển hết. Đã đưa được trên 80% khối lượng hàng hóa về tận cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng cơ bản…

So với 1975 không những các chỉ tiêu số lượng vượt cao mà các chỉ tiêu chất lượng đều tăng như:

- Năng suất xe tải Công ty vận tải ô tô tăng 0,5%, xe ca tăng 1,5%. xe tải công ty xếp dỡ tăng 24%, thuyền máy 24%.

- Tỷ lệ ngày xe tốt Công ty vận tải ô tô tăng 3%, Công ty xếp dỡ tăng 6,7%.

- Thời gian quay vòng một đoàn sà lan Công ty vận tải đường sông giảm được 0,5 ngày.

Năm 1976 Công ty vận tải ô tô, Công ty vận tải đường sông, Công ty xếp dỡ hàng hóa, Liên xã vận tải được Nhà nước công nhận là những đơn vị hoàn thành kế hoạch toàn diện.

Công ty vận tải ô tô hoàn thành KH trước 45 ngày.

Công ty xếp dỡ hàng hóa hoàn thành KH trước 10 ngày

Công ty vận tải đường sông nộp lãi cao nhất so với tất cả các năm về trước đạt 350% KH.

2/ Sản xuất công nghiệp:

Giá trị tổng sản lượng 1976 đạt 3.584.672 đ so với kế hoạch vượt 1,2%. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 3.716.359 đ so với kế hạch vượt 1,6%, sản xuất mới được 1 sà lan vỏ thép loại 100 T, 4 ca nô loại 135 mã lực, 64 thuyền XMLT, 1 đoàn sà lan đẩy 800 tấn lớn nhất từ trước tới nay. So với năm 1975 về sửa chữa phương tiện tăng được 425 tấn sà lan, 1 phà và 26 đầu xe tiêu chuẩn. Xí nghiệp sản xuất thuyền đạt 109% kế hạch so với 1975 tăng 18%, Xí nghiệp sửa chữa ô tô đạt 104% so với 1975 tăng 4,2%...

3/ Xây dựng cơ bản

Công ty xây dựng cầu đường phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch với giá trị tổng sản lượng đạt 3.296.400 đ vượt 31,8% so với KH năm.

Đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước, của tỉnh như: 3 cầu thuộc tuyến đường sắt Thống nhất, caaug dẫn Bía, đường 39B, 39A, bến xe thị xã Hải Dương, Sao Đỏ, gần 2.000 m2…

4/ Công tác quản lý đường sá, cầu cống:

Việc duy tu, bảo dưỡng đường bộ, nạo vét đường sông, đảm bảo giao thông được thông suốt và an toàn. Chất lượng mặt đường vẫn giữ vững mặc dù tiền vốn có hạn, vật liệu thiếu và nhiều con đường đã sử dụng 15 -20 năm nay vẫn chưa được đại tu.

5/ Công tác giao thông vận tải nông thôn.

Vẫn duy trì phát huy thành tích 2 năm giữ cờ thưởng của Bác Tôn, nhân dân và HTX đã bỏ ra gần 4 triệu ngày công, 500.000 đ cộng với kinh phí nhà nước trợ cấp là trên 500.000 đ đã làm 1.105 km đường mới, cải tạo 610 km đường cũ, xây 23 cầu bê tông, 94 cầu đá và 32 cầu tre sống, phát triển 800 tấn phương tiện, giải phóng đôi vai trong khâu lưu thông 80%, khâu sản xuất 50%. Công vận chuyển trong HTX nông nghiệp trước kia chiếm 35 đến 40% nay chỉ còn 18%...

6/ Công tác cải tiến quản lý kinh tế

Tất cả các đơn vị của ngành đều hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1976, toàn ngành hoàn thành 112% về giá trị tổng sản lượng. Năng suất lao động tăng 1 - 10%, chi phí giá thành giảm 7,4 kế hoạch. Nộp lãi đạt 127% kế hoạch.

7/ Công tác đời sống và phong trào thi đua:

Khen thưởng kịp thời cho người hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong năm thưởng cho 5.092 lượt người với số tiền là 34.328 đ.

Tăng gia bình quân đầu người được 32 kg rau xanh, 4,2 kg thịt. Có đơn vị đảm bảo đủ rau ăn.

Năm 1976 được nhà nước công nhận 50 tổ đội LĐXHCN, 66 chiến sĩ thi đua tiêu biểu cho các đơn vị vận tải, công nghiệp, xây dựng cơ bản đảm bảo giao thông

Năm 1976 là năm ngành GTVT hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch:

- Giá trị tổng sản lượng toàn ngành đạt 112%.

- Vận tải hàng hóa đạt 101% về tấn và 106% về tấn /km.

- Vận tải hành khách đạt 111% về người và 104% ngkm

- Xếp dỡ hàng hóa đạt 128% kế hoạch.

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 101,2% kế hoạch

- Giá trị sản lượng xây dựng cơ bản đạt 131% kế hoạch.

- Năng suất lao động so với chỉ tiêu kế hoạch vượt 10%.

- Chi phí giá thành so với chỉ tiêu kế hoạch hạ 7,4%.

- Toàn ngành nộp ngân sách được 5 triệu đồng so với kế hoạch vượt 11% trong đó nộp lãi vượt 27,5%.

Các đơn vị:

- Xí nghiệp trung đại tu ô tô

- Công ty vận tải ô tô.

- Công ty vận tải đường sông.

- Công ty xếp dỡ hàng hóa.

- Xí nghiệp đóng thuyền.

- Xí nghiệp đóng sà lan ca nô.

- Công ty xây dựng cầu đường v…v…

Đều được Nhà nước công nhận là những đơn vị hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1976.

Kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1977:

- Vận tải hàng hóa vận chuyển đạt 101% kế hoạch, so với năm 1976 tấn hàng tăng 18%, Tkm tăng 11%.

- Vận tải hành khách vận chuyển 2.735.329 lượt người bằng 131.062.893 ngKm so với ế hoạch vượt 28% về người và 3% về ngKm. So với năm 1976 tăng 33% về người, 31% về ngKm.

- Xếp dỡ hàng hóa được 624.705 tấn, so với kế hoạch vượt 20%.

- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp đạt 4.011.995 đ so với 1976 tăng 12%.

- Gá trị sản lượng xây dựng cơ bản đơn vị thi công chủ yếu của ngành đạt 3.707.535 đ so với kế hoạch vượt 6% so với 1976 tăng 12%.

- Năng suất lao động so với chỉ tiêu kế hoạch tăng 15%.

- Chi phí giá thành hạ được 1,6% so với kế hoạch.

- Toàn ngành nộp ngân sách được trên 5 triệu so với kế hoạch đạt 101%, so với 1976 tăng 12%.

Tổng số 21 mặt hàng được giao cả 21 mặt hàng đều vận chuyển vượt từ 101 - 172%. Trong đó những mặt hàng phục vụ nông nghiệp đã vận chuyển hết, vận chuyển tương đối kịp thời và chở đến nơi sản xuất. So với 1976 tăng cao như than tăng 26%, phân bón tăng 11%, vôi bón ruộng tăng 19%..v..v..

Nhiều đơn vị hàn thành kế hoạch và về trước thời gian như:

- Công ty xếp dỡ hàng hóa về trước kế hoạch 30 ngày.

- Xí nghiệp Trung đại tu ô tô về trước kế hoạch 18 ngày.

- Công ty xây dựng cầu đường, Công ty vận tải ô tô, Xí nghiệp đóng thuyền về trước kế hoạch 10 ngày.



(Nguồn: "Báo cáo thành tích của ngành GTVT năm 1976-1977 (Báo cáo tại lễ đón huân chương lao động hạng ba của Chính phủ tặng cán bộ, công nhân viên chức ngành GTVT Hải Hưng 1976) ngày 28/12/1977".- Hải Hưng, Ty Giao thông vận tải, 1977. 14 tr.).
BÁO CÁO TỔNG ÉT CÔNG TÁC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NÔNG THÔN NĂM 1977

Kết quả công tác GTVT nông thôn năm 1977

1. Công tác quy hoạch GTVT nông thôn phục vụ cho tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện chỉ thị 208 của Ban bí thư TW Đảng và nghị quyết 61 của Hội đồng Chính phủ, bước đầu các huyện đã nghiên cứu xác định được mạng lưới, đường trục phục vụ cho cơ giới hóa nông nghiệp và đã tổng hợp được những yêu cầu chung của tỉnh chuẩn bị cho các cấp các ngành làm quy hoạch vận tải để phục vụ cho phương án kinh tế kỹ thuật của cấp huyện.

Quy hoạch GTVT xã cũng được các huyện chỉ đạo bổ sung hoàn chỉnh mặc dù lương thực, thực phẩm có khó khăn, nhưng một số huyện đã mở lớp bồi dưỡng cho các Phó chủ nhiệm HTX nông nghiệp, cán bộ GTVT xã về nội dung yêu cầu và phương pháp bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch GTVT xã. Kết quả đã bổ sung hoàn chỉnh được 86 xã, đến nay đã có 246 xã, HTX hoàn chỉnh quy hoạch GTVT nông thôn.

2. Công tác kết hợp với hoàn chỉnh thủy nông để củng cố nâng cao chất lượng mạng lưới đường ngoài đồng ruộng.

Theo báo cáo của 14 huyện thì đã kết hợp phát triển được 147 km đường mới, áp trúc tôn cao 426 km đường cũ hết 327.600 m3 đất và 255.700 ngày công, đạt 65% khói lượng hoàn chỉnh thủy nông, xây lắp 12 cầu dài 36 km và 1.255 chiếc cống các loại.

3. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch

Trong năm 1977 đã huy động được 2.785.255 ngày công đào đắp được 2.007.054 m3 đất, thu nhặt khai thác được 375.722 m3 vật liệu, các HTX đã bỏ ra 859.152 đ tiền vốn để làm cầu cống ở nông thôn.

+ Về phát triển đường mới được 473 km so với kế hoạch đạt 158% và so với năm 1976 bằng 42%. Trong đó:

- Đường trục liên xã: 46,0 km

- Đường thôn xóm: 67,0 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 369,0 km

+ Khôi phục sửa chữa được 2604 km đạt 130% kế hoạch, so với năm 1976 bằng 115% trong đó:

- Đường trục liên xã: 499 km

- Đường thôn xóm: 631 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 1.424 km

+ Cải tạo mặt đường được 809 km so với kế hoạch đạt 81% so với năm 1976 bằng 115% trong đó:

- Đường trục liên xã: 164 km

- Đường thôn xóm: 402 km

- Đường ngoài đồng ruộng: 243 km

+ Về cầu cống các loại:

- Làm mới được 211 chiếc dài 953,2 m so vow3is kế hoạch đạt 131%, so với năm 1976 bằng 82% trong đó:

- Cầu bê tông 64 chiếc dài 289 m.

- Khôi phục cầu đá cũ được 34 chiếc dài 50,5 m

- Cầu gỗ phi lao được 103 chiếc dài 465 m

- Cầu sắt 1 chiếc dài 2,7 m

- Cầu tre sống 9 chiếc dài 46 m

- Làm 20 mặt cầu bê tông dài 93 m

- Xây lắp được 3.617 chiếc cống các loại so với kế hoạch đạt 60%, so với 1976 bằng 58%, trong đó:

- Cống vòm gạch là 488 chiếc

- Cống gạch đá xếp khan 92 chiếc

- Cống lù 3.005 chiếc

- Cống bàn 32 chiếc

- Ngoài số cầu cống làm mới còn sửa chữa được 125 chiếc cầu và 430 chiếc cống các loại.

+ Về phát triển phương tiện vận tải:

Mua sắm mới được 12.152 chiếc phương tiện vận tải bằng 3033,5 tấn so với kế hoạch đạt 101% so với 1976 bằng 140% trong đó:

- Xe các loại:

+ Xe bò bánh lốp 226 chiếc = 226 tấn, trong đó của HTX là 117 c = 117 T

+ Xe bò bánh sắt 8 chiếc = 7,2 tấn, trong đó của HTX là 8 c = 7,2 tấn

+ Xe cải tiến nội 9.486 c = 2.024,5 tấn, trong đó của HTX là 2236 c = 467,6 T.

+ Xe cải tiến TQ 1638 c = 411,8 tấn, trong đó của HTX là 49 c = 12,2 T

+ Xe đạp thồ 26 chiếc = 10,0 tấn.

Cộng: 11.384 c = 2.679,5 tấn.

- Thuyền các loại:

+ Thuyền nan tre 745 c = 233 tấn, trong đó của HTX là 159 c = 66,2 T

+ Thuyền gỗ 4 c = 31 tấn, trong đó của HTX là 4 c = 31 T

+ Thuyền xi măng nan tre 19 c = 90 T, trong đó của HTX là 19 c = 90 T

Cộng: 768 c = 354 tấn.

Ngoài ra còn sửa chữa được 5.147 chiếc phương tiện vận tải bằng 1.202,5 tấn, trong đó xe các loại là 4931 c bằng 1046 tấn và 216 chiếc thuyền các loại bằng 155,7 tấn

+ Về tổ chức các tổ đội quản lý giao thông và vận tải

- Tổ duy tu bảo dưỡng mặt đường từ chỗ có 103 tổ gồm 1.099 lao động quản lý 952 km đường đến nay đã có 322 tổ gồm 3555 lao động quản lý 3.020 km đường nông thôn.

- Tổ vận tải chuyên trách từ 87 tổ gồm 1223 lao động quản lý 679 chiếc xe thuyền bằng 511,9 tấn cho đến nay đã có 113 tổ gồm 1.521 lao động quản lý 829 chiếc phương tiện bằng 164,8 tấn trọng tải.

So với kế hoạch đặt ra đầu năm mỗi HTX có 1 tổ duy tu sửa chữa đường và 1 tổ vận tải chuyên trách, oặc bán chuyên trách, đến nay mới đạt 76% về tổ sửa chữa mặt đường và 83% về tổ vận tải chuyên trách và bán chuyên trách.

4. Thực hiện kinh phí trợ cấp cho GTVTNT:

Tổng số vốn trợ cấp là 498.879 đ và số vật tư để xây dựng công trình cầu cống là 403 tấn xi măng, 28 tấn thép và 144 vạn viên gạch đã thực hiện làm các công trình như sau:

- Cải tạo mặt đường được 71,5 km bằng 216.500 đ

- Làm 20 cầu bê tông dài 63,5 m bằng 182.500 đ

- Xây lắp 10 mặt cầu bê tông dài 35m bằng 23.000 đ

- Khôi phục 31 cầu đá cũ bằng 9.300 đ

- Xây lắp 34 chiếc cống các loại bằng 40.000 đ

- Làm 10 cầu tre sống bằng 1.000 đ

Cộng 472.300 đ

Còn lại 26.579 đ chi cho việc sơ tổng kết, khen thưởng, làm quy hoạch…

5. Phong trào thi đua làm GTVTNT năm 1977

….

6. Về công tác vận tải hàng hóa:



- Khu vực vận tải chuyên nghiệp do các so với kế hoạch năm đạt 37% kế hoạch về tấn và 90% tấn/km.

- Trong đó vận tải đường bộ thực hiện được 521.593 tấn hàng, bằng 3.265.800 tấn km đạt 92% về tấn hàng và 88% về tấnkm so với kế hoạch.

- Vận tải đường sông đã thực hiện được 17.672 tấn hàng bằng 14.128.637 Tkm đạt 72% về tấn và 90,4% về tấn km so với kế hoạch.

- Những mặt hàng chủ yếu phục vụ sản xuất và xây dựng đã vận chuyển được gồm: Vôi bón 54.800 tấn, than 43.900 tấn, vật liệu xây dựng 563.000 tấn, hàng hóa phục vụ dân sinh 50.699 tấn.

- Vận chuyển hàng hóa vật tư cho sản xuất nông nghiệp và giải phóng đôi vai ở các HTX nông nghiệp:

- Vận chuyển được 794.378 tấn hàng trong đó có 163.766 tấn hàng vâtj tư cho nông nghiệp, vật liệu xây dựng 578.767 tấn và 51.795 hàng hóa phục vụ dân sinh; 23.647 tấn thóc nhập kho làm nghã vụ đối với nhà nước.

+ Về giải phóng đôi vai:

- Loại giải phóng đôi vai đạt trên 75% có 155 HTX chiếm 38% số HTX.

- Loại giải phóng đôi vai đạt từ 50 - 70% có 163 HTX chiếm 40% số HTX

- Loại giải phóng đôi vai đạt từ 30 - 40% có 59 HTX chiếm 11,7% số HTX

- Còn lại gồng gánh là chủ yếu còn 40 HTX chiếm 10,39% số HTX.

Bình quân chung của tỉnh đạt 50%, công vận chuyển còn chiếm 20% trong tổng số công sản xuất. Một số huyện đạt tỷ lệ cao là:

- Huyện đạt tỷ lệ giải phóng đôi vai cao nhất là Kim Động đạt 70%, công vận chuyển còn chiếm 14% trong tổng số công sàn xuất.

- Huyện Kinh Môn đạt 73%, công vận chuyển còn chiếm 12% trong tổng số công sàn xuất.

- Huyện Khoái Châu đạt 62%, công vận chuyển còn chiếm 17% trong tổng số công sàn xuất.

(Nguồn: "Báo cáo tổng kết công tác giao thông vận tải nông thôn năm 1977". Hải Hưng, Ty Giao thông vận tải, năm 1977.- 27 tr. Người ký văn bản: Phó trưởng ty Nguyễn Xuân Hành, ngày 27/1/1978)



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương