KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.29 Mb.
trang13/30
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích3.29 Mb.
#10571
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30



Việc tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi cho người có công cách mạng bị nhiễm chất độc hoá học theo Thông tư 08/2009/TT-BLĐTB&XH của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đến nay vẫn chưa được giải quyết do thủ tục hồ sơ, kê khai còn rườm rà, rất khó khăn trong thực hiện (nhiều hồ sơ bị trả lại), gây trở ngại, bức xúc. Cử tri tiếp tục đề nghị Bộ LĐTB&XH nghiên cứu đơn giản hoá các thủ tục để vừa đảm bảo đúng quy định, vừa phù hợp với thực tế.

Bình Định, Bắc Ninh



Chế độ chính sách đối với người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc hoá học thiếu tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi. Cụ thể là các văn bản: Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT; Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH; Công văn số 346/CV-NCC-CS ngày 12/5/2010 của Cục Người có công; Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ Y tế quy định 16 loại bệnh có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH/dioxin, trong đó có 9 loại bệnh ung thư và theo quy định tại công văn số 334/NCC của Cục Người có công ngày 06/5/2010 thì bệnh phải được điều trị từ năm 2007 trở về trước và phải có giấy ra viện và bệnh án. Nếu quy định như vậy thì những người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng CĐHH đến nay sẽ khó có ai được hưởng. Với những bất cập trên đề nghị Bộ xem xét, sửa đổi bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chế độ công bằng trong xã hội.

Thái Nguyên



Quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học còn rườm rà. Việc niêm yết công khai hai lần danh sách đối tượng xét chất độc hoá học là không cần thiết và thiếu tính nhân văn. Đề nghị nghiên cứu rút gọn quy trình xét duyệt đảm bảo xét duyệt đúng, đủ không ảnh hưởng tới đối tượng được xét duyệt và nhân thân.

Thái Nguyên



Cử tri đề nghị xem xét lại quy định đối với những người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị nhiễm chất độc da cam khi nhận chế độ thương binh thì không đồng thời được nhận chế độ hỗ trợ nhiễm chất độc da cam, trừ trường hợp có con bị dị dạng do nhiễm chất độc này.

Đà Nẵng



Hiện nay theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT /BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính, Bộ Y tế quy định thời gian điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần đối với một số trường hợp là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; thương binh, bệnh binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81% đang sống tại các gia đình; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày. Cử tri đề nghị các Bộ: LĐTB& XH, Bộ Tài chính, Bộ y tế xem xét quy định thời gian điều dưỡng luân phiên ít hơn 5 năm/ lần nhằm đảm bảo nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của các đối tượng .

Thái Nguyên



Đề nghị Cục Người có công - Bộ Lao động – TBXH bỏ quy định về “thời gian điều trị từ 03 năm trở lên trước ngày Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ban hành” tại Công văn số 334/NCC. Quy định này chưa phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn vinh và chăm sóc người có công, gây rất nhiều dư luận bức xúc trong Cựu chiến binh.

Thái Nguyên



Đối với trường hợp dị dạng, di tật và vô sinh: Đề nghị sửa đổi theo hướng chỉ cần có xác nhận của UBND cấp xã, phường về tình trạng dị dạng, dị tật (ở mức độ nào) hay vô sinh là đủ cơ sở đề xem xét giải quyết chế độ mà không cần có kết luận của Hội đồng y khoa cấp tỉnh như hiện nay.

Thái Nguyên



Tiếp tục kiến nghị các Bộ ngành Trung ương có chính sách về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho đối tượng gia đình chính sách, người có công và thân nhân gia đình liệt sỹ nên tiếp tục được miễn như trước kia vì hầu hết các đối tượng này đều có hoàn cảnh khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước (hiện nay một số đối tượng khám chữa bệnh phải đồng chi trả).

Long An



Cử tri Cà Mau đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức lương đối với những người nghỉ hưu được hưởng lương hàng tháng cụ thể như sau: những người tham gia cách mạng trước năm 1940 hưởng 100%; những người tham gia cách mạng từ 1945 đến 1954 hưởng 90%; những người tham gia cách mạng từ 1954 đến 30/4/1975 hưởng 85%; những người tham gia cách mạng sau 30/4/1975 hưởng 75%.


Cà Mau



Chế độ trợ cấp cho những người được xác định là tù yêu nước quy định mỗi năm tù đầy được thanh toán 1 lần là 500.000 đ như hiện nay là quá thấp, không tương xứng với những gì mà các đối tượng này đã bị kẻ thù tra tấn, hành hạ dã man trong thời gian bị ở tù. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh, có thể cho những người tù yêu nước được hưởng chính sách ưu đãi lâu dài như đối với thương binh, người có công.

Quảng Nam



Về chính sách cho người có công cử tri mong muốn Nhà nước tăng mức hỗ trợ tiền hương khói (mức 600.000đ/năm như hiện nay là quá thấp).

Nghệ An, Quảng Bình



Cử tri phản ánh chế độ đối với gia đình có 01 liệt sỹ được trợ cấp hiện nay là 750.000 đ/tháng nhưng 2 liệt sỹ 600.000 đ x 2 =1.200.000 đ là quá thiệt thòi cho gia đình có 2 liệt sỹ trở lên. Cử tri đề nghị lấy mức chuẩn 01 liệt sỹ 750.000 đ để nhân lên cho công bằng.

Cà Mau, Tiền Giang



Cử tri muốn biết rõ việc giải quyết công nhận thanh niên xung phong có cần phải có lý lịch thanh niên xung phong không? Tại sao khi làm thủ tục công nhận thanh niên xung phong ở Thái Bình lại yêu cầu phải có lý lịch TNXP?

Thái Bình



Đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng với các cơ quan liên quan Trung ương xem xét tăng mức tiền hỗ trợ để thờ cúng liệt sĩ cho những thân nhân thờ cúng liệt sĩ và xem xét có hướng dẫn cụ thể cho người thân của liệt sĩ (không có thân nhân chủ yếu) như anh, em của liệt sĩ đang thờ cúng liệt sĩ cũng được hưởng mọi chế độ tuất liệt sĩ như tiền tuất hưởng một lần, tiền thời gian liệt sĩ tham gia cách mạng… (Cử tri huyện Trảng Bàng, Tân Châu).

Tây Ninh



Đề nghị có chính sách cho đối tượng đang hưởng chế độ mất sức lao động dưới 20 năm.

Bắc Giang, Quảng Ninh



Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm xem xét việc tặng thưởng Huân chương cho những Bà mẹ Việt Nam anh hùng có hai con là liệt sĩ và có từ hai con là thương binh hạng 3, 4 trở lên. Theo quy định hiện hành thì việc tặng thưởng Huân chương độc lập hạng III cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng chỉ áp dụng đối với trường hợp có hai con là liệt sĩ và một con là thương binh nặng loại 1.

Đà Nẵng



Đề nghị truy tặng hình thức khen thưởng bằng tiền kèm theo bằng khen, giấy khen cho các đối tượng được khen thưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Vĩnh Phúc



Việc định mức cấp tiền mua dụng cụ cho thương binh (tay giả, chân giả) trong thực tế không đủ chi. Đề nghị Bộ xem xét điều chỉnh định mức chi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để giảm bớt khó khăn cho các đối tượng chính sách có liên quan.

Tiền Giang



Cử tri đề nghị Nhà nước nghiên cứu có chế độ cho những người bị thương có tỷ lệ thương tật dưới 21% được hưởng chế độ phụ cấp thường xuyên như bệnh binh.

Quảng Bình



Hiện nay các đối tượng là thương binh, bệnh binh trong các cuộc kháng chiến chiếm tỷ lệ ít, mặt khác sức khoẻ của các đối tượng này ngày càng suy yếu và không được xem xét nâng hạng thương tật khó khăn trong cuộc sống. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu xem xét có chính sách quan tâm đối với thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng.

Yên Bái, Hải Dương, Tây Ninh



Cử tri kiến nghị Bộ xem xét có chính sách hỗ trợ giúp đỡ đối tượng thứ yếu của gia đình chính sách, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Phú Yên



Nghị định số 54/NĐ-CP, ngày 26/5/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Thông tư liên tịch 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng do Bộ Lao động, Thương binh và Xã Hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế ban hành được thực hiện đến nay đã gần 5 năm nhưng chưa có điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống vì từ tháng 11 năm 2006 đến nay, Chính phủ đã 05 lần tăng lương tối thiểu từ mức 350.000 đồng lên đến 730.000 đồng nhưng các chế độ liên quan đến việc phục vụ đời sống của người có công vẫn giữ nguyên, cụ thể: Chế độ điều dưỡng, chế độ tiền ăn đường đi viện làm dụng cụ chỉnh hình vẫn giữ nguyên mức 30.000đ/ngày; tiền lưu trú, nghỉ trọ mức 30.000đ/ngày là không còn phù hợp với điều kiện giá cả hiện nay. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Yên Bái



Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT/BLĐTBXH-BTC, hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ quy định: Thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại theo qui định tại tiết b, điểm 1, mục II Thông tư; ngoài ra được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi đang an táng hài cốt liệt sĩ hỗ trợ 2.000.000 đồng để cất bốc và di chuyển một bộ hài cốt liệt sĩ. Trên thực tế, việc vận chuyển hài cốt liệt sỹ bằng các phương tiện giao thông công cộng là không khả thi và phải sử dụng xe chuyên dùng; đó là xe của gia đình hoặc là xe đi thuê. Với số tiền được cấp theo Thông tư 01 thì khó có thể đáp ứng được công việc này. Đề nghị Chính phủ, Bộ LĐTBXH xem xét quy định lại việc hỗ trợ cất bốc và di chuyển một bộ hài cốt liệt sĩ, theo hướng điều chỉnh kinh phí theo đoạn đường phải vận chuyển ngắn hay dài, chứ không nên quy định cứng là 2.000.000đ/trường hợp.

Yên Bái, Nghệ An, Bình Dương, Hải Dương



Cử tri kiến nghị, trong những năm kháng chiến chống Mỹ có nhiều chiến sỹ, bộ độ đi kháng chiến bị hy sinh, gia đình các liệt sỹ nhận được giấy báo tử chỉ thông báo nơi mất là “mặt trận phía nam”, đến nay gia đình của các liệt sỹ vẫn chưa biết cụ thể liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang nào, cử tri đề nghị hàng năm Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội cần cập nhật và thông báo về sở Lao động- Thương binh xã hội và các gia đình để thuận tiện cho việc đi thăm viếng mộ liệt sỹ của các thân nhân.

Cao Bằng



Đề nghị Bộ xem xét ban hành chủ trương và các chính sách cho di chuyển hài cốt liệt sỹ (đầy đủ thông tin về liệt sỹ) về nghĩa trang trong cùng một tỉnh, huyện, về nguyên quán (cấp xã) nhằm đáp ứng nguyện vọng của thân nhân liệt sỹ.

Quảng Nam



Theo công văn 356/NCC ngày 04/5/2009 của Cục Người có công không chỉ thực hiện việc di chuyển hài cốt liệt sỹ về nguyên quán đối với liệt sỹ không rõ họ tên (vô danh) do chưa đủ thông tin và cơ sở pháp lý để xác nhận. Tuy nhiên, cũng tại công văn này cho phép thực hiện di chuyển hài cốt liệt sỹ về nguyên quán đối với những trường hợp được cơ quan có thẩm quyền quản lý liệt sỹ khi còn sống (cơ quan cấp giấy báo tử) xác nhận bằng văn bản. Quy định này là không rõ ràng, thiếu căn cứ, vì cơ quan cấp giấy báo từ chỉ xác nhận được thông tin về liệt sỹ trước khi đi chiến trường hoặc đang công tác chiến đấu trước khi hy sinh chứ không thể xác nhận chính xác phần mộ cũng như mối quan hệ của liệt sỹ (vô danh) với thân nhân liệt sỹ. Đề nghị Bộ nghiên cứu sớm có văn bản sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về việc di chuyển hài cốt liệt sỹ không rõ họ tên về nguyên quán.

Quảng Nam



Công văn số 299/NCC ngày 21/4/2010 của Cục Người có công quy định không thực hiện việc di chuyển hồ sơ liệt sỹ đến địa phương khác ngoài tỉnh đối với liệt sỹ không còn thân nhân chủ yếu, điều này làm ảnh hưởng đến tình cảm, nguyện vọng, quyền lợi chính trị của những thân nhân còn lại của liệt sỹ. Việc quản lý hồ sơ liệt sỹ ở tại cơ quan chức năng nguyên quán của liệt sỹ hay nơi cư trú của thân nhân không chủ yếu của liệt sỹ không ảnh hưởng đến việc theo dõi quản lý hồ sơ liệt sỹ. Đề nghị Bộ sửa đổi quy định này, cho chuyển hồ sơ liệt sỹ ra ngoài tỉnh theo nguyện vọng của thân nhân liệt sỹ.

Quảng Nam



Công văn số 505/NCC-CS ngày 22/6/2009 của Cục người có công hướng dẫn việc xác lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải có chứng từ xác nhận điều trị của bệnh viện nhưng không quy định chứng từ xác nhận điều trị của bệnh viện có trước hay có sau ngày 07/4/2009 (ngày ban hành Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH). Đề nghị Bộ có ý kiến cụ thể để lập hồ sơ giải quyết chính sách cho các đối tượng trên.

Quảng Nam



Về chế độ ưu đãi đối với người vừa thương binh, vừa bệnh binh hoặc mất sức cử tri rất bức xúc, phản ánh gay gắt tại nhiều kỳ tiếp xúc cử tri và đã được chuyển kiến nghị đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhiều lần nhưng chưa được giải quyết, trả lời thỏa đáng. Lần này cử tri tiếp tục đề nghị Bộ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 nhằm đảm bảo cho người vừa thương binh, vừa mất sức, bệnh binh được hưởng cả hai chế độ.

Quảng Nam, Đà Nẵng



Đề nghị mở rộng đối tượng được thực hiện chế độ nghỉ dưỡng cho người về hưu có nhiều năm cống hiến trong kháng chiến chống Mỹ.

Quảng Nam



Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách quy định chế độ trợ cấp cho các đối tượng là con liệt sỹ trên 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ (già yếu không còn sức lao động).

Quảng Nam



Cử tri đề nghị Đảng, nhà nước quan tâm hơn đối với chính sách xây nhà ở cho cán bộ kháng chiến và người có công với cách mạng nhằm hỗ trợ đời sống cho các đối tượng trên.

Bình Phước



Theo quy định hiện nay gia đình có công với cách mạng được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến thì được trợ cấp 400.000đ/tháng, nhưng Huy chương thì không được trợ cấp là chưa hợp lí. Kiến nghị xem xét nên có chính sách trợ cấp cho các đối tượng được Nhà nước trao tặng Huy chương bằng 50% mức trợ cấp của Huân chương.

An Giang



Hồ sơ Mẹ Việt Nam anh hùng của bà Huỳnh Thị Khoảnh, ngụ tại khóm 5 thị trấn Châu Thành đã gửi về trên 4 năm nhưng chưa thấy trung ương và tỉnh trả lời kết quả cho gia đình, đề nghị Bộ rà soát, xem xét.

Trà Vinh



Mức chi hỗ trợ cho địa phương xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ từ nguồn kinh phí TW theo quy định tại khoản 6, Điều 5 mục III, Thông tư liên tịch số 14/2009 ngày 18/5/2009 của liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính là quá thấp, không thể thực hiện được. Mặt khác, đây là những công trình ngoài trời cần phải được đầu tư với nguồn kinh phí lớn để công trình bảo đảm bền, đẹp và lâu dài. Đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ cho các địa phương để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ.

Quảng Nam

III- Bảo hiểm xã hội



Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm xem xét tăng lương cho đối tượng nghỉ hưu trước năm 1985, năm 1993 sau khi tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước vì mức lương hưu hiện nay của họ quá thấp, đời sống họ ngày càng khó khăn.

Đà Nẵng, Bình Thuận Bắc Giang, Quảng Bình, Bắc Ninh, Quảng Nam, Bắc Kạn



Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm đến việc tăng lương theo hướng sao cho đảm bảo hiệu quả, kịp thời, tránh tình trạng lương tăng không đủ bù giá; tiếp tục chương trình cải cách tiền lương đối với các đối tượng hưu trí, mất sức, do giá cả thị trường trong một vài năm gần đây luôn biến động theo hướng tăng cao, khiến đời sống của các đối tượng trên gặp nhiều khó khăn.

Phú Thọ, Hậu Giang, Bình Định, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng



Đề nghị Chính phủ và các bộ ngành TW nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 2, Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ quy định: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ. Hiện nay các đối tượng là người lao động đang công tác mức phụ cấp khu vực được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung, so với người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng là không thống nhất.

Sơn La



Người lao động công tác tại vùng có phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội cả phụ cấp khu vực, nhưng khi nghỉ hưu chuyển đến vùng không có phụ cấp khu vực sinh sống bị cắt phần phụ cấp khu vực là không phù hợp. Đề nghị cho những trường hợp chuyển đến vùng không có phụ cấp khu vực vẫn được hưởng phần phụ cấp khu vực mà họ đã đóng BHXH.

Điện Biên



Cử tri phản ảnh theo Nghị định 122 của Chính phủ về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng cho đối tượng là người lao động nghỉ hưu được hưởng BHXH một lần kể từ ngày 01/1/2007 trở đi thì đã không tính thời gian bộ đội tham gia chiến trường B trước năm 1975 do chưa có quy định, trong khi đây là chiến trường ác liệt nhất trước năm 1975. Đề nghị Chính phủ quan tâm xem xét.

Đà Nẵng



Đối với người có tham gia Bảo hiểm xã hội, sau khi qua đời thì thân nhân chỉ được hưởng trợ cấp 270.000 đồng/tháng nhưng không được hưởng trợ cấp tiền mai táng phí và trợ cấp Bảo hiểm y tế (theo Nghị định 67/NĐ-CP ngày 13/7/2007 của Chính phủ). Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét lại những trường hợp này hợp lý hơn.

Bến Tre



Đề nghị Bộ xem xét trình Quốc hội sửa Luật Bảo hiểm xã hội: khi tính lương hưu trí đối cán bộ cấp xã chỉ nên tính bình quân lương của năm cuối công tác, vì hiện tại lương của cán bộ xã rất thấp; đồng thời, sớm nghiên cứu thực hiện chính sách tiền lương giai đoạn 2010 - 2015 nhằm đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để họ yên tâm thực thi công vụ.

Tiền Giang



Đề nghị cho những người đã tham gia công tác trong các HTX nông nghiệp được đóng bảo hiểm từ năm 1996.

Hà Nam



Kiến nghị Bộ xem xét, sớm sửa đổi về quy đinh thời gian, chế độ chi trả cho người lao động sau khi thất nghiệp, nghỉ việc và chế độ cho cán bộ xã, phường bán chuyên trách sau khi nghỉ hưu không được hưởng chế độ.

Long An



Đề nghị pháp luật về lao động có chính sách đối với nữ công nhân trong thời kỳ thai nghén vì lao động dễ ảnh hưởng thai nhi (ngành may mặc, chế biến thủy sản…).

Trà Vinh



Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét để có quy định tuổi nghỉ hưu đối với những lao động tham gia trực tiếp trên công trường, nhà máy cần quy định độ tuổi nghỉ hưu 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.

Nghệ An



Tình trạng các doanh nghiệp chậm chốt sổ bảo hiểm xã hội của người lao động khi nghỉ việc vẫn phổ biến, có trường hợp người lao động nghỉ việc 6 - 7 tháng vẫn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội từ phía doanh nghiệp. Vì vậy người lao động khi tiến hành các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thường lo ngại việc không kịp xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan đăng ký thất nghiệp trong vòng 15 ngày, kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Cử tri đề nghị Bộ tăng cường các biện pháp xử phạt, nhanh chóng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.

Hải Phòng



Việc hỗ trợ 1 tháng cho người thân được hưởng tiếp chế độ của cán bộ về hưu chết như quy định hiện nay, cử tri đề nghị được hỗ trợ thêm thời gian là 06 tháng để ổn định tinh thần.

Vĩnh Long



Theo Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khi nghỉ chế độ thai sản đều không được tính hệ số phụ cấp khu vực, đề nghị cho cán bộ nghỉ thai sản được hưởng phụ cấp khu vực.

Điện Biên



Đề nghị quy định kéo dài thời gian nghỉ sinh cho phụ nữ (sinh từ 1 đến 2 con) lên 6 tháng.


Quảng Nam



Cử tri cho rằng việc điều chỉnh lương hưu theo tỷ lệ chung như hiện nay là chưa công bằng, dẫn đến tình trạng người về hưu có mức lương cao sẽ được điều chỉnh nhiều, người về hưu có mức lương thấp được điều chỉnh ít, trong khi mọi người về hưu đều có nhu cầu cuộc sống như nhau, đều chịu chung mức trượt giá theo thị trường. Như vậy người có mức lương thấp (chiếm đa số) cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh nhằm tạo điều kiện ổn định cho người hưởng mức lương thấp.

Hà Nội, Quảng Bình



Cử tri đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần nghiên cứu có cơ chế, hướng dẫn, thủ tục phù hợp, thuận lợi hơn… để mọi người dân có điều kiện tiếp cận, tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chính sách hưu trí. Cử tri cho rằng, việc tạo điều kiện cho người dân tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ góp phần giảm bớt khó khăn khi người dân về già, suy giảm sức lao động và giảm tải ngân phục vụ cho các chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi.

Quảng Ngãi



Hiện nay lương của công nhân lao động làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài rất thấp lại phải thường xuyên tăng ca, đời sống gặp nhiều khó khăn, đồng lương không thể cải thiện được cuộc sống. Cử tri đề nghị Nhà nước cần có chính sách tiền lương phù hợp để người dân lao động có điều kiện ổn định cuộc sống.

Bình Dương, Hải Dương



Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ ban hành quy định công nhân làm việc trong ngành cao su được nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi so với quy định chung hiện hành, vì ngành cao su độc hại, công nhân phải làm việc từ 2 giờ sáng mỗi ngày nên ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ người lao động.

Gia Lai



Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan bổ sung quy định nghạch, bậc đối với người làm việc có bằng trung cấp nghê như trung cấp chuyên nghiệp, vì hiện nay người lao động ở bậc học này không được quy định mức lương cụ thể, rất thiệt thòi cho bậc học này.

Kiên Giang

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương