ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP



tải về 483.45 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích483.45 Kb.
#33086
1   2   3   4   5

Công tác đào tạo và truyền đạt cần phải phản ánh những đặc điểm thống nhất của một tổ chức: kích thước, văn hóa, các tiêu chuẩn đạo đức, phong cách quản lý, và nền tảng nhân viên. Điều quan trọng là chương trình đạo đức phải phân biệt được giữa đạo đức cá nhân và đạo đức tổ chức. Nếu công tác đào tạo đạo đức có hiệu quả thì nó phải bắt đầu với một nền tảng, một bản đạo đức nghề nghiệp, quy trình tuân thủ đạo đức, sự tham gia của nhân viên và ban quản lý và sự ưu tiên đối với vấn đề đạo đức đã truyền đạt cho nhân viên. Các trưởng phòng phải tham gia vào quá trình phát triển của một chương trình đào tạo đạo đức.

Quá trình đưa ra quyết định đạo đức bị ảnh hưởng bởi văn hoá của tổ chức, bởi các đồng nghiệp và các giám sát viên, và bởi các cơ hội có thể tham gia vào những hành vi vô đạo đức. Bởi vậy sự xuất hiện và sự tăng cường của các luật lệ và quy trình của công ty sẽ giới hạn các hoạt động vô đạo đức trong tổ chức. Nếu được thiết kế đầy đủ và kỹ lưỡng, chương trình đào tạo đạo đức có thể đảm bảo rằng mọi người trong tổ chức có thể: 

- Nhận ra các tình huống có thể bao hàm những quyết định đạo đức.

- Hiểu được các tiêu chuẩn đạo đức và văn hoá của tổ chức.


- Có thể đánh giá tác động của các quyết định đạo đức lên công ty về mặt cấu trúc giá trị của công ty.

6.4. Thiết lập hệ thống điều hành nội bộ

Sự tồn tại của một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong công tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức. Một số công ty đã lập ra những đường dây nóng, thường gọi là những đường dây trợ giúp, để giúp đỡ và cung cấp cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức.

Việc tuân thủ bao gồm việc so sánh việc làm của nhân viên với các tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức. Sự tuân thủ đạo đức có thể được đo lường thông qua việc quan sát nhân viên và một phương cách tiên phong để giải quyết các vấn đề về đạo đức. Một chương trình tuân thủ đạo đức có hiệu quả sử dụng các nguồn điều tra và báo cáo. Đôi khi kiểm soát bên ngoài và xem xét lại các hoạt động của công ty rất hữu ích trong việc phát triển điểm chuẩn của việc tuân thủ.

Sự tồn tại của một hệ thống nội bộ để các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong công tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức. Một số công ty đã lập ra những đường dây nóng, thường gọi là những đường dây trợ giúp, để giúp đỡ và cung cấp cho nhân viên bộc lộ những mối lo ngại của mình về đạo đức.

  Dù có những lo lắng rằng người ta có thể báo cáo láo một tình huống hoặc lợi dụng đường dây nóng này để nói xấu nhân viên khác, những đường dây nóng này vẫn phổ biến rộng rãi và mang lại nhiều lợi ích cho các nhân viên.

  Một phương pháp khác đó là dùng bảng hỏi thăm dò nhận thức về đạo đức của nhân viên về công ty, cấp trên, đồng nghiệp và bản thân họ, cũng như tỷ lệ các hành vi có đạo đức và vô đạo đức trong công ty và trong ngành. Bảng hỏi này có thể đóng vai trò như là điểm chuẩn trong quá trình đánh giá việc thực thi đạo đức của nhân viên. Do đó, nếu các nhân viên cho rằng các hành vi vô đạo đức đang tăng lên thì ban giám đốc phải tìm hiểu để có hiểu biết đúng đắn hơn về các loại hành vi vô đạo đức có thể xuất hiện là gì và tại sao.

   Ngoài ra, các công ty cần phải có các chương trình thưởng cho những nhân viên luôn tuân thủ đúng các chính sách và tiêu chuẩn của công ty (khen thưởng, thưởng tiền, tăng lương…), và có những biện pháp xử lý những ai không tuân thủ đúng (thuyên chuyển, đình chỉ công tác, sa thải…).

  Nếu một công ty muốn duy trì hành vi có đạo đức, thì các chính sách, luật lệ, và các tiêu chuẩn của công ty đó phải hoạt động trong hệ thống tuân thủ. Việc duy trì một văn hoá đạo đức có thể gặp khó khăn nếu ban giám đốc không ủng hộ những hành vi này. Nếu ban giám đốc trong tổng công ty hành động vô đạo đức thì rất khó để có thể tạo ra và tăng cường một môi trường đạo đức trong tổng công ty.

Việc giảm thiểu các hành vi vô đạo đức là mục tiêu kinh doanh không có gì khác so với việc làm tăng lợi nhuận. Nếu quá trình không phải để tạo ra và duy trì một nền văn hoá đạo đức thì công ty phải xác định tại sao như vậy và có những hành động sửa sai ngay, hoặc tăng cường những tiêu chuẩn hiện thời một cách nghiêm túc hơn hoặc đề ra những tiêu chuẩn cao hơn.

Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hoá công ty thì nó sẽ có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong công ty. Nếu đạo đức nghề nghiệp chỉ được thực hiện theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và không thực sự trở thành một phần trong văn hoá công ty thì kết quả đạt được cũng rất ít.

Những nỗ lực nhằm xoá bỏ những hành vi vô đạo đức là vô cùng quan trọng đối với những mối quan hệ của các công ty với nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Nếu không có những hành động sửa sai cho những hành vi mà theo xã hội hoặc tổ chức là sai trái thì những hành vi như thế sẽ tiếp diễn.

Sự quản lý nhất quán và những mức kỷ luật cần thiết là vô cùng quan trọng đối với một chương trình tuân thủ đạo đức. Các điều phối viên đạo đức phải có trách nhiệm với hệ thống kỷ luật của công ty, thực hiện tất cả các hình thức kỷ luật mà công ty đã đề ra với những hành động vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của công ty. Khi đánh giá thành tích của nhân viên nhiều công ty còn xem xét cả đến khía cạnh tuân thủ đạo đức của nhân viên đó.

  Trong khi phải chờ xem sự đánh giá của cấp trên, các nhân viên có thể được yêu cầu ký kết một cam kết rằng họ đã đọc những hướng dẫn hiện thời của công ty về những chính sách đạo đức rồi. Các công ty cũng phải tiến hành điều tra những vụ sai phạm đã biết hoặc còn đang nghi ngờ một cách kỹ lưỡng. Những viên chức hữu quan, thường là các điều phối viên đạo đức, cần phải đưa ra những đề xuất cho ban giám đốc cách giải quyết các vấn đề đạo đức như thế nào. Trong một vài trường hợp, các công ty phải báo cáo các hành vi sai phạm lên các cơ quan quản lý nhà nước.

Công tác kiểm tra việc tuân thủ đạo đức là một sự đánh giá có hệ thống của một chương trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức để xác định tính hiệu quả của nó. Cụ thể là việc chú trọng vào các nhân tố có ảnh hưởng đến cách đưa ra các quyết định là vô cùng hữu ích. Các đồng nghiệp, cấp trên và hệ thống thưởng phạt chính thức, có một tầm ảnh hưởng to lớn đối với hành vi đạo đức của nhân viên. Việc hiểu biết các vấn đề về đạo đức trong công tác kiểm tra có thể giúp công ty lập ra quy định đạo đức nghề nghiệp và các chương trình khác để điều khiển hành vi đạo đức trong tổ chức kinh doanh.

Một bảng kiểm tra nên đưa ra một bản điều tra có hệ thống và khách quan về điều kiện đạo đức của tổ chức. Cũng giống như kiểm toán, kiểm tra đạo đức có thể sẽ hiệu quả hơn nếu có một người nào đó có kinh nghiệm, kỹ năng nhưng ở ngoài tổ chức tiến hành kiểm tra. Các tổ chức nên tham gia vào công cuộc phát triển công cụ kiểm tra đạo đức của mình để đảm bảo rằng các vấn đề chính họ đang phải đối mặt đã được bao hàm trong bản kiểm tra.

Ban giám đốc cần phải tham gia vào việc xác định những vấn đề mang tính quy chuẩn nào cần đánh giá, dựa vào nhận thức đạo đức của công ty. Khi những mối quan ngại về đạo đức được tìm ra, việc kiểm tra đạo đức này có thể giúp ban giám đốc lập ra bản đạo đức nghề nghiệp như kim chỉ nam cho các hoạt động của nhân viên.



6.5. Các quy tắc đạo đức kinh doanh trên toàn cầu

Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đưa ra những đạo đức nghề nghiệp để định hướng cho các hành vi của mình và đảm bảo rằng những họat động của họ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.

Nhiều giả thuyết đã cố gắng để thiết lập một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu. Khi áp dụng cho kinh doanh toàn cầu, các giá trị chung như trung thực, liêm chính, công bằng, và vô tư trên thế giới. góp phần tạo nên một hệ thống đạo đức toàn cầu.

Bàn đàm phán Caux tại Thuỵ Sĩ tập hợp các lãnh đạo kinh doanh của các nước châu Âu khác, Nhật Bản và Hoa kỳ để thống nhất đưa ra bản quy định đạo đức nghề nghiệp.

Thực tế, nhiều công ty đã bị hại vì các công ty khác đã sử dụng thương hiệu của họ để lừa đảo - có nghĩa là giả mạo hoặc xuyên tạc thương hiệu chính của một công ty nào đó. Nói như một thành viên của Hiệp hội thương hiệu quốc tế thì “giả mạo thương hiệu là một trong những tệ nạn kinh tế phát triển nhanh nhất và lan tràn nhất trên thế giới”.

Theo một nghiên cứu trong 4 năm đối với 40 công ty, ngành giày dép và dệt may lỗ 22% doanh thu tức là 2,1 tỉ USD vì việc giả mạo thương hiệu và vi phạm bản quyền. Sau đây là một vài số liệu tham khảo về những thua lỗ của ngành dệt may và giày dép của các nước bởi nạn làm giả và ăn cắp thương hiệu:

 Mất khoảng 25% hoặc hơn: Argentina, Ấn Độ, Ả Rập Xeut, Cộng hoà Séc, Nga, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Philippin, Braxin, Venezuela, Pakistan.

 Mất khoảng 20-25%: Canada, Indonesia, Mexico, Thuỵ Điển, Chile, Israel, Hà Lan, Đài Loan, Cyprus, Italia, Phần lan, Thái Lan, Hy Lạp, Hàn Quốc, Cộng hòa Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ.

 Mất khoảng 14-19%: Australia, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, Thuỵ sĩ, Đức.

6.6. Phân biệt đối xử (giới tính và chủng tộc)

Tại nhiều nước Trung Đông, rất hiếm có những phụ nữ làm kinh doanh, chính vì lý do này mà khi làm kinh doanh với các nước Trung Đông, các công ty thường gặp rắc rối khi cử phụ nữ đi làm đại diện bán hàng.

Ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể thấy hiện tượng phân biệt giới tính và chủng tộc xảy ra:

 Ở Anh, nhân viên người Ấn-Độ thường bị trả lương thấp và được giao cho các công việc mà chẳng ai muốn làm cả.

 Những người là thổ dân Úc từ lâu nay cũng phải chịu sự phân biệt đối xử về kinh tế, xã hội.

 Ở nhiều nước Đông Nam Á, nhân viên thuộc dân tộc thiểu số ít có cơ hội thăng tiến.

 Ở Nhật Bản, mặc dù chính phụ nữ là người mở đường đến với kinh doanh và chính trị, nhưng họ hiếm khi được thăng tiến đến các vị trí cao cấp, mặc dù ở nước này có quy định phân biệt giới tính là phạm pháp, song lại không có hình phạt nếu vi phạm.

  Tại nhiều nước Trung Đông, rất hiếm có những phụ nữ làm kinh doanh, chính vì lý do này mà khi làm kinh doanh với các nước Trung Đông, các công ty thường gặp rắc rối khi cử phụ nữ đi làm đại diện bán hàng.

   Trên thực tế, các công ty ở Trung Đông có thể từ chối không đàm phán với một nữ doanh nhân hoặc có một cái nhìn không mấy thiện cảm khi tổ chức nước ngoài tuyển dụng phụ nữ. Vấn đề đạo đức trong trường hợp này là liệu công ty nước ngoài có nên tôn trọng giá trị của người Trung Đông, chỉ cử doanh nhân nam đi đàm phán và không tạo cơ hội cho doanh nhân nữ được phát triển sự nghiệp và đóng góp vào các mục tiêu của công ty hay không.

Phân biệt chủng tộc không chỉ được nói đến nhiều ở Mỹ, mà ở Đức, đây cũng là một vấn nạn. Đức không cấp quyền công dân cho những công nhân người Thổ Nhĩ Kỳ, ngay cả khi họ đã thuộc thế hệ thứ hai của người Đức. Vấn đề này cũng xảy ra ở Nhật đối với người Hàn Quốc quốc tịch Nhật Bản.



Các vấn đề khác: Quyền con người

  Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, báo chí đưa nhiều tin về nạn bóc lột sức lao động trẻ em, trả lương rẻ mạt và lạm dụng trong các nhà máy nước ngoài.

Các công ty đang đánh vật với vấn đề quyền con người, họ thường đưa ra các quyết định ngắn hạn để tăng lợi nhuận cho công ty và phải chịu hậu quả tiêu cực trong dài hạn.

Ngoài ra, các công ty hiện nay còn phải đối mặt với những vấn đề đối xử với người thuộc dân tộc thiểu số, phụ nữ, sử dụng lao động trẻ em và quyền của nhân viên. Các công ty đa quốc gia còn phải đối diện với nhiều thách hơn bởi tính đa dạng về văn hoá của các nhân viên của mình.

Các công ty đa quốc gia nên coi luật pháp như một nền tảng của các hành vi chấp nhận được và nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân. Hiểu biết về văn hoá sẽ giúp các công ty này không ngừng có các cải thiện được đánh giá cao.

Có ba hướng dẫn mà các giám đốc cần lưu tâm trong việc phát triển con người:

    Khuyến khích đối thoại cởi mở giữa nhân viên và ban giám đốc;

 Phải ý thức được các vấn đề và mối quan tâm về quyền con người trong mỗi quốc gia họ kinh doanh;

 Nên áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý, nhưng vẫn phải cải thiện và thúc đẩy áp dụng các “thông lệ tốt nhất”, phải lấy hành vi được cả thế giới công nhận làm mục tiêu chính của mình.

  Mặc dù các công ty đa quốc gia có vẻ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về quyền con người hơn trước đây, song vẫn có hiện tượng lạm dụng quyền con người khắp nơi trên thế giới.

  Theo một nghiên cứu của Uỷ ban lao động liên bang Hoa Kỳ, các công ty Mỹ đang hạ thấp tiêu chuẩn sống của công nhân khi trả lương rẻ mạt, xoá bỏ các lợi ích, bắt công nhân làm thêm giờ, cản trở hoạt động của tổ chức công đoàn. Các công nhân của nhà máy sản xuất túi xách Liang Shi chỉ nhận được 13 cent/giờ làm việc, trong khi đó mức lương cho công việc tương tự như thế ở Mỹ là 87 cent/giờ.

6.7. Tham nhũng và hối lộ

Một nghiên cứu của đại học Harvard nhận thấy các quốc gia thuộc bán đảo Xcăng-đi-na-via được xếp vào thứ hạng cao vì có tính liêm chính trong làm ăn kinh doanh, tỉ lệ tham nhũng cao bắt nguồn từ những vụ đầu tư nước ngoài...

Tại Trung quốc, một đất nước có cả đầu tư nước ngoài và tệ tham nhũng đều rất cao, thì một số lượng đầu tư lớn của những người Trung quốc ở nước ngoài vẫn giữ liên lạc với trong nước có thể giúp họ lách luật được. Bởi tệ tham nhũng nên các nhà đầu tư từ các nước công nghiệp rất tránh làm ăn với Trung Quốc.

   Nhiều doanh nghiệp coi hối lộ là một chi phí cần thiết trong kinh doanh ở một số nước nhất định. Nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ đã bị phạt vì tiến hành hối lộ theo Luật chống tham nhũng nước ngoài. Các công ty có thể phải nhận mức phạt lên 2 triệu USD hoặc gấp hai lần khoản tiền họ đã nhận. Sau đây là một số nguyên nhân lý giải tại sao người ta lại đưa hoặc nhận các khoản hối lộ:

 Vì các đối thủ cạnh tranh cũng hối lộ.

 Thiếu quản lý hoặc đào tạo về chống hối lộ cho đội ngũ bán hàng.

 Áp lực phải đạt được doanh thu.

 Tin rằng hối lộ chỉ là một chi phí đầu vào cho việc kinh doanh ở nước ngoài.

 Nhận hối lộ là một hình thức được chấp nhận tại một số quốc gia nhất định.

 Áp lực của đối tác muốn nhận hối lộ.

 Mở đường thâm nhập thị trường mới.

 Loại bỏ đối thủ cạnh tranh chính.

     Hối lộ liên hệ ngay tới sự xuống dốc của nhiều lãnh đạo, nhà lập pháp và các quan chức chính phủ. Khi một quan chức chính phủ chấp nhận hối lộ thường thì doanh nghiệp đưa hối lộ sẽ tìm sự ưu ái và cũng có thể là cơ hội gây ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật tác động đến doanh nghiệp ấy.

   Đưa hối lộ cho các nhà lập pháp hoặc các quan chức là một vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Vấn đề tiền lại quả cũng tồn tại trong các doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ như trong ngành dầu khí tiền lại quả và tiền đút lót còn lớn hơn bị trộm chúng ở dưới dạng những chiếc xe hơi thể thao, thuốc phiện, và mại dâm cũng như một lượng tiền lớn. Những mâu thuẫn về lợi ích vô đạo đức là mối quan ngại đặc biệt khi chúng dập tắt cuộc cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Từ năm 1977 luật chống tham nhũng nước ngoài đã cấm các công ty Mỹ được đưa hoặc nhận các khoản tiền cho các quan chức của chính phủ nước ngoài vì mục đích giành được hoặc giữ được kinh doanh nước ngoài. Nếu vi phạm luật này, các công ty sẽ phải chịu mức phạt lên tới 2 triệu USD, và các tổng giám đốc có thể bị ngồi tù tối đa là 5 năm hoặc bị phạt 10.000 USD hoặc bị cả hai hình phạt.

   Luật này cũng cho phép một khoản tiền “bồi dưỡng” nho nhỏ cho các viên chức cấp thư ký hoặc bộ trưởng. Những khoản tiền này được miễn quy kết tội vì lượng tiền nhỏ và vì chúng được sử dụng để thuyết phục người nhận thực thi nhiệm vụ bình thường của họ, chứ không phải là làm một việc gì đó có đóng góp quá lớn cho các hàng hoá và dịch vụ mới.

   Những người ủng hộ luật chống tham nhũng nước ngoài đưa ra hiệp định quốc tế, “Hiệp định chống hối lộ cho các quan chức chính phủ nước ngoài trong các giao dịch thương mại quốc tế”, được 34 nước ký kết. Những người ủng hộ hiệp định này phần đông là thành viên của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.

  Bản hiệp định yêu cầu các bên tham gia ký kết phải buộc tội hình sự với bất cứ ai “đề nghị, hứa hẹn hoặc đưa những khoản tiền lớn hoặc các lợi thế khác... cho quan chức nước ngoài” vì mục đích đạt được “lợi thế kinh doanh hoặc những lợi thế khác trong việc kinh doanh quốc tế”. Mức trừng phạt là một sự ngăn cản có hiệu quả và nhanh đối với các vi phạm trong tương lai và sẽ được quyết định bởi quốc gia mà công ty đang hoạt động tại đó.



6.8. Phân biệt giá cả

Rất khó có thể chứng minh được việc bán phá giá, nhưng ngay cả khi nghi ngờ bán phá giá cũng có thể dẫn đến áp đặt những hạn ngạch xuất khẩu và có thể làm phương hại đến các công ty vô tội khác.

Việc định giá các sản phẩm bán ra tại các nước khác cũng có thể làm nảy sinh vấn đề đạo đức kinh doanh. Một vấn đề thường xuyên gây tranh cãi trong kinh doanh quốc tế là phân biệt giá cả, vấn đề này thường xảy ra khi một doanh nghiệp định ra các mức giá khác nhau với các nhóm hàng khác nhau.

   Sự khác biệt giá cả được coi là hợp pháp nếu không làm giảm đi cạnh tranh hoặc được tính trên nền tảng của chi phí, ví dụ như khi cộng thêm các loại thuế nhập khẩu.

Phân biệt giá cả trở thành một vấn đề đạo đức hoặc có thể trở thành một vấn đề pháp lý nếu vi phạm những điều sau:

 Vi phạm luật pháp;

 Thị trường không thể chia thành các khu vực nhỏ;

 Chi phí chia nhỏ thị trường vượt quá doanh thu từ việc phân biệt giá cả một cách hợp pháp; và

 Làm cho khách hàng không hài lòng.

  Khi thị trường bị cố ý chia nhỏ thành các khu vực nhỏ hơn với các mức giá khác nhau, vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra nếu sự khác biệt giá cả này không thể giải thích được bằng phụ phí.

   Trong một số trường hợp, sự phân biệt giá cả như vậy có thể bị coi là bất hợp pháp vì làm giảm đáng kể cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, ở Mỹ, luật Robinson-Patman cấm phân biệt giá cả gây phương hại đến cạnh tranh. Còn tại các quốc gia khác, phân biệt giá cả có thể bị các tòa án phán xét là không hợp pháp theo tiền lệ hoặc theo luật về bình đẳng.

   Một vấn đề đạo đức kinh doanh khác mà các công ty có thể gặp phải trong kinh doanh quốc tế đó là khi bán sản phẩm ở nước ngoài tính tăng giá lên quá cả các phụ phí xuất khẩu. Tăng giá theo kiểu này bị gọi là “hành động đục khoét”. Hành động đục khoét còn ám chỉ những trường hợp tăng giá bất thường trong trường hợp thiếu hụt đặc biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này. Ví dụ như tại Pari, trong thời kỳ diễn ra World Cup, các khách hàng bị buộc tội đã tăng giá lên 200% trong khi họ đã cam kết chỉ tăng giá 25%.

   Ngược lại, khi các công ty đưa ra mức giá quá cao cho các sản phẩm bán trên thị trường trong nước, và bán sản phẩm tương tự ra nước ngoài với giá thấp không đủ trả chi phí xuất khẩu, hành động này bị coi là bán phá giá. Bán phá giá là vô đạo đức khi ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc làm phương hại đến các công ty và nhân viên của các nước khác.

  Bán phá giá có thể xuất hiện với một số lý do. Bán với giá rẻ cho phép một công ty xâm nhập vào một thị trường nhanh hơn và chiếm được thị phần lớn hơn, hoặc thị trường trong nước quá nhỏ để tiêu thụ sản phẩm khi mà doanh nghiệp áp dụng mức sản xuất quy mô lớn và hiệu quả, hoặc sản phẩm sản xuất trong nước với công nghệ lạc hậu không thể bán được trong nước mang bán phá giá tại các nước khác.

  Rất khó có thể chứng minh được việc bán phá giá, nhưng ngay cả khi nghi ngờ bán phá giá cũng có thể dẫn đến áp đặt những hạn ngạch xuất khẩu và có thể làm phương hại đến các công ty vô tội khác.

  Phân biệt giá cả, đục khoét hay bán phá giá tạo ra các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế. Mặc dù việc định giá cho thị trường nước ngoài là rất phức tạp vì có thêm các phí xuất khẩu, thuế quan và tiếp thị, tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chú ý định giá sản phẩm của mình sao cho vừa đảm bảo phí đầu vào, thu được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo cạnh tranh công bằng.



6.9. Các sản phẩm có hại

Đôi khi một số sản phẩm không có hại tại một số nước, nhưng lại trở nên có hại do nạn mù chữ hoặc kém hiểu biết, điều kiện mất vệ sinh hoặc giá trị văn hoá khác nhau.Chính vì thế, ngay cả khi sản phẩm an toàn và đã qua kiểm nghiệm đầy đủ vẫn có thể tạo ra các vấn đề đạo đức, khi người bán không đánh giá một cách chính xác thị trường nước ngoài hoặc không duy trì được các biện pháp giải quyết vấn đề sức khỏe liên quan đến sản phẩm của mình tại một thị trường nào đó.

Tại các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến, chính phủ cấm bán một số mặt hàng nhất định bị coi là có hại. Tuy nhiên, một số công ty vẫn tiếp tục bán các sản phẩm này sang các nước khác chưa có các quy định cấm này. Ví dụ, một vài loại thuốc diệt côn trùng như Velssic Phosvel và 22-D (có chứa Dioxin) bị cấm tại Mỹ nhưng vẫn được bán trực tiếp hoặc gián tiếp tại các nước khác, những chất hóa học này bị nghi là gây ung thư hoặc làm biến đổi gen. Các công ty sản xuất ra các loại thuốc này cãi lý rằng tại các nước bị thiếu hụt lương thực thì việc tăng năng suất vụ mùa còn lớn hơn nhiều so với nguy cơ sức khỏe.

  Một vấn đề đạo đức tương tự là xuất khẩu thuốc lá vào các nước kém phát triển. Doanh số bán thuốc lá tại Mỹ giảm mạnh do có các quy định nghiêm ngặt hơn, thực tế chỉ ra rằng hút thuốc là có hại cho sức khỏe, ngoài ra hút thuốc là cũng không được xã hội chấp nhận rộng rãi. Chính vì thế, các công ty thuốc lá chuyển sang bán thuốc lá và các sản phẩm liên quan tại các nước khác, đặc biệt là các nước kém phát triển hơn.

  Thải chất thải vào các nước kém phát triển cũng là một vấn đề đạo đức, đặc biệt là khi các quốc gia và cộng đồng đó không biết trong rác chứa gì. Dù Châu Phi và Mỹ La-tinh đã cấm buôn bán rác thải, nhưng Trung Quốc thì chưa, các công ty Trung Quốc mua rác thải để lấy kim loại, nhựa và các chất hữu dụng khác để tái chế. Với nhân công rẻ mạt, các công ty này có thể thu được lợi nhuận rất lớn.

  Đôi khi một số sản phẩm không có hại tại một số nước, nhưng lại trở nên có hại do nạn mù chữ hoặc kém hiểu biết, điều kiện mất vệ sinh hoặc giá trị văn hoá khác nhau.

  Chính vì thế, ngay cả khi sản phẩm an toàn và đã qua kiểm nghiệm đầy đủ vẫn có thể tạo ra các vấn đề đạo đức, khi người bán không đánh giá một cách chính xác thị trường nước ngoài hoặc không duy trì được các biện pháp giải quyết vấn đề sức khỏe liên quan đến sản phẩm của mình tại một thị trường nào đó.

Ô nhiễm môi trường

Trong khi có những ranh giới để nhận ra các vi phạm đạo đức và pháp luật trong trường hợp lạm dụng môi trường, tuy nhiên sự lạm dụng này để lại tác động rất lâu sau. Chính vì thế, một số nước đã hợp tác để tạo ra các liên minh và tiểu chuẩn về trách nhiệm với môi trường. Nhằm bảo vệ không khí và nguồn nước, nhiều nước đã thực hiện hành động chống lại các công ty gây ô nhiễm.



Viễn thông và công nghệ thông tin

Với các tiến bộ công nghệ (như vệ tinh, email và internet), việc tiếp cận thông tin giờ đây chỉ mất vài giây chứ không phải là hàng tuần như trước đây nữa. Thông tin bùng nổ cũng gây ra các vấn đề đạo đức. Trước hết là vấn đề sao chép, vi phạm bản quyền tác giả. Ngành giải trí trong đó bao gồm âm nhạc và điện ảnh lo ngại nhất về vấn đề vi phạm bản quyền, bởi vì các thiết bị mới sao chép băng đĩa kỹ thuật số và chiếu phim hay đang tải nhạc qua mạng, sẽ làm cho các doanh nghiệp điêu đứng.

  Tốc độ phát triển của viễn thông toàn cầu cũng ảnh hưởng đến ngành thời trang. Trước đây, hàng nhái thường xuất hiện trên thị trường sau khi có bản gốc vài tháng và tràn ngập các cửa hàng bán lẻ. Ngày nay, một bức ảnh chụp tại buổi trình diễn thời trang tại Milan được fax ngay sang Hồng Kông ngay trong đêm đó, ngày hôm sau một mẫu áo mới được chuyển phát nhanh tới một buổi diễn để người mua lẻ có thể xem.

    Các hoạt động tài chính mở ám, như rửa tiền, cũng ngày càng phát triển vì có sự trợ giúp của viễn thông quốc tế. Rửa tiền có nghĩa là các nguồn tiền có được một cách bất hợp pháp được chuyển hoặc sử dụng thông qua các giao dịch tài chính để che đậy nguồn cung cấp tiền hoặc chủ sở hữu để giúp cho các hoạt động phi pháp



Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi -> quan-tri-kinh-doanh-khac
quan-tri-kinh-doanh-khac -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
kinh-doanh-tiep-thi -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 483.45 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương