Học viện công nghệ BƯu chính viễn thông khoa viễn thông 1 Bài giảng Học phần: CƠ SỞ DỮ liệU



tải về 4.98 Mb.
Chế độ xem pdf
trang71/82
Chuyển đổi dữ liệu13.11.2023
Kích4.98 Mb.
#55639
1   ...   67   68   69   70   71   72   73   74   ...   82
NEW.Bài giảng CSDL sau nghiệm thu-2023
TH CSDL 2015Sep, 6. Đề cương Cơ sở dữ liệu- sau nghiệm thu. 23.02.2022, Chuong01-CSDL
4.2.1. Định nghĩa phụ thuộc hàm 
Cho R(U) là một sơ đồ quan hệ với U là tập thuộc tính {A
1
, A
2
,…,A
n
}. X, Y là tập 
con không rỗng của U. 
Nói X xác định hàm Y, hay Y là phụ thuộc hàm vào X (viết: X → Y) nếu với một 
quan hệ r xác định trên R(U) và với 2 bộ bất kỳ t
1
, t
2
thuộc r mà t
1
[X] = t
2
[X] thì t
1
[Y] 
= t
2
[Y]. 
Điều đó có nghĩa là các giá trị của thành phần Y của một bộ trong R phụ thuộc vào, 
hoặc được xác định bởi, các giá trị của thành phần X. Nói cách khác, các giá trị của 
thành phần X của một bộ xác định một cách duy nhất các giá trị của thành phần Y. 
Chúng ta cũng nói rằng có một phụ thuộc hàm từ X vào Y hoặc Y phụ thuộc hàm vào 
X. Phụ thuộc hàm được viết tắt là FD (functional dependency). Tập thuộc tính X được 
gọi là vế trái của FD, tập thuộc tính Y được gọi là vế phải của FD. Ta có các nhận xét 
sau: 
- Bản chất, nếu 2 bộ giống nhau về giá trị của các thuộc tính X thì cũng giống nhau 
về giá trị của các thuộc tính Y. 
- Phụ thuộc hàm là một trường hợp của ràng buộc toàn vẹn, tổng quát hóa khái 
niệm khóa. 
- Phụ thuộc hàm (FDs) được sử dụng làm thước đo để đánh giá một quan hệ tốt. 
- FDs và khoá được sử dụng để định nghĩa các dạng chuẩn của quan hệ. 
- FDs là những ràng buộc dữ liệu được suy ra từ ý nghĩa và các mối liên quan giữa 
các thuộc tính. 
4.2.2. Hệ tiên đề Amstrong 
Cho lược đồ quan hệ r(U), U là tập thuộc tính, F là tập các phụ thuộc hàm được 
định nghĩa trên quan hệ r. Ta có phụ thuộc hàm A → B được suy diễn logic từ F nếu 
quan hệ r trên U thỏa các phụ thuộc hàm trong F thì cũng thỏa phụ thuộc hàm A → B. 
Từ tập phụ thuộc hàm F = { A → B, B → C}, ta có phụ thuộc hàm A → C là phụ thuộc 
hàm được suy từ F.


121 
Hệ tiên đề Armstrong là một tập các quy tắc được sử dụng để tìm ra các phụ thuộc 
hàm suy diễn từ F. Tập quy tắc này sẽ được sử dụng để suy diễn các phụ thuộc hàm mới 
từ một tập các phụ thuộc hàm cho trước. Ta sử dụng ký hiệu F |= X → Y để ký hiệu 
phụ thuộc hàm X → Y được suy diễn từ tập các phụ thuộc hàm F. Để cho tiện, ta viết 
tắt phụ thuộc hàm có dạng {X,Y}→ Z thành XY → Z ( nghĩa là ta nối các biến và bỏ 
dấu ngoặc nhọn đi).
Hệ tiên đề Armstrong bao gồm các quy tắc sau: 
- Phản xạ (reflexivity): Nếu Y → X thì X → Y 
- Tăng trưởng (augmentation): Nếu Z → U và X → Y thì XZ → YZ (Ký hiệu XZ 
là X
∪Z) 
- Bắc cầu (transitivity): Nếu X → Y và Y → Z thì X → Z 
- Luật tựa bắc cầu (pseudo-transitivity): Nếu X → Y và WY → Z thì XW → Z 
- Luật hợp (union): Nếu X → Y và X → Z thì X → YZ 
- Luật phân rã (decomposition): Nếu X → Y và Z → Y thì X → Z 
Ví dụ: Cho tập phụ thuộc hàm {AB→C, C→A} Chứng minh: BC → ABC 
Lời giải: 
Từ: C → A
Từ: AB → C
Từ: BC → AB, AB → ABC
suy ra: BC → AB 
suy ra: AB → ABC 
suy ra: BC → ABC 

tải về 4.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   67   68   69   70   71   72   73   74   ...   82




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương