Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 06/2014


Đưa cây ngô lai lên nương



tải về 243.64 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích243.64 Kb.
#31982
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Đưa cây ngô lai lên nương


Xã Vô Ngại có diện tích tự nhiên khá lớn (hơn 13.000ha), chủ yếu là đồi núi, đất canh tác nông nghiệp chưa đầy 300ha, chủ yếu là ruộng bậc thang. Việc trồng lúa và các giống cây khác như: Ngô, khoai, sắn, dong riềng gặp nhiều khó khăn do không chủ động được nguồn nước tưới.




Gia đình anh Lục Văn Là, thôn Pắc Chi, xã Vô Ngại thu đang hoạch ngô lai.
Nhưng từ nay, một “luồng gió mới” đã được mở ra cho vùng đất này khi cây ngô lai đang từng bước thay thế cho cây lúa kém hiệu quả trên những ruộng lúa nương. Để “mục sở thị”, tôi cùng anh cán bộ xã đến bản Pắc Chi, một trong ba bản được thí điểm trồng giống ngô mới.

Dọc hai bên con đường bê tông phẳng lỳ mới được hoàn thành cách đây không lâu từ chương trình xây dựng NTM dẫn vào thôn Pắc Chi là những thửa ruộng ngô trĩu bắp đang cho thu hoạch. Thôn miền núi heo hút với hơn 50 nóc nhà, trên 200 nhân khẩu này từ bao đời chỉ biết trồng lúa nương, cùng giống ngô cũ. Tiếng là trồng lúa, nhưng trước nay, cây lúa ở đây được trồng theo kiểu “nhờ ông trời”, bởi không chủ động được nguồn nước tưới. Vì vậy, kết quả thu hoạch may lắm được khoảng gần 2 tấn/ha, còn không chỉ suýt soát trên dưới 1 tấn, thu nhập từ lúa nương không đáng kể. Ngoài cây lúa thì trong thôn cũng có một diện tích nhỏ trồng ngô nhưng là các giống ngô địa phương, lại được trồng theo tập quán cũ, đó là gieo từ 3-4 hạt một hốc để một cụm cây có nhiều bắp. Số cây thì nhiều, nhưng đều nhỏ tí, có ra bắp thì cũng chỉ to bằng cổ tay trẻ con. Không có vốn để mua phân bón và thuốc trừ sâu, cũng không biết đến những gì gọi là khoa học, kỹ thuật để tiếp cận, việc canh tác cứ thế tiếp diễn với điệp khúc “người trồng, trời chăm”. Cơ cấu kinh tế của Vô Ngại chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp, nhưng trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên thu hoạch từ lúa rất thấp, đời sống của người dân luôn phải đối mặt với đói nghèo.

Nhưng vào đầu năm 2014, đã có sự thay đổi khi UBND xã kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông huyện Bình Liêu cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư của tỉnh thực hiện mô hình trồng ngô lai trên diện tích lúa nương năng suất thấp. Quy mô thử nghiệm là 10ha với giống ngô lai mới NK4300 và NK6654 tại 3 thôn của xã gồm: Pắc Chi, Pặc Pùng và Bản Ngày. Tại thôn Pắc Chi, chúng tôi đến thăm gia đình anh Lục Văn Là. Ngồi trong căn nhà mái bằng đang chuẩn bị hoàn thiện, anh Là kể, cùng với gần hai chục hộ gia đình trong thôn, anh đã dành ra hơn 500m2 trên diện tích đất nương gần 2.000m2 để trồng giống ngô lai từ cuối tháng 2-2014. Lần đầu tiên được học cặn kẽ bài học kỹ thuật về mật độ trồng, cách bón phân đúng liều lượng và thời điểm, những điều mà một người dân ở đây trước nay chưa từng biết, anh phải mở sổ ra ghi chép rồi cẩn thận làm đúng theo hướng dẫn, vừa làm vừa khấp khởi ngóng trông xem kết quả thế nào. Giống ngô lai mới tỏ ra thích hợp với đồng đất nơi đây. Cây ngô mọc nhanh, tươi tốt, tán lá mỡ màng đầy sức sống, khác hẳn với những cây mọc kiểu nhờ trời như trước đây.

Sau gần 4 tháng vừa trồng vừa đếm từng ngày cho tới mùa thu hoạch, ngày ấy cũng đến vào một hôm cuối tháng 6, đúng vào dịp chúng tôi đến bản Pắc Chi. Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng ngô đang thu hoạch, anh Là không giấu nổi vui mừng, háo hức và không khỏi tò mò với những bắp vàng rộm to gần bằng bắp tay người lớn, hạt đều tăm tắp. Bên những nương ngô, nhiều người trong thôn đều đoán già đoán non xem năng suất sẽ bao nhiêu nhưng không ai đoán trúng vì con số thu được bỏ xa năng suất ngô địa phương hay lúa vẫn thấy ở đây. Những hơn 5 tấn/ha, tương đương với gần 40 triệu đồng, cao gấp mấy lần so với trồng lúa nương. Anh Lục Văn Là vui mừng khôn tả, khoe tiếp “Vụ này, gia đình tôi trồng giống ngô lai mới thu được nhiều bắp lắm. Nhất là sau khi bẻ bắp về thì thân và lá cây ngô vẫn còn xanh nên dùng làm thức ăn cho trâu. Vụ hè thu sắp tới, tôi sẽ không trồng lúa nữa mà trồng ngô hết. Bán ngô mua đủ gạo cho gia đình ăn mà lại vẫn còn tiền nữa, vui lắm, tôi sẽ sắm sửa đồ dùng trong ngôi nhà mới xây”.

Từng bước thay thế cây lúa nương, cây ngô lai đang góp phần thay đổi tập quán canh tác của đồng bào xã vùng cao Vô Ngại nói riêng, cũng như nhiều xã miền núi ở khu miền Đông trong tương lai không xa.

Với kết quả đạt được ở Vô Ngại, cây ngô lai đang đem lại niềm vui cho bà con nơi đây và hứa hẹn những đổi thay trong đời sống của bà con vùng cao khi nguồn thu từ ruộng nương ngày càng được nâng cao.

Ông Nguyễn Văn Mộc, Chủ tịch UBND xã Vô Ngại cho biết, những vụ tới, xã sẽ tích cực vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa nương, cây hoa mầu kém hiệu quả sang trồng ngô lai.

Nguồn Baoquangninh.com

Lúa GlobalGAP

Đối với nông dân SX lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, việc tuân thủ các điều kiện hạt gạo đạt chất lượng sẽ giúp đầu ra thuận lợi, sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường khó tính trên thế giới.

Anh Nguyễn Văn Bằng, một nông dân tham gia chương trình SX lúa sạch GlobalGAP tại xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết: "5 công canh tác lúa GlobalGAP rất nghiêm ngặt, nhà ở, vật dụng, kho chứa phân thuốc, đất và nguồn nước cũng phải đạt chuẩn. Ngoài các khâu chuẩn bị, giống lúa sử dụng cũng đạt chuẩn, được DN cung ứng VTNN từ khâu đầu vào".

T


Nông dân An Giang trồng lúa GlobalGAP

rong quá trình canh tác phải ghi chép nhật ký và phải sử dụng theo hướng dẫn của nhân viên kỹ thuật. Chính vì vậy nhiều vụ gia đình anh Bằng làm lúa cho năng suất khá cao, cuối vụ được DN bao tiêu với giá cao hơn thị trường vài trăm đồng/kg.


Ông Bùi Văn Xinh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Phú:

Từ năm 2009 đến nay, đã có 5 Cty ký đến kết hợp đồng với nông dân ở xã Bình Chánh SX lúa Jasmine theo tiêu chuẩn GlobalGAP hiệu quả. Chúng tôi rất muốn phát triển rộng rãi mô hình này nhưng còn gặp một số khó khăn như diện tích hạn chế, chi phí đánh giá tiêu chuẩn còn quá cao khiến nông dân ngại tham gia. Để mở rộng diện tích SX lúa GlobalGAP cần giảm giá chứng nhận xuống mức phù hợp với túi tiền của nông dân...
Được hỏi về canh tác theo nhiều yêu cầu khắt khe sao vẫn làm, anh Nguyễn Văn Bằng vui vẻ chia sẻ: “Vẫn SX chứ, vì sản phẩm được bao tiêu với giá cao, an toàn cho người sử dụng. Lúa hạn chế sử dụng thuốc BVTV mà chỉ dùng các loại thuốc sinh học ít ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường”.

Cũng là một nông dân trong tổ SX lúa GlobalGAP tại xã Thới Xuân, anh Dương Văn Nên SX giống lúa VĐ20 phấn khởi nói: “Vui lắm, chưa năm nào SX lúa lại lợi nhuận cao như năm nay, từ khi SX lúa GlobalGAP lợi nhuận tăng vọt, cao gấp đôi SX lúa bình thường và chúng tôi không còn phải lo ngại vấn đề giá lúa nữa”.

Với hình thức canh tác sạch, lúa khi thu hoạch cũng được giám sát đánh giá về máy cắt, vận chuyển và kể cả khâu phơi sấy và kho lưu trữ cũng phải đạt chuẩn. Anh Trần Phước Nhàn, xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết: "SX lúa GlobalGAP theo quy trình chất lượng cao phải làm theo nhiều yêu cầu, tuy nhiên đổi lại giá lúa bán ra được bao tiêu thu mua cao hơn giá thị trường, lợi nhuận cao hơn SX lúa thường”.

Huyện Châu Phú (An Giang) là nơi áp dụng trồng lúa sạch GlobalGAP với diện tích hàng chục ha. Nông dân Huỳnh Văn Dũng, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú SX theo tiêu chuẩn GlobalGAP gần 1 ha cho biết: "Từ năm 2010 tôi bắt tay vào SX lúa theo tiêu chuẩn cao, được Cty ADC ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhưng từ năm 2011- 2013, không có DN nào chịu ký kết nữa. 

Song tôi vẫn làm và cố gắng giữ mô hình GlobalGAP. Bởi nhận thấy ưu thế của việc canh tác này, lúa GlobalGAP rất đẹp, đảm bảo các tiêu chuẩn về ẩm độ, độ thuần, tỷ lệ gãy gạo thấp".

Niềm tin của hàng chục nông dân trong vùng trồng lúa GlobalGAP ở huyện Châu Phú càng trở nên mạnh mẽ hơn khi vụ ĐX 2013-2014 được ký hợp đồng tiêu thụ lúa với Cty TNHH Lương thực - Thủy sản XNK Tấn Vương, với tổng diện tích SX 33 ha.

Trong các điều kiện 2 bên thỏa thuận, nông dân được DN đầu tư giống, hỗ trợ chi phí phân bón 5 triệu đồng/ha. Sau khi thu hoạch, DN sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn thị trường đến 10%.

Ngược lại, nếu DN không mua thì coi như hủy bỏ toàn bộ chi phí đầu tư của họ đã bỏ ra cho nông dân. Nếu vụ này, DN Tấn Vương thu mua ngon lành thì nông dân tham gia vào chương trình GlobalGAP ngày càng nhiều hơn.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, xã Bình Chánh (Châu Phú) đã SX 3 vụ lúa GlobalGAP phấn khởi: “Bất cứ lúc nào thị trường cần, chúng tôi đều có thể đáp ứng. Nhưng nếu chúng ta chỉ dừng lại ở nhóm nhỏ như thế này thì gạo SX đạt tiêu chuẩn toàn cầu cũng chỉ có thể đóng gói và đưa đến các siêu thị thôi. Nhà nước cần có giải pháp để liên kết SX theo chuỗi giá trị được nhân rộng hơn nữa thì mới có điều kiện đưa sản phẩm lúa sạch của An Giang XK ra nước ngoài".

Nguồn Nongnghiep.vn

LÂM NGHIỆP



tải về 243.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương