DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học lâm nghiệp



tải về 0.61 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

4.2. Tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học lâm nghiệp


Báo cáo lần thứ 4 của IPCC nêu rõ, BDKH sẽ tác động đến ĐDSH, đặc biệt là làm tăng nguy cơ diệt chủng của các loài dễ bị tổn thương. Các nhận định chính về tác động “tiềm tàng” của BĐKH đến ĐDSH bao gồm:

    • BĐKH sẽ gia tăng “o ép” mạnh lên hệ sinh thái và ĐDSH nếu như các HST hệ sinh thái này lại bị các “o ép” khác như: chia cắt các nơi ở, mất hoặc chuyển đổi nơi ở, khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm hại , ô nhiễm …

    • BĐKH và nồng độ CO2 không khí đã được quan sát rõ tác động của chúng lên hệ sinh thái tự nhiên và các loài. Một số loài và hệ sinh thái đã chứng tỏ có một số khả năng thích nghi tự nhiên, nhưng nhiều loài thì chứng tỏ chúng có tác động âm tính.

    • Các nơi ở là các vựa nước ngọt, các đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, các hệ sinh thái vùng cực và núi cao, các rừng nhiệt đới mây mù rất nhạy cảm mỏng manh đối với các tác động của BĐKH. Các loài ở núi cao, các loài đặc hữu đã được xác định là rất mỏng manh và nhạy cảm vì giới hạn về yếu tố khí hậu và vùng phân bố rất hẹp cơ hội phát tán rất hạn chế cũng như các áp lực khác.

    • Báo cáo lần thứ 4 của IPCC về tác động của BĐKH đến ĐDSH nêu rõ có khoảng 10% số loài bị tuyệt chủng ở mức rủi ro cao khi nhiệt độ trung bình trên trái đất tăng lên 1OC. Hậu quả này chỉ có giá trị là mức tăng nhiệt độ ở mức tăng dưới 5OC

    • BĐKH như hiện nay mà cứ tiếp tục thì tác động nguy hại sẽ ra tăng và không đảo ngược với nhiều HST và các dịch vụ của chúng, và do đó sẽ tác động âm tính lên các khía cạnh xã hội, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn chưa rõ về mức độ BĐKH và những thích ứng của hệ sinh thái.

    • Các rủi ro của ĐDSH do BĐKH có thể được đánh giá sơ bộ nhờ sử dụng các hướng dẫn về đánh giá tác động lên hệ sinh thái của các nhà khoa học quốc tế. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để việc đánh giá các BĐKH lên ĐDSH và các hệ sinh thái chính xác hơn.

Ở Việt Nam đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về tác động của BĐKH đến đa dạng sinh học. Những nhận định về tác động tiềm tàng của BĐKH đối với ĐDSH trong lâm nghiệp được khái quát như sau (Mai Đình Yên, 2009):

    • Ngoại trừ rừng (thảm thực vật) ở vùng ven biển và các đồng bằng thấp trũng bị nước biển dâng ngập chìm sẽ bị tác động trực tiếp, thì tất cả các kiểu rừng (thảm thực vật) ở đất liền chịu tác động tiềm tàng xấu không nhỏ mà nguyên nhân chính do BĐKH gồm: nhiệt độ tăng, các khí nhà kính tăng CO2; NOx; CH4; CFC; và các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra với tần suất nhiều và bất thường như lũ, hạn, bão , tuyết, sói lở, v.v.

    • Như đã được chứng minh qua các nghiên cứu đã thực hiện, nếu các hệ sinh thái và ĐDSH đã bị tác động xấu do BĐKH và lại có thêm các “o ép”, “ áp lực” khác nữa thì tác động xấu lại tăng lên. Ở nước ta các “o ép”, “ áp lực” này lại rất rõ ràng như ở những vùng phân bố bị chia cắt , chặt phá rừng bừa bãi, săn bắn trái phép, ô nhiễm (mưa acid) ô nhiễm nước thải, cháy rừng, v.v. BĐKH sẽ có tác động “ tiềm tàng” lên rừng ở nước ta nặng hơn các rừng nước khác có công tác bảo tồn rừng tốt hơn.

    • Có thể minh họa cụ thể tác động tiềm tàng âm tính của BĐKH ở nước ta là: nhiều loài quý hiếm, đặc hữu sẽ bị tuyệt chủng dễ dàng; nhiều loài sẽ di chuyển mở rộng vùng phân bổ lên phía Bắc, ở vùng có vĩ độ cao hơn.

    • So sánh các kiểu thảm thực vật thì các kiểu thảm thực vật sau đây sẽ bị tác động tiềm tàng âm tính nặng hơn cả: rừng ngập mặn, rừng trên núi thấp, núi trung bình và núi gần cao; rừng khô cây họ dầu, rừng tràm (dễ bị cháy).

    • Có ngoại lệ cũng trên nhận xét ở đây là nhờ có nhiệt độ tăng, hàm lượng CO2 trong không khí tăng, hoạt động quang hợp của cây sẽ tăng và kết quả là sự sinh trưởng của cây tăng dẫn đến năng suất sinh học của rừng sẽ tăng.

Các loài thú ở Việt Nam cũng sẽ chịu tác động do BĐKH. Các đặc trưng nổi bật của khu bộ thú ở Việt Nam như sau:

    • Theo thống kê gần đây nhất và cũng là đầy đủ nhất (2008) cho thấy ở Việt Nam hiện có 295 loài thú (298 loài và phân loài) thuộc 37 họ và 13 bộ (không kể thú biển). Các Bộ được coi là quan trọng nhất có nhiều loài là: Primates (25 loài), Carnivora (39 loài), Arkiadactyla (22 loài), Rodentia (82 loài), Chiroptera (107 loài), Insectivora (15 loài). Trong số này, sách đỏ Việt Nam ghi nhận có 94 loài quý hiếm cần bảo tồn. Số lượng các loài đặc hữu khá cao. Chỉ tính riêng đối với Linh trưởng (Drimateo) có 12 loài là đặc hữu. Nghị định số 32/2005/NĐ – CP về quản lý Động vật, Thực vật rừng cấm và hạn chế khai thác đưa ra số các loài như sau: Nhóm IA: Thực vật 15 loài, Động vật 62 loài, riêng thú 47 loài; Nhóm IIA: Thực vật 37 loài, Động vật 89, riêng thú 26 loài;

    • Khu hệ thú Việt Nam là khu hệ thú hỗn hợp gồm các yếu tố nhiệt đới tiếp cận với các yếu tố ôn đới của phương Bắc và yếu tố nhiệt đới của phương Nam. Có 3 nguồn gốc là Nam Trung Quốc, Ấn Độ - Mã Lai, và Himalaya. Khu hệ thú Việt Nam thuộc 2 vùng phụ địa lý động vật Nam Trung Hoa và Đông Dương của vùng địa lý động vật Đông phương. Các nhà thú học đã phân Việt Nam thành 5 khu địa lý phân bố thú: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

    • Khu bộ thú Việt Nam số ở các sinh cảnh chính sau đây: Rừng cây, Đồi trọc, Đồng cỏ, Ruộng nương, Khu dân cư. Số ở rừng có thú sống trên đất, có thú sống trên cây, có thú sống ở hang.

    • Nhận xét chung là gần một thế kỷ qua khu hệ thú ở Việt Nam bị suy giảm nghiêm trọng. Các nguyên nhân chính bao gồm: đốt phá rừng làm nương rẫy, chuyển đổi rừng thành đất trồng, khu dân cư, làm đường, diện tích rừng nơi sống của thú bị thu hẹp và phân cắt; săn bắt, khai thác lâm sản gỗ quá mức bừa bãi, rừng bị cháy; chiến tranh kể cả chiến tranh hóa học; lũ lụt, hạn hán, sông suối cạn nước.

Những tác động tiềm tàng của BĐKH lên các loài thú có thể là:

    • Thú là loài động vật đẳng nhiệt, tiến hóa ở mức độ cao nhất trong giới động vật, di chuyển dễ dàng, khả năng thích nghi cao nên những BĐKH ở mức độ thấp sẽ không có ảnh hưởng gì, ít nhiều chỉ gây khó khăn cho đời sống mà thôi.

    • Với các BĐKH như chúng ta dự tính, có thể nhận xét chung là: có sự di chuyển vùng phân bố từ phía Nam lên phía Bắc; các loài ở chân núi sẽ phát tán lên đỉnh núi; các loài có nguồn gốc phương Nam sẽ phát triển thuận lợi so với các loài có nguồn gốc phương Bắc.

    • Do các loài thú là loài động vật đang bị các “áp lực”, “o ép” lớn hơn các nhóm động vật khác như: vùng phân bố, nơi ở bị phân cắt nhỏ, nơi ở bị xâm lấn; săn bắt buôn bán mạnh; loài ngoại lai xâm hại; dịch bệnh dễ phát triển; ô nhiễm môi trường. Do đó các loài thú sẽ bị đe dọa tuyệt chủng lớn hơn các nhóm động vật khác.

    • So sánh giữa các Bộ thú, các Bộ sau đây sẽ chịu tác động tiềm tàng tiêu cực lớn nhất: Bộ Linh trưởng, Bộ ăn thịt. Bộ ít chịu tác động nhất là Bộ gặm nhấm.

    • So sánh các nhóm thú sống ở các sinh cảnh khác nhau, nhóm chịu tác động tiềm tàng âm tính lớn nhất là nhóm ở rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng thưa (khô) cây họ dầu, rừng tràm, rừng ở đồng bằng ven biển.

    • Các loài thú quý hiếm, đặc hữu sẽ gặp rủi ro tuyệt chủng lớn so với các loài khác. Con số các loài này là quá lớn, khoảng 94 loài trong tổng số 295 loài, chiếm 1/3 số loài hiện có.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương