DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI


PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN KTXH CÁC TỈNH ĐƯỢC KHẢO SÁT



trang17/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23

PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN KTXH CÁC TỈNH ĐƯỢC KHẢO SÁT

3.1.1 Tỉnh Thanh Hóa


a) Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc-Nam, các vùng trong tỉnh và quốc tế.

Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2,  với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

b) Nhân khẩu xã hội

Thanh Hoá có tổng dân số 3,43 triệu người (2009); chiếm 4,2 % dân số cả nước. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn giảm từ 8% xuống còn 7,2%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 77,0% lên 85,0%, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 34,7% năm 2005 xuống còn 15,0% năm 2010 (Theo dự thảo kế hoạch 5 năm 2011-2015 phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh tỉnh Thanh Hóa của UBND Thanh Hóa).



c) Cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp

Thanh Hóa hình thành 8 khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, hiện đã có 5 khu kinh tế, khu công nghiệp được thành lập đó là: Khu kinh tế (KTT) Nghi Sơn, Khu công nghiệp Lễ môn, Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga, Khu công nghiệp Bỉm sơn, Khu công nghiệp Lam sơn, với các định hướng phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, điện, xi măng, vật liệu xây dựng, luyện théo, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điện tử, đường, giấy, phân bón…

Giáo dục


Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên và từng bước khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng miền. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; phổ cập giáo dục THCS đạt mục tiêu trước thời hạn. 99,3% giáo viên mầm non, 98,7% giáo viên tiểu học, 96,8% giáo viên THCS và 98,9% giáo viên THPT đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường lớp học được tập trung đầu tư; tỷ lệ phòng học kiên cố đến năm 2010 ước đạt 83%, gấp 2 lần so với năm 2005; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia năm 2010 ước đạt 32%, gấp 1,8 lần so với năm 2005.

Quy mô, ngành nghề đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề phát triển nhanh; số sinh viên tuyển mới vào đại học, cao đẳng hàng năm tăng 25%, quy mô tuyển sinh năm 2010 gấp 2,2 lần so với năm 2005. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Các cơ sở đào tạo nghề bước đầu quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận với nhu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 ước đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005.

Y tế

Tỷ lệ cơ sở y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 83%; số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 7 loại văc xin là 3.690/3.716, đạt tỉ lệ 99,3%; Tiêm văc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai 2 mũi được 3.775/3.856, đạt tỉ lệ 97,8 %; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn 14.2 % (giảm 0,6% so với cùng kỳ). Công tác DS-KHHGĐ được đẩy mạnh, tỷ suất sinh thô là 11,37‰ (giảm 0,3‰ so với cùng kỳ); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,67%,... Tổng số lượt khám bệnh ngoại trú là 84.867 lượt người, tổng số ngày điều trị nội trú là 64.513 ngày; công suất sử dụng giường bệnh đạt 121%;; tổng số lần khám YHCT là 45,800 lượt người, tổng số người điều trị không dùng thuốc là 4,200 lượt người, tổng số khám từ thiện là 360 lượt người, trong năm 2010.



d) Đặc điểm kinh tế

Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 uớc đạt 11,3%, cao hơn giai đoạn trứơc-9,1%. Qui mô GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 810 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo các lĩnh vực kinh tế nông lâm ngư, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 24,3%-41,3%-34,4%. Tỷ trọng thủy sản trong nông lâm ngư đã tăng từ 11,7% lên 14,1% trong 5 năm 2006-2010.



Tiềm năng thủy sản

Tỉnh có tiềm năng phát triển toàn diện khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến thuỷ sản, với 102 km bờ biển và 7 cửa sông lớn nhỏ, trong đó có 3 cửa lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bạng, đang được đầu tư xây dựng thành các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

Vùng ven biển, với bờ biển dài 102 km, có 6 huyện, thị xã, với diện tích hơn 1.230,6 km2, chiếm 11,1% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng đã huy động được 35% vốn đầu tư xã hội trong 5 năm 2006-2010, với sự ra đời của khu kinh tế Nghi sơn, đã và đang hình thành những ngành kinh tế mới như lọc, hóa dầu, luyện gang thép, nhiệt điện. Vùng ven biển gồm 183 xã, phường, trong đó có 27 xã bãi ngang, 26 xã cửa lạch với tổng dân số 1.072.464 người, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. 53 xã, phường ven biển có phương tiện khai thác thủy sản với dân số 524.321 người và 106.882 hộ, trong đó hộ nghèo là 28.279 hộ, chiếm 26,5% tổng số hộ ven biển. Số hộ làm nghề cá - 17.901 hộ, trong đó: hộ khai thác 16.833 hộ, chiếm 94%, hộ nuôi trồng thuỷ sản 1.068 hộ, bằng 6%. Tổng số lao động nghề cá 53.590 lao động, chiếm 10,2% dân số ven biển. Lao động trực tiếp tham gia khai thác trên biển là 28.500 người, chiếm 53,2% lao động thuỷ sản và bằng 5,4% dân số các xã nghề cá ven biển, trong đó số lượng thuyền trưởng 1200 người, chiếm 4,2%, máy trưởng 1.100 người, chiếm 3,9 % tổng số lao động nghề cá. Hầu hết lao động khai thác đều chưa qua đào tạo hoặc đào tạo cấp bằng cho đủ chứng chỉ hành nghề và chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp; chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được từ thực tế sản xuất, đây là vấn đề rất khó khăn cho việc chuyển đổi nghề và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản.

Đánh bắt thủy sản 

Đến 31/12/2010, Thanh Hóa có tổng số tàu cá là 8.611 chiếc, với tổng công suất 268.404CV công suất bình quân 31,2CV/tàu, trong đó: loại < 20CV là 6.740 chiếc, chiếm 78,3%; loại 20 -< 50CV là 601 chiếc, chiếm 7%; loại 50-< 90CV là 510 chiếc, chiếm 5,9%; loại 90CV trở lên có 760 chiếc, chiếm 8,8%. Công suất bình quân 31,2CV/tàu, thấp hơn công suất bình quân của cả nước (65CV/tàu). Sản lư­­ợng khai thác thuỷ sản năm 2010 đạt 74.049 tấn, trong đó, khai thác biển là 71.136 tấn, (khai thác ở vùng biển ven bờ 51.632 tấn, chiếm 72,6%, vùng biển xa bờ 19.504 tấn, chiếm 27,4% tổng sản lượng), sản lượng khai thác nội địa 2.913 tấn.

Các nghề lưới kéo đơn (1.234 tàu, chiếm 14,3%), lưới rê (lưới cước với mắt lưới a=30 - 60m, có 2.530 tàu, chiếm 29,4%), nghề câu kết hợp chụp mực (1.308 tàu, chiếm 15,2%), nghề vó, mành (872 tàu, chiếm 10,1%), các nghề khai thác khác: te, bẩy, xăm moi,... (2.293 tàu, chiếm 26,6% tổng số tàu cá) là những nghề chính ở Thanh Hóa.

Tổng trữ lượng 165.000 tấn trong đó: xa bờ 100.000 tấn, ven bờ 65.000 tấn. Khả năng khai thác 56.000 tấn, trong đó: xa bờ 39.000 tấn, ven bờ 17.000 tấn. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa tuy đa dạng về chủng loại, nhưng số lượng từng loài không nhiều, mang tính phân tán, quần đàn nhỏ.



Nuôi trồng thủy sản 

Diện tích NTTS năm 2010 ước đạt 17.800 ha, tăng 2.300 ha so với năm 2005. Năm 2010 sản lượng thủy sản ước đạt 101.400 tấn, giá trị sản xuất đạt 994 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 8,0%.

Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: ”Phát triển thủy sản cả đánh bắt và nuôi trồng theo hướng nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng, đến năm 2015, diện tích nuôi trồng đạt trên 19.000 ha. Kết hợp hài hòa giữa đầu tư tăng năng lực đánh bắt xa bờ, với tổ chức khai thác hợp lý khu vực gần bờ, nâng sản lượng khai thác lên khoảng 74.000 tấn vào năm 2015; giá trị sản xuất thủy sản bình quân tăng khoảng 9% năm. Xây dựng khu ven biển thành vùng kinh tế năng động, là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và vùng Bắc trung bộ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu kinh tế Nghi sơn và các dự án công nghiệp lớn như:lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện thép, xi măng, sửa chữa và đóng tàu biển, công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản…Xây dựng hoàm chỉnh các cảng cá, khu neo đậu cho tàu thuyền gắn với các khu đô thị nghề cá tại Lạch hội, Lạch bạng, Lạch trường và Lạch ghép, xây dựng cảng nước sâu Nghi sơn và triển khai xây dựng các tuyến đường ven biển…”




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương