DỰ Án nguồn lợi ven biển vì SỰ phát triển bền vững báo cáO ĐÁnh giá XÃ HỘI



trang2/23
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2 Mb.
#16829
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Danh mỤC TỪ VIẾT TẮT





BHYT

Bảo hiểm y tế

BQLDA

Ban quản lý dự án

BTB

Bắc trung bộ

CHDCND Lào

Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CIEM

Viện quản lý kinh tế trung ương

CRSD

Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT/PCT

Chủ tịch/Phó chủ tịch

DHNTB

Duyên hải Nam trung bộ

DS-KHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu long

ĐTMSHGĐ 2008

Điều tra mức sống hộ gia đình 2008

EEZ

Vùng đặc quyền kinh tế

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

GTVL

Giới thiệu việc làm

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HS

Học sinh

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế-xã hội

MSY

Sản lượng bền vững tối đa

NHCS

Ngân hàng chính sách

NGTK

Niên giám thống kê

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

SA

Đánh giá xã hội

SV

Sinh viên

RNM

Rừng ngập mặn

TĐC

Tái định cư

TĐTDS&NO 2009

Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLN

Thảo luận nhóm

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

Sở/Bộ NN&PTNT

Sở /Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

YHCT

Y học cổ truyền

WB

Ngân hàng thế giới


TÓM TẮT THỰC HIỆN


Mục tiêu dánh giá xã hội: Mục tiêu của đánh giá xã hội (SA) là đưa bối cảnh xã hội vào thiết kế dự án, nhằm giảm thiểu các tác động xã hội tiêu cực và phát huy tối đa tác động tích cực. Các nghiên cứu SA cung cấp đầu vào cho thiết kế các hoạt động của dự án, trong đó có các hoạt động sinh kế thay thế cho những cộng đồng nghèo có sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào đánh bắt thủy sản ven bờ đang cạn kiệt.

Phương pháp đánh giá: Để thu thập thông tin kinh tế xã hội ở cấp hộ gia đình được chính xác và đầy đủ, cách tiếp cận tham gia đã được sử dụng trong cuộc khảo sát này. Theo đó, cả hai phương pháp định lượng và định tính được sử dụng kết hợp để thu thập thông tin. Ngoài ra, phương pháp phân tích tài liệu và quan sát trực tiếp cũng đã được sử dụng để thực hiện khảo sát.

Phạm vi đánh giá: Ba tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng.

Các phát hiện chính:



Sự phụ thuộc của cộng đồng vào các nguồn tài nguyên ven biển. Các hộ đánh bắt ven bờ thường là các hộ nghèo, đa số là không có đất hoặc có ít đất sản xuất, trình độ học vấn thấp, kỹ năng và tay nghề thấp. Sinh kế chủ yếu của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven biển và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Việc làm chính của hầu hết các thành viên có khả năng lao động của các hộ này đều dựa vào khai thác tài nguyên ven bờ, trong điều kiện nguồn lợi ngày càng cạn kiệt.

Những rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển. Các rủi ro này bao gồm: làm việc vất vả để đỡ bị suy giảm thu nhập, thiên tai ngày càng nhiều làm giảm sút thời gian đi biển và thu nhập, sản lượng đánh bắt thực tế ngày một ít, dịch bệnh trong NTTS gây thiệt hại nặng nề nhiều năm không khôi phục được, thiếu vốn sản xuất trầm trọng làm cho không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới để đánh bắt hiệu quả hơn, không có khả năng trả nợ do thất bát trong nuôi trồng và đánh bắt, sự ổn định thu nhập kém, viễn cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Những rủi ro của các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại các địa bàn khảo sát chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa tốt, cũng như những tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường của các mặt hàng như xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng cao...

Các cơ hội phát triển sinh kế bền vững bao gồm các cơ hội thị trường và thể chế, các chương trình, dự án phát triển KTXH địa phương, các nguồn lực khan hiếm chưa được sử dụng và khai thác hiệu quả như đất đai, lao động, vốn xã hội của cộng đồng ven biển…

Những nguyên nhân rủi ro và cơ hội phát triển sinh kế bền vững nói trên phản ánh cái chung của các địa bàn ven biển vùng dự án CRSD.

Sự khác biệt giữa các địa phương ven biển thuộc vùng dự án, về cơ bản, là sự khác biệt về những nguồn lực sinh kế của cộng đồng, hộ gia đình, trong bối cảnh kinh tế - xã hội địa phương và khả năng tận dụng chúng cho việc tạo lập những sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ. Do vậy việc phân tích các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng là cơ sở kinh tế - xã hội quan trọng cho việc xây dựng những hoạt động dự án CRSD trên các điạ phương cụ thể.

Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển:

* Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển những nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

* Đa dạng hóa nguồn thu nhập là một chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và cộng đồng ven biển nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ và cộng đồng, làm giảm áp lực lên khai thác ven bờ. Đa dạng hóa nguồn thu nhập nên dựa trên cách tiếp cận nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa nguồn thu nhập cần đi liền với cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh tế vùng ven biển, tạo ra tính liên thông thị trường giữa vùng ven biển với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, cũng như đào tạo nghề, nâng cao nguồn lực con người.

* Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Trong khuôn khổ dự án CRSD, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ven biển, cũng như phát triển sinh kế bền vững.

* Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo áp lực mạnh trong giải quyết việc làm cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm và vùng Tây Nguyên. Đây là vấn đề xã hội hàng đầu ở vùng ven biển. Vì thế, một trong các giải pháp cơ bản của dự án CRSD là thiết lập các tổ chức GTVL, cung cấp thông tin thị trường lao động, hướng nghiệp, cung cấp chuyên gia, nâng cao năng lực cán bộ tại các địa phương nhằm tạo ra những nguồn sinh kế thay thế trong điều kiện kinh tế địa phuơng, đặc biệt là lĩnh vực phi nông nghiệp chưa phát triển. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục có thể đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

*Lồng ghép các hoạt động dự án CRSD với các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH trên các địa bàn vùng ven biển, nhằm tích hợp những nguồn lực khan hiếm để phát triển vùng ven biển và tạo lập những nguồn sinh kế bền vững.

* Nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn tới khai thác cạn kiệt vùng tài nguyên ven bờ. Vì thế dự án CRSD nên chú trọng các hoạt động giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho các nhóm yếu thế như nhóm nghèo, cận nghèo, phụ nữ đơn thân, DTTS.

* Vùng ven biển và các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo đói, tạo nên áp lực lớn đối với khai thác ven bờ. Vì thế, các biện pháp bảo hiểm phòng chống rủi ro có thể giúp hạn chế tác động bất lợi của những rủi ro. Dự án CRSD có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo hiểm, cũng như tham gia vào chương trình thí điểm của chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

* Chiến lược phát triển sinh kế thay thế là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu giảm phụ thuộc sinh kế vào đánh bắt ven bờ. Chiến lược này cần gắn với mô hình đồng quản lý tài nguyên, cũng như nâng cao năng lực quản trị địa phương và tăng cường liên kết liên ngành và liên vùng để thực hiện mục tiêu giảm đánh bắt ven bờ.

* Từ những định hướng trên có thể phân ra 3 nhóm các đề xuất dự án CRSD là nhóm các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác trên biển, nhóm các mô hình sinh kế dựa vào đất và các mô hình sinh kế không dựa vào đất. Những đề xuất mô hình cụ thể tại từng địa phương có thể là sự kết hợp các định hướng nêu trên.




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương