Câu 1: Phân tích khái niệm tư tưởng hcm


Câu 2: Cơ sở thực tiễn hình thành TTHCM



tải về 356.36 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/20
Chuyển đổi dữ liệu09.01.2024
Kích356.36 Kb.
#56264
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
TTHCM`

Câu 2: Cơ sở thực tiễn hình thành TTHCM  
a) Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX 
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam. Triều đình nhà Nguyễn lần 
lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, từng bước trở thành tay sai của thực dân Pháp. 
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp 
xâm lược liên tục nổ ra. Ở miền Nam, có các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung 
Trực. Ở miền Trung, có các cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai, Phan Đình Phùng. Ở 
miền Bắc, có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành và Đinh Công Tráng, 
Nguyễn Quang Bích, Hoàng Hoa Thám, v.v.. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới ngọn cờ "Cần 
Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng tỏ tư tưởng phong 
kiến tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử. 
Sau khi hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay 
vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước biến nước ta từ một nước 
phong kiến thành nước “thuộc địa và phong kiến" dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp 
trong xã hội. 
Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với khoảng 95% dân số là nông 
dân; giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố, tăng cường thêm các điển chủ người Pháp và người 
nước ngoài. Bên cạnh tầng lớp thị thủ công, tiểu thương, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những 
giai tầng mới, đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị. Từ đó, 
bên cạnh mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa 
chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với 
giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. 
Cùng với những biến đổi trên, đến đầu thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải 
cách, của cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc và tấm gương Duy tân của Nhật Bản, ở Việt 
Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với sự dẫn dắt của các 
sĩ phu yêu nước có tinh thần cải cách như: Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng 
(1905 - 1909); Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động (1906-1908); Phong trào Đông 
Kinh nghĩa thục do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (từ tháng 3 
đến tháng 11/1907): Phong trào chống đi phu, chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908… 
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên đều thất bại. Nguyên 
nhân sâu xa là giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu. Nguyên nhân trực tiếp là các tổ chức và 
người lãnh đạo của các phong trào chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn. Tình 
thần yêu nước vẫn sục sôi trong lòng nhân dân. Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước 
diễn ra sâu sắc. Xuất hiện câu hỏi từ thực tiễn đặt ra là: Cứu nước bằng con đường nào để có thể đi 
đến thắng lợi? 
Trong bối cảnh đó, sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công 
nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam xuất hiện dấu hiệu mới 
của một thời đại mới sắp ra đời. 
Cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có công nhân, nhưng lúc đó mới chỉ là một lực lượng ít ỏi, 
không ổn định. Đầu thế kỷ XX, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp ngay trước 
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). 


Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến. Họ sớm vùng 
dậy đấu tranh chống lại giới chủ. Từ hình thức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ 
đã nhanh chóng tiến tới đình công, bãi công. 
"Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc dương đầu 
với bọn đế quốc thực dân". Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ 
XX tạo điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác - Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta. Hồ Chí 
Minh là một người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và 
phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng 
Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam, đánh dấu bước 
hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Sau đó, chính thực tiễn Đảng 
lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 
thắng lợi; lãnh đạo đất nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 
là nhân tố góp phần bổ sung, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các phương diện. 
b) Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn 
tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Một số nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban 
Nha, Ý, Đức, Nga, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, v.v. đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới. 
Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của 
các nước đế quốc. 
Tình hình đó đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản, đó là mâu 
thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước tư bản; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc 
với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Sang đầu thế 
kỷ XX, những mâu thuẫn này ngày càng phát triển gay gắt. Giành độc lập cho các dân tộc thuộc 
địa không chỉ là đòi hỏi của riêng họ, mà còn là mong muốn chung của giai cấp vô sản quốc tế; 
tình hình đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển. 
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - 
Lênin ở một nước lớn, rộng một phần sáu thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga đã đánh đổ giai 
cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa. Cách 
mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ 
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các 
dân tộc bị áp bức trên thế giới. 
Ngày 2/3/1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Mátxcơva trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong 
trào cách mạng thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Lênin. Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá 
chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự 
ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều nước.
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của Nhà nước Xô Viết, Quốc tế Cộng sản và 
thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng 
sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh 
trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước. 



tải về 356.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương