Code of practice for lightning protection and earthing for telecommunication plants


Bảng 2 - Quan hệ giữa mức bảo vệ với biên độ dòng sét và điện tích tiên đạo sét



tải về 0.74 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.74 Mb.
#8225
1   2   3   4   5   6

Bảng 2 - Quan hệ giữa mức bảo vệ với biên độ dòng sét và điện tích tiên đạo sét.

Điện tích tiên đạo sét (Q)

C

Biên độ dòng sét (I)

kA

Xác suất xuất hiện

%

Mức bảo vệ

0,2

0,5


0,9

1,5


2,5

3

6

10



15

20


99

98

93



85

75


Rất cao

Cao


Trung bình

Chuẩn


Thấp

7. Mỗi hệ thống thu hút sét phát tiên đạo sớm được lắp đặt phải tuân theo quy định của thiết bị hệ thống. Vùng bảo vệ của mỗi hệ thống thu hút sét phát xạ sớm được đánh giá qua bán kính bảo vệ RP và mức bảo vệ được lựa chọn.

Bán kính bảo vệ trong trường hợp tổng quát đối với mọi điện cực phát xạ sớm được xác định bằng công thức:

Rp =

Trong đó:

h - chiều cao đặt điện cực phát xạ sớm, m;

k - hệ số tỷ lệ, một đặc tính riêng của loại điện cực phát xạ sớm được lựa chọn;

D- khoảng cách phóng điện, giá trị của D được xác định dựa trên giá trị biên độ dòng điện sét I (kA) bằng công thức:

D = 6,7 I0,8, m



Điều 9: Quy định lựa chọn thiết bị chống sét trên các đường dây thông tin.

1. Lựa chọn thiết bị chống sét trên cáp đồng trục.

Thiết bị chống sét trên cáp đồng trục được lựa chọn phải thoả mãn theo các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị phải có khả năng chịu được dòng xung sét dạng sóng 8/20 có biên độ không nhỏ hơn 5 kA.

b. Thời gian nhạy đáp của thiết bị không được lớn hơn 5 ns đối với sóng xung áp có độ dốc 2 kV/ns.

c. Tỷ số sóng đứng (VSWR) cho toàn bộ giải tần làm việc không lớn hơn 1,5: 1.

d. Suy hao xen vào của thiết bị bảo vệ phải nhỏ hơn 0,5 dB trong giải tần làm việc và không làm ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn.

e. Thiết bị phải được chế tạo làm nhiều loại, có nhiều cấp phóng điện xung và phóng điện một chiều.

f. Thiết bị phải có khả năng triệt nhiều xung sét trong một kênh sét.

g. Điện dung của thiết bị chống sét không lớn hơn 3 pF.

h. Giải nhiệt độ làm việc của thiết bị rộng, thích nghi với điểm lắp đặt.

i. Thiết bị có trở kháng thích hợp với loại cáp đồng trục được bảo vệ.

j. Thiết bị có các loại đầu nối thích hợp trong lắp đặt.

k. Thiết bị phải có tuổi thọ xung cao, phải chịu được ít nhất là 400 lần đối với sóng dạng 10/1000 có biên độ 500 A.

2. Lựa chọn thiết bị chống sét trên các đường dây thuê bao.

Thiết bị chống sét trên các đường dây thuê bao được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị phải có điện áp đánh xuyên danh định một chiều giữa mỗi sợi dây thông tin với đất không vượt quá 276 V.

b. Thiết bị phải chịu được điện áp / dòng phóng điện xoay chiều tần số 50 Hz như sau:

- 650 V/5 A trong thời gian là 1,0 s;

- 430 V/ 5 A trong thời gian 2,0 s.

c. Thiết bị phải chịu được dòng xung sét có biên độ không nhỏ hơn 5 kA đối với dạng 8/20 giữa mỗi sợi dây thông tin với đất.

d. Khi sóng xung áp 10/700 ở đầu vào giữa mỗi sợi dây thông tin với đất là 5 kV hoặc khi xung kép ở đầu vào là 6 kV(sóng 1,2/50 )/3 kA (sóng 8/20 ) thì điện áp xung ở đầu ra của thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao giữa mỗi sợi dây thông tin với đất không lớn hơn 100 V.

e. Thời gian nhạy đáp của thiết bị không lớn hơn 1 ns.

f. Suy hao xen vào của thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao với tải 600  trong giải tần (300 ÷ 3400) Hz không lớn hơn 0,2 dB.

g. Chênh lệch điện trở giữa hai dây do thiết bị chống sét sinh ra không lớn hơn 1 .

h. Thiết bị phải có khả năng chịu được dòng liên tục trên đường dây đến 110 mA.

i. Suy hao trở kháng cân bằng do thiết bị gây ra phải lớn hơn 37 dB.

k. Thiết bị chống sét trên đường dây viễn thông phải có nhiều mức bảo vệ khác nhau và phải có khả năng chống quá áp hoặc/và chống quá dòng.

l. Thiết bị chống sét trên đường dây thuê bao phải được chế tạo có điện áp làm việc khác nhau thích hợp với yêu cầu lắp đặt và bảo vệ.

m. Thiết bị phải làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0o C đến 60oC.

3. Lựa chọn thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu.

Thiết bị chống sét trên các đường dây truyền số liệu được lựa chọn phải thoả mãn theo các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị phải có điện áp đánh xuyên danh định một chiều giữa dây với đất không vượt quá 72 V.

b. Dòng phóng điện xung dạng 8/20 giữa dây với đất không nhỏ hơn 5 kA.

c. Suy hao xen vào điển hình trên tải 600 W ở giải tần số làm việc không lớn hơn 3 dB.

d. Khi điện áp xung đầu vào dạng 10/700 là 5 kV thì điện áp cắt cho phép thay đổi tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt loại thiết bị bảo vệ từ 12 V đến 76 V.

e. Công suất đỉnh đối với các diod Zener bảo vệ ở cấp thứ hai trong thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu với sóng xung dạng 10/1000 cho phép đến 1500 W.

f. Dòng rò của thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu càng nhỏ càng tốt, trong mọi trường hợp không được lớn hơn 100 .

g. Thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu phải có nhiều mức bảo vệ khác nhau và phải có khả năng chống quá áp hoặc/và chống quá dòng.

h. Thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu phải được chế tạo có điện áp làm việc khác nhau thích hợp với yêu cầu lắp đặt và bảo vệ.

i. Thiết bị chống sét trên đường dây truyền số liệu phải làm việc bình thường trong giải nhiệt độ từ 0oC đến 60oC .

Điều 10: Quy định lựa chọn thiết bị chống sét trên đường điện lưới.

1. Lựa chọn thiết bị cắt sét (bảo vệ sơ cấp).

Thiết bị cắt sét trên đường điện được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị được chế tạo theo một trong các modul bảo vệ sau:

- “Dây pha - Dây trung tính” và “Dây trung tính - Đất”;

- “Dây pha - Dây trung tính”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “Dây pha - Dây pha”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “ Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

b. Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo quy định:

- (275 - 277) Vrms / AC giữa dây pha và dây trung tính;

- (475 - 480) Vrms / AC giữa dây pha và dây pha.

c. Tần số làm việc cho phép của thiết bị là 50 Hz.

d. Thời gian nhạy đáp của thiết bị cắt sét không lớn hơn 25 ns.

e. Khả năng thoát dòng xung sét dạng sóng 8/20 với 12 xung lặp có biên độ không nhỏ hơn 20 kA.

f. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ môi trường từ 0oC đến 65oC.

g. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải độ ẩm môi trường từ 5 đến 95 %.

h. Có các hệ thống báo hiệu giám sát khả năng làm việc của thiết bị chống sét sơ cấp.

i. Thiết bị phải có vỏ hộp bọc kín bảo đảm an toàn cho con người khi đến gần.

j. Các Varistor Oxid kim loại (MOV) trong các thiết bị chống sét sơ cấp phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao, thỏa mãn Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 167: 1997.

2. Lựa chọn thiết bị cắt và lọc sét.

Thiết bị cắt và lọc sét trên đường điện lưới được lựa chọn phải thoả mãn các yêu cầu như sau:

a. Thiết bị được chế tạo phải theo một trong các modul bảo vệ sau:

- “Dây pha - Dây trung tính” và “Dây trung tính - Đất” ;

- “Dây pha - Dây trung tính”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”;

- “Dây pha - Dây pha”, “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

- “Dây pha - Đất” và “Dây trung tính - Đất”.

b. Thiết bị phải có điện áp làm việc lớn nhất theo quy định:

- (275- 277) Vrms / AC giữa dây pha và dây trung tính;

- (475 - 480)Vrms / AC giữa dây pha và dây pha.

c. Tần số làm việc cho phép của thiết bị là 50 Hz.

d. Thời gian nhạy đáp của thiết bị chống sét thứ cấp không quy định vì phụ thuộc vào điện cảm của mắt lọc.

e. Thiết bị chống sét thứ cấp phải có lọc. Tần số cắt của các bộ lọc trong thiết bị chống sét thứ cấp được chọn nằm trong giải tần số từ 300 Hz đến 3400 Hz, thường là 800 Hz. Bộ lọc trong các thiết bị chống sét thứ cấp gồm các điện cảm và tụ điện, phải bảo đảm triệt hoàn toàn các đột biến xung và làm suy giảm nhiễu trên các mạch “dây - dây” và “dây - đất”. Cuộn cảm phải bảo đảm không bị bão hoà trong quá trình làm việc.

f. Khả năng thoát dòng xung sét 8/20 với 12 xung lặp có biên độ không nhỏ hơn 5 kA.

g. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải nhiệt độ môi trường từ 0oC đến 65oC.

h. Thiết bị có khả năng làm việc bình thường trong giải độ ẩm môi trường từ 5 đến 95 %.

i. Phải có các hệ thống báo hiệu giám sát khả năng làm việc của thiết bị chống sét thứ cấp.

j. Thiết bị phải có vỏ hộp bọc kín bảo đảm an toàn cho con người khi đến gần.

k. Thiết bị chống sét thứ cấp phải chọn loại có nhiều mức bảo vệ khác nhau.

l. Các MOV và SAD trong các thiết bị cắt và lọc sét phải bảo đảm khả năng hấp thụ năng lượng sét cao, thoả mãn Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 -167:1997 “Thiết bị chống quá áp, quá dòng do ảnh hưởng của sét và đường dây tải điện”.

Chương 3.

KHẢO SÁT VÀ ĐO ĐẠC

MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ KHẢO SÁT CHỐNG SÉT

Điều 11: Quy định chung.

1. Nhiệm vụ của khảo sát là phải nắm được các số liệu cần thiết cho việc thiết kế chống sét. Khảo sát được tiến hành sau khi có nhiệm vụ thiết kế chống sét.

2. Chủ nhiệm đề án thiết kế chống sét phải phụ trách nhóm khảo sát và phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý công trình viễn thông cần thiết kế chống sét.

3. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng, quy mô, kích cỡ công trình cần thiết kế chống sét để tổ chức một hoặc vài nhóm khảo sát.

4. Tuyệt đối bảo đảm an toàn lao động trong công tác khảo sát chống sét. Khi khảo sát phải tuân theo các quy định về an toàn lao động của Nhà nước và của Ngành đã ban hành.

5. Công tác khảo sát chống sét được tiến hành đối với các công trình xây dựng mới hoặc các công trình đã bị sét đánh hỏng hoặc công trình cần cải tạo nâng cấp chống sét do có nhiều nguy cơ sét đánh.



Điều 12: Nhiệm vụ về khảo sát.

1. Đối với công trình dạng tuyến (đường dây thông tin cáp kim loại, cáp sợi quang hoặc dây trần) cần tìm hiểu các đặc điểm chính như sau:

- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong những vùng đường dây đi qua;

- Đặc điểm điện trở suất của đất trong những vùng mà đường dây đi qua;

- Đặc điểm lắp đặt (treo hay chôn ngầm);

- Đặc điểm của mỗi đoạn đường dây đi qua các vùng có đặc điểm khí tượng và địa chất khác nhau (chiều dài, độ cao treo cáp hoặc dây trần, độ chôn sâu và điện trở suất của đất trong mỗi đoạn v.v...).

2. Công trình dạng điểm (nhà trạm hoặc cột anten viễn thông) cần tìm hiểu các đặc điểm chính như sau:

- Đặc điểm khí tượng (số ngày hoặc giờ dông) trong vùng công trình được xây dựng;

- Đặc điểm điện trở suất của đất trong vùng;

- Đặc điểm nhà trạm viễn thông (kích thước, kết cấu nhà, đã hoặc chưa lắp hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ, các hệ thống tiếp đất trong khu vực trạm viễn thông v.v...);

- Đặc điểm của các công trình liên quan khác như nhà máy nổ, trạm biến thế điện AC (kích thước, kết cấu nhà);

- Đặc điểm cột anten viễn thông (kích thước cột, khoảng cách từ cột anten đến nhà trạm viễn thông, đặc điểm cáp anten phi đơ v.v...);

- Đặc điểm của các loại đường dây vào trạm (chiều dài, cách lắp đặt của các đường điện lưới, đường dây thông tin, đã hoặc chưa lắp thiết bị chống sét v.v...);

- Đặc điểm các công trình bằng kim loại dẫn vào khu vực trạm (các đường ống nước, ống khí đốt v.v...);

- Đặc điểm của địa hình xung quanh công trình cần chống sét (các công trình xây dựng kề bên, ở đồng bằng hay trên núi, độ chênh lệch điểm lắp đặt công trình so với mức trung bình của địa hình xung quanh v.v...).

3. Sau khi khảo sát phải làm báo cáo khảo sát bao gồm các nội dung:

- Vẽ sơ đồ mặt bằng khu vực trạm hoặc mặt bằng tuyến đường dây;

- Các số liệu khảo sát, đo đạc (đặc điểm nhà trạm viễn thông, trạm biến thế, cột anten, máy nổ, đường dây viễn thông, đường điện lưới, điện trở suất của đất trong khu vực v.v...);

- Những tồn tại chưa được giải quyết;

- Dự kiến các biện pháp giải quyết v.v...



MỤC 2. ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT CỦA ĐẤT

Khi thiết kế chống sét và tiếp đất nhất thiết phải đo giá trị thực tế điện trở suất của đất tại công trình xây dựng.

Các phương pháp trong thực tế để xác định giá trị điện trở suất của đất gồm có: Đo thăm dò điện cực tiếp đất mẫu; Đo sâu thăm dò đối xứng (phương pháp 4 điện cực).

Điều 13: Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu.

Phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu chỉ xác định được giá trị điện trở suất của đất đến độ sâu chôn điện cực và chỉ được sử dụng trong trường hợp không có loại máy đo 4 điện cực để tiến hành theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng. Mạch đo được quy định trong hình 1.

Từ kết quả đo điện trở R của điện cực tiếp đất mẫu ta tính ra giá trị điện trở suất của đất ở độ chôn sâu của điện cực tiếp đất mẫu bằng công thức:

 = 2R/ln(4/d)

Trong đó:

 - điện trở suất của đất, m;



- chiều dài phần chôn sâu của điện cực tiếp đất mẫu, m;

d - đường kính ngoài của điện cực tiếp đất mẫu dạng trù tròn, m. (Nếu điện cực tiếp đất mẫu có dạng thép góc, với cạnh là b thì d = 0,95b)





Hình 1: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp thăm dò điện cực tiếp đất mẫu.

Điều 14: Xác định điện trở suất của đất theo phương pháp đo sâu thăm dò đối xứng

(Phương pháp đo điện vật lý).

1. Phương pháp Wenner

Mạch đo theo phương pháp Wenner được trình bày trên hình 2.

Điện trở suất của đất được tính bằng công thức:

 = 2aR, m

Trong đó: R - giá trị điện trở đọc được trên máy đo, ;

a - khoảng cách giữa các điện cực, m.





Ghi chú: Độ sâu chôn điện cực l phải nhỏ hơn a.

Chọn < 1 m.

Hình 2: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Wenner.

2. Phương pháp Schlumberger.

Mạch đo theo phương pháp Schlumberger được trình bày trên hình 3.

Điện trở suất của đất được tính bằng công thức:



Trong đó:

L2- khoảng cách từ các điện cực dòng đến tâm thăm dò O, m;

L1- khoảng cách từ các điện cực áp đến tâm thăm dò O, m;

R - giá trị điện trở đọc được trên máy đo, .

Máy đo điện trở suất của đất





Hình 3: Đo điện trở suất của đất theo phương pháp Schlumberger.

Chương 4.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT VÀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

MỤC 1. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Điều 15: Quy định chung về thiết kế hệ thống chống sét.

1. Việc thiết kế chống sét được tiến hành sau khi dự án khả thi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (Dự án khả thi, Dự án đầu tư, trước đây gọi là nhiệm vụ thiết kế hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật công trình).

2. Thiết kế chỉ được thực hiện sau khi đã có đầy đủ văn bản, tài liệu, số liệu khảo sát đo đạc thực địa.

3. Thiết kế chống sét được tiến hành theo trình tự như sau:.

a. Xác định đối tượng cần thiết kế chống sét;

b. Đặc điểm của đối tượng cần chống sét;

c. Tính toán rủi ro (số thiệt hại) do sét gây ra đối với công trình khi chưa có trang bị chống sét;

d. So sánh độ rủi ro tính toán do sét gây ra với TCN 68 -135:1995;

e. Nếu rủi ro tính toán vượt quá giá trị cho phép ta cần chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp;

f. Tiếp tục so sánh giá trị rủi ro khi có trang bị bảo vệ với giá trị tiêu chuẩn cho phép và tiếp tục bổ sung các biện pháp bảo vệ cho đến khi giá trị rủi ro do sét gây ra không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.



Điều 16: Chống sét bảo vệ cáp quang.

1. Các phần tử bằng kim loại trong một cáp sợi quang phải bảo đảm liên tục dọc theo chiều dài của cáp, nghĩa là phải được nối qua mọi chỗ ghép và các bộ lặp v.v...

Các phần tử kim loại phải được nối với thanh liên kết cân bằng thế (e.p.b.b), các phần tử khác nối trực tiếp hoặc thông qua thiết bị chống sét tại các đầu cuối của cáp như quy định trên hình 4.



Hình 4: Nối các phần tử bằng kim loại trong cáp sợi quang.

2. Các cáp quang không có các dây kim loại trong lõi, có thể bỏ qua việc nối bên trong của các bộ phận bằng kim loại riêng lẻ như vỏ bọc sắt, màng ngăn ẩm hoặc bộ phận chịu lực tại các chỗ ghép hoặc các mối nối.

Nếu không có thanh liên kết cân bằng thế (e.p.b.b), các bộ phận kim loại của cáp sợi quang sẽ được nối với thanh liên kết cân bằng thế bên trong dành cho đầu cuối mạng quang.

3. Đối với cáp sợi quang phải áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp bảo vệ sau đây:

- Chọn loại cáp thích hợp cho cả đoạn chôn ngầm và treo nổi;

- Dùng dây chống sét ngầm dọc theo tuyến cáp chôn;

- Tiếp đất vỏ kim loại dọc theo tuyến cáp treo;

- Sử dụng các tuyến dự phòng cho cả cáp ngầm và cáp treo;

- Dùng các thiết bị chống sét để bảo vệ các đôi dây kim loại cho cả cáp ngầm và cáp treo;

- Dùng cáp phi kim loại.



Điều 17: Chống sét bảo vệ cáp đồng trục.

1. Cáp đồng trục bao gồm cáp anten phi đơ, cáp nối giữa các khối thiết bị thông tin (nối từ thiết bị vi ba sang tổng đài), cáp đồng trục nối các máy tính trong mạng LAN v.v... phải được áp dụng một hoặc đồng thời các biện pháp chống sét bảo vệ như sau:

a. Chọn loại cáp với vỏ che chắn ngoài, có trở kháng truyền đạt nhỏ;

b. Thực hiện tiếp đất vỏ che chắn một cách hợp lý;

c. Lắp các thiết bị chống sét trên cáp đồng trục, thiết bị chống sét lắp càng gần thiết bị được bảo vệ càng tốt;

d. Lắp đặt cáp đồng trục trong vùng được che chắn điện từ trường của dông sét. Nếu là cáp dẫn từ anten xuống thì phải đặt cáp trong lòng cột tháp và phải thực hiện tiếp đất hoặc ở chỗ cáp bắt đầu từ cột sang cầu cáp hoặc chỗ cuối cầu cáp, nơi cáp vào nhà. Phải kết nối các lưới che chắn cáp và các ống dẫn sóng với mặt phẳng chuẩn của nhà hoặc các tấm chắn;

e. Phải nối các tiếp đất lại với nhau hoặc cho phép sử dụng các thiết bị chống sét trên cáp đồng trục (đặc biệt loại cách ly với đất) ở những nơi dùng các tiếp đất độc lập để ngăn ngừa tạp âm do các mạch vòng tiếp đất sinh ra khi các thiết bị chống sét thông thường (kiểu dây - dây cũng như dây - đất) cắt quá áp (đặc biệt trong các hệ thống mạng LAN và WAN).

Điều 18: Chống sét trên dây trần và cáp đối xứng.

1. Những đoạn dây trần thường bị hỏng do sét cho phép sử dụng các dây có đường kính lớn hơn ở các đoạn khác. Đoạn dây trần gần trạm viễn thông phải được trang bị bảo vệ bổ sung bằng các mỏ phóng điện như quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 -141: 1995.

2. Chống sét bảo vệ cáp treo bằng cách nối đất dây treo cáp, khoảng cách giữa các điểm nối đất liên tiếp khoảng 100 m. Màng che chắn bằng kim loại của cáp treo phải được nối đất tại các hộp hoặc tủ cáp. Điện trở tiếp đất cho các dây treo cáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-141:1995.

3. Chống sét cho các cáp ngầm đường dài vỏ kim loại có bọc ngoài bằng chất dẻo cách điện với đất: dùng các dây chống sét ngầm đặt dọc cáp (như quy định chống sét cho cáp quang có thành phần kim loại, điều 16 ở trên) hoặc thực hiện tiếp đất vỏ kim loại của cáp như quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 -141: 1995.

4. Phải thực hiện chống sét tại máy thuê bao bằng các bộ phóng điện hoặc các bộ phóng điện kết hợp với cầu chì. Tại chỗ chuyển từ dây trần sang cáp phải dùng các hộp cáp có các phóng điện và cầu chì bảo vệ. Tiếp đất cho thiết bị bảo vệ tại máy thuê bao và các hộp cáp theo quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 -141:1995.

5. Cáp trong mạng nội hạt, trước khi nối với tổng đài phải qua giá phối tuyến (MDF). Tại giá phối tuyến các đôi dây bằng đồng nhất thiết phải lắp thiết bị bảo vệ. Vỏ hoặc màng che chắn bằng kim loại của cáp phải được nối với tiếp đất của giá phối tuyến.

6. Các dây xúp thuê bao, cáp nội hạt, cáp đường dài có chất cách điện bằng chất dẻo phải bảo đảm khả năng chịu điện áp tần số 50 Hz trong thời gian 1 phút không nhỏ hơn:

a. Dây xúp cách điện treo trên không.

- 2000 V.

b. Cáp nội hạt.

- 1000 V giữa sợi - sợi;

- 2000 V giữa các sợi và vỏ.

c. Cáp đường dài.

- 1000 V giữa sợi - sợi;

- 4000 V giữa các sợi và vỏ;

- 50000 V đối với vỏ nhựa cách điện bên ngoài.



MỤC 2. QUY ĐỊNH VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT

Điều 19: Xác định điện trở suất của đất.

1. Trước khi thiết kế các hệ thống tiếp đất phải đo điện trở suất của đất tại khu vực dự kiến trang bị tiếp đất. Phương pháp đo và sơ đồ mạch đo được quy định trong mục 2 của chương III.

2. Giá trị điện trở suất của đất trong tính toán điện trở tiếp đất.

Điện trở suất của đất dùng trong tính toán hệ thống tiếp đất được xác định bằng công thức:

tt = kđo , m

Trong đó: tt - Điện trở suất của đất dùng trong thiết kế tính toán;

đo - Điện trở suất của đất đo được;

k - Hệ số mùa, k = (1,6 ÷ 1,8).



Điều 20: Chọn vật liệu làm điện cực tiếp đất.

Vật liệu làm điện cực tiếp đất sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống tiếp đất. Vì vậy, việc chọn vật liệu làm điện cực tiếp đất phụ thuộc vào chức năng của hệ thống tiếp đất.

1. Hệ thống tiếp đất công tác:

Hệ thống tiếp đất công tác có thời hạn khai thác là 15 năm.

Vật liệu làm điện cực tiếp đất công tác phải bằng đồng hoặc bằng thép mạ kẽm..

Phương pháp tính được chỉ ra trong phụ lục C.

2. Hệ thống tiếp đất bảo vệ có thời hạn khai thác 30 năm. Điện cực tiếp đất chỉ cần bằng thép mạ kẽm.

3. Hệ thống tiếp đất dùng chung cho các chức năng tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ phải được xem xét như đối với hệ thống tiếp đất công tác.



Điều 21: Lựa chọn loại hệ thống tiếp đất.

Việc lựa chọn loại hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào 3 điều kiện sau:

- Điều kiện mặt bằng nơi sẽ thi công hệ thống tiếp đất;

- Điện trở suất của đất tại nơi thi công;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất thường được xây dựng theo các loại sau:

1. Hệ thống tiếp đất loại hỗn hợp (gồm các điện cực thẳng đứng và các dải nằm ngang).

Hệ thống tiếp đất loại hỗn hợp được sử dụng trong những điều kiện sau

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5 m;

- Mặt bằng thi công không bị hạn chế;

- Điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ (thông thường là hệ thống tiếp đất công tác).

2. Hệ thống tiếp đất là những dải (sắt hoặc đồng) nằm ngang.

Hệ thống tiếp đất là những dải (sắt hoặc đồng) nằm ngang được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 2 m;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu lớn từ 5 đến 10  (thông thường được dùng đối với các hệ thống tiếp đất bảo vệ độc lập ở xa trung tâm);

- Mặt bằng thi công không bị hạn chế.

3. Hệ thống tiếp đất chôn sâu.

Hệ thống tiếp đất chôn sâu được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công rất nhỏ ở các lớp đất dưới sâu;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ (thông thường là hệ thống tiếp đất công tác);

- Mặt bằng thi công chật hẹp.

4. Hệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc đồng chôn dựng đứng. Hệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc đồng chôn dựng đứng được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5 m;

- Mặt bằng thi công quá chật hẹp;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn nằm trong phạm vi từ 3 đến 5 .

Điều 22: Tính toán hệ thống tiếp đất.

Các hệ thống tiếp đất khi tính toán, thiết kế phải bảo đảm thời hạn khai thác như sau:

1. Các tiếp đất bảo vệ: 30 năm.

2. Các tiếp đất công tác: 15 năm.

3. Các công thức tính hệ thống tiếp đất chỉ ra trong phụ lục C.



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương