Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 và Nghị định số 22/2010/NĐ-cp ngày 09/3/2010 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế



tải về 1.77 Mb.
trang13/18
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.77 Mb.
#30046
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

VI. THEO DÕI

1. Theo dõi

Tình trạng thoát mê và rút ống thở khi đã an toàn (tỉnh hẳn, không chảy máu).



2. Chăm sóc hậu phẫu

Trong thời gian còn đặt bấc mũi (thường trong vòng 48 giờ).



3. Rút bấc mũi, merocel

Sau 48 giờ, lấy ngay gelaspon hoặc không cần vì nó sẽ tự tan dần ở những ngày sau.



4. Chăm sóc hàng ngày sau rút hết bấc mũi

Theo dõi chảy máu, có thể xông, khí dung kháng sinh chống viêm, giảm phù nề.



5. Ra viện sau 7 ngày

Khi đã an toàn về sẹo hóa hốc mổ, và an toàn về cầm máu.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến về gây mê

Chú ý tụt ống thở, tràn khí màng phổi.



2. Tai biến chảy máu

Có thể do động mạch bướm khẩu cái, họng lên. Tai biến chảy máu nặng hơn trong các trường hợp khối u lan rộng vào đáy sọ sọ não, dính vào các nhánh nuôi u từ động mạch cảnh trong.

Phải lấy hết khối u thì mới cầm được chảy máu diện bám.

Phải đông điện thật kỹ diện bám u, và các nhánh nuôi dưỡng u.

Sau khi nhét bấc mũi tốt mà vẫn chảy máu, hoặc còn chảy nhiều trong, sau mổ sẽ phải kiểm tra bằng chụp mạch và nút mạch, hoặc thắt động mạch cảnh ngoài, hay thắt chọn lọc hàm trong.

Phải xem xét đánh giá lượng máu mất để truyền máu, bù máu cho đủ thông số huyết học, điện giải cần thiết.

Phải theo dõi chặt mạch, huyết áp của chế độ hộ lý cấp I cho các trường hợp chảy máu.

3. Tai biến tắc mạch sau nút mạch, mù mắt (tắc động mạch mắt)

Khám hội chẩn chuyên khoa mắt, huyết học có thể phải thêm thuốc chống đông.



4. Dò dịch não tủy

Tai biến này gặp khi khối u đã lan rộng vào đáy sọ (không đúng cho chỉ định nội soi). Do khối u đã lan qua xoang bướm, các thành của xoang bướm, hoặc u phá hủy đỉnh ổ mắt để vào đáy sọ, hoặc u đã phá hủy cánh bướm lớn và nhỏ. Các trường hợp dò dịch não tủy cần phải làm phẫu thuật bít lấp khuyết hở đáy sọ.



5. Tụ máu ổ mắt

Trong các khối u đã lan rộng ở vùng xoang sàng. Hốc mũi, hay thành trong và đỉnh ổ mắt; ngay cả u còn nhỏ nhưng trong quá trình phẫu thuật bóc tách, có thể bị làm tổn thương cơ trực, các tĩnh, động mạch quanh ổ mắt gây tụ máu quanh ổ mắt. Cần phải kiểm tra cầm máu kỹ lại, thêm thuốc kháng sinh, thuốc cầm máu, giảm phù nề, chống viêm và đề phòng giao cảm nhãn viêm.


PHẪU THUẬT RÒ SỐNG MŨI

I. ĐẠI CƯƠNG

Rò sống mũi là một đường rò bẩm sinh thường thông với một nang. Thường gặp ở trẻ nhỏ. Nang rò này thường xuất phát từ phía sau khớp mũi trán hoặc phía sau xương chính mũi nơi tiếp giáp giữa sụn và xương. Thường lỗ rò rất nhỏ thỉnh thoảng có ít dịch hoặc bã đậu phòi ra.



II. CHỈ ĐỊNH

Khi có lỗ rò thỉnh thoảng bội nhiễm lại sưng đỏ. Nên làm ở trẻ trên 3 tuổi.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng - điều dưỡng hỗ trợ.



2. Phương tiện

- Cán dao, lưỡi dao số 11.

- Kéo cong, kéo thẳng nhỏ.

- Bay nhỏ.

- Kẹp phẫu tích có màu, không màu nhỏ.

- Kim, chỉ.

- Gạc, củ ấu.

- Đông điện:

+ Thuốc co mạch dạng tiêm (octocain)

+ Thuốc chỉ thị màu để bơm vào đường rò.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Có đầy đủ hồ sơ, bệnh án chuyên khoa với đầy đủ xét nghiệm máu để gây mê. Nếu có phim chụp đường rò có bơm thuốc cản quang càng tốt.



2. Kiểm tra người bệnh

Giải thích kỹ cho người bệnh (gia đình) trước khi phẫu thuật.



3. Kỹ thuật

- Gây mê toàn thân (nếu là trẻ nhỏ), gây tê tại chỗ bằng Octocain (nếu là người lớn).

- Tiêm chỉ thị màu vào đường rò.

- Rạch da hình múi cam quanh miệng lỗ rò hướng đường rạch phải đi song song với các nếp lằn tự nhiên trên mặt cạnh mũi.

- Dùng kéo hoặc kẹp phẫu tích bóc tách dọc theo đường rò để bộc lộ toàn bộ đường rò và nang rò. Đường rò thường nằm nông còn nang rò thường chui vào sau xương chính mũi hoặc khớp mũi trán, phải bóc tách, lấy toàn bộ nang rò thì bệnh mới không tái phát.

- Khâu da ở vùng sống mũi bằng chỉ psollen hoặc chỉ nilon nhỏ cho sẹo đẹp. Cắt chỉ sau 5 - 6 ngày.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh, chống phù nề.

- Thay băng hàng ngày, băng ép vùng vết thương để tránh tụ máu.
Chương IV

LĨNH VỰC HỌNG - THANH QUẢN

ĐỐT HỌNG HẠT BẰNG NHIỆT VÀ ĐÔNG LẠNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Đốt họng hạt là một tiểu thủ thuật nhằm làm tiêu các hạt viêm ở thành sau họng bằng nhiệt hoặc bằng đông lạnh.



II. CHỈ ĐỊNH

Viêm họng hạt mạn tính kéo dài gây kích thích, ho kéo dài hoặc loạn cảm họng.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Viêm họng cấp tính.

- Viêm mũi xoang cấp tính.

- Viêm xoang sau cấp và mạn tính.

- Trẻ dưới 15 tuổi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Thuốc: thuốc gây tê niêm mạc.

- Dụng cụ:

+ Bộ khám Tai Mũi Họng thông thường.

+ Bộ đốt họng bằng điện.

+ Hoặc bộ đốt lạnh chuyên dùng cho đốt họng.



3. Người bệnh

Được giải thích kỹ.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Tư thế thầy thuốc và người bệnh: như ngồi khám Tai Mũi Họng thông thường.

- Gây tê niêm mạc họng.

- Đốt họng bằng hạt nhiệt. Để núm điện ở nấc 6 - 8 vôn là đủ (đầu đốt hơi có màu đỏ).

- Đè lưỡi nhẹ nhàng và đốt từng hạt một dần dần cho hết. Khi thấy ở hạt đốt tạo một lớp giả mạc trắng do cháy lớp niêm mạc phủ trên hạt viêm là được.

Tránh đốt sâu quá xuống lớp cơ sẽ tạo sẹo dày, xơ, cứng làm nuốt vướng sau này. Tránh để que đốt nhiệt chạm vào môi, lưỡi, màn hầu làm bỏng niêm mạc.

- Đốt họng hạt bằng đông lạnh.

+ Chọn đầu áp cho phù hợp với đường kính của hạt.

+ Chỉ đốt bề mặt của hạt, không gây tổn thương sâu, không đốt quá nhiều hạt trong một lần điều trị.

- Sau khi đốt xong cần chấm họng bằng các thuốc SMC hoặc Betadin 5%.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Cho các thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, cho khí dung hoặc chấm SMC khi cần thiết.

- Súc họng bằng dung dịch kiềm hàng ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Đốt quá sâu: gây bỏng tới lớp cơ cân của họng làm tạo sẹo dày xơ và gây ra nuốt vướng sau này.

- Gây bỏng: miệng, họng

- Nhiễm khuẩn: xuất hiện viêm họng cấp do bội nhiễm, có thể kèm theo phản ứng và viêm hạch phụ thuộc (hạch dưới hàm, sau góc hàm).

- Chảy máu: khi bong giả mạc (ít).
NẠO V.A

I. ĐẠI CƯƠNG

Nạo V.A là lấy bỏ toàn bộ tổ chức V.A và amidan vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng.



II. CHỈ ĐỊNH

- V.A quá phát gây cản trở đường thở.

- V.A hay bị viêm tái đi tái lại.

- V.A gây viêm kế cận.

- Về tuổi: không có giới hạn nhưng thường chỉ định nạo cho trẻ khoảng trên 1 tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh về máu.

- Đang có viêm nhiễm cấp tính.

- Lao sơ nhiễm.

- Trẻ hở hàm ếch.

- Đang ở vùng có dịch lây qua đường hô hấp.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Bộ thìa nạo V.A Moure.

- Hoặc dụng cụ nạo La Force.

- Dụng cụ cầm máu: kẹp, bông cầu...



3. Người bệnh

- Nhịn ăn uống ít nhất 3 giờ trước nạo.

- Lấy mạch, nhiệt độ, nghe tim phổi.

- Người bệnh được quấn khăn, có người bế và giữ đầu.



4. Hồ sơ bệnh án

- Xét nghiệm cơ bản về máu: thời gian máu chảy, máu đông.

- Chiếu (chụp) tim phổi (nếu có điều kiện).

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Nạo V.A vòm bằng thìa nạo Moure có rổ.

- Nạo V.A vòi bằng thìa Moure không rổ.

- Cầm máu: dùng kẹp Kocher dài kẹp chặt quả bông cầu tẩm oxy già ấn sát lên trần vòm trong 1 - 2 phút. Nếu dùng dụng cụ La Force thì chỉ cần nạo một lần và dùng ngay rổ của dụng cụ tì ép vào nóc vòm để cầm máu.



VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Theo dõi chảy máu tối thiểu trong 1 giờ đầu, sau 1-2 giờ mới cho ăn.

- Theo dõi các tai biến khác.

- Khám lại sau một ngày.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu

- Nạo chưa hết: nạo lại.

- Tổn thương thành sau họng: cầm máu kỹ bằng bông cầu, dùng kháng sinh và theo dõi.

- Chảy máu muộn sau vài ngày: kháng sinh, thuốc cầm máu.



2. Dị vật đường thở

- Do mảnh V.A hoặc cục máu đông rơi vào đường thở: lấy dị vật, cho kháng sinh, theo dõi.

- Do tuột cục bông cầu vào họng: nhanh chóng dùng ngón tay trỏ móc cục bông lên miệng rồi gắp ra.

3. Ngừng thở

Thường do trẻ quá sợ hãi hoặc thao tác quá thô bạo: kích thích cho trẻ thở lại, thở oxy, nằm nghỉ.



4. Nhiễm khuẩn

Nhỏ mũi, dùng kháng sinh sau nạo.


PHẪU THUẬT NẠO V.A NỘI SOI

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật Nạo V.A là phẫu thuật nạo lấy bỏ tổ chức lympho viêm và quá phát ở vùng vòm mũi họng nhằm loại trừ nguyên nhân gây viêm nhiễm ở vùng mũi họng trẻ em.



II. CHỈ ĐỊNH

- V.A quá phát gây cản trở đường thở.

- V.A hay bị viêm tái đi tái lại.

- V.A gây viêm kế cận.

- Tuổi: không có giới hạn nhưng thường chỉ định nạo cho trẻ khoảng trên 1 tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chống chỉ định tuyệt đối

Các bệnh lý nội khoa nặng như suy thận, bệnh lý về máu



2. Chống chỉ định tương đối

- Đang có viêm nhiễm cấp tính.

- Lao sơ nhiễm.

- Trẻ hở hàm ếch.

- Đang ở vùng có dịch lây đường hô hấp.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa cấp I trở lên đã được đào tạo về phẫu thuật Nạo V.A nội soi.



2. Phương tiện

- Bộ nguồn sáng phẫu thuật Karl- Storz 250w.

- Optic 0 độ, 4 mm.

- Bộ dụng cụ cắt hút XPS lưỡi cong và thẳng.

- Banh miệng.

- Thuốc co mạch nasolin.

- Dây vén màn hầu.

3. Người bệnh

- Được khám nội soi chẩn đoán V.A trước đó.

- Làm đầy đủ xét nghiệm gây mê toàn thân.

- Bác sĩ Gây mê hồi sức khám trước mổ.

- Bác sĩ giải thích về cách thức phẫu thuật, tai biến có thể xảy ra.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thiện hồ sơ bệnh án theo như quy định chung.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Gây mê toàn thân

4. Kỹ thuật

- Kỹ thuật nạo V.A đường miệng: (áp dụng với trẻ em nhỏ)

+ Đặt thuốc co mạch (nasolin) hốc mũi 2 bên.

+ Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên.

+ Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi cong tiến hành nạo V.A qua đường miệng dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi.

+ Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng).

- Kỹ thuật nạo V.A đường mũi: (áp dụng với người lớn và trẻ em lớn)

+ Đặt thuốc co mạch nasolin hốc mũi 2 bên.

+ Đặt dây vén màn hầu (dây nhựa hút mũi) từ mũi xuống họng để kéo màn hầu và lưỡi gà lên.

+ Dùng ống cắt hút (XPS) lưỡi thẳng tiến hành nạo V.A qua đường mũi 1 bên dưới sự kiểm tra của ống nội soi qua đường mũi bên đối diện.

+ Cầm máu bằng gạc tẩm oxy già. Trường hợp còn chảy máu, tiến hành đốt cầm máu bằng ống hút (suction) Bovie (qua đường miệng).

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU MỔ

- Hai giờ sau khi nạo V.A, kiểm tra họng:

+ Nếu hết chảy máu, cho người bệnh về.

+ Nếu chảy máu, đưa vào phòng mổ cầm máu lại.

- Hẹn tái khám sau 5 ngày.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Chảy máu: đốt cầm máu.


PHẪU THUẬT NẠO VA GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN BẰNG THÌA LA FORCE

I. ĐẠI CƯƠNG

Nạo VA là lấy bỏ toàn bộ tổ chức VA và amidan vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng.



II. CHỈ ĐỊNH

- VA quá phát gây cản trở đường thở.

- VA hay bị viêm tái đi tái lại.

- VA gây viêm kế cận.

- Tuổi không có giới hạn nhưng thường chỉ định nạo cho trẻ khoảng trên 1 tuổi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các bệnh về máu.

- Đang có viêm nhiễm cấp tính.

- Lao sơ nhiễm.

- Trẻ hở hàm ếch.

- Đang ở vùng có dịch lây đường hô hấp.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ mở miệng David Boys.

- Dụng cụ nạo VA La Force.

- Ống hút nội soi, kẹp phẫu tích, bấc mũi, thuốc co mạch oxymetazolin, gương soi vòm, sonde Nelaton hoặc dây hút mũi số 6.

- Dụng cụ cầm máu: kẹp, bông cầu...

3. Người bệnh

- Được xét nghiệm máu cơ bản, chụp phim XQ tim phổi, điện tâm đồ, nội soi Tai Mũi Họng và khám trước mổ như thông thường.

- Lấy hồ sơ bệnh án.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Người bệnh được thực hiện dưới gây mê toàn thân.



2. Kỹ thuật

- Đặt bấc mũi tẩm thuốc co mạch oxymetazolin khoảng từ 3 đến 5 phút.

- Mở miệng bằng bộ dụng cụ David Boys.

- Luồn sonde Nelaton hoặc dây hút mũi qua mũi xuống họng, buộc 2 đầu lại ở phần cửa mũi để kéo lưỡi gà ra trước.

- Dùng gương soi vòm đưa vào miệng sát lưỡi gà quan sát tổ chức V.A.

- Đưa dụng cụ nạo V.A qua đường miệng đến vòm, tỳ sát tổ chức V.A. Nạo V.A bằng dụng cụ nạo La Force. Tiến hành nạo hết tổ chức V.A, không làm tổn thương thành sau của vòm mũi họng.

- Cầm máu: dùng kẹp Kocher dài kẹp chặt quả bông cầu tẩm oxy già ấn sát lên trần vòm trong 1 - 2 phút.

VI. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC

- Theo dõi chảy máu tối thiểu trong 1 giờ đầu, sau 1-2 giờ mới cho ăn.

- Theo dõi các tai biến khác.

- Khám lại sau một ngày.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu

- Nạo chưa hết: nạo lại.

- Tổn thương thành sau họng: cầm máu kỹ bằng ống hút đông điện, hoặc Bipolar, dùng kháng sinh và theo dõi.

- Chảy máu muộn sau vài ngày: kháng sinh, thuốc cầm máu.



2. Nhiễm khuẩn

Nhỏ mũi, dùng kháng sinh sau nạo.


PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN

I. ĐỊNH NGHĨA

Lấy bỏ amidan toàn phần (cả vỏ bọc).



II. CHỈ ĐỊNH

- Có nhiều đợt viêm cấp: 5 đợt/1 năm, trong 2 năm liền.

- Amidan quá to ảnh hưởng tới chức năng: thở, ăn, phát âm.

- Amidan viêm mạn tiềm tàng. Đã có biến chứng tại chỗ, gần và xa.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Tạm thời

- Đang viêm cấp, nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân.

- Đang có bệnh mạn tính, chưa ổn định.

- Đang có dịch ở địa phương.

- Phụ nữ đang thời gian có thai, có kinh nguyệt.

2. Tuyệt đối

Trong các bệnh: tim mạch, rối loạn về máu, suy giảm miễn dịch toàn thân, đái đường, Basedow, hen, lao đang tiến triển.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.



2. Phương tiện

Bộ dụng cụ cắt amidan (tùy theo thủ thuật).



3. Người bệnh

Có xét nghiệm cơ bản đầy đủ, bình thường.

Thể trạng bình thường, không có chống chỉ định.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm

Gây mê nội khí quản hoặc gây tê; phối hợp tốt giữa thầy thuốc, nhân viên gây mê. Gây tê chủ yếu giữa trụ trước và amidan để bóc tách cuống amidan, cắt cảm giác đau hoặc gây mê nông, khi vừa mất tri giác, mềm cơ.



2. Kỹ thuật

2.1. Cắt amidan bằng Sluder-Ballenger

Thường thực hiện ở trẻ em, amidan quá phát.

- Cắt amidan bên nào cầm dụng cụ tay đó; nâng khít amidan và nâng nhẹ lên.

- Đẩy lọt amidan qua lỗ Sluder, là động tác cơ bản phải đẩy hết khối amidan nhưng không lọt cả trụ trước sang.

- Cắt rời amidan, khi bóp cán vẫn giữ nguyên ngón tay đẩy khối amidan.

- Tách amidan khỏi hốc là động tác khó nhất, đòi hỏi phải phối hợp tốt hai tay.

- Kiểm tra và cầm máu.

2.2. Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách và cắt bằng thòng lọng (Anse)

Thì 1: Gây tê bằng xyclocain 1% tại cuống amidan, hốc amidan (gây tê bóc tách); có thể thêm trụ trước, trụ sau.

Thì 2: Tách amidan khỏi các trụ kẹp giữa amidan, mỏ khuyết ở gần cực trên trụ trước, bóc tách trụ trước (lưu ý bộc lộ đủ cực trên amidan), bóc tách trụ sau.

Thì 3: Bóc tách amidan khỏi hốc: bảo đảm amidan chỉ còn dính với hốc ở cuống.

Thì 4: Lấy amidan khỏi hốc

- Luồn thòng lọng qua amidan tì sát cuống.

- Bóp/vặn từ từ khít thòng lọng, để cắt dời cuống.

- Lấy amidan ra khỏi hốc.



Thì 5: Cầm máu bằng bông cần thấm nước oxy già.

Cắt amidan bên còn lại như trên.



Thì 6: Kiểm tra, cầm máu

- Quan sát kỹ 2 hốc amidan.

- Nếu còn rỉ máu phải cầm máu tiếp/buộc/đông điện đảm bảo không còn chảy.

2.3. Cắt amidan gây mê nội khí quản

- Tư thế: người bệnh nằm trên bàn phẳng để gây mê nội khí quản, khi chuẩn bị cắt để đầu ngửa, nhét bấc để máu khỏi xuống đường thở; phẫu thuật viên ngồi phía trên đầu người bệnh để quan sát họng người bệnh dễ dàng; trợ thủ ngồi/đứng bên phải để hút máu.

- Dụng cụ: phải có mở miệng Kilner hay David-Boys, máy hút.

+ Bộ dụng cụ bóc tách amidan của Portmann.

+ Có thể dùng dao cán dài lưỡi nhỏ và kéo dài, cong, đầu nhọn.

+ Dụng cụ đốt/đông điện để cầm máu.

- Kỹ thuật:

+ Các thì như cắt amidan bằng phương pháp bóc tách. Lưu ý đảm bảo động tác thích hợp với người bệnh nằm, phẫu thuật viên ở phía trên đầu người bệnh.

+ Cần cầm máu thật chu đáo (đông điện/đốt, buộc) đảm bảo hai hốc amidan khô tốt.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

- Người bệnh được nằm lưu từ 24 giờ, không cho về trước 12 giờ sau khi cắt.

- Chảy máu: có khay quả đậu để người bệnh đùn, nhổ ra dễ dàng và theo dõi được chảy máu, tránh nuốt.

- Mạch, huyết áp sau mổ để phát hiện chảy máu ít nhất 2-6 giờ sau mổ.

- Nếu đùn, nhổ ra máu tươi liên tục vài phút phải báo ngay phẫu thuật viên kiểm tra, cầm máu kịp thời.

- Thuốc: kháng sinh 3-5 ngày, thuốc cầm máu, vitamin, nhỏ mũi với trẻ em/có nạo VA kèm/có sặc lên mũi.

- Ăn:

+ Đảm bảo đủ dinh dưỡng, không ăn chất chua, quá nóng (dễ chảy máu).



+ Ngày đầu ăn lỏng (sữa), 2 ngày sau ăn loãng (cháo, xúp); tiếp theo ăn mềm; bình thường sau 5-7 ngày.

- Nói: 2 ngày đầu nghỉ, nói ít, khẽ; sau 5-7 ngày nói bình thường.



2. Tai biến - Xử trí

2.1. Trong thủ thuật

- Ngừng thở do sợ hãi: kích thích cho thở lại, thở oxy.

- Choáng phản vệ với thuốc tê: ngừng cắt, chống choáng.

- Ngất trắng: ngừng cắt, xử trí, thở oxy.

- Dị vật đường thở: cục bông cầu, mảnh hay cả amidan: lấy dị vật/mở khí quản.

- Chảy máu là cơ bản: xác định tính chất, vị trí chảy máu để xử trí ngay, hợp lý, nếu cắt sót cần cắt nốt.



2.2. Sau thủ thuật

Chảy máu sớm trong 12 giờ sau cắt, chú ý trong 2 giờ đầu:

- Cần theo dõi phát hiện kịp thời, xử trí đúng, khẩn trương.

- Xử trí tùy theo tình trạng, vị trí, mức độ chảy máu thực hiện:

+ ấn bông cần thấm nước oxy già.

+ Đốt bằng hóa chất/đông điện.

+ Buộc cầm máu.

+ Cắt nốt amidan còn sót.

+ Đặt kẹp Boisweil. Khâu dính hai trụ.
PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN GÂY MÊ

I. ĐẠI CƯƠNG

Cắt amidan là một phẫu thuật thường gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Mục đích của phẫu thuật là lấy toàn bộ hai khối amidan bị bệnh không còn chức năng sinh lý ra khỏi họng miệng. Để lấy hết tổ chức amidan, tránh bỏ sót, cầm máu kỹ, giảm tối đa đau đớn và tâm lý sợ hãi, đặc biệt là trẻ em trong suốt quá trình phẫu thuật thì phương pháp gây mê nội khí quản là sự lựa chọn trong phẫu thuật cắt amidan hiện nay.



II. CHỈ ĐỊNH

- Có nhiều đợt viêm cấp 5 đợt/1 năm, trong 2 năm liền.

- Amidan quá to ảnh hưởng tới chức năng thở, ăn, phát âm.

- Amidan viêm mạn tiềm tàng, đã có biến chứng tại chỗ, gần và xa.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Tạm thời

- Đang viêm cấp, nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân.

- Đang có bệnh mạn tính, chưa ổn định.

- Đang có dịch ở địa phương.

- Phụ nữ đang thời gian có thai, có kinh nguyệt.

2. Tuyệt đối

Trong các bệnh tim mạch, rối loạn về máu, suy giảm miễn dịch toàn thân, đái đường, Basedow... hen, lao đang tiến triển.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng từ chuyên khoa định hướng trở lên được đào tạo về cắt amidan gây mê.



2. Phương tiện

Bộ dụng cụ phẫu thuật cắt amidan bằng thòng lọng (Anse) như banh miệng, spatule bóc tách, kẹp cầm máu, que vén trụ, thòng lọng, ống hút, kim chỉ. Dao điện monopolar hay bipolar (nếu cắt amidan bằng dao điện). Ngoài ra, các phương pháp cắt amidan hiện đại khác được ứng dụng trên thế giới cũng đã áp dụng ở một số bệnh viện lớn ở Việt Nam như dao siêu âm, Microdebrider, Coblation, Laser.



3. Người bệnh

Phải được khám tổng quan và khám họng, làm xét nghiệm đầy đủ:

+ Công thức máu, thời gian máu chảy, máu đông, chức năng đông máu toàn phần, test HIV.

+ Chức năng gan, thận.

+ Chụp Xquang phổi.

- Bác sĩ gây mê khám người bệnh trước mổ. Trong trường hợp người bệnh có những bệnh lý nặng ảnh hưởng đến phẫu thuật như tim mạch, gan, thận thì phải hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa về khả năng phẫu thuật.

- Giải thích cho người bệnh về cách thức tiến hành phẫu thuật, các tai biến có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật và cách tự chăm sóc hậu phẫu.

4. Hồ sơ bệnh án

Hoàn thành hồ sơ bệnh án theo như quy định chung của Bộ Y tế.



V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm

Phẫu thuật có thể thực hiện dưới gây tê, châm tê và gây mê nội khí quản, trong quy trình phẫu thuật này chỉ giới thiệu cắt amidan bóc tách bằng thòng lọng (Anse) dưới gây mê.



4. Tư thế

- Người bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai để cổ ngửa ra.

- Phẫu thuật viên chính ngồi hoặc đứng về phía trên đầu người bệnh, người phụ đứng đối diện với phía cắt Amidan để thuận tiện quan sát để phụ mổ.

5. Kỹ thuật

Sát trùng rộng rãi vùng mũi, môi, miệng, có thể đổ dung dịch Betadin pha loãng vào họng rồi hút ra.

Tùy theo phương pháp cắt amidan nào mà sử dụng phương tiện khác nhau, bóc tách thì dùng bay (spatule), đông điện thì dùng monopolar, bipolar hay tùy các phương tiện hiện đại như dao siêu âm, dao cắt hút (Micro debrider), Coblation, Laser.

Nhưng cần lưu ý ống nội khí quản gây mê đặt ở giữa có thể trở ngại cho phẫu thuật, nên thông báo cho bác sĩ gây mê thay đổi đặt bên phải để cắt amidan trái, đặt bên trái để cắt amidan phải.

Bóc tách đúng bình diện amidan mới không sót và ít chảy máu, không để lại cuống amidan quá dài dễ tái phát nhưng cũng không để quá ngắn khó buộc cầm máu. Cầm máu bằng bông cầu tẩm oxy già (H2O2) 12 đơn vị thể tích. Trường hợp có chảy máu thì cặp buộc, đốt muối nitrat bạc 5-10%, đặt cục gạc vào hố amidan khâu trụ tạm thời 24 giờ, đốt điện thậm chí có thể thắt động mạch cảnh ngoài tùy theo mức độ chảy và các phương pháp cầm máu trên bị thất bại.


Каталог: quy-trinh
quy-trinh -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học kinh tế tp. Hcm độc lập Tự do Hạnh phúc
quy-trinh -> Khoa công nghệ thực phẩm bài tiểu luậN

tải về 1.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương