BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa



tải về 4.95 Mb.
trang14/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52

Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa


  • Khai thác sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt

Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước không thay đổi dẫn đến suy giảm cả về chất và lượng đối với tài nguyên nước. Nguồn nước mặt chủ yếu thuộc các công trình thuỷ lợi (hồ chứa, đập dâng, trạm bơm các loại) và hệ thống các sông, suối được khai thác chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, một phần tạo nguồn cho công trình cấp nước sinh hoạt, phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản,...

  • Nước thải đô thị và công nghiệp

- Nước thải đô thị

Lượng nước sạch cấp cho các đô thị trên địa bàn tỉnh là 32.600 m3/ngày.đêm (Nguồn: Báo cáo số 194/SXD-HTKT ngày31/03/2014 của Sở Xây Dựng). Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung nên toàn bộ nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra môi trường.

- Nước thải công nghiệp

Tại các khu- cụm công nghiệp hiện nay chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, mặc dù đã có những cơ sở quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những cơ sở nước thải chưa được xử lý đạt yêu cầu và thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Ngoài ra nước rò rỉ từ các bãi rác cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng vì đặc trưng loại nước này là có hàm lượng chất ô nhiễm cao, độ màu lớn. Như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến cộng đồng nếu không được xử lý.


  • Nước thải từ hoạt động nông nghiệp và từ các nguồn khác khu vực nông thôn

Hàng năm, lượng vỏ bao bì chứa chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp không được thu gom và xử lý đúng quy trình, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng gây hiện tượng phú dưỡng hoặc nhiễm độc nguồn nước.

Ngoài ra hoạt động của các ngành nghề trên địa bàn tỉnh tạo ra lượng chất thải xả vào môi trường một cách bừa bãi không được xử lý, gây nên tình trạng ô nhiễn nguồn nước tại nhiều khu vực đặc biệt là từ chăn nuôi, giết mổ gia súc…



  • Nước thải Y tế

- Hiện nay, các bệnh viện trong tỉnh chưa tiến hành đo lưu lượng nước thải phát sinh nên không có số liệu chính xác về lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế. Giả định rằng lượng nước thải bệnh viện là 0,6 - 0,8 m3/giường bệnh thực kê/ ngày thì các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện đang xả gần 2.000m3/ngày nước thải. Chưa tính lượng nước thải phát sinh từ các trung tâm dự phòng tuyến tỉnh không quá 100 m3/ngày, từ các Trung tâm y tế tuyến huyện, thị, thành phố không quá 200 m3/ngày và Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân không quá 20 m3/cơ sở/ngày. (Nguồn: Báo cáo số 35/KH-SYT ngày 16/4/2013 của Sở Y tế về Kế hoạch Quản lý chất thải Y tế của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015).

- Hiện trạng các công trình xử lý nước thải tại địa bàn tỉnh:

+ BVĐK Trung tâm tỉnh Lạng Sơn tại đã có trạm xử lý nước thải, nhưng trạm xử lý bệnh viện được cải tạo từ hệ thống xử lý cũ xây dựng từ những năm 90, trạm được hoàn thành tháng 6 năm 2009 công suất 350 m3/ngđ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của 350 - 400 giường bệnh. Đến tháng 12/2012 theo kế hoạch chỉ tiêu khám chữa bệnh đạt 570 giường nhưng thực tế thực hiện là 640 giường vượt quá khả năng xử lý của trạm. Hiện nay, Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh quy mô 700 giường đang được đầu tư xây dựng mới.

Các bệnh viện đa khoa tuyến huyến gồm: Văn Lãng, Tràng Định, Lộc Bình, Đình Lập, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn, Cao Lộc, Chi Lăng đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Bệnh viện đa khoa huyện Hữu Lũng chưa có hệ thống xử lý nước thải.

Bệnh viện Lao và bệnh Phổi, Bệnh viện y học cổ truyền hiện đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải.


Khung 3 5: Lạng Sơn tập trung “hạ nhiệt” các điểm nóng ô nhiễm

Xác định các điểm nóng ô nhiễm làm giảm chất lượng nguồn nước, đất, không khí, mỹ quan…gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng để khắc phục, xử lý. Lạng Sơn đã rốt ráo vào cuộc từng bước giảm thiểu các khu vực ô nhiễm trên địa bàn.

 Theo báo cáo của UBND tỉnh Lạng Sơn, trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Quyết định số 64. Đến nay có 7/9 đơn vị được chứng nhận việc hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để. Hai (02) cơ sở còn lại hiện đang trong giai đoạn thực hiện các biện pháp xử lý triệt để.

Trong đó, trường hợp của mỏ than Na Dương, hiện nay Công ty TNHH MTV than Na Dương đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xử lý nước thải lòng moong khai thác và hoàn thiện hồ sơ để đề nghị rút tên khỏi Quyết định 64.



Nguồn: Tổng hợp



Các diễn biến ô nhiễm


Trong giai đoạn 2011 - 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn đã tiến hành quan trắc chất lượng nước mặt tại 31 vị trí thuộc địa bàn 11 huyện/ thành phố củatỉnh Lạng Sơn, trong đó:

Tại mỗi vị trí tiến hành quan trắc theo 2 đợt (mùa mưa và mùa khô). Các thông số quan trắc bao gồm: nhiệt độ; pH; DO; NH4+; NO2-; COD; BOD5; Fe; Zn; dầu mỡ; Coliform...



Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3 14: Vị trí các điểm quan trắc môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

TT

Ký hiệu

Tên điểm lấy mẫu

Xã/ Phường

TP/Huyện

Hệ tọa độ VN 2000, KTT 107015’ múi chiếu 3

X (m)

Y(m)



NM1

Hồ Phai Món

Hoàng Văn Thụ

TP.Lạng Sơn

2418198

449248



NM2

Sông Kỳ Cùng, tại cầu Ngầm

Chi Lăng

TP.Lạng Sơn

2416349

447697



NM3

Suối Lao Ly, tại cầu phố Muối

Tam Thanh

TP.Lạng Sơn

2416935

449381



NM4

Hồ Phai Loạn

Tam Thanh

TP.Lạng Sơn

2417460

449292



NM5

Hồ Nà Tâm

Hoàng Đồng

TP.Lạng Sơn

2422468

448303



NM6

Sông Kỳ Cùng, tại cầu Mai Pha

Mai Pha

TP.Lạng Sơn

2414470

450595



NM7

Suối, tại cầu Nà Mưng

Hợp Thành

Cao Lộc

2417351

452629



NM8

Suối Ba Cúng tại thôn Ba Cúng, khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan

TT.Đồng Đăng

Cao Lộc

2430333

444508



NM9

Suối Pá Phiêng, tại cầu Pá Phiêng

TT.Đồng Đăng

Cao Lộc

2427038

441664



NM10

Sông Lục Nam, tại cầu Bình Chương

Đình Lập

Đình Lập

2381493

482402



NM11

Sông Lục Nam, khu vực TTNT Thái Bình

TTNT.Thái Bình

Đình Lập

2375634

479108



NM12

Sông Kỳ Cùng, tại cầu bản Chu

Khuất Xá

Lộc Bình

2405500

473970



NM13

Hồ Nà Cáy

TT.Na Dương

Lộc Bình

2398607

471089



NM14

Suối Tòng Già, tại nhà máy NĐ Na Dương

TT.Na Dương

Lộc Bình

2399731

471753



NM15

Suối Khon Xè (trước mỏ than Na Dương)

TT.Na Dương

Lộc Bình

2400521

473205



NM16

Sông Thương, tại thôn Mạn Đường A

Mai Sao

Chi Lăng

2398846

435534



NM17

Sông Thương, tại cầu Chi Lăng

Chi Lăng

Chi Lăng

2387992

425060



NM18

Sông Thương, tại thôn Việt Thắng

Hòa Lạc

Hữu Lũng

2383966

418559



NM19

Sông Trung, tại trạm bơm thủy lợi thôn Đồng Lão

Minh Tiến

Hữu Lũng

2391794

394958



NM20

Sông Thương tại Trạm bơm cấp nước sinh hoạt TT.Hữu Lũng

TT.Hữu Lũng

Hữu Lũng

2379018

406169



NM21

Đập Bản Quyền

TT.Văn Quan

Văn Quan

2419862

428178



NM22

Nước khe tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt TT Văn Quan

TT.Văn Quan

Văn Quan

2417264

426026



NM23

Sông Bắc Giang, tại xã Hoa Thám

Hoa Thám

Bình Gia

2445360

410443



NM24

Hồ Phai Danh

Hoàng Văn Thụ

Bình Gia

2430121

409176



NM25

Hồ Tam Hoa

Hưng Vũ

Bắc Sơn

2415679

406765



NM26

Nước khe tại trạm bơm cấp nước sinh hoạt xã Long Đống

Long Đống

Bắc Sơn

2423194

405221



NM27

Suối Đồng Ý tại thôn Phù Dạ (sau khi qua TT.Bắc Sơn)

Đồng Ý

Bắc Sơn

2423334

401219



NM28

Trạm cấp nước sinh hoạt TT.Thất Khê

Chi Lăng

Tràng Định

2463351

418139



NM29

Sông Kỳ Cùng, tại cầu Bản Trại

Kháng Chiến

Tràng Định

2459580

423518



NM30

Sông Kỳ Cùng tại thôn Pò Nâu (sau khi qua TT.Na Sầm)

Tân Lang

Văn Lãng

2440026

432617



NM31

Suối tại xã Tân Mỹ, sau khi chảy qua nhà máy thuộc da Nguyên Hồng

Tân Mỹ

Văn Lãng

2430282

440399

Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Lạng Sơn, 2015.

- Việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt nhằm đánh giá hiện trạng môi trường nước nước mặt của Lạng Sơn thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI) nhằm bảo vệ môi trường nước và đánh giá tính phù hợp khi khai thác nguồn nước mặt cho các mục đích sử dụng.



  • Cơ sở tính chỉ số chất lượng nước (WQI)

Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý);

Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;

Bước 3: Tính toán WQI;

Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước

Tính toán WQI thông số

WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số:BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:





Trong đó:

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i

BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1 tương ứng với mức i+1

qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi

qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1

Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán.



Bảng 3 15: Bảng quy định các giá trị qi, BPi

i

qi

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số

BOD5

(mg/l)


COD

(mg/l)


N-NH4

(mg/l)


P-PO4

(mg/l)


Độ đục

(NTU)


TSS

(mg/l)


Coliform

(MPN/100ml)



1

100

≤4

≤10

≤0,1

≤0,1

≤5

≤20

≤2500

2

75

6

15

0,2

0,2

20

30

5000

3

50

15

30

0,5

0,3

30

50

7500

4

25

25

50

1

0,5

70

100

10.000

5

1

≥50

≥80

≥5

≥6

≥100

>100

>10.000

Ghi chú:Trường hợp giá trị Cp của thông số trùng với giá trị BPi đã cho trong bảng, thì xác định được WQI của thông số chính bằng giá trị qi tương ứng.

Tính toán WQI

Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công thức sau:



Trong đó:

WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,
N-NH4, P-PO4

WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục

WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform

WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.



Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được làm tròn thành số nguyên.

So sánh chỉ số chất lượng nước đã được tính toán với bảng đánh giá

Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau:



Bảng 3 16: Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI

Giá trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

Màu

91-100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Loại I - Xanh nước biển

76-90

Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Loại II - Xanh lá cây

51-75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Loại III - Vàng

26-50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

Loại IV - Da cam

0-25

Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Loại V - Đỏ

(Nguồn: Quyết định 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước).


tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương