BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 27 : Chốn Thiên Quân Bắt Tướng – Khất Cái Hóa Đại Vương



tải về 1.02 Mb.
trang27/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   40

Hồi 27 : Chốn Thiên Quân Bắt Tướng – Khất Cái Hóa Đại Vương


27.1. Lược truyện

- Đội trưởng Thất Lý đón Tiêu Phong đến nghỉ trong một khách trại sang trọng chờ yết kiến nhà vua Gia Luật Hồng Cơ, lúc ba quân đang duyệt trận. 

- Gia Luật Hồng cơ mở đại yến đón chàng với đông đủ tướng lãnh như đón một đại anh hùng. 

- Nam Viện đại vương Gia Luật Niết Lổ Cổ cùng Gia Luật Trọng Nguyên Hoàng thái thúc trong thời gian ấy nổi dậy chiếm hoàng cung, bắt giữ Hoàng thái hậu, Hoàng hậu, Vương tử, Công chúa cùng gia quyến các đại thần, tướng lĩnh theo Chân Gia Luật Hồng Cơ. Họ dẫn đại quân bao vây đoàn quân của Gia Luật Hồng Cơ. 

- Trong lúc nguy khốn, quân tình sắp rối loạn, Tiêu Phong hiến kế để Gia Luật Hồng Cơ đối đáp giữa trận, kéo dài thời gian và thu hút sự chú ý, Tiêu Phong phi ngựa đi bọc hậu và bắn chết Niết Lổ Cổ; rồi bất thần tấn công chớp nhoáng bắt sống Hoàng thái thúc Gia Luật Trọng Nguyên uy hiếp buộc các tướng sĩ nổi loạn buông Khí giới. Tiêu Phong truyền chỉ dụ của vua Gia Luật Hồng Cơ tha tội cho tất cả: các quan được giữ nguyên tước vị phẩm hàm. Nhờ vậy, chỉ trong vài khắc đồng hồ, tình thế được vãn hồi, chấm dứt cuộc nội biến. 

- Thái hậu và Hoàng hậu ban thưởng rất hậu các vàng, bạc, áo mũ cho Tiêu Phong. 

Tất cả hồi triều. Gia Luật Hồng Cơ khao thưởng xứng đáng cho các tướng sĩ và quân sĩ theo phò vua. Phong Tiêu Phong làm Nam Viện đại vương, điều hành Nam Viện... 

- Một thoáng sau, Gia Luật Hồng Cơ ngỏ ý với Tiêu Phong rằng trong tương lai gần, quân Khất Đan sẽ tiến vào Trung Nguyên... 

- Một hôm Tiêu Phong và A Tử dẫn một toán quân nhỏ đi săn cho khuây khỏa. Chàng đau buồn chứng kiến cảnh quân Khất Đan đánh cướp và hành hạ dân Trung Nguyên. Chàng ra lệnh thả toán người Hán bị bắt, và tha chết cho Du Thản Chi (con của Du Thị Song Hùng) về tội cố sát hại chàng... 

---o0o---



27.2. Ý kiến

- Hồi tưởng lại các biến cố đến với mình, Tiêu Phong buông lời cảm thán rằng: "Than ôi, lúc ở Trung Nguyên ta hết sức làm điều tốt vậy mà lại bị chê trách là kẻ đại gian, đại ác đệ nhất giang hồ; qua đến Bắc quốc, vô tình lại thành cứu tinh cho trăm họ. Chuyện thị, phi, thiện, ác thực khó mà phân biệt được". 

(tr 89, tập 6) 

Lời cảm khái của Tiêu Phong, người đã tự thân chứng nghiệm sự thật của sự vu oan, giáng họa muôn phần đắng cay, và của sự tôn vinh rạng rỡ của cùng một con người với cùng một con tim và khối óc, cũng là lời phát biểu của tác giả về giá trị mà người đời gán ghép; qua đó, tác giả muốn nói lên quan điểm rằng: 

Giá trị chân thật của một hành động là nằm ở cái tâm tác động lên hành động ấy. Chỉ có trí tuệ của người hành động mới nhận rõ cái giá trị của hành động. Từ quan điểm nầy, một thái độ sống rất nhân bản và trí tuệ phát sinh: 

Mỗi người hãy chịu trách nhiệm đối với tự thân về các hành động thân, miệng, ý của mình. Việc đánh giá hành động của người khác, về mặt tâm thức, thì là thiếu cơ sở; cần nên tự chủ, mà không để bị nô lệ bởi cái nhìn của người khác. 

Đây cũng là thái độ sống hướng nội ( hay tâm linh) của người Phật tử chân chính theo giáo lý của nhà Phật. 

- Tiêu Phong lại cảm Khái, hồi 27, một lần khác rằng: 

"Giả tỉ thân thế mình không bị tiết lộ thì đến bây giờ ta vẫn nghĩ mình là dân Đại Tống. Ta cùng những người này cùng nói một thứ tiếng, cùng ăn một thứ cơm, có khác chỗ nào đâu? Vì sao đã là người, lại phải phân chia ra Khất Đan, Đại Tống, Nữ Chân, Cao Ly gì gì để làm chi? Ngươi sang đất ta thu hoạch, ta sang đất ngươi đốt nhà. Ngươi chửi ta là Liêu Cẩu, ta mắng ngươi là Tống trư". (tr 101, tập VI) 

Tư duy của người đời là tư duy ngã tính thiết lập sự hiện hữu của các ngã tướng: cá nhân, gia đình, khóm, làng, xã, huyện, tỉnh, miền, quốc gia; sự khác biệt, khu biệt được xác định như giữa cá nhân với cá nhân, giữa xã hội này với xã hội khác, giữa con người và con vật,. Giữa con người và môi sinh v.v... Sự khác biệt chưa có vấn đề gì nẩy sinh; nhưng lòng tham ái, chấp thủ các ngã tướng thì làm nẩy sinh ra nhiều vấn đề phiền não, khổ đau, như nổi khổ đau thâm trầm đang đè nặng tâm Tiêu Phong: mình là Khất Đan! Mình là Đại Tống! Hầu như đối với chàng, cái gọi là Khất Đan, Đại Tống, Nữ Chân, Cao Ly.v.v... đã làm cho lòng chàng chết đi một ít? (!). 

Đây là một vấn đề lớn của con người, của văn hóa mà các nhà văn hóa, tư tưởng, xã hội cần quan tâm. Điều mà nhà trách nhiệm xã hội có thể làm là thiết lập công bằng và xây dựng lòng nhân ái để hạn chế bớt các rối ren, phiền não. 

Vấn đề mà tác giả nêu ra không phải là dừng lại ở xây dựng công bằøng và nhân ái, mà còn đi xa hơn nữa, đi đến cái tâm tham ái, chấp thủ của con người để nói chuyện về khổ đau và hạnh phúc, phải chăng? 

---o0o---

Hồi 28 : Chịu Thảm Hình Trở Thành “ Thiết Sửu”


28.1. Lược truyện

- A Tử lo ngại Du Thản Chi sẽ lợi dụng lòng tốt của Tiêu Phong để ám hại Tiêu Phong, nàng sai vài tên quân Khất Đan lặng lẽ trở lui bắt Du Thản Chi và hành khổ chàng. 

- Tiêu Phong vô ý đánh rơi cuốn Dịch Cân Kinh; Du Thản Chi nhặt được cất giữ kín trong mình vì xem đó là bí pháp. 

- A Tử mật giam Du Thản Chi, rồi sai quân lính thỉnh thoảng hành hạ khiến chàng suýt vong mạng. Để che mặt Tiêu Phong, A Tử cho gắn vào đầu Du Thản Chi một chiếc mặt nạ sắt. Đêm đêm A Tử đem chàng đi dã ngoại cùng nàng để nâng luyện Hóa Công Đại Pháp. 

- Một lần nọ đi bắt trùng độc để luyện công, A Tử bắt gặp một con tằm trắng cực độc vừa làm chết một con Trăn lớn trong nháy mắt, rồi chui vào mang tai để hút hết nọc độc. Sau đó, con tằm lướt nhanh về chùa Sắc Kiến Mẫn Trung, nơi ở của nó. 

- Sư làm vườn Tuệ Tịnh là chủ nhân của con tằm dùng một loại thuốc kỵ tằm vạch thành một vòng lớn và giữ yên con tằm trong vòng tròn đó. Du Thản Chi theo vết cỏ cháy đi tìm con tằm, dần đến chùa Mẫn Trung lúc nhà sư Tuệ Tịnh đang trò chuyện với tằm thừa lúc nhà sư Tịnh Tuệ vào chùa công phu, Du Thản Chi dùng chiếc hồ lô đựng rượu cho tằm chui vào, đậy kín nắp lại và xách hồ lô tằm về cho A Tử. 

- Con tằm là loại côn trùng đặc lạ ở Côn Luân, tiết ra khí cực lạnh. Du Thản Chi đã dùng dây buộc vào eo bình để xách mà vẫn nghe lạnh cóng cả người... 

---o0o---



28.2. Ý kiến

- Trước đây, Đoàn Dự nuốt phải Mãng Cổ Chu Cáp, loại độc trùng phát nhiệt cao, thì nay Du Thản Chi lại xúc tiếp với con tằm độc ở Côn Luân tiết ra khí cực hàn. Lẽ đời thường có các cặp hiện hữu đối lập: có xấu thì hẳn có tốt; có khổ thì phải có sướng; có nhiệt thì phải có hàn; v.v..;, có võ công thượng thừa luyện từ nhiệt, thì ắt là võ công thượng thừa luyện từ hàn khí, Đạo lý nầy được giới thiệu là tác giả muốn nói đến một sự thật đầy lạc quan khác là: nếu khổ đau đã có mặt ở đời do tham, sân, si gây ra, thì ắt ở đời phải có mặt sự chấm dứt khổ đau (hay hạnh phúc) do ly tham, ly sân, ly si mà có. Ly tham, đó là vô dục, vị tha; ly sân, đó là từ bi; ly si, đó là trí tuệ. Đây là phạm trù mà các nhà văn hóa, tư tưởng nhân bản hướng đến!

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương