BÀn về TƯ TƯỞng phật học trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung ht. Chơn Thiện Chùa Tường Vân Huế 2004


Hồi 18 : Một Ngày Ba Nỗi Đại Oan - Anh Hùng Khất Đan Rơi Lệ



tải về 1.02 Mb.
trang23/40
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.02 Mb.
#25038
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   40

Hồi 18 : Một Ngày Ba Nỗi Đại Oan - Anh Hùng Khất Đan Rơi Lệ


18.1. Lược truyện

- Nhất Phẩm Đường Tây Hạ uy hiếp Cái Bang; đánh hơi độc Bi Tô Thanh Phong, bắt giữ các đường chủ và bang chúng Cái Bang giam tại Thiên Ninh Tự. 

- Được Tin, Kiều Phong đi tìm cứu. A Châu và A Bích được Kiều Phong cứu và giải độc. Kiều Phong trừng trị các võ sĩ Tây Hạ trên đường đi. 

- Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích và Đoàn Dự hội ngộ ở gần rừng Hạnh của Cái Bang, thuật cho nhau nghe chuyện thoát nguy và đi tìm kiếm nhau. Bốn người đi chùa Thiếu Lâm để tìm Mộ Dung công tử. Trên đường đi, phát hiện ra bang chúng Cái Bang đang bị giam giữ tại chùa Thiên Ninh. A Châu và Đoàn Dự quyết định hóa trang thành Kiều Phong và Mộ Dung Phục tìm cách cứu họ. 

- Hai người vào gặp thủ lãnh Nhất Phẩm Đường là Hách Liên Thiết Thụ. Hách Liên Thiết Thụ cùng các cao thủ, bao gồm ba người trong nhóm ác nhân, nghinh tiếp. 

- Ở đại điện, nơi tiếp khách, Nam Hải Ngạc Thần thách thức Mộ Dung Phục (Đoàn Dự) nói về môn võ của ông ta. Mộ Dung Phục nói chính xác khiến nhóm ác nhân kinh ngạc. 

Nam Hải Ngạc Thần lại thách Mộ Dung biểu diễn Lăng Ba Vi Bộ. Mộ Dung Phục (Đoàn Dự) đã biểu diễn tài tình khiến tất cả người xem kinh sợ. 

- Đến lược Hách Liên Thiết Thụ thách Kiều Phong (A Châu) xuất chiêu Đả cẩu bổng và Giáng Long Thập Bát Chưởng. May mắn, giữa lúc ấy có người lẫn trong đại điện đã tung Bi Tô Thanh Phong khiến mọi người ở đại điện đều tê liệt (trừ Đoàn Dự). 

- Đoàn Dự giải độc cho A Châu, rồi cả hai người đi giải cứu toàn bang chúng Cái Bang. Hai người vội vàng lánh mặt để tránh bị lộ hành tích. 

- Kiều Phong (người thật) đến Thiên Ninh tự để cứu Cái Bang ngay sau khi bang chúng vừa được giải độc. Toàn bang rất cảm kích; Ngô trưởng lão nói "vừa vắng mặt bang chủ thì anh em liền ra nông nổi nầy, bang chủ mà không chủ trì đại cuộc đứng đầu bản bang thì việc của bang sẽ hỏng hết"... 

Kiều Phong nghe thuật lại chàng và Mộ Dung Phục đã đến đây, kinh ngạc hỏi: "Mộ Dung Phục đã đến đây rồi ư? - Câu hỏi khiến bọn Tây Hạ và Cái Bang nghe sững sốt! 

Kiều Phong biết có sự gì ẩn khuất liền vội cáo từ. 

- Từ trưởng lão nghi ngờ Kiều Phong lấy mất đả cẩu bổng từ tay Nhất Phẩm Đường Tây Hạ. Thật là đại hàm oan! Thật là bi đát! Người tâm hẹp lượng thì mãi mãi bị trói chặt bởi các ý nghĩ không sáng! 

- Cuộc diện u ám đã đẩy Kiều Phong đến đường cùng: 

* Đã vì Trung Nguyên mà giết nhiều người Khất Đan trước đây, là bất nghĩa, bất trung. 

* Nhận người Hán xa lạ làm cha mẹ, không biết đến cha mẹ đẻ là ai, sống không họ không tên, là bất hiếu. 

- Kiều Phong đi về núi Thiếu Thất để hỏi Huyền Khổ đại sư và ông bà Kiều Tam Hòe về gốc gác của mình. 

- Vừa đến sân nhà bố mẹ nuôi, thì bố mẹ nuôi vừa bị giết... 

Vừa đến gặp Huyền Khổ thì Huyền Khổ cũng vừa bị đánh tử thương... 

Tất cả đều đổ tội cho Kiều Phong... 

- Vừa thấy Kiều Phong cạnh sư Huyền Khổ (vừa tắt thở), Thiếu Lâm mở trận bao vây chàng, phải dùng trí hay, chàng mới thoát nạn, tránh được xô xác. Chàng ẩn núp ở Bồ Đề viện, trong khuôn viên chùa. 

- Bấy giờ A Châu hóa trang thành chú tiểu Chỉ Thanh (thị giả của Huyền Từ phương trượng) vào Bồ đề viện để đánh cấp Dịch Cân Kinh. Lấy được Dịch Cân Kinh thì bị phát hiện. Kiều Phong cứu nàng thoát hiểm, nhưng vì bị ảnh hưởng của Kim Cương chưởng đánh vào vật chắn che nàng, nàng bị tổn thương nặng. Kiều Phong truyền nội lực nhiều lần để cấp cứu... 

- A Châu rất cảm kích tính khí "rất đại hiệp" của Kiều Phong, thấy chàng ưu tư, buồn bã, nàng khuyên: "Xấu, tốt là tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động của cá nhân, mà không liên hệ gì đến điều gọi là dòng dõi Trung Nguyên hay Khất Đan"... 

Kiều Phong cảm thấy được an ủi đôi phần. 

---o0o---

18.2. Ý kiến

- Cái Bang trở nên rối loạn là do vì hai nguyên nhân chính: 



1 - Tà tư duy (suy nghĩ sai):

Uông Bang chủ, các trưởng lão và đà chủ Cái Bang bị ràng buộc vào một tư duy không đúng về giá trị: 

- Kiều Phong lớn lên ở Trung Nguyên, từ năm một tuổi, do người Trung Nguyên giáo dục, nuôi dưỡng, nói tiếng Trung Nguyên, chàng hầu như mang bản chất người Trung Nguyên. Chàng xây dựng, tổ chức Cái Bang rất thành công, chưa từng có dấu hiệu tạo phản, không có bất cứ lý do nào để Cái Bang loại bỏ chàng. Hành động để lại di thư của Uông bang chủ là không cần thiết, bời vì một khi Kiều Phong gây hại Cái Bang thì đã có bang quy xử lý. Các trưởng lão, đà chủ và bang chúng loại bỏ chàng chỉ vì chàng mang dòng máu Khất Đan là một tư duy hẹp hòi, kỳ thị, không đúng. 

2. Tác động của các tâm lý xấu:

Dù có di thư của Uông bang chủ, nhưng nếu không bị tác động bởi các tâm lý xấu dưới đây, thì nội biến sẽ không xẩy ra: 

- Tham vọng, đa trá, vị kỷ của đà chủ Toàn Quán Thanh. 

- Tính hoa nguyệt, hờn ghen và độc ác của Mã phu nhân. 

- Tâm lý nghi ngờ, lập luận thiếu "logic" của các cao thủ võ lâm. 

- Tác động từ các âm mưu trong bóng tối quấy động (do Tiêu Sơn và Mộ Dung Bác) 

Nói gọn, là do các ác tâm, hại tâm tác động. Đây là loại tâm lý mà Tâm lý học Phật Giáo chủ trương loại trừ: "Chư ác mạc tác" (không làm mọi điều ác). Nếu giang hồ học, hiểu và thực hành chỉ một lời dạy trên của giáo lý nhà Phật thì tâm lý, tư duy của con người đã trở nên trong sáng hơn, văn hóa tỏa sáng hơn, và cục diện thiên hạ sẽ thanh bình hơn. 

Đây là một tác dụng tích cực của Phật Giáo được tác giả gián tiếp giới thiệu. 

---o0o---

Hồi 19 : Trợn Mắt Xem Khinh Nghìn Hảo Hán - Nhất Tâm Cứu Mạng Tiểu Cô Nương


19. 1. Lược truyện

- Diêm Vương Địch Tiết thần y và hảo hán Du Thị Song Hùng gửi thiếp khắp nơi mời anh hùng tụ hội ở Tụ Hiền Trang để bàn kế trừ khử Kiều Phong, kẻ bị họ kết án là dị tộc, bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, rất nguy hiểm cho giang hồ đương thời. 

- Kiều Phong biết rõ cuộc tụ hội ấy, nhưng vẫn không úy ngại, đưa A Châu đến Tụ Hiền Trang cầu Tiết thần y chữa trị thương thế. 

- Nhiều hảo hán rất ngưỡng mộ nhân cách và tài ba của Kiều Phong, nhưng bị ảnh hưởng chiến dịch phao vu thâm độc hãm hại Kiều Phong, đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tiết thần y. 

- Vừa nghe hảo hán Bào Thiên Linh báo Kiều Phong sắp đến Tụ Hiền Trang, cả đại sảnh đầy các đại cao thủ, hảo hán đang huyên náo bỗng trở nên im bặt. Giữa lúc đó, có một âm thanh lạ, không rõ vọng lại từ đâu, bảo bang chúng Cái Bang rằng: "Cái Bang đã có một nhân vật như Kiều Phong, thanh danh quả là lừng lẫy. Phải cố giữ lấy thanh danh đó!" 

- Rồi tiếp gia nhân Tụ Hiền Trang phi báo: "Kiều Phong bái trang", quần hùng toàn thể đều nghe tim đập mạnh... 

- Kiều Phong yết kiến Tiết thần y, khẩn khoản mong thần y chữa trị cho A Châu, một cô gái xa lạ đối với Kiều Phong (không có liên hệ thân thích, ruột thịt). 

Tiết thần y, chẩn mạch xong liền nói: 

‘Vị cô nương này, nếu không nhờ linh dược trị thương của Đàm Công ở Thái Hàng Sơn, không nhờ các hạ truyền nội lực vào thì đã chết vì Đại Kim Cương chưởng của đại sư Huyền Từ rồi". 

(tr 227, tập IV) 

- A Châu lại phịa ra chuyện nàng bị Mộ Dung Phục dùng Đại Kim Cương chưởng đánh nàng (gián tiếp qua một vật cản) để thách Huyền Từ đối chiêu với Mộ Dung, và thách tài chữa trị của Tiết thần y. 

Vì nghĩ rằng Kiều Phong đã gây ra tội ác tày trời nên Tiết thần y không chịu chữa trị. 

- Kiều Phong không úy kỵ, yêu cầu Du Thị Song Hùng cấp cho nhiều vò rượu và nhiều bát uống, rồi dõng dạc mời các anh hùng cạn chén tuyệt giao trước khi vào trận đao kiếm. 

Bạch Thế Kính, một trưởng lão Cái Bang, cụng bát nói: "...Nếu không phải vì chuyện cừu hận quốc gia, Bạch Thế Kính này thà chết cho rồi, không dám xem Kiều huynh là kẻ địch". Kiều Phong ủy thác A Châu cho Bạch Thế Kính, mong thuyết phục tiết thần y cứu chữa... 

- Sau khi uống cạn 50 bát rượu, khí lực Kiều Phong trở nên mãnh liệt, hùng hậu hơn. Chàng chỉ sử dụng các thế võ của nhà vua Trung Nguyên sáng chế, trong khi các sư Thiếu Lâm và quần hùng lại sử dụng võ công ngoại lai. Nhiều anh hùng, hảo hán tử nạn trước chưởng lực của chàng; dù liên thủ, các anh hùng vẫn rơi vào thế hạ phong. Du Thị Song Hùng bị Kiều Phong tước mất khí giới, nhục nhã tự vẫn. Các sư Thiếu Lâm liên thủ vẫn không thay đổi được thế hạ phong của họ... 

Kiều Phong rất vị nể các nhà sư Thiếu Lâm nên chỉ ra chưởng chừng mực. Sau vì quần hùng tấn công A Châu, Kiều Phong bị phân tâm bảo vệ A Châu nên bị đánh lén, thương thế khá nặng. Một bóng đen là một quái nhân, nhanh lẹ bốc Kiều Phong nhảy ra khỏi trận, đưa chàng đến nơi xa xăm và an toàn để dưỡng thương... 

19. 2. Ý kiến 

Tại Tụ Hiền Trang, Kiều Phong biểu thị trước quần hùng tài nghệ siêu quần và khí phách anh hào bạc chúng của chàng. Con người toàn diện của chàng tròn đầy chất Trung Nguyên, trừ hình con sói Khất Đan in rõ trên ngực chàng. Kiều Phong đang nhận chịu vô vàn hàm oan, khổ đau vì hình vẽ con sói ấy. Bi thảm thay là các tướng trạng, chúng đổi gam màu thực tại! Cuộc diện bi thiết của Thiên Long Bát Bộ dậy sóng cũng chỉ vì cái tướng hiện hữu và cái tưởng giá trị hư vọng đó thôi! Hệt như Kinh Kim Cương đã viết: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" (các tướng trạng đều hư vọng). 

- Ở đời, giang hồ rộng lớn, đâu chỉ nhà Mộ Dung biết sử dụng chiêu "gậy ông đập lưng ông" - các hảo thủ, và các huynh đệ đồng môn của các nạn nhân đều có thể sử dụng - thế mà các vụ án ở tận nơi xa xăm trời Tây, trời Đông chết vì chiêu thức của chính mình đều gán về cho một mình Mộ Dung Phục? Lầm lẫn trong thiên hạ đều chỉ vì cái ngã tướng! 

- Dưới ánh sáng lờ mờ về đêm, một bóng đen ná ná tướng Kiều Phong vào Thiếu Lâm hành thích Huyền Khổ đại sư cũng quy tội về cho Kiều Phong, khi mà người ta có thể có thân tướng giống Kiều Phong, hoặc giả cố ý hóa trang thành Kiều Phong! 

- Kiều Phong về thăm bố mẹ nhằm lúc bị kẻ bí mật hạ sát, Kiều Phong đang đau đớn cũng bị các sư Thiếu Lâm kết tội giết cha mẹ. 

Ôi! Chấp thủ các ngã tướng đã đẻ ra vô minh, và vô minh đã khiến người đời chấp thủ ngã tướng. Đây là điểm sáng lóe ra từ các biến cố trên giang hồ mà tác giả mong độc giả chú ý đến. Điểm sáng có mang theo âm vọng giáo lý nhà Phật nói lên rằng: cứ quan sát, phân tích kỷ và khách quan các hiện hữu ở đời, bạn sẽ thấy rõ sự thật ở khắp hiện hữu: sự thật "vô tự tính" của hiện hữu. Đây là tiếng nói trí tuệ của Phật giáo! 

---o0o---



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   40




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương