Bản Đồ Phần Mở Đầu



tải về 2.31 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.31 Mb.
#37225
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

Nam Bắc 14

Đường Ngô Tùng Châu


ÐƯỜNG NGÔ TÙNG CHÂU: Khúc từ sau lưng Tòa Hành Chánh đến Gia Long tức đoạn có Ty Canh Nông sau nầy đóng, không còn là đường giao thông đi lại nữa và có cất thêm nhà tiền chế cho nhiều phòng ban mà tòa hành-chánh-không-còn-đủ-chỗ.

Từ khi trung ương tản quyền, NhàQuê nhiều lúc cũng cầm giùm giấy tờ tới xóm con ghẻ nầy để kiểm soát ước chi, trước đó phải gởi đi Sài Gòn, nhờ chỗ bạn bè cũ cùng nhau đi làm chầu cà phê đá là máy chạy nhanh hơn, thông qua-dễ-dàng:-Nhất-Thân-Nhì-Thế-mà!.

Nếu tính từ Gia Long đi trở đến Nguyễn Tri Phương phải kể ngôi nhà lầu của thầy Lâu thân phụ thầy Trần Công Bình-(Vĩnh-biệt-thầy-Bình).



Nhà có nhỏ Cẩm Vân đâu bên miệt Mỏ Cày qua trọ học, chiều chiều Nhỏ ngồi trên bao lơn hong tóc dưới đường khối đứa lượn qua lượn lại, bữa nào Nhỏ không ra hoặc Nhỏ-về-Mỏ-Cày-buồn-biết-mấy!

NhàQuê cho mái tóc ngang lưng của Nhỏ là "mái tóc đẹp nhất thế kỷ 20". Có đi sau lưng Nhỏ ngắm vẻ hài hòa mới thấy cả cầu Tràng Tiền, trường Ðồng Khánh, núi Ngự sông Hương đều qui tụ về đây, chảy duyên dáng kiêu sa xuống vai Nhỏ!!!! Phải không các cụ?

Mái tóc ấy nay xiêu lạc nơi về đâu? Nhỏ có muốn lấy report card không? Liên lạc trongbtran@hotmail.com sẽ cho biết Nhỏ được bao nhiêu điểm, được nhận bộ răng giả hay chai thuốc nhuộm tóc hiệu con công theo thông cáo chui đăng trong phần hẻm Mỹ Hòa Chay.

Bên kia đường có nhà bạn Nguyễn Bá Tải, cái chàng Goalkeeper nầy như đã nói banh đi cao thấp gì cũng bay và ưa nằm sân. Ở ngoài khán giả nơm nớp sợ Tải ta chấn thương-nặng:

Hắn tiết lộ đó là mánh lớ nhà nghề, chứ bắt hụt banh mà không giả bộ nằm vạ đồng thời đứng dậy đi cà nhắc thì có nước-bị-chửi-la-ó-tơi-bời.-Cũng-hay!!


Cạnh đó có trường dạy đánh máy Nguyễn Tấn, trường nầy có trước trường Thái Dương trên đường Trạng Trình

rất lâu, sau khi đi làm "Thế Vì Khai Sanh" ở tòa án, thấy cô tám Ðồng đánh máy lẹ hết kỵ, Ba muốn NhàQuê sau nầy cũng được như vậy.

Làm thư ký đánh máy khó lắm nha các bạn! Bản văn có viết trật chánh tả khi qua thơ ký đánh máy phải tự sửa lỗi ấy: Ðã Tự Viên phải giỏi chánh tả, điều nầy NhàQuê bái!
Trường đánh máy còn bán đủ loại mẫu đơn " ...ngày...tháng...năm...kính gởi:...Tôi đứng tên dưới đây...Nay tôi làm đơn nầy......Trong khi chờ đợi xin...nhận nơi đây lòng biết ơn của tôi (hoặc nếu được chấp thuận tôi xin đội ơn)....nay kính...Ðương sự ký tên hoặc lăn tay..." Ðơn kêu oan lời lẽ còn thống thiết hơn nhiều.

Ðường Ngô Tùng Châu qua khỏi đường Nguyễn Tri Phương trở thành hẻm Bảy Phát tên gọi thói quen vì nơi ấy có vựa ve chai lông vịt, đồ phế liệu của chú bảy Phát, chú cũng là nhạc phụ bạn Nguyễn Bá Tải vừa nói đoạn trước, gần đó là nơi gặp nhau của các con hẻm khác dẫn tới từ đường Hai Bà Trưng nối dài, hẻm Bà Ðốc Phủ Nhơn-lò-mò-đến...

NhàQuê 2006

Nam Bắc 15

Đường Ngô Quyền



Ðoạn từ Nguyễn Tri Phương đến Trương Tấn Bửu, chạy cặp rạch Cầu Nhà Thương khi xa khi gần, khoảng giữa chỗ gần rạch nhất có cầu xi măng nhỏ xe hơi không qua được, bên kia là Cù Lao Dê.

NhàQuê có qua đó hai lần nhưng không xác định được có đúng là cù lao không hay chỉ là "bán đảo" vì NhàQuê chưa vô sâu để nhìn thấy một dòng nước khác hợp cùng rạch Cầu Nhà Thương bao quanh hoàn toàn cái cù lao ông nhậu bà khen nầy.


Bên ấy không nhiều nhà, cây vườn bình thường nên điển tích không biết có từ lúc nào. Bạn nào có dịp gặp thi sĩ Hoài Thi hỏi thử, Thi Sĩ có ở đó thời gian từ Mỏ Cày qua Bến Tre học.

Ðoạn từ Trương Tấn Bửu đến Hùng Vương (mé sông) rạch Cầu NhàThương uốn khúc đổi hướng không còn gần đường nữa.


Tại góc ngã tư bên mặt, dường như có tiệm tạp hóa trước khi đến nhà bảo sanh Tạ Thị Hai gồm một dãy nhiều căn, mấy căn cuối cùng có các bạn Võ Thị Nga, Thinh (em Nga)...cái bạn Thinh nầy nghe nói hầm hứ mà nhìn hình thấy ốm ròm phải chống nạnh cho có bề thế.
Biết vậy hồi đó đi qua đấy đâu có ớn cậu mà chẳng dám dòm vô...
Có lần lang bạt đó đây NhàQuê có gặp nhỏ tên Tâm gọi bạn Nga bằng dì và theo cô ấy thì bạn về ở đâu trong vườn mà sao thấy Admin nói là vẫn ở chỗ cũ. Lạ nhỉ ? Sao không vô giường không khí trong lành ở chi ngoài chợ lắm bụi trần??
Kế tiếp gần bên là nhà gia đình bên vợ thầy Ðào Nhường, nhà có phải nằm trong khuôn viên ngôi lâu đài lớn không? Tòa lâu đài lớn không thua gì dinh Tỉnh Trưởng, cũng rào có song sắt y chang.
Người ta đồn rằng dự định xây lớn hơn dinh mà không được phép, cũng nghe nói có người con làm giám đốc
trường Quốc Gia Âm Nhạc, lại cũng tin đồn đó là nhà ông bà nhạc, thân phụ mẫu kế thất Bs Trần Quế Tử. NhàQuê không tìm hiểu thêm.
Ðến cuối có hẻm cặp theo rào đi vào xóm bên trong, nhà chen chúc, hẻm nầy cuối tháng NhàQuê và đồng bọn thường ghé nhà thầy Võ Châu Ðầy xin lảnh lương sớm, xong ra Tín Nghĩa nhậu gần quắt mới chịu về hướng Ðông.
Ðối diện tòa lâu đài là trường Tân Dân, trường có lầu, nằm trong khuôn viên nhà thờ, trường có bậc đệ nhị cấp, nề nếp kỷ cương đàng hoàng, do linh mục Phạm Tuấn Tri làm hiệu trưởng, nhiều thầy trong trường công được mời ra dạy thêm nên thành tích thi cử của trường cũng không thua trường công là bao, trường đứng vững tới hơi thở khò khè.
Trong trường có thầy Ngô Ngọc Xuân từ trường Nhân Vị dưới Lương Quới lên trường Cộng Hòa rồi qua Tân Dân khi mấy trường trước đó giải tán, thầy Xuân phụ trách văn phòng nhưng mấy đứa chung nhà trọ nói thầy dạy pháp văn hay và giữ nhiều sách quý.
NhàQuê 2006


Đon Kết Tuỳ Bút

Đường Xưa



Bên Kia Sông

Bên kia sông không những là khúc ruột mà còn là trái tim của bên nầy sông, nơi ấy có người qua sông còn tiếc một buổi chiều, rồi nhiều buổi chiều khác quyện vào nhau còn vương mãi mấy-mươi-năm-chưa-tan-hẳn.

Cái đặc điểm của bên kia sông là những nhà cất dựa vào mé sông cửa sau quan trọng hơn.

Hãy nhìn các bảng hiệu nhìn châu chấu qua đây vậy mà là cửa sau đấy, làm ta liên tưởng đến truyện Phong Thần:

Có anh Tôn Ngộ Không sanh ra từ khối đá thọ khí âm dương: Dù là con khỉ đá nhưng hình hài đủ bài bản như


khỉ thiên nhiên, anh ta lém rất Khỉ: Tầm sư học phép thần

thông thời gian dài thầy không truyền gì cả, một hôm bị thầy gõ cho ba phát vào đầu, đúng giờ Tý canh ba anh ta lò mò vô nơi thầy ngủ, thầy sai đi đổ ống nhổ mà không được đổ lên trời cũng như xuống đất.


Nhờ thông minh rất khỉ đã nuốt hết ống nhổ ấy, nên Khỉ ta-thần-thông-biến-hóa.

Anh ta lên Thiên Ðình được phong chức giữ ngựa ( giải thích vì sao ngựa sợ khỉ) và sục sạo quậy tới bến: vườn cây trái mấy ngàn năm mới ra quả, ăn một quả sống ngàn năm mà anh chàng chơi luôn gần hết vườn đào tiên Nhà Trời.


Lại còn lọt vô được lò luyện linh đơn, lọt vô cái pharmacy trên ấy anh chàng nuốt gọn không biết bao nhiêu là thuốc tiên mỗi viên đều trường sanh bất tử.
Vậy là về căn bản anh chàng không bao giờ chết và không bao-giờ-bịnh.-Ðã-chưa!
Bị khích tướng, anh chàng đòi Ngọc Hoàng phải phong cho Khỉ ta chức bằng với Trời: Tề Thiên Ðại Thánh, chức nầy không có trong danh mục sổ bộ nào trên đó, nên Trời cũng-làm-vui-lòng-Y.

Càng ngày ông Tề càng quậy quá đỗi nên Ngọc Hoàng cầu Như Lai giúp, Phật Tổ thách Y nhảy qua được bàn tay Phật-thì-Y-muốn-gì-được-nấy.


Lúc Y "cân đẩu vân" để qua là lúc mất điểm tựa nhất bị năm ngón tay là năm quả núi Ngũ Hành đè dí mấy ngàn năm,-nằm-uống-sương-mà-sống.
Ngày kia nhờ Tam Tạng giải cứu và theo Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh. Trong lần đánh nhau với yêu quỉ bị nà quá, khỉ ta biến hóa thành cái miếu để tạm thời ẩn thân, nào ngờ cũng bị khám phá vì cột phướng theo lẽ phải ở trước miếu đàng nầy lại ở phía sau vì cột phướng do cái đuôi khỉ hóa thành. Chắc các tiệm bên kia sông treo bảng hiệu-cả-hai-cửa-trước-và-sau!

Người bên ấy qua đây hàng ngày, hai con đò chèo: một ở bến đò Cái Cối, một ở Bến Lở chuyến nào cũng là đà.

Sau có cầu Cái Cối nên chỉ còn lại đò Bến Lở ở cuối đường Trương Vĩnh Ký: Tương truyền rằng nơi đây có con cá mú lớn nó vẫy đuôi làm lở sập cả dãy nhà, hang nó thả cặp dừa khô có đánh dấu và tìm thấy cặp dừa ấy tận Kinh-Chẹt-Sậy.

Hai bến đò nầy hợp cùng bến đò Mỹ An gần biệt thự Bs Trần Quế Tử đưa khách qua lại từ bên nầy sang xã Mỹ Thạnh An đối diện bên kia sông.


Còn hai con đò khác đưa khách qua xã Nhơn Thạnh: một ở bến Rạch Vông gần cầu Gò Ðàng và một ở Chợ Giữa.
Xã Nhơn Thạnh quê Dương Văn Tươi là xã nối tiếp Mỹ Thạnh An. Xã Phú Nhuận nằm sau lưng hai xã vừa kể.

Từ Phú Nhuận đổ đi còn hiện hữu con đường đã lâu hoang phế không sử dụng, đi từ đó dọc theo chiều dài của "cù lao" bên kia sông (nhìn tưởng là, thực ra không phải cù lao), con đường nằm hoàn toàn trong địa phận quận Giồng Trôm, có lúc phía ấy người ta tính hay đã lập quận mới Phước Hưng đặt tại ngã ba Giồng Quít.

Phước Hưng trở thành Quận thứ 10 của tỉnh Kiến Hòa sau Ba Tri, Bình Ðại, Ðôn Nhơn, Giồng Trôm, Hàm Long, Hương Mỹ, Mỏ Cày, Thạnh Phú và Trúc Giang.

Sau khi qua khỏi nhà thờ La Mã, chợ Hiệp Hưng (Sơn Ðốc ) nơi nổi tiếng bánh phồng, con đường nối vào tỉnh lộ 26 tại ngã ba Sơn Ðốc nơi đây còn gọi là ngã ba Dây Thép. Từ ngã ba đó tiếp tục đi về hướng Ðông qua hai cánh đồng rộng các Bạn sẽ đến quận lỵ Ba Tri. Không xa lắm đâu, khoảng mười cây số thôi các Bạn ạ, Ráng lên!


Làng quê ven biển, tận cùng tỉnh lộ 26, cách quận lỵ Ba Tri một cánh đồng rộng: Nơi ấy NhàQuê chào đời và cũng từ điểm xuất phát đó mời các Bạn đọc tiếp Những "ngôi trường xưa Em học" dưới hình thức đoản văn.



Ðến đây NhàQuê xin được viết lời kết loạt bài Những "con đường xưa Em đi": Những nơi đã đi qua dù lối thuật chuyện có lạt lẽo, khô khan, không hấp dẫn lôi cuốn do thô thiển văn tài. Nhưng NhàQuê mong có chút gì cùng các bạn gợi nhớ chốn xưa cả cái xấu lẫn cái đẹp: Nay chúng không trở lại bao giờ.

Cám-ơn-các-bạn-đã-đọc-chuyện.

NhàQuê-2006
Trong đầu anh còn bản đồ thứ thiệt
Những con đường chưa bị thay tên
Có một hôm tình cờ em hỏi
Thành phố hiền hiền đã hiện nguyên lên
...........................................................

thơ Nguyn Nam An




Каталог: trong
trong -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
trong -> ĐỀ CƯƠng tuyên truyền kỷ niệM 110 NĂm ngày sinh tổng bí thư LÊ HỒng phong
trong -> Một số sự kiện lịch sử về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1948-1949
trong -> Một số sự kiện lịch sử về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1950
trong -> Một số sự kiện lịch sử về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1951
trong -> Một số sự kiện lịch sử về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Lào năm 1954-1955
trong -> Số 738 tb/tu đẢng cộng sản việt nam
trong -> Bài Tám Chữ Biết bao lúc áo vá quàng chân chạy

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương