BÀi tập vật lý I. CƠ HỌC: Chuyển động cơ học: Bài toán chuyển động cơ bản



tải về 475.2 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích475.2 Kb.
#35518
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bài 38 Em hãy vẽ sơ đồ và mô tả chuyển động của hai xe ô tô trong đồ thị sau. Trong đó:

đường

là đồ thị chuyển động của ô tô 1

đường

là đồ thị chuyển động của ô tô 2

Xác định rõ vận tốc của các ô tô trong từng đoạn đường. Vị trí và thời điểm gặp nhau?


Bài 39: Lúc 6 giờ, một người đi xe đạp xuất phát từ A đi về B với vận tốc v1=12km/h. Sau đó 2 giờ một người đi bộ từ B về A với vận tốc v2=4km/h. Biết AB=48km/h.

a/. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ?nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

b/. Nếu người đi xe đạp, sau khi đi được 20km rồi ngồi nghỉ 1 giờ thì 2 người gặp nhau lúc mấy giờ?nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?

c. vẽ đồ thị chuyển động của 2 xe trên cùng một hệ trục tọa độ

d. vẽ đồ thị vận tốc -thời gian của hai xe trên cuàng một hệ trục tọa độ.

Bài 40: Một người đi bộ khởi hành từ C đến B với vận tốc v1=5km/h. sau khi đi được 2h, người đó ngồi nghỉ 30 ph rồi đi tiếp về B.Một người khác đi xe đạp khởi hành từ A (AC >CBvà C nằm giữa AB)cũng đi về B với vận tốc v2=15km/h nhưng khởi hành sau người đi bộ 1h.

a. Tính quãng đường AC và AB ,Biết cả 2 ngươì đến B cùng lúc và khi người đi bộ bắt đầu ngồi nghỉ thì người đi xe đạp đã đi được 3/4 quãng đường AC.

b*.Vẽ đồ thị vị trí và đồ thị vận tốc của 2 người trên cùng một hệ trục tọa độ

c. Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ,người đi xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu?



Bài 41. Lúc 6h20ph hai bạn chở nhau đi học với vận tốc v1=12km/h.sau khi đi được 10 ph một bạn chợt nhớ mình bỏ quên bút ở nhà nên quay lại và đuổi theo với vận tốc như cũ.Trong lúc đó bạn thứ 2 tiếp tục đi bộ đến trường với vận tốc v2=6km/h và hai bạn gặp nhau tại trường.

A/. Hai bạn đến trường lúc mấy giờ ? đúng giờ hay trễ học?

B/. Tính quãng đường từ nhà đến trường.

C/. Để đến nơi đúng giờ vào học ,bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu?Hai bạn gặp nhau lúc mấy giờ?Nơi gặp nhau cách trường bao xa?



Bài 42: Hai địa điểm A và B cách nhau 72km.cùng lúc,một ô tô đi từ A và một người đi xe đạp từ B ngược chiều nhau và gặp nhau sau 1h12ph. Sau đó ô tô tiếp tục về B rồi quay lại với vận tốc cũ và gặp lại người đi xe đạp sau 48ph kể từ lần gặp trước

a/. Tính vận tốc của ô tô và xe đạp.

b/. Nếu ô tô tiếp tục đi về A rồi quay lại thì sẽ gặp người đi xe đạp sau bao lâu (kể từ lần gặp thứ hai)

c*/. Vẽ đồ thị chuyển động, đồ thị vận tốc của người và xe (ở câu b) trên cùng một hệ trục tọa độ.



Bài 43: Một vật chuyển động đều từ A đến B hết 2 giờ với vận tốc v1=15km/h. Sau đó nghỉ 2 giờ rồi quay trở về A với vận tốc không đổi v2=10km/h.

a) Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường ABA?

b) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian (trục tung biễu diễn quãng đường, trục hoành biễu diễn thời gian) của chuyển động nói trên?

2. TĨNH HỌC:

Bài toán về lực cân bằng trong chuyển động tịnh tiến.

Bài 1: Hai quả cầu đặc có thể tích bằng nhau và bằng 100cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho khối lượng của quả cầu bên dưới gấp bôn lần khối lượng của quả cầu bên trên. Khi cân bằng thì một nửa quả cầu bên trên bị nhập trong nước. Cho khối lượng riêng của nước D = 1000 kg/m3. Hãy tính:

a) Khối lượng riêng của chất làm các quả cầu.

b) Lực căng của sợi dây.

Bài 2: a. Một khinh khí cầu có thể tích 10m3 chứa hiđro, có thể kéo lên trên không trung một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu bằng 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của hiđro là 0,9N/m3

b. Muốn kéo một người nặng 50kg lên trên không thì thể tích tối thiểu của khinh khí cầu phải bằng bao nhiêu? coi trọng lượng của vỏ khinh khí cầu không đổi



Bài 3: Một bình hình trụ đặt trên mặt bàn nằm ngang có chứa nước đến độ cao H = 15 cm. Thả một cái bát (không đựng gì) để nó nổi trên mặt nước thì mức nước trong bình dâng lên một lượng H = 2,5 cm. Hỏi khi nhúng cho bát chìm hẳn thì mực nước trong bình ở độ cao bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của nước D0 = 1000kg/m3, khối lượng riêng của chất làm bát là D = 5000kg/m3. Từ bài toán này hãy nêu phương án làm thí nghiệm để xác định khối lượng riêng của một cái bát sứ, nếu cho các dụng cụ sau: 1 bình hình trụ đượng nước, 1 thước milimét và 1 cái bát sứ?

Bài 4: Một khối gỗ hình hộp lập phương có cạnh a = 10cm được thả vào trong nước. Phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ dài l0 = 3cm.

a. Tính khối lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10.000N/m3.

b. Nối gỗ vào một vật nặng có khối lượng riêng dg = 1.200kg/m3 bằng sợi dây mảnh (có khối lượng không đáng kể) qua tâm của mặt dưới khối gỗ ta thấy phần nổi của khối gỗ có chiều dài là l1 = 1cm. Tìm khối lượng mv của vật nặng và lực căng T của sợi dây.

Bài 5: Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3.

Bài 6: a. Bỏ một quả cầu bằng thép đặc vào một chậu chứa thủy ngân ngân, tính tỷ lệ % về thể tích của phần quả cầu ngập trong thủy ngân.

b. Người ta đổ một chất lỏng (không tan trong thủy ngân) vào chậu thủy ngân đó cho đến khi quả cầu ngập hoàn toàn trong nó (như hình bên). Phần ngập trong thủy ngân chỉ còn lại 30%. Xác định khối lượng riêng



Bài 7: Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3.

Bài 8: Một quả cầu bằng kim loại có khối lượng riêng là 7500kg/m3 nổi một nửa trên mặt nước. Quả cầu có một phần rỗng có thể tích V2­ = 1dm3. Tính trọng lượng của quả cầu. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3)

V2





Bài 9: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật: tiết diện đáy S=100cm2 cao h=30cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng cho trọng lượng riêng của gỗ d= d0 ( d0 là trọng lượng riêng của nước: d0=10000N/cm3

a,Tìm chiều cao của phần gỗ chìm trong nước.

b,Tính công để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước. Bỏ qua sự thay đổi của mực nước.

c,Tính công cần thực hiện để nhấn chìm hoàn toàn khối gỗ.



tải về 475.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương