BÀI 1: TỔng quan báo trực tuyến I. Một số vấn đề lý luận


Voi xiếc quật chết một học sinh lớp 6



tải về 0.74 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích0.74 Mb.
#37775
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Voi xiếc quật chết một học sinh lớp 6
Khoảng 13g ngày 10-4, em Phạm Xuân Tín - học sinh lớp 6 Trường THCS Bình Đa (P.Bình Đa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) - đã bị một con voi xiếc của doanh nghiệp biểu diễn nghệ thuật Sao Mai, tỉnh Hải Dương quật chết ngay tại sân vận động Bình Đa.

Theo nhiều học sinh chứng kiến vụ việc thì voi xiếc được xích chân. Lúc đó, một nhóm học sinh, trong đó có Tín, do chưa đến giờ vào lớp nên đã leo vượt qua lưới B40 để nghịch voi. Có nhiều em ném đá, có em kéo đuôi voi... Trong lúc voi giận dữ, Tín chưa kịp chạy đi đã bị voi dùng vòi cuốn lại quật hai lần xuống đất mới thả ra. Nhiều học sinh đã la lên và chạy vào khu bảo vệ đoàn xiếc, đánh thức những người đang ngủ trưa ở đây để đưa Tín đi cấp cứu.

Ông Nguyễn Văn Hưng, phó đoàn xiếc Sao Mai, giải thích: trước khi xảy ra voi quật học sinh, cả đoàn đang ăn cơm thì có thấy một nhóm học sinh vào chọi voi. Khi chúng tôi ra tới nơi thì voi đã quật em Tín rồi. Ông Hưng cũng cho biết voi quật chết người là con voi cái, làm xiếc đá bóng. Có thể do trời nắng nóng quá nên voi “bực bội” khi bị học sinh nghịch phá.

Chủ tịch UBND P.Bình Đa Phạm Cành Tơ cho biết đoàn xiếc có ký hợp đồng với phường giá 2,5 triệu đồng thuê sân bãi, điện, nước, công tác bảo vệ khán giả... để biểu diễn xiếc thú duy nhất một đêm 10-4.
IV. Tổ chức nội dung tác phẩm báo trực tuyến
+ Xử lý kết cấu: mô hình hình tháp ngược. Logic thông tin: mới, lạ trước.

+ Câu càng ngắn càng tốt, không ôm đồm mệnh đề, tránh tình trạng lẫn ý, ý phụ át ý chính

+ Mỗi đoạn một ý độc lập

+ Phần ý kiến nhân vật, tránh để nhân vật nói đi nói lại nhiều lần trong bài

+ Không viết lòng vòng, nên đi thẳng vào câu chuyện, vấn đề

+ Với những bài dài, nên có những tít xen chứa đựng thông tin. Tít xen (tít phụ) vừa tạo ra những điểm nghỉ cho mắt, vừa có tác dụng lôi kéo công chúng

+ Tận dụng tất cả ưu thế trình bày và cập nhật của báo trực tuyến khi viết bài (ảnh, đồ họa, liên kết, các định dạng văn bản…)

+ Độ dài một bài viết cho báo trực tuyến tùy thuộc vào thể loại, tùy thuộc vào tôn chỉ mục đích và đối tượng của từng tờ báo, nhưng nhìn ở bình diện chung, các nhà chuyên môn đều khuyến cáo không nên quá 800 chữ.


V. Chụp ảnh và biên tập ảnh cho website
+ Vai trò của hình ảnh:

- Bắt buộc;

Có thể thay thế cho bài viết;

Diễn đạt thông tin, tạo sự tin cậy

Mục đích sử dụng:

- Riêng lẻ: Đặt trong bài viết

- Nhiều hình ảnh: thực hiện bài báo thông qua hình ảnh (soundslides), thư viện ảnh, chùm ảnh…

+ Một số lưu ý về hình ảnh:

- Bố cục theo nguyên tắc 2/3

- Điểm chết và đường chân trời

- Hậu cảnh và tiền cảnh

- Góc máy

- Hướng nhìn

- Khoảnh khắc bấm máy

- Thông tin trong bức ảnh

- Chú thích cho bức ảnh

+ Nguyên tắc chụp và biên tập ảnh:

1. Chọn góc máy hợp lý để có sự giao tiếp bằng ánh mắt với đối tượng được chụp




2. Chọn sử dụng phông rõ ràng


3. Chú ý nguồn sáng để làm nổi rõ chủ đề

4. Chọn chụp cận để làm nổi rõ chủ đề bức ảnh




5. Không đặt chủ đề vào giữa bức ảnh (các điểm chết)




6. Tránh sử dụng ảnh bị mất nét chủ đề




7. Phải chú ý các nguồn sáng


8. Khai thác ảnh đứng để tạo hiệu quả chiều sâu

9. Hãy biết “đạo diễn” cho một bức ảnh khi có thể




Tổ chức thực hiện
giao lưu trực tuyến

Đôi nét về hình thức – thể loại

+ Giao lưu trực tuyến là hình thức báo chí khai thác thế mạnh tương tác của báo online

+ Giao lưu trực tuyến nhìn từ hệ thống thể loại báo chí

+ Đặc điểm của giao lưu trực tuyến so với các hình thức tương tự trên phát thanh, truyền hình



Khi nào chúng ta cần tổ chức giao lưu trực tuyến?

+ Khi công chúng muốn có ý kiến, sự lý giải không phải của nhà báo mà là của những người có trách nhiệm. Do địa vị xã hội và chuyên môn của mình, họ có hiểu biết sâu sắc hơn, thông tin tốt hơn nhà báo về vấn đề mà xã hội quan tâm.

+ Khi nhà báo không chứng kiến được sự việc. Công chúng cần “nghe” những người trực tiếp tham dự cung cấp thông tin, giảm tối đa sự can thiệp của nhà báo vào phát ngôn của nhân vật.

+ Khi chúng ta muốn giới thiệu những cá nhân đặc biệt với cái nhìn, quan điểm, trí tuệ, tâm hồn, câu chuyện… của chính họ.



Phân loại (dựa theo tiêu chí nội dung)

1. Dạng có chủ đề thông tấn: khai thác/cung cấp thông tin từ những người có trách nhiệm, liên quan…

2. Dạng có chủ đề tư vấn: lý giải, giải thích cho công chúng những vấn đề; cung cấp phương pháp, nội dung có tính chất chuyên môn…

3. Dạng có chủ đề khắc họa chân dung nhân vật: cung cấp cho công chúng về chân dung một nhân vật đặc biệt (thường là người nổi tiếng, nghệ sĩ, vận động viên..)



Trong thực tế, sự phân loại này chỉ có ý nghĩa tương đối và thông thường, có sự giao thoa giữa các nhóm chủ đề trên trong nhiều cuộc giao lưu trực tuyến

Các bước tiến hành giao lưu trực tuyến

1. Công tác chuẩn bị:

+ Chuẩn bị chủ đề / góc tiếp cận

+ “Chuẩn bị” khách mời

- Nên mời tối đa bao nhiêu khách?



Tùy theo chủ đề giao lưu. Số lượng có thể là 1 hoặc hơn nhưng không nên quá 5 người. Nhiều khách, nội dung sẽ loãng.

- Khách mời phải có tư duy tốt, có hiểu biết toàn diện về chủ đề, có năng lực diễn đạt, có trách nhiệm liên quan v.v…

+ Chuẩn bị bối cảnh giao lưu

- Không gian giao lưu trực tuyến?

- Phông nền, trang trí, sắp đặt bàn ghế, máy móc… sao cho phù hợp với chủ đề buổi giao lưu và thuận tiện cho tác nghiệp. Chú ý: bối cảnh giao lưu phải đảm bảo dễ chụp hình, ghi hình cho sinh động, tránh tiếng ồn, tránh sự di chuyển…

+ Chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật

- Máy vi tính cấu hình cao, số máy tương ứng với số PV/BTV nhập tin, số khách mời nếu cần; máy tính xử lý ảnh/video clip…, máy tính biên tập và xuất bản…

- Đường truyền internet tốc độ cao, ổn định



- Phần mềm editor trực tuyến thân thiện, link các tính năng tổng hợp câu hỏi từ độc giả, xử lý nhiều câu hỏi và câu trả lời, post nhiều câu hỏi và câu trả lời, post ảnh gần như đồng thời.
+ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi

+ Chuẩn bị… phương án dự phòng
2. Công tác quảng bá:

+ Nêu rõ chủ đề / vấn đề của buổi giao lưu, giới thiệu kỹ về các khách mời… để cho công chúng tiện đặt câu hỏi trước

+ Ngoài việc giới thiệu trên báo online của mình, còn phải tranh thủ giới thiệu trên các website khác, các kênh khác

+ Có thể đề ra các hình thức khen thưởng cho câu hỏi hay nhất nhằm thu hút trí tuệ của công chúng góp phần làm nên thành công của cuộc giao lưu

3. Phân công công việc:

+ Phân công người đảm trách phần kịch bản và dẫn chương trình cho nội dung giao lưu

+ Phân công PV/BTV đảm trách phần nhập văn bản và biên tập nội dung trả lời của khách mời

+ Phân công PV/BTV đảm trách phần chụp ảnh, ghi hình, ghi âm

+ Phân công một BTV giỏi chịu trách nhiệm đọc duyệt và cho xuất bản các nội dung giao lưu…

+ Phân công người lo các công tác hậu cầu: đón khách, tiếp khách, đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của khách

4. Xây dựng kịch bản dẫn:

+ Kịch bản giao lưu trực tuyến và kịch bản “mở” do có sự tham gia của cộng đồng và nội dung giao lưu. Tuy nhiên, ở góc độ tổ chức, cũng cần phải chủ động chuẩn bị một kịch bản gồm các khâu: giới thiệu mục đích ý nghĩa của buổi giao lưu, giới thiệu khách mời và đại biểu, bắt đầu đặt câu hỏi, các phần nội dung chính, các ghi chú cần thiết, phần chào kết và cám ơn, tặng hoa cho khách mời v.v…

+ Kịch bản giao lưu trực tuyến cũng là văn bản dùng chung cho cả ê-kíp, có những quy ước liên lạc khi thay đổi kịch bản hoặc thứ tự các phần việc trong kịch bản

+ Kịch bản phải thể hiện sự điều tiết nội dung, thời gian hợp lý cho cả ê-kíp cùng thống nhất làm việc

5. Tác nghiệp:

+ Thống nhất các thao tác chuyên môn, các quy tắc trong quá trình giao lưu trực tuyến

+ Chủ động điều phối câu hỏi và nội dung giao lưu

+ Điều phối thống nhất và xử lý linh hoạt các phát sinh trong quá trình giao lưu

+ Xử lý các tình huống rủi ro

+ Biên tập câu trả lời:

+ Cắt bớt những nội dung thừa, không cần thiết.
+ Sắp xếp, thay đổi vị trí các phần trả lời cho hợp lý hơn.
+ Sửa chữa lỗi diễn đạt cho khách mời nhưng không được làm thay đổi tinh thần của phát ngôn


6. Một số yêu cầu:

+ Cả ê-kíp phải tuân thủ sự chỉ đạo chung

+ Có cơ chế liên lạc giữa các bộ phận, đặc biệt là trong các buổi giao lưu ở nhiều không gian khác nhau

+ Người dẫn chương trình và các BTV luôn lắng nghe và quan sát khi khách mời trả lời để có thể kết nối tốt câu hỏi mới với khách mời phù hợp với những nội dung công chúng gửi đến

+ Người xử lý câu hỏi của công chúng gửi đến phải nhanh, quyết đoán nhưng tránh sơ sót

+ Trong rất nhiều trường hợp cần cho khách mời xem lại câu hỏi trước khi chính thức post lên

+ Ảnh chụp phải sinh động, thể hiện được không khí buổi giao lưu (có toàn cảnh trung cảnh và cận cảnh). Chú ý những khoảnh khắc đặc biệt của khách mời.

7. Xử lý tình huống:

+ Khi khách mời không chịu trả lời những câu hỏi “nhạy cảm”, câu hỏi “sốc”, câu hỏi trách nhiệm

+ Khi khách mời không tới hoặc bị sự cố tới trễ

+ Khi đang giao lưu bị cúp điện

+ Khi đường truyền bị nghẽn mạch

+ Khi không có nhiều câu hỏi từ công chúng

+ Khi công chúng hỏi một câu quá khiếm nhã với khách mời

+ Khi khách mời trả lời quá lan man

ÔN THI

NHẬP MÔN BÁO TRỰC TUYẾN

  1. Cạnh tranh với các loại hình báo chí khác?





tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương