BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN


PHỤ LỤC 2 :HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ



tải về 2.97 Mb.
trang22/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   29

PHỤ LỤC 2 :HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ





    1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

      1. Mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế

Theo quy chế quản lý chất thải y tế ban và văn bản số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện và cơ sở y tế được phép áp dụng một trng các mô hình xử lý như sau:

- Ở thành phố trực thuộc trung ương nơi tập trung nhiều bệnh viện và cơ sở tế, điều kiện giao thong thuận lợi, bệnh viện có thể áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung, một cơ sở xử lý tất cả chất thải y tế nguy hại trong thành phố để giảm chi phí đầu tư và vận hành.

- Ở các tỉnh và thành phố khác, bệnh viện có thể áp dụng mô hình xử lý theo cụm để xử lý chất thải rắn nguy hại cho các bệnh viện, cơ sở y tế nằm trong hoặc xung quanh thành phố hoặc thị trấn (khoảng cách tới cơ sở xử lý dưới 30 km).

- Bệnh viện, cơ sở y tế ở khu vực xa xôi, giao thông khó khăn có thể áp dụng mô hình xử lý tại chỗ với công nghệ phù hợp.

Mô hình xử lý tập trung đang áp dụng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Bệnh viện ký hợp đồng với công ty quản lý chất thải y tế (URENCO ở Hà Nội và CITENCO ở thành phố Hồ Chí Minh) để vận chuyển và xử lý tập trung chất thải rắn nguy hại. Mô hình này đã chứng minh được hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành và giảm ô nhiễm môi trường. Ở các tỉnh khác, mô hình xử lý theo cụm thường được áp dụng cho các bệnh viện và cơ sở y tế tuyến tỉnh ở trung tâm tỉnh, các bệnh viện liên huyện, bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực, và trạm y tế xã thường có lò đốt quy mô nhỏ.

Một tỉnh tham gia vào dự án cần phải xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của tỉnh. Kế hoạch này sẽ phân tích thực trạng và lựa chọn mô hình phù hợp nhất để xử lý chất thải y tế nguy hại trong tỉnh. Mẫu kế hoạch quản lý chất thải y tế tỉnh được tình bày trong phụ lục 3.


2.1.2 Các phương án công nghệ



2.1.2.1 Thiêu đốt
Bộ trưởng Bộ Y tế đã có công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 yêu cầu các bệnh viện hạn chế lắp đặt lò đốt mới, cung cấp thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí cho lò đốt hiện có và khuyến khích ứng dụng công nghệ không đốt than thiện với môi trường. Theo dự thảo Chiến lược quản lý chất thải y tế, công nghệ xử lý rác thải y tế cần thân thiện với môi trường, có thể loại trừ được mầm bệnh trong chất thải lây nhiễm và không gây ra ô nhiễm thứ phát.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều tiêu chuẩn về lò đốt chất thải rắn y tế, trong đó có TCVN 7380:2004: lò đốt chất thải rắn y tế - yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7381:2004: lò đốt chất thải rắn y tế - phương pháp đánh giá và thẩm định; QCVN 02:2008/BTNMT: quy chuẩn quốc gia – yêu cầu kỹ thuật của khí thải ḷ đốt chất thải rắn y tế.

Chi phí vận hành lò đốt tại chỗ là tốn kém, trong khi đó chi phí vận chuyển ra ngoài và xử lý theo cụm lại dựa trên thỏa thuận giữa các bệnh viện.
2.1.2.2 Các công nghệ không đốt
Trong khuôn khổ dự án, các công nghệ không đốt có thể được lựa chọn bao gồm:


  • Khử trùng hơi nóng ẩm (lò hấp), khử trùng bằng vi sóng, khử trùng hóa học để xử lý chất thải lây nhiễm;

  • Máy nghiền để làm giảm thể tích chất thải;

  • Máy cắt hoặc máy hủy kim tiêm;

  • Hố chôn xi măng dành cho chất thải sắc nhọn và chất thải giải phẫu;

  • Đóng rắn, bao gói áp dụng cho chất thải hóa học và chất thải dược phẩm;

  • Lưu giữ an toàn để phân hủy chất thải phóng xạ;

  • Trả lại nhà cung cấp chất thải hóa học hoặc bình chứa khí nén.

  • Ký hợp đồng với đơn vị có giấy phép để vận chuyển và xử lý bên ngoài.

Một công nghệ không đốt chi phù hợp với một số loại chất thải nhất định, như mô tả trong Bảng 4, trong khi đó Bảng 5 đưa ra một số ưu điểm của từng công nghệ. Vì thế, bệnh viện cần phối hợp nhiều công nghệ không đốt để xử lý an toàn tất cả các loại chất thải bệnh viện. Quy chế Quản lý chất thải nguy hại (ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QD-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế) và các Hướng dẫn quản lý chất thải y tế của WHO đã đưa ra gợi ý về những công nghệ không đốt có thể áp dụng được cho những loại chất thải y tế khác nhau.

Chi phí đầu tư của các công nghệ thay đổi tùy thuộc loại công nghệ, mức độ tinh vi trong vận hành và thời điểm đầu tư. Chi phí vận hành tương đối thấp, và bao gồm chi phí cho tiêu thụ điện, nước, túi đựng và nhân công. Các công nghệ đơn giản như máy cắt kim tiêm, máy hủy kim tiêm, hố chôn xi măng có chi phí vận hành thấp.

Mỗi bệnh viện trong dự án cần chuẩn bị một Kế hoạch quản lý chất thải y tế trong đó mô tả đặc điểm của bệnh viện, những loại chất thải phát sinh, các công nghệ xử lý được lựa chọn kèm theo cấu hình phù hợp. Các phương tiện cắt, hủy kim tiêm rất cần thiết cho quản lý vật sắc nhọn trong bệnh viện và phải được duy trì ở tất cả các bệnh viện.


Bảng 4: Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải y tế






Lò đốt nhiệt phân

Lò hấp (khử trùng bằng hơi nóng ẩm)

Khử trùng bằng vi sóng

Khử trùng hóa học

Chôn lấp an toàn

Đóng

rắn


Khác

Chất thải lây nhiễm

Sắc nhọn











Không

-

Không sắc nhọn











Không

-

Lây nhiễm cao











Không

-

Giải phẫu



Không

Không

Không



Không

-

Chất thải hóa học

Dược phẩm

Số lượng nhỏ

Không

Không

Không





Trả nhà cung cấp

Gây độc tế bào

Không

Không

Không

Không

Không



Trả nhà cung cấp

Hóa chất nguy hại

Số lượng nhỏ

Không

Không

Không

Không

Không

Trả nhà cung cấp

Chất thải phóng xạ

Không

Không

Không

Không

Không

Không

Lưu giữ bán hủy

Bình chứa khí nén

Không

Không

Không

Không



Không

Trả nhà cung cấp



Bảng 5: Ưu nhược điểm chính của các công nghệ xử lý chất thải y tế

Công nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

Chi phí (thời điểm 2010)

Công nghệ không đốt

Máy cắt kim tiêm

- Ngăn ngừa tái sử dụng kim tiêm

- Dễ vận hành, chi phí thấp

- Xi lanh có thể tái chế


- Kim tiêm cần được xử lý tiếp sau khi cắt và phân loại



- Chi phí đầu tư: 2-80 USD

- Vận hành được 200,000 lần cắt



Máy hủy kim tiêm

- Khử trùng và phá hủy kim tiêm bằng điện

- Dễ vận hành, chi phí thấp

- Xi lanh có thể tái chế


- Cần có điện

- Gốc kim tiêm vẫn còn sau khi hủy



- Chi phí đầu tư: 100 – 150 USD


Đóng rắn

- Có thể áp dụng cho chất thải hóa học và chất thải dược phẩm

- Dễ vận hành, chi phí thấp



- Không áp dụng cho các loại chất thải khác


- Chi phí đầu tư cho xi măng và cát

Hố chôn xi măng

- Có thể áp dụng cho chất thải sắc nhọn và chất thải bệnh phẩm

- Dễ vận hành, chi phí thấp



- Đòi hỏi đất và khoảng trống

- Tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm nếu thiết kết và xây dựng không đảm bảo



- Chi phí đầu tư: 100–200 USD/m3

Chôn lấp hợp vệ sinh

- Tương đối an toàn nếu hạn chế được tiếp cận và thẩm thấu qua thành hố chôn

- Chi phí đầu tư và vận hành thấp




- Chỉ áp dụng cho bệnh viện ở miền núi hoặc nông thôn

- Chi phí đầu tư: nhân công, mái che, hàng rào

Khử trùng bằng hơi nước (lò hấp)

- Hiệu suất khử trùng cao

- Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền

- Chi phí vận hành thấp

- Thân thiện với môi trường

- Công nghệ phổ biến trong bệnh viện


- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp

- Đòi hỏi nhân công có trình độ

- Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt


- Chi phí đầu tư:

500 – 50,000 USD

- Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg


Khử trùng bằng vi sóng

- Hiệu suất khử trùng cao

- Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền

- Chi phí vận hành thấp

- Thân thiện với môi trường




- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp

- Đòi hỏi nhân công có trình độ

- Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt


- Chi phí đầu tư:

70,000 – 50,000 USD

- Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg


Khử trùng bằng hơi nước kết hợp vi sóng

- Hiệu suất khử trùng cao

- Giảm được thể tích chất thải nếu có máy nghiền

- Chi phí vận hành thấp

- Thân thiện với môi trường



- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải dược phẩm và chất thải hóa học và những chất thải không thể hấp

- Đòi hỏi nhân công có trình độ

- Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi túi chịu nhiệt


- Chi phí đầu tư:

180,000 – 250,000 USD

- Chi phí vận hành: 0.33 USD/kg


Khử trùng hóa học

- Hiệu suất khử trùng cao, đặc biệt là chất thải lây nhiễm dạng lỏng

- Giảm thể tích chất thải nếu kèm theo máy nghiền

- Một số hóa chất khử trùng không đắt


- Không phù hợp đối với chất thải giải phẫu, chất thải sắc nhọn, chất thải dược phẩm, chất thải hóa học

- Đòi hỏi nhân công có trình độ

- Hóa chất nguy hại có thể gây ô nhiễm môi trường


- Chi phí vận hành cho hóa chất khử trùng

Công nghệ thiêu đốt

Lò đốt một buồng

- Hiệu suất khử trùng tốt

- Giảm đáng kể thể tích và khối lượng chất thải

- Không cần công nhân vận hành có trình độ


- Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí

- Không hiệu quả đối với các hóa chất, thuốc chịu được nhiệt độ cao



- Chi phí đầu tư:

1000 – 15000 USD

- Chi phí vận hành: 0.6 USD/kg hoặc đắt hơn


Lò đốt hai buồng (lò đốt nhiệt phân)

- Phù hợp với tất cả chất thải lây nhiễm, hầu hết chất thải hóa học và chất thải dược phẩm

- Giảm đáng kể khối lượng và thể tích chất thải



- Không phá hủy được toàn bộ chất thải gây độc tế bào

- Chi phí đầu tư tương đối cao

- Chi phí vận hành cao

- Đòi hỏi công nhân có trình độ

- Phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí nếu vận hành và bảo dưỡng không đảm bảo


- Chi phí đầu tư:

20,000 – 100,000 USD

- Chi phí vận hành: 0.6 USD/kg hoặc đắt hơn


    1. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ

Theo các chính sách hiện tại, mỗi bệnh viện phải lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải sao cho nước thả sau xử lý đáp ứng được Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT về nước thải y tế. Chính phủ đã ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 – Thoát nước bên ngoài công trình và mạng lưới – tiêu chuẩn thiết kế. Bộ Y tế đang soạn thảo một hướng dẫn về xử lý nước thải y tế và Bộ Xây dựng soản thảo Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế, vận hành và bảo dưỡng công trình xử lý nước thải bệnh viện.

Nước thải bệnh viện có thành phần tương tự như nước thải đô thị. Lo ngại chủ yếu tập trung vào vi sinh vật gây bệnh đường ruột dễ dàng lây truyền qua nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý tốt, nước thải bệnh viện còn chứa nhiều dược phẩm, hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của công trình xử lý sinh học. Nhiều nghiên cứu về chất lượng của nước thải bệnh viện đã được thực hiện và các phát hiện chính được tóm tắt trong Bảng dưới đây.



Bảng 6: Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện



TT

Bệnh viện

pH

DO (mg/l)

H2S (mg/l)

BOD5 (mg/l)

COD (mg/l)

Tổng Phospho (mg/l)

Tổng Nitơ (mg/l)

SS (mg/l)

1

Theo tuyến

























1.1

Trung ương

6,97

1,89

4,05

119,8

263,2

2,555

46,1

218,6

1.2

Tỉnh

6,91

1,34

7,48

163,9

314,4

1,71

38,9

210

1.3

Huyện và ngành

7,12

1,59

4,84

139,2

279,9

1,44

38,9

246

2

Theo chuyên khoa

























2.1

Đa khoa

6,91

1,3

5,61

147,6

301,4

1,57

37,2

238

2.2

Lao

6,72

1,63

2,98

143,3

307,3

1,15

46,1

222,2

2.3

Sản phụ

7,21

1,33

7,73

167

321,9

0,99

53,2

251,3


2.2.1 Các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong các bệnh viện ở Việt Nam:


Các công nghệ xử lý nước thải hiện áp dụng trong bệnh viện của Việt Nam có thể chia làm 4 nhóm phương án.

  • Phương án 1:

Đối với nhóm công nghệ thứ nhất, nước thải bệnh viện được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại, bể lắng và sau đó được khử trùng hoặc xử lư trong hồ sinh học hay băi lọc ngập nước (Hình 1)
Hình 1: Sơ đồ công nghệ của phương án 1



Nước thải

Bể tự hoại

Bể lắng

Khử trùng

Thải ra

Nước thải

Bể lắng


Hồ sinh học hoặc bãi lọc ngập nước

Bể tự hoại



Thải ra






  • Phương án 2:

Trong nhóm công nghệ thứ hai, nước thải bệnh viện lần lượt trải qua các quá trình xử lý sơ bộ (trong bể tự hoại hoặc bể lắng), xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo (trong bể lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính) và khử trùng (xem Hình 2). Các bệnh viện ở Việt Nam đã áp dụng nhóm công nghệ này từ 1975. Cho đến nay, đây vẫn là nhóm công nghệ phổ biến nhất ở Việt Nam.
Hình 2: Sơ đồ công nghệ của phương án 2



Nước thải

Ngăn thu +

Song chắn rác



Công trình xử lý

sinh học


Bể lắng thứ cấp

Xả thải

Bể tự hoại

Khử trùng





  • Phương án 3:

Trong nhóm công nghệ thứ ba, nước thải được xử lý sơ bộ trong công trình hợp khối, xử lý tiếp theo trong mo-dun thiết bị xử lý sinh học và được khử trùng trước khi xả thải ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải sử dụng phương án hợp khối và theo mo-dun như CN2000, V69 đã được xây dựng ở Việt Nam từ 1998.
Hình 3: Sơ đồ công nghệ của phương án 3



Hệ thống hợp khối


Nước thải

Song chắn rác

Ngăn thu nước thải

Bể điều hòa và xử lý sơ bộ

Xả thải

Hố bơm và các bơm chìm

Ngăn bùn

Bể xử lý

thứ cấp


Thiết bị xử lý

aerolift – aeroten với

vật liệu lọc sinh học

cao tải


Thiết bị khử trùng

Modun thiết bị






  • Phương án 4:

Nhóm công nghệ thứ tư bao gồm các công nghệ mới nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây ví dụ như công trình xử lý gián đoạn theo mẻ hay công nghệ có tên AAO (kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí).

Hình 4: Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải

sử dụng công nghệ xử lý gián đoạn theo mẻ



Nước thải

Máy lọc rác

Bể lắng và bể điều hòa

Xử lý sinh học gián đoạn theo mẻ


Khử trùng bằng Ozon



Xả thải





Bảng 7: Các thông số thiết kế của 4 nhóm công nghệ:





Phương án

1

Phương án

2

Phương án 3

Phương án 4

Tải lượng BOD

(kg/m3/day)



0.4

0.8 - 1

0.6

1.8 – 3

Chất rắn lơ lửng

(mg/l)


400 – 500

5000 - 7000

400 – 1000

10000 – 12000

Khả năng thích nghi bùn hoạt tính

Không ổn định

Thích nghi trung bình

Thích nghi trung bình

Cao, ổn định

Thời gian lưu

Thấp

Trung bình

Trung bình

Cao

Hiệu suất xử lý chất rắn lơ lửng

67% - 70%

85% - 95%

80% - 87%

90% - 97%

Hiệu suất xử lý chất hữu cơ

75%

85% - 95%

90%

> 96%

Hiệu suất xử lý nitơ

Thấp

Khá

Khá

Rất tốt

Hiệu suất khử trùng

Trung bình

Tốt

Tốt

Tốt


Bảng 8: Hiệu suất xử lý của các phương án trong điều kiện thực tế

.





BOD5

COD

Total N

Total P

SS

Overall

Phương án 1

Đầu vào

129.9

183.1

16.56

1.76

36.0




Đầu ra

83.5

116.1

12.37

1.09

22.9




Hiệu suất xử lý

35.72

36.59

25.3

38.07

36.39

38.2

Phương án 2

Đầu vào

179.2

221.5

12.29

1.23

53.3




Đầu ra

140.7

186.2

7.23

0.28

29.6




Hiệu suất xử lý

21.48

15.94

41.17

77.24

44.47

49.61

Phương án 3

Đầu vào

118.6

172.0

17.08

1.60

28.4




Đầu ra

89.6

142.9

12.75

1.65

28.5




Hiệu suất xử lý

24.45

16.92

25.35

-

-

27.63

Phương án 4

Đầu vào

165.7

227.5

17.23

1.95

37.8




Đầu ra

94.8

130.8

9.09

1.05

14.8




Hiệu suất xử lý

42.79

42.51

47.24

46.15

60.85

53.84

Nguồn: Hội môi trường xây dựng Việt Nam, Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về các công trình xử lý nước thải bệnh viện

2.2.2 Hướng dẫn lựa chọn công nghệ


  • Đánh giá khối lượng nước thải của bệnh viện

Mặc dù trong giai đoạn xây dựng ý tưởng, khối lượng nước thải bệnh viện được chọn là 0.95m3/giường/ngày, tư vấn lập dự án đầu tư hay báo cáo kinh tế kỹ thuật cần đánh giá lượng nước tiêu thụ và nước thải thực tế của bệnh viên dự án, ước tính lượng nước thải tới năm 2020, tính toán công suất của hệ thống xử lý. Qua tổng kết các nghiên cứu và khảo sát một số bệnh viện lựa chọn, lượng nước thải bệnh viện trong dự án dự tính đạt 0.65 m3 – 0.8 m3/giường thực kê/ngày tới năm 2020. Lưu lượng nước thải Qh,max (m3/h) của bệnh viện chọn bằng 1/10 Qd.

  • Phân tích tính chất nước thải bệnh viện và yêu cầu vệ sinh của nguồn tiếp nhận

Trong giai đoạn khả thi, nước thải của bệnh viện dự án cần được lấy mẫu và phân tích các chất gây ô nhiễm vào thời điểm buổi sáng (9h) và thời điểm buổi chiều (15h). Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT đưa ra một danh sách các thông số cần phân tích và yêu cầu vệ sinh của nguồn tiếp nhận nước thải.

  • Mức độ xử lý

Nước thải bệnh viện được xử lý theo 3 bậc:

  • Các công trình xử lý bậc 1 bao gồm song chắn rắc, bể lắng cát, bể lắng sơ bộ, bể tự hoại v.v để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn và các chất lơ lửng

  • Các công trình xử lý bậc 2 chủ yếu là các công trình xử lý sinh học để loại bỏ chất hữu cơ và một phần chất dinh dưỡng

  • Các công trình xử lý bậc 3 bao gồm các công trình loại bỏ chất dinh dưỡng và khử trùng nước thải.

  • Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải cần được ổn định, tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh trước khi vận chuyển ra ngoài để tiêu hủy. Bùn có thể được làm khô trong phạm vi công trình xử lý nước thải.

Bảng 9: Các công nghệ có thể áp dụng cho công trình xử lý nước thải bệnh viện

Công trình xử lý

Các phương án công nghệ

Bể tự hoại

Bể tự hoại đơn giản

Bể tự hoại vách ngăn mỏng

Bể tự hoại vách ngăn mỏng có lọc kỵ khí

Thiết bị chắn rác

Song, màn chắn rác

Thiết bị chắn rác vận hành cơ giới

Xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo

Xử lý sinh học gắn kết

Lọc sinh học nhỏ giọt

Lọc sinh học ngập nước

Đĩa sinh học

Xử lý sinh học lơ lửng

Bể aeroten trộn

Aeroten thổi khí kéo dài

Xử lý gián đoạn theo mẻ

Mương oxi hóa

Loại bỏ các chất dinh dưỡng

Kỵ khí – Thiếu khí – Hiếu khí (AAO)

AOAO

Các phương pháp khác

Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

Bãi lọc ngập nước

Hồ sinh học hiếu khí, kỵ khí hoặc tùy tiện

Khử trùng

Bằng Clo

Bằng tia cực tím

Bằng Ozon

Xử lý bùn

Ngăn nén bùn

Bể metal

Công trình làm khô bùn

Một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện có thể áp dụng một hoặc nhiều phướng án xử lý sinh học miễn là chất lượng nước thải đầu ra đáp ứng được QCVN 28:2010/BTNMT và các công trình xử lý nước thải phù hợp với điều kiện của bệnh viện.

Bảng 10: Lựa chọn bậc xử lý nước thải theo yêu cầu xử lý

Bậc xử lý

Các chất lơ lửng (mg/l)

BOD5 (mg/l)

Nitơ and phốt pho

Xử lý bậc 1

80

-

-

Xử lý bậc 2




25– 80

-

- Xử lý không hoàn toàn

25-80

15-25




- Xử lý hoàn toàn

15-25

15 -25

Nitơrát hóa

Xử lý bậc 3

< 15

< 15

Loại bỏ 90% N

Loại bỏ 70% P



Bảng 11: Lựa chọn phương pháp xử lý theo nồng độ các chất ô nhiễm

trong nước thải đầu vào





Nồng độ BOD5 (mg/l)

Khi Amonia vượt tiêu chuẩn

Khi tổng nitơ vượt tiêu chuẩn

≤150

≤300

≤500

>500

Xử lý hiếu khí



















Bằng quá trình sinh trưởng bám dính



















- Lọc sinh học nhỏ giọt

+

-

-

-

+

-

- Đĩa quay sinh học

+

-

-

-

+

-

- Lọc sinh học ngập nước

+

-

-

-

+

-

- Lọc sinh học tải trọng cao

+

+

-

-

+

-

Bằng quá trình sinh trưởng lơ lửng

+

+

+

-

+

-

Xử lý kỵ khí

+

+

+

+

-

-

Xử lý thiếu khí

-

-

-

-

-

+

Ghi chú: (+) có thể áp dụng; (-) không thể áp dụng

  • Vị trí và khu vực dự kiến bố trị công trình xử lý nước thải

Các bệnh viện ở khu vực nông thôn có quỹ đất đủ lớn (> 0.5 ha) và khoảng cách vệ sinh tối thiểu tới nhà dân và công trình bệnh viện xung quanh ≥ 200 mét nên áp dụng sơ đồ xử lý kết hợp các công trình xử lý bậc 1 phân tán và công trình xử lý sinh học tập trung trong điều kiện tự nhiên như hồ sinh học hay bãi lọc ngập nước

Hình 5: Sơ đồ xử lý nước thải bậc 1 phân tán kết hợp với xử lý sinh học tập trung trong điều kiện tự nhiên


Nước thải từ khoa phòng

Các công trình xử lý bậc 1

phân tán


Công trình

xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên



Thải ra môi trường

Khử trùng sơ bộ







Các bệnh viện ở thành thị và không có quỹ đất đủ lớn cho công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên được khuyến cáo áp dụng sơ đồ xử lý kết hợp xử lý bậc 1 phân tán với xử lý sinh học tập trung trong điều kiện nhân tạo (xem hình 6).

Hình 6: Sơ đồ xử lý nước thải bậc 1 phân tán kết hợp với xử lý sinh học tập trung trong điều kiện tự nhiên


Nước thải



Bể tự hoại, lắng cát, lọc dầu mỡ





Song chắn rác





Bể lắng sơ cấp

(có thể kết hợp với bể điều hòa)



Công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo




Bể lắng thứ cấp

Xử lý bùn

Khử trùng





Thải ra môi trường



Sơ đồ xử lý này được giới thiệu trong các dự thảo “Hướng dẫn xử lý nước thả bệnh viện”, “Tiêu chuẩn Việt Nam về các công trình xử lý nước thải bệnh viện – yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, vận hành và bảo dưỡng” và “Kế hoạch tổng thể quản lý chất thải y tế”.

Ở thành thị, các công trình xử lý nước thải nên được thiết kế hợp khối để tiết kiệm diện tích đất. Hệ thống xử lý nước thải cho phép hợp khối các quá trình xử lý sinh học và khử trùng trong các module FRP composite chế tạo sẵn phù hợp với các bệnh viện nằm ở trung tâm của thành phố lớn, nơi có diện tích chật hẹp.



Hình 7: Sơ đồ xử lý nước thải trong các module FRP composite chế tạo sẵn

Bệnh viện chỉ xây lắp công trình hoặc thiết bị xử lý bùn tại chỗ (sân phơi bùn, thiết bị làm khô bùn) chỉ khi khoảng cách vệ sinh tới nhà dân hoặc công trình bệnh viện lớn hơn 100 mét. Các công trình xử lý sinh học để mở ra ngoài trời như kênh ôxy hóa hay bể aeroten trộn cũng chỉ được áp dụng khi khoảng cách vệ sinh đạt 100 mét.



  • Yêu cầu và vận hành, bảo dưỡng và khả năng đáp ứng của bệnh viện

Để đảm bảo tính bền vững, các bệnh viện dự án cần lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đòi hỏi các điều kiện vận hành và bảo dưỡng phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của bệnh viện. Các bệnh viện có nguồn thu thấp và nhân lực hạn chế (như bệnh viện chuyên khoa lao, tâm thần, điều dưỡng, bệnh viện đa khoa khu vực và các bệnh viện chưa tự chủ tài chính) nên lựa chọn công nghệ chi phí thấp như các công trình xử lý cơ học kết hợp với các công trình xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên (hồ sinh học, băi lọc ngập nước), bể lọc sinh học nhỏ giọt. Các bệnh viện có nguồn thu lớn hơn (bệnh viện chuyên khoa mắt, phụ sản, bệnh viện đa khoa tỉnh v.v) có thể lựa chọn công nghệ tiêu thụ nhiều điện năng và hóa chất hơn và đòi hỏi công nhân vận hành có trình độ. Cuối cùng, dự án đầu tư chỉ được phê duyệt khi bệnh viện chứng minh được năng lực vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải. Bảng 12 tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của các công nghệ xử lý sinh học.

Bảng 12: Ưu nhược điểm của các công trình xử lý nước thải sử dụng phương pháp xử lý sinh học khác nhau


Công nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên

(hồ sinh học, bãi lọc ngập nước)



- Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm thấp và trung bình

- Chi phí đầu tư thấp (300 USD/m3)

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp (0.05 USD/m3)

- Dễ vận hành và bảo dưỡng

- Không đòi hỏi công nhân có trình độ cao


- Không phù hợp với nước thải bệnh viện có mức độ ô nhiễm cao

- Chiếm nhiều diện tích


Bùn hoạt tính



- Hiệu quả xử lý cao đối với các chất hữu cơ (BOD, COD) và ammonia

- Cấu trúc của thiết bị xử lý đơn giản

- Chi phí đầu tư thấp (400 - 600 USD/m3 tùy theo mức độ xử lý)


- Chi phí vận hành cao (0.9 USD/m3)) do tiêu thụ nhiều điện năng, không thể vận hành khi mất điện

- Quá trình thổi khí phát sinh tiếng ồn và có thể phát tán mầm bệnh ra không khí

- Chiếm nhiều diện tích

- Bệnh viện cần có người vận hành có trình độ


Lọc sinh học

(nhỏ giọt hoặc vật liệu chìm)


- Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình

- Cấu trúc đơn giản, dễ lắp đặt

- Chi phí đầu tư không cao (khoảng 400-500 USD/m3)

- Chi phí vận hành thấp (khoảng 0.07 USD/m3 nước thải)

- Dễ vận hành, bảo dưỡng; không đòi hỏi công nhân có trình độ

- Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính



- Không phù hợp để xử lý nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và nitơ cao

- Đòi hỏi bể điều hòa nước thải đầu vào, đòi hỏi bể thứ cấp

- Không thể vận hành nếu mất điện

- Có thể gây phát sinh mùi nếu vận hành không hợp lý


Hệ thống xử lý hợp khối sử dụng công nghệ thông khí tiếp xúc



- Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ và nitơ. Chất lượng nước sau xử lý tốt và ổn định

- Vận hành đơn giản và ổn định hơn công nghệ bùn hoạt tính

- Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính


- Chi phí đầu tư cao (khoảng 700 USD/m3)

- Chi phí vận hành cao (0.12 USD/m3) bởi vì tiêu thụ nhiều hóa chất và điện năng cho thông khí cưỡng bức;

- Không thể vận hành nếu mất điện

- Có thể phát sinh tiếng ồn và mùi hôi nếu vận hàn và bảo dưỡng không đảm bảo



Hệ thống hợp khối trong module FRPcomposite chế tạo sẵn có áp dụng quá trình AAO

- Xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao

- Lắp đặt linh hoạt, chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm dưới đất



- Chi phí đầu tư cao ( 1200 USD /m3 nước thải)

- Chi phí vận hành và bảo dưỡng tương đối cao (0.1 USD/m3 nước thải); Màng lọc phải được bảo dưỡng hàng năm và thay thế sau 10 năm

- Đòi hỏi nhân viên có trình độ


Chi phí vận hành của các công trình xử lý nước thải bao gồm chi phí tiêu thụ điện năng để vận hành máy thổi khí và các máy bơm, chế phẩm vi sinh để xử lý sinh học, hóa chất để khử trùng, nạo vét và tiêu hủy bùn, lương thưởng cho công nhân vận hành. Chi phí bảo dưỡng hàng năm thường chiếm 5% tổng giá trị thiết bị và xây lắp (theo thông lệ quốc tế). Chi phí vận hành và bảo dưỡng các công trình xử lý nước thải cần được mô tả chi tiết trong báo cáo lập dự án đầu tư (hay báo cáo kinh tế kỹ thuật).

  • Thiết kế, thẩm định và phê duyệt công nghệ xử lý nước thải

Quy mô dự án đầu tư

Văn kiện dự án

Thiết kế công trình

Thẩm định và phê duyệt

< 15 tỷ đồng

( 750,000 USD)



Báo cáo kinh tế kỹ thuật

(Theo mẫu quy định trong Luật xây dựng)



Thiết kế thi công

(Thiết kế một bước)



- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế thi công cùng một lúc.

- Chủ đầu tư trình người ra quyết định đầu tư phê duyệt



≥ 15 tỷ đồng

(750,000 USD)



Lập dự án đầu tư

(Theo mẫu quy định trong NĐ 12/2009/NĐ-CP)



Thiết kế cơ sở

- Người ra quyết định đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định dự án đầu tư và thiết kế cơ sở

-

Thiết kế thi công

(thiết kế hai bước)



- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định thiết kế thi công

- Chủ đầu tư trình người ra quyết định đầu tư phê duyệt




tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương