BỘ y tế SỔ tay hưỚng dẫn thực hiệN



tải về 2.97 Mb.
trang2/29
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.97 Mb.
#22882
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29








PHẦN I. TỔ CHỨC, QUẢN LÝTHỰC HIỆN DỰ ÁN

CHƯƠNG 1 tHÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1.1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA DỰ ÁN


  • Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

  • Nghị định số 22/2010 ngày 09/3/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

  • Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

  • Thông tư số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính áp dụng đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

  • Thông tư số 40/2011/TT-BTC ngày 22/3/2011 cuả Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án ODA.

  • Thông tư số 107/2011/TT-BTC ngày 20/7/2011 cuả Bộ Tài Chính sửa đổi điểm sửa đổi điểm c, khoản 2 điều 1 thông tư số 40/2007/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2011 của Bộ Tài chính.

  • Văn bản số 1367/TTg-QHQT ngày 9/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện, vay vốn của Ngân hàng thế giới

  • Kết quả đàm phán Hiệp định tín dụng phát triển của Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn ngân hàng thế giới;

  • Quyết định số 147/QĐ-BYT ngày 21/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt nội dung văn kiện Dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới;

  • Hiệp định Tín dụng Phát triển số 4899-VN ký ngày 31/5/2011 giữa đại diện nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

  • Quyết định số 4708/QĐ-BYT ngày 6/12/2010 về việc thành lập Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).

  • Quyết định số 5408/QĐ-BYT ngày 28/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải y tế.

1.2 THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN

1.2.1 Tên Dự án: Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện


(Tên tiếng Anh: Hospital Waste Management Support Project)

1.2.2 Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Y tế

1.2.3 Cơ quan chủ dự án: Bộ Y tế và các Sở y tế được hỗ trợ đầu tư từ Dự án, trong đó chức năng chủ đầu tư các tiểu dự án xử lý chất thải được Dự án tài trợ thực hiện như sau:

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Trung ương (Thực hiện hợp phần 1 và 3).

Các bệnh viện tuyến Trung ương (Thực hiện hợp phần 2 tuyến

trung ương).

Các Sở Y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền (Thực hiện hợp phần 2 tuyến địa phương).



1.2.4 Địa bàn thực hiện Dự án: Cả nước (các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và đa khoa khu vực liên huyện) và Bộ Y tế.

1.2.5 Thời gian thực hiện: 6 năm, kể từ ngày Dự án có hiệu lực (Dự kiến 1/9/2011 đến 31/8/2017).

1.2.6 Mục tiêu của Dự án:


a) Mục tiêu chung

Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện nhằm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện tại Việt Nam, góp phần nâng cao sức khoẻ của nhân dân.



b) Mục tiêu cụ thể

Với mục tiêu chung nêu trên, Dự án sẽ đầu tư, hỗ trợ cho hệ thống xử lý chất thải của các bệnh viện được hưởng lợi, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực và kinh phí vận hành, lập chính sách với 3 mục tiêu trước mắt như sau:



  1. Cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế ở Việt Nam

  2. Hỗ trợ đầu tư xây lắp, trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng cho khỏang 200 – 250 các bệnh viện tại Việt Nam (ít nhất 150 bệnh viện), ưu tiên cho các bệnh viện công có nhu cầu cấp thiết về xử lý chất thải thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện huyện quy mô lớn thuộc các tỉnh khó khăn thuộc miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và một số địa phương khác.

  3. Nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quan trắc, kiểm định hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế.

1.2.7 Nội dung đầu tư của Dự án


Nội dung đầu tư của Dự án bao gồm 3 Hợp phần

Hợp phần 1: Tăng cường cơ sở chính sách và năng lực thể chế cho quản lý chất thải y tế (9 triệu USD)

Kế hoạch tổng thể quốc gia đã thống nhất và các tài liệu kỹ thuật đã được xây dựng khác đã chỉ ra nhu cầu đào tạo, hỗ trợ năng cường năng lực thể chế và việc tiếp tục xây dựng các văn bản chính sách. Hợp phần này sẽ tài trợ cho các dạng hoạt động sau:



  1. đào tạo/tập huấn, bao gồm tăng cường cơ cấu đào tạo/tập huấn, đào tạo giảng viên, xây dựng tài liệu đào tạo: Dự án sẽ phối hợp với các tỉnh, huyện, bệnh viện nơi triển khai dự án để xác định các nhu cầu về tập huấn/đào tạo, nội dung và đối tượng đào tạo cho phù hợp;

  2. các tài liệu thông tin cho quá trình hoạch định chính sách của ban giám đốc và các nhà quản lý bệnh viện, trong đó bao gồm xây dựng, ban hành một danh mục các phương tiện, dụng cụ mua sắm phục vụ công tác phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải y tế;

  3. nâng cao nhận thức cho công chúng;

  4. giám sát và đánh giá việc tuân thủ chính sách và các tiêu chuẩn môi trường.

Hợp phần 2: Khoản tài trợ dựa trên kết quả để cải thiện xử lý chất thải y tế (134 triệu USD)

Dự án xây dựng một hướng dẫn lựa chọn công nghệ và chi phí gọi tắt là “thực đơn” các khoản tài trợ dựa trên kết quả cho từng loại hình, quy mô bệnh viện, phân loại bệnh viện theo nguy cơ (mức độ ảnh hưởng tới sức khoẻ, môi trường của chất thải mà cơ sở đó thải ra môi trường) cũng như cho các công nghệ hiện có. Thực đơn này sẽ bao gồm các lựa chọn cho nâng cấp quản lý chất thải rắn, nâng cấp quản lý chất thải lỏng, hỗ trợ quản lý ở cấp độ cơ sở y tế, và hỗ trợ kinh phí vận hành trong một khoảng thời gian nhất định sau khi việc nâng cấp hoàn tất. Dự án sẽ tổ chức nghiên cứu, xem xét và áp dụng các giải pháp xây dựng và công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp với thực tế của Việt Nam và có chi phí phù hợp. Các hướng dẫn lựa chọn công nghệ và chi phí được trình bày trong phụ lục tại phần VI.



Các khoản tài trợ cũng có thể được cấp để trả cho toàn bộ hoặc một phần chi phí vận hành sau khi hệ thống xử lý được nâng cấp và đầu tư. Đầu ra/kết quả mong đợi của những khoản tài trợ là cơ sở y tế đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý chất thải y tế (nêu trong phần VI). Các tiêu chí lựa chọn cơ sở y tế xây dựng trên 2 nguyên tắc chính bao gồm:

  • Tính cấp bách về nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt các cơ sở thuộc danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nêu tại phụ lục số 2 Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các thay đổi hiện hành của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh hiện hành;

  • Tính sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của dự án, bao gồm kế hoạch quản lý chất thải y tế của tỉnh và bệnh viện và năng lực thực hiện dự án.

Các tiêu chí lựa chọn cụ thể như sau:

a) Đối với lựa chọn tỉnh đầu tư


- Phải có Kế họach quản lý chất thải y tế của tỉnh chuẩn bị theo hướng dẫn được duyệt của Dự án và được Dự án xem xét, chấp thuận.


- Ưu tiên các địa phương vùng khó khăn và địa phương có các bệnh viện nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm hiện hành (Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).


b) Đối với bệnh viện

- Là bệnh viện công;

- Bệnh viện tuyến tỉnh, đa khoa khu vực liên huyện hoặc bệnh viện huyện quy mô tối thiểu được Bộ Y tế và Ngân hàng thế giới thống nhất (tại thời điểm thẩm định dự án là 200 giường bệnh); là nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm đặt tại các khu vực đông dân cư. Quy mô giường bệnh tối thiểu có thể được đầu tư có thể sẽ được xem xét trong quá trình triển khai dự án.

- Có xây dựng Kế họach quản lý chất thải của bệnh viện theo mẫu được duyệt (được đánh giá chất lượng).

- Không có các hỗ trợ khác hoặc đầu tư của các nguồn khác không đủ so với tổng mức đầu tư được duyệt;

- Dự án sẽ tập trung vào các bệnh viện hiện có và tất cả việc lắp đặt, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cần phải được bố trí trong khuôn viên hiện có của bệnh viện (không chiếm đất mới);

- Yêu cầu về công nghệ: Trong điều kiện các lò đốt sản sinh các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững có hại cho môi trường (bao gồm cả Furan và Dioxin), dự án sẽ chú trọng đầu tư cho các công nghệ xử lý chất thải không đốt áp dụng cho các chất thải rắn (ví dụ hấp, vi sóng…) áp dụng cho từng bệnh viện được đầu tư. Mặc dù vẫn thừa nhận tại các khu vực đô thị lớn, các lò đốt tập trung (ví dụ các mô hình công ty môi trường đô thị hoặc các mô hình hợp tác công tư) vẫn tiếp tục là công nghệ để xử lý chất thải y tế nguy hại được thiết kế ở quy mô lớn và có áp dụng các lò đốt hiệu năng cao, năng suất lớn và có áp thiết bị an tòan môi trường.

Các khoản tài trợ sẽ được cung cấp ở cấp quốc gia/tỉnh, theo từng vòng cấp vốn, có thể là hai đợt/năm.

Theo tính toán ban đầu về định mức tài trợ cho mỗi khoản tài trợ (dựa trên các quy định hiện hành của Chính phủ và các dự án đã triển khai) như sau:


  1. Bệnh viện huyện quy mô 200 giường sẽ vào khoảng 300.000 đô la Mỹ.

  2. Bệnh viện tuyến tỉnh 500 giường sẽ vào khoảng 800.000 đô la.

  3. Bệnh viện tỉnh hoặc Trung ương lớn sẽ vào khoảng 2 triệu USD.

Định mức tài tính sẽ được hiệu chỉnh tùy theo sự thay đổi công nghệ, tình hình kinh tế xã hội và chỉ số lạm phát (đặc biệt là chỉ số giá xây dựng và tỷ giá) cũng như sự thay đổi quy mô của cơ sở y tế theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Trong trường hợp nếu đơn vị lựa chọn công nghệ và quy mô đầu tư có tổng mức đầu tư đầu tư cao hơn định mức tài trợ do Dự án và Ngân hàng thế giới quyết định, phần chênh lệch sẽ cho địa phương/đơn vị tự thu xếp.

Các bệnh viện nhận được khoản tài trợ phải đạt được các tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chất thải y tế (cả về các tiêu chuẩn phát thải và xả thải cũng như quy định về thực hành quản lý chất thải nội bộ, bao hàm tổ chức, trách nhiệm, giảm thiểu, phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải nguy hại). Sự tuân thủ này sẽ được xác nhận (thẩm định) của một Cơ quan kiểm định độc lập trong số 4 Viện được chọn Viện y học lao động và vệ sinh môi trường, Viện vệ sinh y tế công cộng TP HCM, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Một cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ tham gia các Đoàn thẩm định của các Cơ quan kiểm định độc lập

Hợp phần 2 gồm các tiểu thành phần sau:



B1. Hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải các bệnh viện tuyến địa phương (tỉnh và huyện):

Các khoản tài trợ sẽ được sử dụng cho các hạng mục đầu tư theo hướng dẫn về công nghệ và hướng dẫn chi tiết tại phần VI.

Về cơ chế thực hiện, Dự án không hỗ trợ việc thành lập Ban quản lý dự án tuyến tỉnh (PPMU). Các chi phí quản lý trong quá trình triển khai được kết cấu vào chi phí quản lý của từng khoản tài trợ.

B2. Hỗ trợ trang thiết bị và đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải các bệnh viện tuyến trung ương:

Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chất thải của các bệnh viện phù hợp với công suất xả thải và đạt tiêu chuẩn xả thải cũng như các tiêu chuẩn môi trường hiện hành với mức hỗ trợ được Ngân hàng thế giới và Bộ Y tế phê duyệt cho vòng cấp vốn ban đầu (trung bình 1200USD (tương đương) trên 1 giường bệnh cho hệ thống XLNT).

Về cơ chế quản lý, sẽ áp dụng hệ thống quản lý hiện hành của Chính phủ Việt Nam về quản lý đầu tư xây dựng. Khoản tài trợ từ dự án cho các Chủ đầu tư sẽ sử dụng để:



  1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho quản lý, xử lý chất thải rắng và chất thải lỏng;

  2. Nâng cao năng lực nội bộ đối với quản lý chất thải trong bệnh viện (bao gồm cả Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn và hệ thống các nhân viên khoa phòng có liên quan, cải thiện các quy chế/hướng dẫn của bệnh viện đối với việc giảm phát thải, phân loại, thu gom và lưu giữ chất thải độc hại;

  3. Xây dựng năng lực và đào tạo nhân viên về thực hành an toàn nghề nghiệp;

  4. Cung cấp các vật tư, vật liệu tiêu hao phục vụ hệ thống hậu cần nội bộ.

Hợp phần 3: Điều phối và hỗ trợ triển khai dự án (7 triệu USD)

Dự án được tổ chức nhằm giảm cơ cấu tổ chức cồng kềnh cho việc quản lý dự án. Dự án sẽ không thành lập mới các Ban quản lý dự án riêng ở tuyến tỉnh. Các Chủ đầu tư ở địa phương và bệnh viện tuyến trung ương có thể sử dụng các Ban quản lý dự án hiện có tại các địa phương và bệnh viện của mình để quản lý các khoản viện trợ (hoặc cũng có thể thành lập Ban quản lý dự án riêng sử dụng nguồn vốn đối ứng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng). Sau khi được lựa chọn, ở mỗi đợt, các đơn vị tham gia sẽ được tập huấn về quy trình xin tài trợ và chế độ báo cáo để sử dụng khoản viện trợ.

Tại tuyến Trung ương, một Ban quản lý dự án Trung ương được Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt động của Dự án từ lập kế hoạch, triển khai các hoạt động, giám sát, đánh giá và các hoạt động của Dự án. Cơ cấu cụ thể sẽ được mô tả trong Hướng dẫn về mô hình quản lý dự án.

Ban quản lý dự án hoạt động dưới sự chỉ đạo của một Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Y tế thành lập bao gồm Bộ trưởng, một thứ trưởng và đại diện lãnh đạo, chuyên gia các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, một Nhóm tư vấn kỹ thuật bao gồm các chuyên gia được đề cử và Bộ Y tế phê chuẩn sẽ tham gia đánh giá trong các vòng xét danh mục và mức cấp vốn. Chi phí chuyên gia sẽ tính trên số ngày thực tế được huy động.

Hợp phần 3 được xây dựng để hỗ trợ công tác điều phối, quản lý, triển khai thực hiện hoạt động của các hợp phần 1, 2, nhằm đạt được các mục tiêu của Dự án, thông qua tổ chức hoạt động của các cơ cấu Quản lý dự án trung ương và địa phương. Chi tiết về tổ chức và các hoạt động của Hợp phần 3 được nêu cụ thể trong phần Tổ chức thực hiện Dự án.

1.2.8 Vốn đầu tư và cơ cấu sử dụng vốn


a) Tổng vốn đầu tư: 155 triệu đô la Mỹ, tương đương 3.022,5 tỷ VNĐ1, từ các nguồn vốn sau:

Vốn ODA: 150 triệu đô la Mỹ, tương đương 2.925 tỷ đồng; trong đó:

    • Ngân sách cấp phát XDCB: 100 % tổng vốn ODA. Trong đó:

+ Cơ chế cấp phát trực tiếp cho các Bộ, cơ quan Trung ương: áp dụng đối với các bệnh viện do trung ương quản lý.

+ Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương: áp dụng đối với các bệnh viện do địa phương quản lý.



    • Cho vay lại: 0% tổng vốn ODA

Vốn đối ứng: 5 triệu đô la Mỹ, tương đương 97,5 tỷ đồng Việt Nam1

b) Vốn đầu tư phân theo các năm và nguồn vốn

Bảng 1. Cơ cấu tài chính của Dự án từ IDA (triệu USD)

Hợp phần

Kinh phí

IDA Tài chính

% Tài chính

1. Cải thiện môi trường chính sách và thể chế đối với quản lý chất thải y tế

9.0


9.0


100


1.1 Cải thiện chính sách và khung pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế

0.65

0.65




1.2 Tăng cường năng lực triển khai công tác quản lý chất thải y tế

1.05

1.05




1.3 Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát quản lý chất thải y tế

7.23

7.23




2. Hỗ trợ cải thiện xử lý chất thải bệnh viện

134.0

134.0

100

2.A Bệnh viện Trung ương

40.0

40.0




2.B Bệnh viện thuộc tỉnh

94.0

94.0




3. Quản lý, điều phối dự án

7.0

7.0

100

Tổng số chi phí ban đầu

Dự phòng vật chất

Dự phòng trượt giá











Tổng kinh phí dự án










Lãi suất trong quá trình thực hiện

Tổng các lọai phí












Tổng số kinh phí yêu cầu tài chính

150.0

150.0

150.0


Bảng 4: Phân kỳ kế hoạch giải ngân của Dự án (triệu USD)

Năm triển khai DA

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Hàng năm

3,0

10,0

30,0

40,0

50,0

17,0

Lũy tích

3,0

13,0

43,0

83,0

133,0

150,0


c) Cơ cấu phân bổ vốn đối ứng

- Vốn đối ứng: (97,5 tỷ đồng Việt Nam) cấp dưới hình thức hiện vật hoặc tiền mặt. Chi tiết về vốn đối ứng:

+ Lương, phụ cấp kiêm nhiệm cho các bộ dự án tuyến TW và địa phương, cán bộ hợp đồng làm việc do dự án.

+ Các chi phí, lệ phí không thuộc diện được sử dụng vốn nước ngoài (IDA) chi trả.

Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:

Vốn ngân sách trung ương cấp phát 19,5 tỷ đồng Việt Nam (20%) tổng vốn đối ứng: nằm trong dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương (ở đây là Bộ Y tế).

Các địa phương (80%): ngân sách địa phương tự đảm bảo; trừ các địa phương ngân sách khó khăn được Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương có trách nhiệm bố trí vốn bổ sung trong trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án cao hơn mức hỗ trợ của Dự án đã được Bộ Y tế và Ngân hàng thế giới phê duyệt.



1.2.9. Cơ chế quản lý nguồn vốn


a) Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện được quản lý và thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý dự án ODA, đồng thời phù hợp với các điều khoản trong Hiệp định vay vốn ký với WB.

b) Vốn vay của WB được quản lý qua một tài khoản đặc biệt do CPMU chịu trách nhiệm. Các khoản tài trợ được cấp phát cho CMPU (đối với các hoạt động do CPMU thực hiện) và cấp phát các Chủ đầu tư thực hiện Dự án (theo mô tả cụ thể tại Phần hướng dẫn quản lý tài chính). Về quản lý nguồn vốn tài trợ tại địa phương, Dự án sẽ ưu tiên lựa chọn Sở Y tế là các Chủ đầu tư tại tuyến tỉnh và các bệnh viện Trung ương là chủ đầu tư tại tuyến trung ương (theo quy định cụ thể tại Thỏa thuận tài trợ ký giữa Bộ Y tế và địa phương/bệnh viện (xem phụ lục 7).

c) Vốn đối ứng do ngân sách trung ương (vốn đầu tư) và ngân sách địa phương bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm đảm bảo phù hợp với tiến độ của Dự án.

d) Vốn của Dự án đầu tư để thực hiện hạng mục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải bệnh viện được quản lý, sử dụng theo quy định đối với nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

e) Vốn của Dự án để thực hiện các hạng mục hỗ trợ phát triển chính sách, đào tạo, chi phí hoạt động gia tăng được quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành đối với nguồn vốn hành chính sự nghiệp.

1.2.10 Kế hoạch thực hiện và quy trình cơ bản lựa chọn địa bàn, địa chỉ đầu tư

Dự án sẽ được thực hiện trong vòng 06 năm kể từ ngày Dự án có hiệu lực và kết thúc vào ngày 31/8/2017. Dự án sẽ xét cấp vốn mỗi năm 2 lần, với số lượng ban đầu là 16 bệnh viện khu vực ĐBSCL và 5 bệnh viện Trung ương (theo danh mục và mức cấp vốn tại bảng 5). Việc lựa chọn địa bàn cho các vòng cấp vốn sẽ do Ban chỉ đạo thực hiện Dự án (do Bộ trưởng y tế thành lập) quyết định.



Chu trình xem xét và quyết định khoản tài trợ được thực hiện như sau:

(1) Thông tin, truyền thông về khoản tài trợ cho địa phương và bệnh viện (CPMU thực hiện) 

(2) Các bệnh viện xây dựng và gửi CPMU đề xuất đầu tư kèm kế hoạch quản lý chất thải của địa phương và bệnh viện

(3) Nhóm tư vấn kỹ thuật sẽ xem xét, đánh giá kỹ thuật và khuyến cáo CPMU đối với các đề xuất đầu tư (bao gồm cả Kế hoạch Quản lý chất thải)

(4) Thông báo dự kiến mức tài trợ cho từng địa phương, bệnh viện Trung ương (Bộ Y tế)

(5) Các địa phương, bệnh viện xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các báo cáo khả thi (tiểu dự án) và gửi CPMU xem xép tính phù hợp với các đề xuất đầu tư ban đầu ; Đối với các bệnh viện trung ương, trên cơ sở Kế hoạch quản lý chất thải đã được chấp thuận, CPMU sẽ thông báo để Bệnh viện xây dựng báo cáo khả thi trình CPMU. CPMU sẽ trình Vụ Kế hoạch-Tài chính làm đầu mối thẩm định với sự tham gia của Cục QLMTYT, Vụ TTB-CTYT, Cục QLKCB để trình Bộ Y tế phê duyệt

(6) Bộ Y tế quyết định mức tài trợ chính thức

(7) Ký thỏa thuận tài trợ giữa Bộ Y tế và địa phương/ bệnh viện theo mẫu quy định 

(8) Đào tạo, tập huấn cho đối tượng thụ hưởng 

(9) Các Chủ đầu tư triển khai đầu tư theo quy định hiện hành 

(10) CPMU sẽ tiến hành giám sát và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các Chủ đầu tư 

(11) Cơ quan kiểm định độc lập tiến hành kiểm định (theo điều khoản tham chiếu và công cụ kiểm định do Dự án xây dựng)  và khuyến cáo cho CPMU về sự tuân thủ các tiêu chuẩn đã định 

(12) Chủ đầu tư (địa phương/bệnh viện TW) hoàn trả vốn nếu không đạt tiêu chuẩn kiểm định 

(13) Nghiệm thu, hoàn thành và quyết toán khoản tài trợ theo quy định (bao gồm cả việc kiểm toán và nộp báo cáo quyết toán theo quy định cho CPMU)

Bảng 2: Danh mục đầu tư các bệnh viện trung ương và dự kiến mức cấp vốn vòng 1 (USD)


TT

Địa điểm

Tên Bệnh viện

Số giường bệnh

Hậu cần nội bộ*

Phương tiện vận chuyển

Xử lý chất thải rắn

Xử lý nước thải

Nâng cao năng lực quản lý hệ thống XLNT

Quản lý dự án

Dự phòng

Tổng mức đề nghị hỗ trợ đầu tư

1

Hà Nội

Bệnh viện Tai Mũi Họng TW

300

6,900

0

0

300,000

6,600

2,100

33,600

349,200

2

Hà Nội

Bệnh viện Mắt Trung ương

400

7,700

0

0

400,000

7,600

26,800

44,500

486,600

3

Hà Nội

Bệnh viện Phổi TW

500

8,600

0

0

500,000

8,300

32,800

55,400

605,100

4

Hà Nội

Bệnh viện Y học cổ truyền TW

500

8,600

0

0

500,000

8,000

32,800

55,400

604,800

5

Đồng Nai

Bệnh viện Tâm thần TƯ 2

1,300

14,900

0

0

1,053,000

11,400

38,600

116,400

1,234,300

 

 Tổng số cho bệnh viện Trung ương

3,000

46,700

0

0

2,753,000

41,900

133,100

305,300

3,280,000

*Hậu cần nội bộ gồm các dụng cụ giúp lưu giữ, vận chuyển rác thải bệnh viện (như túi nilon, thùng đựng vật sắc nhọn, thùng rác, xe vận chuyên chở nội bộ, khu chứa…




Bảng 3: Danh mục bệnh viện tuyến tỉnh và dự kiến mức hỗ trợ cho cấp vốn 1 (USD)


TT

Địa điểm

Tên Bệnh viện

Số giường bệnh

Hậu cần nội bộ

Phương tiện vận chuyển

XLCT rắn

Xử lý nước thải

Nâng cao năng lực quản lý hệ thống XLNT

Quản lý dự án

Dự phòng

Tổng mức đề nghị hỗ trợ đầu tư

1

Long An

BVĐK tỉnh Long An

800

21,180

0

371,400

424,630

11,500

45,880

88,307

962,897

2

Tiền Giang

Bệnh viện đa khoa tỉnh TG

1,000

24,430

24,000

0

530,980

11,400

45,530

63,270

699,610

3

Tiền Giang

BVĐK khu vực Cai Lậy

500

9,140

24,000

199,900

265,090

9,500

35,390

54,430

597,450

4

Tiền Giang

BV khu vực Gò Công, TG

400

12,680

24,000

199,900

212,310

8,800

31,810

49,060

538,560

5

Tiền Giang

BV huyện Cái Bè, TG

200

7,430

0

0

107,390

6,600

10,130

12,970

144,520

6

Đồng Tháp

BV khu vực Sa Đéc, ĐT

500

14,390

24,000

199,900

265,090

9,500

35,870

54,970

603,720

7

Đồng Tháp

BV khu vực Hồng Ngự, ĐT

250

8,390

0

199,700

0

7,500

14,320

23,080

252,990

8

Đồng Tháp

BV khu vực Tháp Mười

250

8,390

0

199,700

0

7,500

14,320

23,080

252,990

9

Đồng Tháp

BVĐK tỉnh Đồng Tháp

900

22,890

24,000

371,400

476,770

12,200

46,920

96,520

1,050,700

10

Đồng Tháp

BV YHCT Đồng Tháp

400

6,220

0

0

107,390

6,000

9,990

12,790

142,390

11

Bến Tre

BVĐK tỉnh Bến Tre

900

22,890

24,000

371,400

476,770

12,200

46,920

96,520

1,050,700

12

Bến Tre

BV khu vực Cù Lao Minh

400

12,680

24,000

199,900

212,310

8,200

31,800

49,000

537,890

13

Bến Tre

Bệnh viện huyện Ba Tri

250

8,400

24,000

199,700

134,240

7,500

25,630

40,080

439,550

14

Bến Tre

Bệnh viện YHCT Bến Tre

500

8,550

0

0

265,090

8,900

22,860

30,280

335,680

15

Kiên Giang

BVĐK Kiên Giang

1,300

33,570

0

370,800

668,620

14,900

51,660

115,420

1,254,970

16

Kiên Giang

BV YHCT Kiên Giang

400

7,710

0

0

212,310

7,600

18,820

24,370

270,810

 

 Tồng số cho các bệnh viện tỉnh

8,950

228,940

192,000

2,883,700

4,358,990

149,800

487,850

834,147

9,135,427


tải về 2.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương