An Giang, ngày 24 tháng 11 năm 2014



tải về 3.55 Mb.
trang44/45
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích3.55 Mb.
#15154
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   45

PHỤ LỤC 4

(Kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT

ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



............., ngày....... tháng........ năm.........
BẢN KÊ KHAI

CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, CÁN BỘ KỸ THUẬT, NHÂN VIÊN

CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH HÓA CHẤT


TT

Họ và tên

Năm sinh

Nam/Nữ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ, chức danh

Những khóa đào tạo đã tham gia

Sức khoẻ

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9






























GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)

    9. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp.

  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường - Sở Công Thương.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa cấp giấy chứng nhận.

Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định thì dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trình Ban Giám đốc Sở ký chuyển đến Văn phòng Sở đóng dấu.



  • Bước 4: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường giữ 1 Giấy chứng nhận để lưu hồ sơ và chuyển 1 Giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao cho doanh nghiệp.

  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung.

2) Bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp.



    3) Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cá nhân.

  • Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

  • Phí, lệ phí:

  • Phí thẩm định:

Đối với Doanh nghiệp, tổ chức tại thành phố, thị xã: 1.200.000 đồng; địa bàn khác: 600.000 đồng.

Đối với Hộ cá thể tại thành phố, thị xã: 400.000 đồng; địa bàn khác: 200.000 đồng.



  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận:

Thành phố, thị xã: 200.000 đồng.

Địa bàn khác: 100.000 đồng.



  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

  • Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.

  • Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất.

  • Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

    10. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp. Trường hợp do Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy.

  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường - Sở Công Thương.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa cấp giấy chứng nhận.

Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định thì dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trình Ban Giám đốc Sở ký chuyển đến Văn phòng Sở đóng dấu.



  • Bước 4: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường giữ 1 Giấy chứng nhận để lưu hồ sơ và chuyển 1 Giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao cho doanh nghiệp.

  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Văn bản đề nghị cấp lại.

2) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu (nếu có).



  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cá nhân.

  • Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

  • Phí, lệ phí:

  • Phí thẩm định:

Đối với Doanh nghiệp, tổ chức tại thành phố, thị xã: 1.200.000 đồng; địa bàn khác: 600.000 đồng.

Đối với Hộ cá thể tại thành phố, thị xã: 400.000 đồng; địa bàn khác: 200.000 đồng.



  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận:

Thành phố, thị xã: 200.000 đồng.

Địa bàn khác: 100.000 đồng.



  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

  • Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.

  • Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất.

  • Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

11. Thủ tục Xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đối với các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm thuộc nhóm C.

  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; và chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành kiểm tra hồ sơ:

Nếu hồ sơ của doanh nghiệp không đúng theo quy định thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa đạt cần phải bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ.

Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đúng theo quy định thì Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường dự thảo Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người trình lãnh đạo Sở phê duyệt.



  • Bước 4: Đoàn kiểm tra thực tế:

Tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp.

Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này

Thư ký Đoàn kiểm tra lập Biên bản kiểm tra (theo mẫu), đưa ra kết luận của Đoàn:


  • Nếu hồ sơ của doanh nghiệp chưa được Đoàn kiểm tra thống nhất, cần chỉnh sửa, bổ sung thêm thì có văn bản gửi doanh nghiệp thông báo lý do.

  • Nếu hồ sơ của doanh nghiệp được Đoàn kiểm tra thống nhất thì Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường sẽ dự thảo Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình lãnh đạo Sở phê duyệt và chuyển Văn phòng Sở đóng dấu.

  • Bước 5: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường giữ 1 Xác nhận để lưu hồ sơ và chuyển 1 Xác nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao cho doanh nghiệp.

  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Công văn đề nghị xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo mẫu).

2) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo mẫu) gồm 05 bản.

3) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh đoanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở, dự án hóa chất.

4) Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).



  • Số lượng hồ sơ: 05 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

  • Đơn đề nghị Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo mẫu Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT).

  • Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (theo mẫu Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT).

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Phê duyệt.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Hóa chất số 06/2007/QH12, được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.

  • Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất.

  • Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

  • Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất.

  • Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

PHỤ LỤC 8

(Kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT

ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)




TÊN DOANH NGHIỆP



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: ………../……….

......(1)......., ngày....... tháng........ năm.........

Kính gửi: Sở Công Thương An Giang (2)

Tên doanh nghiệp:

Dự án/Cơ sở hoạt động hoá chất:

Địa điểm thực hiện:

Điện thoại: …………………….. Fax: ………………….. E-mail:

Đề nghị …………………… (2) Xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Sauk hi được xác nhận, Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số ……/…./TT-BCT ngày … tháng … năm …. của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Xin gửi kèm theo đơn:

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (05 bản);

- Các tài liệu kèm theo (nếu có).



GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)



Chú thích:

(1) Địa danh

(2) Tên cơ quan thẩm định, phê duyệt Kế hoạch

PHỤ LỤC 7

(Kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT

ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương)




HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT


MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.

2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.



Chương I

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT

1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

2. Công nghệ sản xuất.

3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;

- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;

- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

5. Các tài liệu kèm theo:

- Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.



Chương II

DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.

2. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.



Chương III

BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.

3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

4. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở Phần II.

5. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

6. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa, úng phó sự cố hóa chất.

2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.

3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất:

(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO (Nếu có)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản./.



    12. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hoặc sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp. Trường hợp do Giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành.

  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường - Sở Công Thương.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa cấp giấy chứng nhận.

Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định thì dự thảo Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất trình Ban Giám đốc Sở ký chuyển đến Văn phòng Sở đóng dấu.



  • Bước 4: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường giữ 1 Giấy chứng nhận để lưu hồ sơ và chuyển 1 Giấy chứng nhận đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để giao cho doanh nghiệp.

  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Văn bản đề nghị cấp lại.

2) Giấy chứng nhận hoặc Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước.

3) Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy chứng nhận đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).


  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

  • Cá nhân.

  • Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

  • Phí, lệ phí:

  • Phí thẩm định:

Đối với Doanh nghiệp, tổ chức tại thành phố, thị xã: 1.200.000 đồng; địa bàn khác: 600.000 đồng.

Đối với Hộ cá thể tại thành phố, thị xã: 400.000 đồng; địa bàn khác: 200.000 đồng.



  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận:

Thành phố, thị xã: 200.000 đồng.

Địa bàn khác: 100.000 đồng.



  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương