An Giang, ngày 24 tháng 11 năm 2014



tải về 3.55 Mb.
trang39/45
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích3.55 Mb.
#15154
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   45

Mẫu TB-1

Thông báo dự kiến chấm dứt hoạt động của

Văn phòng đại diện/Chi nhánh

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2006/TT-BTM

ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)



THÔNG BÁO DỰ KIẾN CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH ..................

(ghi tên theo Giấy phép)

Kính gửi: Cơ quan cấp Giấy phép16

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):

Quốc tịch của thương nhân:

Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)

Giấy phép thành lập (đăng ký kinh doanh) số:

Do:.................................................... cấp ngày.... tháng.... năm........ tại

Thông báo dự kiến chấm dứt hoạt động của:

Tên Văn phòng đại diện/Chi nhánh: (ghi bằng chữ in hoa, đậm theo tên Văn phòng đại diện/Chi nhánh trong Giấy phép)

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: (ghi bằng chữ in hoa theo tên giao dịch bằng tiếng Anh trong đơn đề nghị)

Tên viết tắt: (nếu có)

Do.............................................................. cấp ngày:... tháng.... năm

Thời hạn hoạt động: từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng....năm

Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện (ghi địa điểm đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh theo Giấy phép)

Điện thoại:................................................... Fax:

Email: (nếu có)

Thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động: ngày.... tháng.... năm

Lý do chấm dứt hoạt động:

Chúng tôi xin cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông báo này.

Đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)17

9. Thủ tục thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo các trường hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 điều 22 Nghị định 72/2006/NĐ-CP).



  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Sở Công thương Quyết định gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đồng thời là quyết định chấm dứt hoạt động, trong đó phải nêu rõ lý do không gia hạn, lý do thu hồi và thời điểm chấm dứt hoạt động.

Đối với các loại giấy tờ nộp là bản sao (bản sao hợp lệ) thì thương nhân có thể chọn lựa một trong các cách sau:

Bản sao là bản có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính.

Bản sao là bản photocopy không chứng thực nhưng khi nộp hồ sơ cần kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Công Thương).


  • Bản sao là bản scan từ bản gốc (là file điện tử, nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).

  • Bước 2: Sở Công thương công bố về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 3 điều 22 Nghị định 72/2006/NĐ-CP.

  • Bước 3: Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 4 điều 23 Nghị định 72/2006/NĐ-CP, Văn phòng đại diện thông báo chấm dứt hoạt động đến Sở Công thương.

  • Bước 4: Sở Công thương tiếp nhận thông báo của thương nhân và ghi biên nhận.

  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện (theo mẫu).

2) Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

3) Biên nhận của cơ quan báo viết hoặc báo điện tử về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc đã đăng báo.

4) Bản sao giấy tờ chứng minh Văn phòng đại diện đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam.



  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: Ngay khi tiếp nhận đủ hồ sơ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện (Mẫu TB-2 ban hành kèm theo Thông tư số 11/2006/TT-BTM).

  • Phí, lệ phí: Không.

  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

  • Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

  • Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định Chi tiết luật thương mại.

  • Thông tư số 11/2006/TT-BTM, ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về vịêc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.


Mẫu TB-2

Thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh

(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2006/TT-BTM

ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)



THÔNG BÁO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG

CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/CHI NHÁNH..................

(ghi tên theo Giấy phép)



Kính gửi: Cơ quan cấp Giấy phép18

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):

Quốc tịch của thương nhân:

Địa chỉ trụ sở chính: (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh)

Giấy phép thành lập (đăng ký kinh doanh) số:

Do:......................................................cấp ngày.... tháng.... năm......... tại

Xin thông báo đã thực hiện đầy đủ việc thanh toán các khoản nợ và hoàn thành các nghĩa vụ có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động của:

Tên Văn phòng đại diện/Chi nhánh: (ghi bằng chữ in hoa, đậm theo tên Văn phòng đại diện/Chi nhánh trong Giấy phép)

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: (ghi bằng chữ in hoa theo tên giao dịch bằng tiếng Anh trong đơn đề nghị)

Tên viết tắt: (nếu có)

Do................................................................. cấp ngày:.... tháng.... năm

Thời hạn hoạt động: từ ngày.... tháng.... năm........ đến ngày.... tháng.... năm

Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện (ghi địa điểm đặt Văn phòng đại diện/Chi nhánh theo Giấy phép)

Điện thoại:.................................................. Fax:

Email: (nếu có)

Chúng tôi xin cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông báo này.



Các tài liệu kèm theo

1. Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh.

2. Giấy biên nhận của cơ quan báo viết hoặc báo điện tử về việc dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện/Chi nhánh hoặc các giấy tờ khác chứng minh việc đã đăng báo.

3. Bản sao giấy tờ chứng minh Văn phòng đại diện/Chi nhánh đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính với Nhà nước Việt Nam.



Đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)19

VII. LĨNH VỰC HÓA CHẤT, VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP.

1. Thủ tục Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong các họat động thi công công trình.


  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường - Sở Công thương.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra điều kiện thực tế tại doanh nghiệp..

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa cấp giấy phép.

Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định thì cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho doanh nghiệp.


  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do lãnh đạo ký (theo mẫu).

2) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.

4) Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản uỷ quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp.

5) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng. Thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan.

6) Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép.

7) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

8) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp kèm theo hồ sơ kho bảo quản thoả mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.

9) Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức có kho, phương tiện vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;

10) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.



  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

  • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Mẫu 1a - Phụ lục 1. Mẫu cấp phép hoạt động VLNCN ban hành kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT)

  • Phí, lệ phí: Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong xây dựng công trình: 1.000.000 đồng/1 lần.

  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  • Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

  • Có hoạt động xây dựng công trình cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan. (Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

  • Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định liên quan; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

  • Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

  • Người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

        • Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP.

        • Có trình độ chuyên môn tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

        • Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành; được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V Thông tư 23/2009/TT-BCT kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

  • Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

        • Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 01 (một) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật.

        • Trường hợp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 02 (hai) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

  • Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến vật liệu nổ công nghiệp phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, QCVN 02: 2008/BCT.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

  • Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

  • Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

  • Quyết định số 61/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan địa phương thực hiện.

  • Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.


Phụ lục 1. Mẫu cấp phép hoạt động VLNCN

(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT

ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ CôngThương)




Mẫu 1a: Đơn đề nghị

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc




ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Tổng Cục CNQP, UBND tỉnh hoặc Sở Công Thương…)

Tên doanh nghiệp:..........................................................……….…..........………

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ............................................…........…..

Do……………………...............................cấp ngày...................................……...

Nơi đặt trụ sở chính: ....................................................................................….….

Đăng ký kinh doanh số………….do…........... cấp ngày…...tháng….năm 20…...

Mục đích sử dụng VLNCN: ............................................................................…..

Phạm vi, địa điểm sử dụng...............................................................................…..

Họ và tên người đại diện:…...................................................................................

Ngày tháng năm sinh: ................................... Nam (Nữ).......................................

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp): ..........................................................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú): ........................................................................

Đề nghị ................................................……xem xét và cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Thông tư số /2009/TT-BCT ngày tháng năm 2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

............., ngày....... tháng........ năm.........

Người làm đơn

(Ký tên, đóng dấu)


Lưu ý: Các tài liệu trong Hồ sơ pháp lý phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp không có bản chính, phải là bản sao công chứng hoặc bản sao có chứng thực .

2. Thủ tục Cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp.



  • Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

  • Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, ghi phiếu hẹn cho doanh nghiệp; chuyển hồ sơ đến Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường - Sở Công thương.

  • Bước 3: Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ và kiểm tra điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời cho doanh nghiệp nêu rõ lý do chưa xác nhận đăng ký.

Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định thì cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho doanh nghiệp.


  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

  • Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Thành phần hồ sơ, bao gồm:

1) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do lãnh đạo ký (theo mẫu).

2) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

3) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

4) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản;

5) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ. Thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan.

6) Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép.

7) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

8) Bản sao có chứng thực của Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã hoặc Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp kèm theo hồ sơ kho bảo quản thoả mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp.

9) Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức có kho, phương tiện vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;

10) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có).



  • Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

  • Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương.

  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Mẫu 1a - Phụ lục 1. Mẫu cấp phép hoạt động VLNCN ban hành Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT)

  • Phí, lệ phí:

  • Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản có sản lượng khai thác từ 100.000 m3/1 năm trở lên: 1.000.000 đồng/1lần.

  • Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản có sản lượng khai thác dưới 100.000 m3/1 năm: 800.000 đồng/1lần.

  • Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

  • Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

  • Có hoạt động khoáng sản quy mô công nghiệp cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan. (Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT ban hành kèm theo Quyết định số 51/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).

  • Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định liên quan; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

  • Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

  • Người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

        • Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

        • Có trình độ chuyên môn tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

        • Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành; được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V Thông tư 23/2009/TT-BCT kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.

  • Người nước ngoài làm việc liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại khoản 1, còn phải được cơ quan lao động có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động; được huấn luyện kiến thức pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.

  • Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

        • Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 01 (một) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật;

        • Trường hợp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 02 (hai) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản.

  • Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến vật liệu nổ công nghiệp phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, QCVN 02: 2008/BCT.

  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

  • Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về việc sử đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

  • Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.

  • Quyết định số 61/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan địa phương thực hiện.

  • Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh An Giang về việc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.

Каталог: VBPQ -> vbdh.nsf
vbdh.nsf -> Số: 1044/ubnd-th long Xuyên, ngày 08 tháng 4 năm 2010
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 134/ct-ttg ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh an giang
vbdh.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> V/v: đề xuất các cơ chế chính sách và rà soát danh mục dự án đầu tư trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang số: 1512/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vbdh.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh an giang cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
vbdh.nsf -> TỈnh an giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1822 /QĐ-ubnd an Giang, ngày 14 tháng 10 năm 2011 quyếT ĐỊnh về việc ban hành Kế

tải về 3.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương