A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang49/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   144

43.BẬC VÔ HỌC


Bạch Thế Tôn, ví như một đồng tử thơ ấu, lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu tiểu căn và tiểu giới, nhưng sau đó được đầy đủ học căn. Như vậy là đồng tử đó lúc bấy giờ đã thành tựu học căn và học giới.

Bạch Thế Tôn, nếu có Tỳ-kheo tu học tuy chưa đắc ý nhưng mong cầu quả vị Niết-bàn an ổn vô thượng, vị ấy lúc bấy giờ chỉ mới thành tựu học căn và học giới, nhưng sau đó sẽ dứt trừ các lậu, chứng đắc vô lậu, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy lúc bấy giờ đã thành tựu vô học căn và vô học giới.

(Trung A Hàm, Kinh Sa-môn Nhị Thập Ức, Phẩm 11, số 123)

---o0o---


44.BẰNG HỮU XA LÁNH


Người hay sân nhuế bị tác động bởi tâm sân nhuế, bị chi phối bởi tâm sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, thì người ấy nếu có bằng hữu thân thiết, họ cũng tìm cách lánh mặt bỏ đi. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế.

(Trung A Hàm, Kinh Oán Gia, Phẩm 11, số 129)

---o0o---

45.BẤT BẠO ĐỘNG CỦA ĐỨC PHẬT ĐÃ CẢM HÓA SỐ ĐÔNG


Vua Ba Tư Nặc thưa: Bạch Thế Tôn, con tự do trong quốc thổ của mình, muốn giết kẻ không lỗi lầm thì ra lệnh giết, muốn giết kẻ có lỗi lầm ra lệnh giết; nhưng khi con ngồi trên đô tọa, con vẫn không được tự do mà nói như vầy, ‘Các khanh hãy giữ im. Không ai hỏi việc nơi các khanh, mà chính là hỏi việc nơi ta. Các khanh không thể quyết đoán việc này, chỉ có ta mới có thể quyết đoán việc này’. Nhưng ở trong đó vẫn có người bàn cãi việc khác, không đợi người trước nói xong.

Con đã nhiều lần thấy Thế Tôn thuyết pháp với đại chúng vây quanh. Bấy giờ có một người ngủ gật mà ngáy, thấy gây tiếng động, một người khác bèn nói rằng, ‘Ngài chớ có ngáy gây tiếng động. Ngài không muốn nghe pháp được Thế Tôn nói như cam lồ chăng?’ Người ấy nghe rồi tức thì im lặng. Con nghĩ rằng, ‘Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, là Bậc Điều Ngự đại chúng. Thật kỳ diệu thay! Thật hy hữu thay! Vì sao vậy? Vì Ngài không cần dùng dao, dùng gậy, nhưng tất cả đều đúng như pháp mà được an ổn khoái lạc’. Đó là sự loại suy về pháp của con đối với Thế Tôn. Do đó con nghĩ rằng, ‘Pháp được Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, giảng dạy thật là toàn thiện. Chúng đệ tử của Thế Tôn thật là khéo thú hướng’.

(Trung A Hàm, Kinh Pháp Trang Nghiêm, Phẩm 18, số 213)

---o0o---


46.BÁT CHÁNH ĐẠO


A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về Thánh đạo tám chi, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đó là tám. A-nan, Thánh đạo tám chi này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy tám chi Thánh đạo này cho các Tỳ-kheo niên thiếu, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.

(Trung A Hàm, Kinh Thuyết Xứ, Phẩm 7, số 86)

---o0o---

47.BÁT CHÁNH ĐẠO ĐƯA ĐẾN NIẾT BÀN


Chư Hiền, thế nào là có một con đường giữa khác có thể được tâm trú, được định, được an lạc, thuận pháp, thứ pháp, được trí thông, được giác ngộ và cũng chứng đắc Niết-bàn?

Chư Hiền, đó là Thánh đạo tám chi, từ chánh kiến đến chánh định, ấy là tám. Chư Hiền, đó là một con đường giữa khác có thể được tâm trú, được định, được an lạc, thuận pháp, thứ pháp, được trí thông, được giác ngộ và chứng đắc Niết-bàn.

(Trung A Hàm, Kinh Cầu Pháp, Phẩm 8, số 88)

---o0o---


48.BẤT HOẠI TỊNH


Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu.

Thế nào là biết như thật về lậu? Có ba lậu là dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Thế nào là biết như thật về tập của lậu? Do vô minh mới có lậu.

Thế nào là biết như thật về diệt của lậu? Do vô minh diệt thì lậu diệt.

Thế nào là biết như thật về diệt đạo của lậu? Tám chi Thánh đạo từ chánh kiến cho tới chánh định là tám.

Nếu có Tỳ-kheo biết như thật về lậu, biết như thật về lậu tập của lậu, diệt của lậu và diệt đạo của lậu như vậy; đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập chánh pháp.

(Trung A Hàm, Kinh Đại Câu-hi-la, Phẩm 3, số 29)

---o0o---


49.BÁT KÍNH PHÁP


1) Tỳ-kheo-ni phải cầu thọ giới Cụ túc nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ nhất.

2) Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng phải đến thọ giáo nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ hai.

3) Nếu nơi trụ xứ không có Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo-ni không được thọ hạ an cư. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ ba.

4) Tỳ-kheo-ni sau khi thọ hạ an cư phải đối trước hai bộ chúng thỉnh cầu chỉ rõ về ba sự kiện, thấy, nghe và nghi. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ tư.

5) Nếu Tỳ-kheo không cho phép Tỳ-kheo-ni thưa hỏi thì Tỳ-kheo-ni không được thưa hỏi Tỳ-kheo về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. Nếu cho phép hỏi thì Tỳ-kheo-ni mới được thưa hỏi về Kinh-Luật hoặc A-tỳ-đàm. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ năm.

6) Tỳ-kheo-ni không được nói điều trái phạm của Tỳkheo, nhưng Tỳ-kheo được quyền nói điều trái phạm của Tỳ-kheo-ni. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ sáu.

7) Tỳ-kheo-ni nếu phạm Tăng-già-bà-thi-sa thì phải đối trước hai bộ chúng hành bất mạn trong vòng mười lăm ngày. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp tôn sư thứ bảy.

8) Tỳ-kheo-ni dù đã thọ giới Cụ túc lâu đến một trăm năm, nhưng đối với trước Tỳ-kheo mới thọ giới Cụ túc vẫn phải khiêm cung cúi đầu làm lễ, cung kính chắp tay thưa hỏi.

A-nan, Ta đã vì nữ nhân tuyên bố tám pháp tôn sư này, nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời. A-nan, nếu Cù-đàm-di Đại Ái phụng trì tám pháp tôn sư này thì được ở trong Pháp Luật chân chánh mà xuất gia học đạo, được thọ giới Cụ túc, làm Tỳ-kheo-ni.

(Trung A Hàm, Kinh Cù-đàm-di, Phẩm 10, số 116)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương