A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang48/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   144

37.BA THỜI HƯ VỌNG


Cẩn thận, đừng nghĩ quá khứ

Tương lai cũng chớ mong cầu

Quá khứ đã qua, đã mất

Tương lai chưa đến, còn xa.

Hiện tại những gì đang có

Thì nên quán sát suy tư

Niệm niệm mong manh không chắc

Người khôn biết vậy nên tu.

Nếu có làm theo hạnh Thánh

Ai hay nỗi chết ưu sầu

Nhất định tránh xa sự chết

Hiểm nguy, khổ lớn dứt trừ.

Như vậy thực hành tinh tấn

Ngày đêm không chút biếng lười

Vì vậy phải thường tụng đọc Bạt-địa-la-đế kệ này.

(Trung A Hàm, Kinh Ôn Tuyền Lâm Thiên, Phẩm 13, số 165)

---o0o---

38.BA THỜI LÀ KHỔ THÁNH ĐẾ


Này chư Hiền, thời quá khứ là Khổ Thánh đế; thời vị lai và hiện tại là Khổ Thánh đế. Đó là điều chắc thật không hư đối, không xa rời sự thật, cũng chẳng phải điên đảo, được thẩm sát một cách chắc thật. Những gì hợp với sự chắc thật như vậy, là sở hữu của Thánh, được nhận thức bởi Thánh, được thấu suốt bởi Thánh, được thấy bởi Thánh, là sự giác ngộ tối thượng chân chánh của bậc Thánh. Do đó nói là Khổ Thánh đế.

(Trung A Hàm, Kinh Phân Biệt Thánh Đế, Phẩm 3, số 31)

---o0o---

39.BA TỊNH BẤT ĐỘNG ĐẠO


Ta có thể chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy. Nếu ta chứng đắc đại tâm, thành tựu và an trú, nhiếp phục thế gian, nhiếp trì tâm ấy thì tâm như thế không sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, tham lam, sân nhuế và đấu tranh, làm chướng ngại sự tu học của Thánh đệ tử’.

Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ nhất.

Những gì là sắc, tất cả những sắc ấy là bốn đại và bốn đại tạo thành. Bốn đại ấy là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ hai.

Dù là dục của đời này hay dục của đời sau, dù là sắc đời này hay sắc đời sau, dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, tất cả tưởng ấy đều là pháp vô thường, khổ và diệt’. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳ-kheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó gọi là thuyết Tịnh bất động đạo thứ ba.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)

---o0o---


40.BA TỊNH VÔ HỮU XỨ ĐẠO


Dù là dục tưởng của đời này hay dục tưởng của đời sau, dù là sắc tưởng của đời này hay sắc tưởng của đời sau, và bất động tưởng, tất cả tưởng đều là pháp vô thường, khổ và diệt. Vị ấy bấy giờ đắc Vô sở hữu xứ tưởng. Vị ấy bằng sự hành này, bằng sự học này, như vậy mà tu tập để phát triển rộng lớn, liền ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi tâm đã minh tịnh ở nơi xứ, Tỳkheo ấy, hoặc nhờ đó mà nhập vào bất động, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến bất động. Đó là gọi là thuyết Tịnh vô sở hữu xứ đạo thứ nhất.

Thế gian này là không, quỷ thần không, sở hữu của quỷ thần không, cái hữu thường không, cái hữu hằng không, cái trường tồn không, cái không biến dịch không. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh, Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà tâm nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến Vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ hai được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

Ta không phải được tạo ra vì cái khác, cũng không phải được tạo ra vi chính mình. Vị ấy hành như vậy, học như vậy, tu tập và phát triển như vậy, thì ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh. Sau khi ở nơi xứ mà tâm được minh tịnh,

Tỳ-kheo ấy hoặc nhờ đó mà nhập Vô sở hữu xứ, hoặc do tuệ mà giải thoát. Về sau, khi thân hoại mạng chung, nhân tâm ý đã có sẵn ấy, chắc chắn đạt đến vô sở hữu xứ. Đó là trường hợp thứ ba được gọi là Tịnh vô sở hữu xứ đạo.

(Trung A Hàm, Kinh Tịnh Bất Động Đạo, Phẩm 7, số 75)
---o0o---

41.BA TỤ


Có ba tụ là giới tụ, định tụ và tuệ tụ.

Không phải Thánh đạo tám chi thâu nhiếp ba tụ, nhưng ba tụ thâu nhiếp Thánh đạo tám chi. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, ba chi Thánh đạo này được nhiếp về Thánh giới tụ. Chánh niệm, chánh định, hai chi này được thâu nhiếp vào Thánh định tụ. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, ba chi này thân nhiếp vào Thánh tuệ tụ.

Đó là nói rằng không phải Thánh đạo tám chi ba tụ, nhưng ba tụ nhiếp Thánh đạo tám chi.

(Trung A Hàm, Kinh Tỳ-kheo-ni Pháp Lạc, Phẩm 17, số 210)

---o0o---

42.BA ƯỚC MUỐN CỦA NGƯỜI THỊ GIẢ


Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan, xin nơi Phật ba lời nguyện, nói rằng: Những gì là ba?

1) Nguyện không đắp y của Thế Tôn, dù cũ hay mới;

2) Nguyện không ăn thực phẩm biệt thỉnh của Phật;

3) Nguyện không gặp Thế Tôn phi thời.

Thưa Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Thế Tôn cho phép tôi nguyện ba điều ấy, tôi mới làm thị giả Đức Thế Tôn.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

Đức Thế Tôn nói: Này Đại Mục-kiền-liên, Tỳ-kheo Anan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo Anan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiềnliên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh, nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì y áo nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, biết trước sẽ có những lời hiềm tỵ, hoặc có vị đồng phạm hạnh sẽ nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Này Đại Mục-kiền-liên, nếu Tỳ-kheo A-nan thông minh trí tuệ, dự đoán sẽ có những lời hiềm tỵ hoặc các đồng phạm hạnh nói như vầy: ‘Tỳ-kheo A-nan vì đồ ăn nên hầu hạ Đức Thế Tôn’. Thì đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo Anan.

Tỳ-kheo A-nan khéo biết thời, khéo phân biệt được thời, biết lúc nào là thời nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời đến gặp Như Lai;

Biết lúc nào là thời chúng Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheoni nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng

Tỳ-kheo và chúng Tỳ-kheo-ni nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào là thời chúng Ưu-bà-tắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai, lúc nào không phải là thời chúng Ưu-bàtắc và chúng Ưu-bà-di nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nên đến gặp Như Lai, biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết lúc nào các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học không nên đến gặp Như Lai; biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào có thể bàn luận với Như Lai;

Biết các hàng Sa-môn, Phạm chí dị học nào không thể bàn luận với Như Lai; biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ an ổn, có lợi ích, loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được an ổn, có lợi ích; thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ được biện tài thuyết pháp. Biết thức ăn loại cứng hay loại mềm nào Đức Như Lai dùng rồi sẽ không được biện tài thuyết pháp; đó là pháp vị tằng hữu của Tỳ-kheo A-nan.

(Trung A Hàm, Kinh Thị Giả, Phẩm 4, số 33)

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   44   45   46   47   48   49   50   51   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương