A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não



tải về 3.28 Mb.
trang40/144
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích3.28 Mb.
#35176
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   144

182.TÚC MẠNG TRÍ


Các hiền giả Tỳ-kheo, duy chỉ đấng Vô thượng tôn, rất kỳ diệu, oai lực lớn lao, thần thông viễn đạt, mới biết rõ quá khứ vô số đức Phật nhập Niết-bàn, dứt sạch các kết sử, tiêu diệt các hý luận, và cũng biết rõ kiếp số các đức Phật ấy dài hay ngắn, cho đến danh hiệu, dòng họ thác sinh, sự ăn uống, thọ mệnh dài ngắn, cảm thọ lạc và cảm thọ khổ như thế nào; lại biết rõ các đức Phật ấy có giới như vậy, có pháp như vậy, có trí tuệ như vậy, có giải thoát như vậy, an trụ như vậy.

(Trường A Hàm, Kinh Đại Bản Duyên, số 1)

---o0o---

183.UỐNG RƯỢU CÓ SÁU LỖI


Uống rượu có sáu điều lỗi: hao tài; sanh bệnh; đấu tranh; tiếng xấu đồn khắp; bộc phát nóng giận; tuệ giảm dần.

Nếu trưởng giả hay con trai trưởng giả ấy uống rượu không thôi thì nghiệp gia sản ngày mỗi tiêu tán.

(Trường A Hàm, Kinh Thiện Sinh, số 16)

---o0o---


184.VÌ SAO CÓ NĂM LOẠI HẠT Ở THẾ GIAN?


Vì nhân duyên gì mà thế gian có năm loại hạt giống?

Có cuồng phong dữ từ thế giới chưa bị hủy diệt thổi hạt giống đến sanh ở quốc độ này. Một là hạt từ rễ; hai, hạt từ cọng; ba, hạt từ đốt; bốn, hạt từ ruột rỗng; năm, hạt từ hạt. Đó là năm loại hạt. Vì nhân duyên này mà thế gian có năm loại hạt giống xuất hiện.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


185.VÌ SAO CÓ SÔNG NGÒI?


Lại vì duyên gì mà có các sông ngòi?

Vì mặt trời mặt trăng có độ nóng. Do độ nóng này mà có nung đốt. Do có nung đốt nên có mồ hôi. Do mồ hôi mà thành sông ngòi. Do đó thế gian có sông ngòi.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


186.VÌ SAO GỌI LÀ DIÊM PHÙ ĐỀ?


Diêm-phù-đề, sở dĩ được gọi là Diêm-phù vì ở dưới có núi vàng cao ba mươi do-tuần, do cây Diêm phù sanh ra nên được gọi là vàng Diêm-phù.

Cây Diêm-phù có trái của nó như tai nấm, vị của nó như mật; cây có năm góc lớn, bốn mặt bốn góc, ở trên có một góc. Những trái ở bên góc phía Đông của nó được Càn-thát-bà ăn. Trái ở góc phía Nam của nó được người bảy nước ăn. Bảy nước là: một, nước Câu-lâu; hai, Câu-laba; ba, Tỳ-đề; bốn, Thiện-tỳ-đề; năm, Mạn-đà; sáu, Bà-la; bảy, Bà-lị. Trái ở góc phía Tây được hải trùng ăn. Trái ở góc phía Bắc được cầm thú ăn. Trái ở phía góc trên được Tinh tú thiên ăn.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


187.VÌ SAO MẶT TRĂNG CÓ BÓNG ĐEN?


Vì duyên gì mà mặt trăng có bóng đen?

Do bóng cây Diêm phù in vào trong mặt trăng, nên mặt trăng có bóng.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


188.VÌ SAO MẶT TRĂNG KHUYẾT?


Vì duyên gì mà cung điện mặt trăng khuyết giảm mỗi khi một ít? Có ba nhân duyên nên cung điện mặt trăng khuyết giảm mỗi khi một ít:

Mặt trăng phát xuất từ phương góc.

Trong cung điện mặt trăng có các đại thần đều mặc y phục màu xanh, theo thứ tự mà lên, trú xứ cũng trở thành xanh, cho nên mặt trăng bị tổn giảm.

Cung điện mặt trời có sáu mươi tia sáng, tia sáng này chiếu vào cung điện mặt trăng, ánh chiếu khiến cho không hiện, do đó nơi có ánh chiếu, nơi ấy của mặt trăng bị tổn giảm.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


189.VÌ SAO MẶT TRĂNG TRÒN DẦN?


Lại nữa, vì duyên gì mà ánh sáng cung điện mặt trăng đầy dần? Có ba nhân duyên khiến cho ánh sáng mặt trăng đầy dần:

Mặt trăng hướng về phương vị chánh cho nên ánh sáng mặt trăng đầy.

Các thần cung điện mặt trăng hết thảy đều mặt y phục màu xanh, và Thiên tử mặt Trăng vào ngày rằm ngồi vào giữa, cùng nhau hưởng lạc, ánh sáng chiếu khắp, lấn át ánh sáng chư thiên, nên ánh sáng đầy khắp. Giống như bó đuốc lớn được đốt lên trong đám đèn đuốc, sẽ át hẳn ánh sáng các ngọn đèn. Thiên tử mặt trăng cũng lại như vậy.

Vào ngày rằm, ở giữa chúng chư thiên, át hẳn tất cả các ánh sáng khác, chỉ có ánh sáng của ông độc chiếu, cũng như vậy.

Thiên tử mặt trời tuy đã có sáu mươi tia sáng chiếu soi cung điện mặt trăng, nhưng trong vào ngày rằm, thiên tử mặt trăng cũng có thể dùng ánh sáng chiếu nghịch lại, khiến cho nó không thể che khuất được.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---

190.VÌ SAO MẶT TRỜI NÓNG?


Vì duyên gì nên ánh sáng mặt trời nóng bức? Có mười nhân duyên:

01) Ngoài núi Tu-di có núi Khư-đà-la cao bốn vạn hai nghìn do-tuần, rộng bốn vạn hai nghìn do-tuần, biên núi không ước lượng được; núi được tạo thành bởi bảy báu. Khi ánh sáng mặt trời chiếu đến núi, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

02) Bên ngoài núi Khư-đà-la có núi Y-sa-đà cao hai vạn một nghìn do-tuần, rộng cũng hai vạn một nghìn dotuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh sáng chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

03) Bên ngoài núi Y-sa-đà có núi Thọ-đề-đà-la, bên trên cao một vạn hai nghìn do-tuần, rộng một vạn hai nghìn do-tuần, chu vi là vô lượng, tạo thành bởi bảy báu. Khi ánh sáng mặt trời chiếu đến núi này, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

04) Ở ngoài cách núi Thọ-đề-đa-la không xa có núi gọi là Thiện kiến, cao sáu nghìn do-tuần, rộng sáu nghìn dotuần, chu vi là vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt.

05) Ở ngoài núi Thiện kiến có núi Mã tự cao ba nghìn do-tuần, ngang rộng cũng ba nghìn do-tuần, chu vi là vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt.

06) Ở ngoài cách núi Mã tự không xa có núi Ni-di-đà-la, cao một nghìn hai trăm do-tuần, rộng một nghìn hai trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt.

7) Ở ngoài cách núi Ni-di-đà-la không xa có núi Điều phục, cao sáu trăm do-tuần, rộng cũng sáu trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, núi được hình thành bởi bảy báu, khi áng sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát sinh ra nhiệt.

8) Ở ngoài núi Điều phục có núi Kim cương luân, cao ba trăm do-tuần, rộng ba trăm do-tuần, chu vi thì vô lượng, tạo thành bởi bảy báu, khi ánh sáng mặt trời chiếu đến sẽ phát ra nhiệt.

09) Bên trên một vạn do-tuần có cung điện Trời gọi là Tinh tú, tạo thành bởi lưu ly. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào nó, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

10) Ánh sáng cung điện mặt trời chiếu xuống đại địa, xúc chạm mà phát sinh ra nhiệt.

(Trường A Hàm, Kinh Thế Ký, Phẩm 12.Thế Bổn Duyên, số 30)

---o0o---


Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh -> Kinh-Pali-A-Ham
Kinh-Pali-A-Ham -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Kinh-Pali-A-Ham -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 3.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   144




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương