10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?



tải về 1.83 Mb.
trang7/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64

Chu Nguyên Chương đã trở thành vị hoàng đế khai quốc của Trung Quốc như thế nào?


Năm 1368 tại kinh đô cổ Nam Kinh đã cử hành một điển lễ long trọng, đưa một vị hoà thượng ăn mày lên ngôi hoàng đế. Đó chính là hoàng đế khai quốc Chu Nguyên Chương của triều Minh.

Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là người Phượng Dương tỉnh An Huy. Xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, hồi nhỏ ông từng chăn trâu cho địa chủ. Về sau cả cha và anh của ông đều qua đời. Chu Nguyên Chương phải cắt tóc đi tu và xin ăn mày qua ngày.

Ba năm sau, Quách Tử Hưng lãnh đạo nông dân khởi nghĩa, Chu Nguyên Chương bèn bỏ áo cà sa đi theo quân khởi nghĩa. Vì gan dạ và có đầu óc thông minh hơn người, cho nên chẳng bao lâu sau Chu Nguyên Chương đã trở thành một nhân vật xuất sắc trên chiến trường của quân khởi nghĩa.

Năm 1355 là năm có tính chất quyết định đối với thành công của Chu Nguyên Chương. Ông đem quân vượt qua Trường Giang, tiến xuống Giang Nam là một vùng kinh tế trù phú. Vì các tướng của ông phần lớn là người Giang Bắc không nỡ rời xa cố hương cho nên thời gian hành quân bị kéo dài. Để dứt tâm tình ấy của họ, Chu Nguyên Chương bèn sai cắt đứt hết dây neo thuyền, đẩy tất cả thuyền chìm xuống sông. Các tướng sỹ thấy không còn đường nào về nữa, cho nên đều dũng cảm lao về phía trước, đánh một trận chiếm được Nam Kinh. Vì chủ tướng của triều đình nhà Nguyên đã chết trận, cho nên những kẻ sống sót của quân Nguyên đều đầu hàng. Chu Nguyên Chương bèn lấy Nam Kinh làm căn cứ địa, định ra chiến lược “Đắp tường cao, tích trữ nhiều lương thực, chưa vội vàng xưng vương”, sau đó ông đi khuếch trương thế lực, củng cố bàn đạp ổn định và xây dựng căn cứ vững chắc.

Năm 1368, trận quyết chiến mở màn. Đầu tiên, Chu Nguyên Chương tiến đánh Trần Hữu Lượng vùng Hoa Nam đồng thời công khai công bố cắt đứt quan hệ với quân Hồng Cân. Ông phái người đi đón Tiểu Minh Vương Hàn Lâm Nhi, nhưng thứa lúc Hàn Lâm Nhi không phòng bị, Chu Nguyên Chương đã dìm hắn chết đuối dưới đáy sông, sau đó lại bình định được Chương Sĩ Thành, đánh bại được Phương Cúc Trân cát cứ miền đông Triết Giang, rồi phái binh đánh xuống phía Nam, tiêu diệt Trần Hữu Định cát cứ vùng Phúc Kiến, cuối cùng thu phục được toàn bộ Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây).

Sau các trận chiến kể trên, thực lực của Chu Nguyên Chương đã đem 25 vạn đại quân tiến lên phía Bắc tiến đánh Bắc Kinh. Sau tám tháng chiến đấu gian khổ, Bắc Kinh thất thủ. Thuận Đế nhà Nguyên bỏ chạy, nhà Nguyên bị diệt vong. Như vậy Chu Nguyên Chương đã mất 25 năm trời mới lên được ngôi hoàng đế Đại Minh.


Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?


Mọi người đều biết rằng những kẻ thống trị ở ngôi cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc được gọi là “hoàng đế”. Danh hiệu này là do Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính sử dụng lần đầu.

Năm 221 trước Công nguyên, Doanh Chính lần đầu tiên thống nhất được toàn cõi Trung Quốc. Để nêu cao thành tích, công lao này của mình, ông ta đã quy định danh hiệu của mình là “Thuỷ hoàng đế”.

Và danh hiệu này đã liên tiếp dược dùng, bắt đầu từ Doanh Chính cho tới vị hoàng đế cuối cùng bị cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911 lật đổ là Phổ Nghi thuộc triều đại nhà Thanh, qua thời gian là 2132 năm, tổng cộng có 494 vị hoàng đế, trong số đó 73 người không thật sự lên ngôi mà chỉ được truy tôn là hoàng đế sau khi đã qua đời.

Trong số các hoàng đế nói trên, hoàng đế Càn Long đời Thanh có tuổi thọ cao nhất, ông đã sống tới 89 tuổi. Thấp hơn Càn Long một bậc là nữ hoàng để Võ Tắc Thiên đời Đường. Bà sống tới 82 tuổi. Hoàng đế Càn Long ở ngôi 60 năm, kém một năm so với ông nội hoàng đế là Khang Hy là người có thời gian trị vì dài nhất, đó là vì Càn Long muốn nói lên lòng tôn kính đối với Khang Hy, biểu thị bản thân mình không dám vượt qua công đức của ông nội, vì thế sau khi ở ngôi 60 năm, Càn Long đã nhường ngôi của mình cho con là hoàng đế Gia Khánh, còn mình thì làm Thái thượng hoàng.

Trong số các hoàng đế, người có thời gian ngồi trên ngôi ngắn nhất là Hoàn Nhan Thừa Lân, hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Kim, từ lúc lên ngôi cho đến lúc bị giết không tới nửa ngày.

Trước Doanh Chính, Trung Quốc còn có rất nhiều kẻ thống trị tối cao. Chẳng hạn như trong thời cổ đại xa xưa có Ngũ Đế, trong số đó có đế Nghiêu và đế Thuấn. Sau đó nhà Hạ có 17 kẻ thống trị, nhà Thương có 30 kẻ thống trị, họ đều có danh mà không có hiệu. Đến đời nhà Chu, các kẻ thống trị xưng vương, đời Tây Chu có 12 vương, đời Đông Chu thì có 24 vương, đến đời Tần trước Tần Thuỷ Hoàng còn có ba vương là ông cha của ông ta.

Ngoài ra, qua các thời kỳ danh hiệu hoàng đế cũng không như nhau, từ đời Hán đến đời Tuỳ, các hoàng đế phần nhiều xưng đế, dưới các triều Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh lại phần xưng nhiều là “Tông”

Tại sao hiện nay không tìm thấy lăng mộ các hoàng đế triều Nguyễn ở Trung Quốc?


Trong thời cổ Trung Quốc, sau khi các hoàng đế chết đi, hầu như bao giờ cũng xây lăng mộ. Chẳng hạn như lăng của Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây, lăng các hoàng đế nhà Hán ở thành phố Hàm Dương, Mậu Lăng ở huyện Hương Bình, Kiền Lăng ở huyện Kiền, Thập Tam Lăng của nhà Minh ở Bắc Kinh, Thanh Đông Lăng ở huyện Tuân Hoá tỉnh Hà Bắc.

Các lăng mộ này được xây dựng cực kỳ tráng lệ, chẳng khác gì những cung điện nằm sâu dưới lòng đất, tất cả đều có giá trị lịch sử và giá trị văn hoá cao, hấp dẫn rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử, cũng như các du khách trong và ngoài nước.

Nhưng cho đến nay, người ta vẫn chưa phát hiện được lăng mộ của các vị hoàng đế triều đại nhà Nguyên. Đó là vì các hoàng đế đời nhà Nguyên đều là người Mông Cổ, mà các quý tộc Mông Cổ có tập quán chôn sâu, không xây mộ.

Theo lời Diệp Tử Kỳ đời nhà Minh trong cuốn “Thảo Mộc Tử”, các hoàng đế đời Nguyên, sau khi băng hà nhất luật không dùng quan quách, mà chỉ dùng hai đoạn gỗ trò đục rỗng làm quan tài để đặt thi thể vào rồi đào hố thật sâu mà chôn xuống. Sau khi hố được lấp đầy, họ dùng ngựa dẫm phẳng, đặt quân phong toả, và chờ khi có bên trên mọc đầy, không còn nhận ra dấu vết thu quân. Do đó người đời sau khó phát hiện nơi chôn thi thể của các hoàng đế triều Nguyên.

Tuy nhiên có lẽ ai cũng thắc mắc. Tại sao ở Y Kim Hoắc Lạc Kỳ bên Mông Cổ lại có một cái lăng Thành Cát Tư Hãn rất huy hoàng, nguy nga theo kiểu tường bao của Mông Cổ? Thật ra lăng này là do Chính phủ Nhân dân Trung ương cấp tiền xây dựng sau ngày giải phóng, là công trình có tính chất tưởng niệm, còn bên trong không có thi hài của Thành Cát Tư Hãn



tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương