10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?



tải về 1.83 Mb.
trang19/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   64

Vì sao lá trên ngọn rụng cuối cùng?


Ở miền ôn đới, mỗi khi mùa thu đến, cây thay màu lá từ xanh sang vàng, cuối cùng trút nốt chiếc áo này, trần trụi đón mùa Đông tới. Nếu chú ý một chút, nạm sẽ thấy lá trên cành chính đổi màu trước tiên, sau đó lan dần đến ngọn cây, ngọn cành. Rụng lá cũng vậy, rụng ở dưới trước, càng lên trên ngọn, lá càng rụng chậm.

Có thể bạn sẽ nói, đó là hiện tượng tự nhiên của giới sinh vật, già trước chết trước. Lá phía dưới ra trước lá đầu cành nên rụng sớm hơn. Đây cũng là một cách giải thích, nhưng còn có cách hiểu sâu hơn.

Trong quá trình sinh trưởng, mọi cây cối đều vươn tới sự phát triển đầy đủ nhất, cho nên nó luôn đưa nhiều thức ăn lên ngọn để tăng nhanh sự sinh trưởng. Ngọn cành do được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Khi ngọn cây lớn đến một mức độ nhất định, sinh trưởng sẽ chậm dần lại. Lúc này cây rụng lá là do hai điều kiện: Bên trong, việc cung cấp dinh dưỡng bị hạn chế và bên ngoài, điều kiện thời tiết thay đổi theo chiều hướng không có lợi, chức năng tổng hợp thức ăn của lá kém dần, lá không tồn tại được nữa, rơi lả tả.

Nhưng mặc dù vậy, bộ phận ngọn cây vẫn được ưu tiên chăm sóc, thức ăn được cung cấp nhiều nhất, nên dù cây ngừng đưa thức ăn lên ngọn, nhờ vào lượng dự trữ nó vẫn sinh tồn thêm một thời gian. Đồng thời trong lúc đó, chất diệp lục trong lá cây chưa bị phá huỷ, vẫn tổng hợp được một số chất dinh dưỡng. Như vậy, lá trên ngọn cây sẽ rụng muộn hơn ở các bộ phận khác trên cây.


Tại sao tính kháng bệnh của thực vật hoang dã lại rất mạnh?


Chúng ta đã nhìn thấy thực vật hoang dã ở ruộng hoang và đất hoang, không ít cây trên to dưới nhỏ, cành lá yếu ớt, có một số quả rất nhỏ mà chua. Nhìn bên ngoài chúng cũng tương đương với thực vật được trồng. Nhưng những người làm công tác khoa học lại có cảm tình sâu sắc với chúng. Họ xem trọng điểm nào của thực vật hoang dã? Thực vật hoang dã có một ưu điểm vô cùng quý báu, ưu điểm này được các nhà thực vật học gọi là “Tính kháng chọi mạnh”. Cái gọi là tính kháng chọi là chỉ khả năng chống lại những bất lợi trong môi trường sống của chúng. Trong giới tự nhiên, thực vật đang tồn tại khi gặp phải những điều có hại cho sự sống của chúng thì chúng luôn muốn tìm cách để chống lại. Trong những thực vật khác loài, đặc biệt là giữa những loài thực vật được trồng và những loài thực vật mọc hoang thì khả năng đối kháng được biểu hiện ra không giống nhau.

Có người đã từng làm một số thử nghiệm, trong cùng một điều kiện, khả năng kháng bệnh đậu đen giữa nho mọc hoang và cây nho trồng rõ ràng là khác nhau. Khi lá nho hương hoa hồng được trồng đã đầy vết ban đen của bệnh đậu đen thì gai nho và lông nho mọc hoang gần như không có vết ban đen. Đây là do nguyên nhân nào? Đó là vì thực vật mọc hoang từ một hạt mọc thành một cây, từ trước tới giờ không ai vun trồng và quản lý nhưng lại có rất nhiều kẻ thù tấn công, như mưa, gió, tuyết lạnh, hạn hán lũ lụt, bệnh tật và sâu hại luôn muốn tìm cách bóp chết sinh mạng của chúng. Để tiếp tục sinh tồn, bắt đầu từ thời tổ tiên, từ thế hệ này đến thế hệ khác luôn luôn phải đấu tranh với kẻ thù vô tình, dần dần hình thành khả năng kháng bệnh cực mạnh để thích ứng với môi trường chúng thường phải đưa ra nhiều kiểu biến đổi về cấu tạo hình thái bên ngoài và cơ năng sinh lý bên trong của chính mình để thích ứng. Ví dụ nhiều loại thực vật mọc hoang hoặc là toàn thân hoặc là lá đầy lông, có loại thì đầy gai, có loại thì chứa độc. Toàn bộ những thứ này đều giúp cho chúng có thể đấu tranh tốt hơn để chống lại kẻ thù. Những ưu điểm này của thực vật mọc hoang đã nói rõ sức sống và sức chiến đấu của chúng đều rất mạnh mẽ. Nhưng những thực vật trồng thì lại không như vậy, chúng từ nhỏ đến lớn đều được sự chăm sóc, quan tâm của con người, thiếu sự rèn luyện cho tính đối kháng, một khi nguy hiểm đến thì không chịu được, thậm chí bị chết.

Những người làm công tác nuôi trồng thực vật cực kỳ coi trọng ưu điểm có tính kháng cự cực mạnh của thực vật mọc hoang. Họ thường thông qua con đường lai giữa loại được nuôi trồng và loại mọc hoang để tạo ra những chủng loại tốt và được nhiều người hoan nghênh, những thực vật có tính kháng cự kém được cải tạo thành những loại mới có chất lượng tốt và tính kháng cự mạnh. Do đó, tất cả những loại thực vật mọc hoang trên đất cằn cỗi trên núi không chịu đựng gió mưa, mà là chúng được lớn lên trong khí hậu khắc nghiệt. Chúng ta phải đặc biệt coi trọng vốn quý báu của tài nguyên phong phú, lợi dụng triệt để ưu điểm là tính kháng bệnh mạnh này của chúng, tạo ra giống lai để đưa ra nhiều loại mới, giúp ích cho nhân loại.

Tại sao những loài thực vật sinh trưởng ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ hô hấp?


Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Không có nước, thực vật dễ úa tàn, thậm chí là chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc ngâm mình trong nước thì không khí trong lỗ hở của đất sẽ bị nước đẩy ra, làm cho đất trở thành thiếu oxy, cũng sẽ đe doạ đến cuộc sống của thực vật. Có người đã đo đạc, khi oxy trong đất giảm xuống 10% thì cơ năng bộ rễ của đại đa số các loài thực vật sẽ có thể bị thoái hoá. Khi giảm xuống 2% thì hệ rễ phải đối diện với cái chết. Bãi biển và đầm lầy là thuộc về môi trường sinh thái thiếu oxy, thường xuyên ngập nước.

Nhưng thực vật trong quá trình tiến hoá cũng tạo ra được một loạt chủng loại để thích ứng sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy, được gọi là thực vật đầm lầy hoặc thực vật bãi biển. Những thực vật này có một đặc điểm chung đó là có bộ rễ tiến hành hô hấp từ trong đất tới khi lộ dần ra trong không khí, được gọi là rễ hô hấp. Rễ hô hấp có các lỗ ngoài to lớn, bên trong có các khe hở tế bào rất phát triển, có thể dự trữ không khí. Đây là tổ chức thông khí rất đặc biệt của thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy, chúng có thể làm cho thực vật đầm lầy và thực vật bãi biển có thể sinh trưởng trong môi trường thiếu oxy. Đương nhiên, những bộ rễ hô hấp của các thực vật bãi biển và thực vật đầm lầy khác nhau thì hình dạng của chúng cũng khác nhau, như dạng quỳ gối, dạng vòng, dạng ngón tay và dạng gậy.

Có rất nhiều thực vật có rễ hô hấp như các thực vật sinh trưởng ở bãi biển như cây vẹt thuộc họ vẹt và cây hải điệp thuộc họ cỏ roi ngựa, cây dây biển thuộc họ dâu biển.

Trung Quốc còn sống sót một loại thực vật đó là Tùng nước, là thực vật đầm lầy nước ngọt của vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, phần gốc của cây mọc lên bộ rễ hô hấp dạng quỳ gối cao thấp không giống nhau rất độc đáo. Cây Lạc Vũ Sam còn sót lại có nguồn gốc từ phía đông nam Bắc Mỹ, từ thế kỷ 20 đã du nhập vào trồng ở Trung Quốc trên vùng mạng lưới hồ ở phía nam, phần gốc của cây cũng giống như tùng nước, mọc ra bộ rễ hô hấp có dạng quỳ gối đặc biệt.

Ở vùng đầm lầy nước ngọt của khu vực nhiệt đới cũng thường nhìn thấy thực vật có rễ hô hấp, như cây Tử Đàn dùng làm thuốc ở châu Mỹ, cây Hoàng Ngưu và Hồng Giao ở Kalimanjaro, gỗ Maomalu ở Nigiêria, cây cọ đằng ở đảo Ilian, cây đằng hoàng ở Guyana.

Rễ hô hấp của thực vật ngoài dùng để hô hấp ra còn có thể có tác dụng bảo vệ đê và chống sóng.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương