1 Sự cần thiết xây dựng quy hoạch


Ngành thương mại, dịch vụ



tải về 1.46 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.46 Mb.
#19911
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

4.5.1. Ngành thương mại, dịch vụ


Trong 10 năm tới, quy mô lao động tăng lên ở tất cả các ngành dịch vụ, làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu lao động của nền kinh tế từ 18,0% năm 2010 lên 23,0% năm 2015 và 27,0% năm 2020. Trong nội bộ khu vực dịch vụ, có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần các ngành dịch vụ hiện đại, có giá trị gia tăng cao như ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, bất động sản, thương mại, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, du lịch…

+ Ngành bán buôn, bán lẻ:

Tổng lao động ngành bán buôn, bán lẻ năm 2015 khoảng 52 ngàn người, năm 2020 khoảng 77 ngàn người; chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động trong khu vực thương mại – dịch vụ. Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ở năm 2015 và 2020 trên khoảng 40,0 - 60,0%. Trong tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng chiếm khoảng 65% năm 2015 và 50,0% năm 2020; trình độ trung cấp chiếm 30,0 - 45,0% năm 2015 và năm 2020; trình độ cao đẳng và đại học trở lên khoảng 5,0 - 5,0% từ sau năm 2015.

Tỷ lệ lao động được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc trong tổng số lao động qua đào tạo của ngành là 35,0-40,0% thời kỳ 2011-2015 và 25,0-30,0%.

+ Ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn:

Tổng lao động ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng năm 2015 khoảng 18 ngàn người, năm 2020 khoảng 25 ngàn người, tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ở hai thời điểm trên khoảng 40,0- 60,0%. Trong tổng số lao động qua đào tạo, trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng chiểm khoảng 60,0% năm 2015 và 45,0% năm 2020; trình độ trung cấp chiếm 35,0 - 50,0% năm 2015 và năm 2020; trình độ cao đẳng và đại học trở lên khoảng 5,0% từ sau năm 2015.



Tỷ lệ lao động được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc trong tổng số lao động qua đào tạo của ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng là 40,0-45,0% thời kỳ 2011-2015 và 30,0-35,0% thời kỳ 2016-2020.

LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC DỊCH VỤ

Đvt: người, %





2020

2015

2020

Tổng số

481,6

552,5

638,6

Trong đó:










A. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

346,7

342,5

238,4

B. Khai khoáng

0,6

0,8

1,0

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

38,7

68,3

102,7

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

1,1

2,0

4,0

E. Cung cấp nước; hoat động quản lý và xử lý rác thải

0,4

0,8

1,4

F. Xây dựng

7,4

11,0

18,0

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

33,7

52,0

77,0

H. Vận tải kho bãi

4,4

7,0

9,5

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

11,3

18,0

25,0

J.Thông tin và truyền thông

1,1

1,8

2,4

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0,5

0,9

1,3

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

0,6

1,0

1,3

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

1,0

1,7

2,2

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0,7

1,0

1,4

O. Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, ANQP; Bảo đảm xã hội bắt buộc

9,3

11,5

13,5

P.Giáo dục và đào tạo

14,9

19,5

24,5

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

3,4

4,0

5,5

G.Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0,8

0,9

1,3

S.Hoạt động dịch vụ khác

4,7

7,2

6,8

+ Ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm:

Tổng cầu lao động ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm năm 2015 khoảng 0,9 ngàn người, năm 2020 khoảng 1,3 ngàn người, tỷ lệ nhân lực qua đào tào ở hai thời điểm trên khoảng 90%. Trong tổng số lao động qua đào tạo, trình độ trung cấp chiếm 15% năm 2015 và 10% năm 2020; trình độ cao đẳng và đại học 83% từ sau năm 2015 và sau đại học khoảng 2-5,0%.

Tỷ lệ lao động được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc trong tổng số lao động qua đào tạo của ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm là 15-20% thời kỳ 2011-2015 và 10-15,0% thời kỳ 2016-2020.

+ Ngành khoa học công nghệ:

Đến năm 2015, tổng nhân lực hoạt động trong ngành khoa học công nghệ khoảng 1,7 ngàn người, năm 2020 khoảng 2,2 ngàn người; tỷ lệ nhân lực qua đào tào đạt 100,0%. Trong đó, trình độ cao đẳng và đại học trở lên đạt 65,0% từ sau năm 2015 và trên 70,0% năm 2020.

Tỷ lệ lao động được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc trong tổng số lao động qua đào tạo của ngành khoa học công nghệ là 20-25,0% thời kỳ 2011-2015 và 15-20,0% thời kỳ 2016-2020.

+ Ngành giáo dục – đào tạo

Tổng nhân lực hoạt động trong ngành giáo dục, đào tạo, dạy nghề năm 2015 khoảng 19,5 ngàn người, năm 2020 khoảng 24,5 ngàn người, 100,0% nhân lực của ngành đều qua đào tạo.

Cụ thể hóa “Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020” của cả nước, Bình Phước đặt mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn như sau:

+ Giáo dục nghề nghiệp: đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 25,0% số học sinh tốt nghiệp THCS và khoảng 30,0-35,0% số học sinh tốt nghiệp THPT vào học. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề ngoài công lập lên khoảng 55,0% vào năm 2020. Sau khi hoàn thành các chương trình giáo dục nghề nghiệp, học sinh có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động và tác phong lao động công nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và CNTT trong học tập và làm việc, có năng lực tự học để không ngừng nâng cao tay nghề; có sức khỏe; có khả năng tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

+ Giáo dục đại học: Mở rộng quy mô giáo dục đại học, nâng số sinh viên trên một vạn dân lên khoảng 320 - 330 vào năm 2020.

+ Giáo dục thường xuyên: Đa dạng hóa các hình thức giáo dục thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 95% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99%.

+ Phát triển nhân lực của ngành giáo dục: đến năm 2020 có ít nhất 60,0% số giáo viên mầm non và 90,0% số giáo viên tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 90,0% số giáo viên THCS và THPT đạt trình độ đại học trở lên; ít nhất 15,0% số giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề và 30,0% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 50,0% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 3,0% là tiến sỹ; 80,0% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 33,0% là tiến sỹ..

Nhu cầu giáo viên phải đào tạo của tỉnh Bình Phước đến năm 2020:

Năm 2015: giáo viên mầm non, trong đó: nhà trẻ tăng 999 giáo viên; mẫu giáo tăng 1.599 giáo viên. Giáo viên tiểu học giảm 767 người; giáo viên THCS tăng 800 người; giáo viên THPT tăng 995 người.

Năm 2020: giáo viên nhà trẻ tăng 1.262 người. Giáo viên mẫu giáo tăng 704 người. Giáo viên tiểu học tăng 762 người. Giáo viên THCS giảm 148 người. Giáo viên THPT tăng 71 người.

Nhu cầu giảng viên:

5-10 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo năng khiếu;

10-15 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo KHKT-Công nghệ;

20-30 sinh viên/giảng viên đối với ngành đào tạo KHXH-Nhân văn.

Các trường Cao đẳng, Đại học mới được thành lập đảm bảo bình quân 10-30 sinh viên/giảng viên tùy theo từng ngành đào tạo và có ít nhất 30% giảng viên cơ hữu.

Các trường dạy nghề: đảm bảo 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn và 5% giáo viên của các trường trung cấp có trình độ sau đại học.

+ Ngành y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:

Tổng nhân lực hoạt động trong ngành y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2015 khoảng 9,1 ngàn người, năm 2020 khoảng 11,8 ngàn người, 100,0% nhân lực của ngành đều qua đào tạo.

Theo Quy hoạch phát triển nhân lực y tế thời kỳ 2011 – 2020 của cả nước, phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhân lực của ngành như sau:

DỰ BÁO CÁN BỘ CHỦ YẾU NGÀNH Y TẾ NĂM 2015

Đơn vị tính: người





2009

2015




Tỷ lệ/

1 vạn dân

Số lượng
năm 2009


Chỉ tiêu/

1 vạn dân

Số lượng cần

Bổ sung*

Tổng cần có

Số cần bổ sung

Số cần đào tạo hàng năm




(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(4+5)

(7)=(6-2)

(8)= (7)/6

Bác sỹ

4,3

379

8,0

779

11

790

411

69

Dược sỹ đại học

0,2

20

2,0

195

1

195

175

29

Kỹ thuật viên

5,1

443

5,0

487

13

500

57

10

Ghi chú: (*) : Bổ sung cho về hưu, chuyển = 3% của số lượng cần năm 2015.

(4) = (3) x Dân số năm 2015/1 vạn dân.

Để đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2015 (theo chỉ tiêu Quy hoạch phát triển nhân lực y tế của Bộ y tế) thì mỗi năm cần đào tạo thêm 69 bác sỹ, 29 dược sỹ đại học, 10 kỹ thuật viên. Nghị Quyết tỉnh Đảng Bộ lần IX nhiệm kỳ 2010-2015 cũng đặt mục tiêu đạt 8 bác sỹ/ 1 vạn dân.



DỰ BÁO CÁN BỘ CHỦ YẾU NGÀNH Y TẾ NĂM 2020

Đơn vị tính: người




Chỉ tiêu/1 vạn dân

Số lượng cần
năm 2020


Bổ sung*

Tổng

cần có

Số cần bổ sung

Số cần đào tạo hàng năm




(1)

(2)

(3)

(4)=(2+3)

(5)

(6)=(5)/5

Bác sỹ

10,0

1.062

16

1.078

287

57

Dược sỹ

2,5

266

4

269

74

15

Kỹ thuật viên

8,0

850

10

859

359

72

Ghi chú:

(*) : Bổ sung cho về hưu, chuyển = 2% của số lượng cần năm 2020.

(5) = (4) – số lượng cần có vào của năm 2015.

(2) = (1) x Dân số năm 2020/1 vạn dân.

Đến năm 2020 Bình Phước sẽ phải có 1.078 bác sỹ, 269 dược sỹ và 850 kỹ thuật viên. Như vậy, mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020 cần đào tạo 57 bác sỹ, 15 dược sỹ đại học, 72 kỹ thuật viên. Với tính toán như trên, các ngành y tế của tỉnh Bình Phước khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực y tế trình độ bác sỹ,

dược sỹ đại học. Để nhân lực phục vụ trong ngành y tế của Tỉnh tiến tới mức trung bình của cả nước, ngành y tế rất cần sự hỗ trợ của Tỉnh, của Bộ y tế nhằm đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực.

Giai đoạn 2010-2015, chuẩn bị điều kiện để đầu tư nâng cấp trường Trung cấp Y tế lên trường Cao đẳng Y tế năm 2012.

+ Ngành khoa học công nghệ:

Đến năm 2015, tổng nhân lực hoạt động trong ngành khoa học công nghệ khoảng 1,7 ngàn người, năm 2020 khoảng 2,2 ngàn người; tỷ lệ nhân lực qua đào tào đạt 100,0%. Trong đó, trình độ cao đẳng và đại học trở lên đạt 65,0% từ sau năm 2015 và trên 70,0% năm 2020.

Tỷ lệ lao động được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc trong tổng số lao động qua đào tạo của ngành khoa học công nghệ là 20,0-25,0% thời kỳ 2011-2015 và 15,0-20,0%.

+ Ngành Văn hóa, Thể thao, nghệ thuật:

Nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao tham gia ngày càng tích cực và đóng góp ngày một tăng trong quá trình xây dựng chuẩn mực xã hội, tuyên truyền phổ biến và dẫn dắt quan niệm, thói quen, kỹ năng sống, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất, nâng cao sự hiểu biết của người dân, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và biến nhân lực được đào tạo, tay nghề cao thành lợi thế quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế nhanh và bền vững.

Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa-Thể thao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020 đảm bảo tính hệ thống; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hợp lý dần cơ cấu; nâng cao năng lực và chất lượng của hệ thống đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực; và nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và nhân lực nhóm ngành Văn hóa-Thể thao; tạo động lực và lợi thế thúc đẩy nhóm ngành Văn hóa -Thể thao phát triển nhanh và bền vững.

Tổng nhân lực hoạt động trong ngành đến năm 2015 khoảng 900 người, năm 2020 khoảng 1.300 người; 100,0% nhân lực của ngành đều qua đào tạo.

Dự báo nhân lực nhóm ngành Văn hóa-Thể thao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2020: để đạt định mức nhân lực/dân số ngang mức trung bình của cả nước đến năm 2020 (theo Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa-Thể thao thời kỳ 2011-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - tháng 10 năm 2020) thì đến năm 2015 tổng nhân lực của ngành là 937 người, trong đó ngành văn hóa nghệ thuật là 611 người, gia đình là 20 người, thể dục thể thao 233 người; đến năm 2020 tổng nhân lực là 1.247 người, tương ứng với 3 ngành là 827, 27 và 315 người.



Đến năm 2015, 100% công chức hành chính về văn hóa nghệ thuật, gia đình và thể dục thể thao được trang bị kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ và hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng tốt; trang bị kiến thức về văn hóa công sở; trách nhiệm và đạo đức công chức cho công chức các ngạch.

DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO
ĐẾN NĂM 2020


Đơn vị tính: người







2010

2015

2020

Tốc độ tăng BQTK

2011-2015

2016-2020

0

Dân số (1.000 người)

894,3

973,5

1.062,0

1,7

1,8

1

Tổng nhân lực

771

937

1.247

4,0

5,9

1.1

Văn hóa nghệ thuật

495

611

827

4,3

6,3

a.

Quản lý nhà nước

61

68

76

2,1

2,3

b.

Sự nghiệp và kinh doanh

434

546

758

4,7

6,8

1.2

Gia đình

17

20

27

3,9

5,6

a.

Quản lý nhà nước

7

8

9

2,7

3,0

b.

Sự nghiệp và kinh doanh

10

12

17

4,7

7,1

1.3

Thể dục thể thao

190

233

315

4,2

6,2

a.

Quản lý nhà nước

28

31

36

2,4

3,0

b.

Sự nghiệp và kinh doanh

162

204

284

4,7

6,8

1.4

Nhân lực tổng hợp 3 ngành

69

76

85

2,0

2,3

Bồi dưỡng, đào tạo bảo đảm có đủ số lượng giám đốc đơn vị sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp có thu, doanh nghiệp và chuyên gia quản trị doanh nghiệp văn hóa nghệ thuật, dịch vụ gia đình, thể thao có kiến thức và kỹ năng quản lý, kinh doanh đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Tăng số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.

Đội ngũ nhân lực khoa học - công nghệ được tăng cường về số lượng (đủ lớn để thay thế số lượng cán bộ khoa học lớn tuổi nghỉ hưu) và cải tiến về cơ cấu, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển trong nước và thực sự hội nhập trào lưu phát triển khoa học, công nghệ thế giới.

Nghiên cứu, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương về đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm ngành này theo các Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020; Các văn bản pháp quy có liên quan: Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; Quy hoạch mạng lưới trường ĐH-CĐ thời kỳ 2001-2010; Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề thời kỳ 2001-2010; Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa, Gia đình, Thể dục thể thao đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/6/2010.



Каталог: 3cms -> upload -> File
upload -> Ủy ban quốc gia vì SỰ tiến bộ CỦa phụ NỮ việt nam
upload -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
upload -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
upload -> BỘ TÀi chính bộ TƯ pháP
upload -> Thủ tục: Đăng ký hợp đồng cá nhân đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài a Trình tự thực hiện
upload -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Mẫu số 3 (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/tt- blđtbxh ngày 03/6/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và X hội)
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình phưỚC

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương