1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch



tải về 2.26 Mb.
trang20/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27

Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.


Về cơ cấu chi tiêu của khách: Hiện nay ở vùng TDMN Bắc Bộ, khách du lịch dành phần lớn nguồn chi tiêu của mình cho lưu trú và ăn uống (chiếm trên 60%); phần còn lại dùng cho việc mua sắm hàng lưu niệm, đi lại và các dịch vụ bổ sung khác. Trong những năm tới, việc chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh du lịch không những của Vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ mà còn của cả nước. Muốn tăng nguồn thu thì cần hướng cho khách chi tiêu nhiều hơn vào mua sắm hàng hóa, chi tiêu vào các dịch vụ khác. Như vậy việc định hướng đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, các công trình thể thao du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch khác; đầu tư cho việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm cho khách du lịch là rất cần thiết.

3.2.3. Phương hướng phát triển chung


Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng: Đối với vùng TDMN Bắc Bộ cần nghiên cứu khai thác nguồn tài nguyên nhân văn phong phú, đặc biệt là những di tích lịch sử cách mạng có giá trị, những bản sắc văn hóa của các dân tộc, các lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống; các tài nguyên tự nhiên đặc sắc như các vườn quốc gia, các thắng cảnh miền núi, hệ thống hang động... để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo. Cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm sao cho du khách có ấn tượng tốt đẹp và mong muốn quay trở lại lần sau.

Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Đây là khu vực có nguồn tài nguyên đa dạng với những điểm du lịch nổi tiếng. Do vậy, cần chú ý khai thác những chuyên đề về du lịch văn hóa cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng… Như vậy cần có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình du lịch chuyên đề khác nhau. Cần nghiên cứu xây dựng những tour du lịch có nội dung phong phú để thu hút và kéo dài ngày lưu trú của khách.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cần phải quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài dưới nhiều hình thức như tại chỗ, chính quy ở trong nước và nước ngoài. Đặc biệt cần chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên.

Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành (chủ yếu là khách sạn, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, cơ sở đào tạo đội ngũ nhân viên du lịch)

Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt dộng du lịch

Đầu tư kết cấu hạ tầng (chủ yếu là giao thông; cấp điện, nước; thông tin liên lạc), trong đó tập trung chủ yếu vào việc nâng cấp những tuyến đường giao thông huyết mạch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch của vùng như quốc lộ 2, 3, 4 và quốc lộ 6; nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai; Hà Nội – Lạng Sơn; nâng cấp sân bay Điện Biên, sân bay Nà Sản để nối địa bàn này với Hà Nội. Ngoài ra, tuyến giao thông đường sông từ Hòa Bình lên Sơn La cũng cần được chú trọng hình thành và phát triển để có thể khai thác được những tiềm năng du lịch đặc sắc dọc theo tuyến này.

Trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch của vùng ưu tiên đầu tư hình thành và sớm đưa vào khai thác một số khu du lịch có ý nghĩa quan trọng như khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể, khu du lịch lịch sử - văn hóa Đền Hùng, khu du lịch tham quan thắng cảnh thác Bản Giốc, khu du lịch văn hóa lịch sử hang Pắc Pó, khu du lịch lịch sử ATK, khu du lịch tham quan thắng cảnh quần thể hang động Nhất - Nhị - Tam Thanh gắn với hoạt động du lịch cửa khẩu Lạng Sơn, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mẫu Sơn; du lịch cuối tuần hồ Hòa Bình, khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Thác Bà; khu du lịch nghỉ dưỡng - lịch sử hồ Pa Khoang; khu du lịch lịch sử - văn hóa Điên Biên Phủ; khu du lịch sinh thái - thể thao mạo hiểm Hoàng Liên; khu du lịch nghỉ dưỡng - văn hóa Sa Pa; khu du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng Mộc Châu; khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng hồ Cấm Sơn.

Hiện nay, việc hình thành các sản phẩm du lịch ở các khu du lịch trọng điểm này vẫn chưa được rõ nét, đòi hỏi trong giai đoạn 2011 - 2015 phải được đầu tư để hoàn chỉnh sản phẩm đặc thù ở những khu du lịch này. Việc đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu cao hơn của khách du lịch sẽ được thực hiện vào giai đoạn tiếp theo từ 2016 - 2020.

Đầu tư bảo tồn, tôn tạo làm tăng giá trị tài nguyên, môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch.

Về phát triển du lịch: ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch: Điện Biên Phủ, khu di tích lịch sử Pắc Bó, Tân Trào, Định Hoá, Đền Hùng, Sa Pa, Mẫu Sơn, hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, thuỷ điện Hoà Bình, hồ Cấm Sơn... với nhiều loại hình du lịch thích hợp, nhất là du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá.

Hình thành và phát triển các ngành dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông làm cầu nối mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá của vùng với cả nước và với nước ngoài.

3.2.4. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng


Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng TDMN Bắc Bộ là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch thể thao - mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu Những sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm:

+ Tham quan nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam

- Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt di tích Đền Hùng, Điện Biên Phủ.

- Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

- Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Các làng nghề truyền thống.

+ Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học

- Các vườn quốc gia: Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Pù Mát, Bến En

- Các khu bảo tồn thiên nhiên: Na Hang, Pa Khoang, Nà Hẩu (Văn Yên-Yên Bái), Chế tạo (Mù Cang Chải – Yên Bái).

+ Thể thao-mạo hiểm qua các lát cắt địa hình tiêu biểu, dọc các dòng sông lớn

- Các lát cắt địa hình: Lào Cai - Tuyên Quang - Phú Thọ; Hà Giang - Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình

- Dọc các sông Hồng, sông Đà

- Các hang động karst



+ Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan

- Các công trình kinh tế lớn của Việt Nam: thủy điện Hoà Bình, Sơn La

- Vùng các hồ chứa nước lớn (Ba Bể, hồ Sông Đà, Thác Bà, Cấm Sơn…) và nghỉ núi.

- Vùng núi đá, hang động karst.

- Vùng núi cao, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

3.2.5. Phương hướng phát triển tuyến du lịch


- Tuyến du lịch Lạng Sơn – Bắc Giang- Hà Nội - các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ: Đây là một phần của tuyến du lịch quốc gia xuyên Việt theo quốc lộ 1A, nối Thủ đô với một địa bàn có vị trí chiến l­ược quan trọng nhất về kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch ở khu vực Miền núi Đông Bắc. Với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, một trong những cửa khẩu đường bộ lớn nhất trên đư­ờng biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở khu vực Đông Bắc, Lạng Sơn sẽ là địa bàn phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ với các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật t­ương đối phát triển so với các địa bàn khác. Đây còn là điểm có nhiều tiềm năng du lịch có giá trị nh­ư động Nhất, Nhị, Tam Thanh; di tích thành Nhà Mạc; khu du lịch nghỉ d­ưỡng núi Mẫu Sơn...

Các điểm tham quan chính: Các di tích, thắng cảnh ở Lạng Sơn; Ải Chi Lăng; cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị; các lễ hội, làng nghề… Các di tích, thắng cảnh ở Bắc Giang là khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà…

- Tuyến du lịch Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội - các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ: Tuyến này đi theo quốc lộ 3 nhằm khai thác các điểm du lịch ở Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đây là tuyến du lịch có nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hóa, tham quan hấp dẫn, bổ sung cho nhau và làm tăng sức hấp dẫn của toàn tuyến.

- Tuyến du lịch Hà Giang - Tuyên Quang - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Theo quốc lộ 2 khai thác các điểm du lịch ở Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ...

- Tuyến du lịch Tây Bắc - Hà Nội - các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Đây là tuyến du lịch rất hấp dẫn ở Tiểu vùng Miền núi Tây Bắc nói riêng và ở Vùng Trung du Miền núi phía Bắc nói chung vì nó xuyên suốt đư­ợc hầu hết tất cả các điểm du lịch có giá trị ở vùng núi Tây Bắc với các sản phẩm du lịch văn hóa và sinh thái đặc sắc, điển hình nhất.

Các điểm tham quan chủ yếu: hồ Thác Bà với nhà máy thủy điện đầu tiên ở Việt Nam (Yên Bái); thắng cảnh Bắc Hà, Sapa, đỉnh Fanxipăng (Lào Cai); các di tích chiến trư­ờng Điện Biên Phủ (Lai Châu); nhà tù Sơn La, thắng cảnh Mộc Châu (Sơn La); làng dân tộc Thái - Mai Châu, thắng cảnh hồ Hòa Bình với nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và khu vực (Hòa Bình)

Ngoài ra, còn có các tuyến du lịch trong các tiểu vùng như:

- Thái Nguyên - Ba Bể - Cao Bằng - Bản Giốc.

- Bắc Giang - Lạng Sơn

- Yên Bái- Tuyên Quang - Hà Giang

- Sơn La - Điện Biên Phủ - Lai Châu - Sa Pa

- Việt Trì - Yên Bái - Sa Pa…

3.2.6. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ


Căn cứ vào tổ chức lãnh thổ du lịch Vùng Bắc Bộ; căn cứ đặc điểm tự nhiên, dân cư­, kinh tế - xã hội hiện nay; sự phân bố tài nguyên du lịch..., toàn bộ lãnh thổ Vùng Trung du Miền núi phía Bắc có thể đ­ược chia thành 2 tiểu vùng Du lịch với những hoạt động du lịch tư­ơng đối độc lập song có mối quan hệ mật thiết với nhau trong phát triển du lịch chung. Các tiểu vùng này bao gồm:

a) - Tiểu vùng Trung du Miền núi Đông Bắc gồm 7 tỉnh là Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc Cạn,

Về hang động, núi đá vôi có thể kể đến Nhất, Nhị, Tam Thanh ở Lạng Sơn; Ng­ườm Ngao ở Cao Bằng; động Puông ở Bắc Kạn; về hồ cảnh quan tiêu biểu là hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Thang Hen (Cao Bằng), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang); về điểm danh thắng và nghỉ mát có thác Bản Giốc (Cao Bằng), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)....

Là nơi cư­ trú của nhiều dân tộc anh em như­ Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H'Mông..., trong đó bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Nùng với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch.

Có nhiều di tích nổi tiếng gắn liền với Cách mạng Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh nh­ư Hang Pắc Pó, rừng Trần Hư­ng Đạo (Cao Bằng); Tân Trào (Tuyên Quang); ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn); ATK Định Hóa (Thái Nguyên); các di tích chiến thắng Đông Khê, Thất Khê... và các di tích gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông như­ Ải Chi Lăng (Lạng Sơn), Xương Giang (Bắc Giang).



+ Các h­ướng khai thác chủ yếu:

- Du lịch văn hóa - lịch sử: Dựa trên hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng trong đó nổi bật là di tích gắn với chiến khu Việt Bắc và đặc trưng văn hóa Tày Nùng.

- Du lịch sinh thái: Bao gồm du lịch tham quan nghiên cứu gắn với hệ thống hang động núi đá vôi ở Lạng Sơn, Cao Bằng và du lịch trang trại khu vực trung du ở Bắc Giang.

+ Các sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Về với cội nguồn chiến khu Việt Bắc (Pắc Bó, ATK....).

- Tham quan di tích, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Tày, Nùng.

- Tham quan nghiên cứu thắng cảnh, hang động (Ba Bể, núi Cốc, thác Bản Giốc, Cấm Sơn, các động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Ngư­ờm Ngao...).

- Thể thao mạo hiểm, khám phá các khu bảo tồn thiên nhiên, hang động.

- Nghỉ dư­ỡng (Ba Bể, Mẫu Sơn, Nguyên Bình...).

- Du lịch trang trại, nhà vườn ở vùng trung du Bắc Giang.

b)- Tiểu vùng Trung du Miền núi Tây Bắc gồm 7 tỉnh là Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Phú Thọ, với trung tâm tiểu vùng là thành phố Điện Biên Phủ.

Là vùng núi hùng vĩ nhất n­ước ta, nơi có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm thuận lợi cho phát triển các khu nghỉ dư­ỡng núi và phát triển các khu chuyên canh rau quả phục vụ đời sống sinh hoạt và du lịch mà tiêu biểu là Sapa, Bắc Hà (Lào Cai); Mộc Châu (Sơn La); M­ường Thanh (Điện Biên); Sìn Hồ (Lai Châu)...

Có nhiều hồ chứa n­ước lớn có giá trị du lịch như­ hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Pa Khoang (Điện Biên)... Đây là những nơi vừa có cảnh quan đẹp, vừa có những điều kiện thuận lợi để phát triển thành các điểm du lịch nghỉ dư­ỡng, thể thao n­ước có giá trị đối với địa bàn núi cao. Ngoài ra, tại đây còn có các hang động đẹp phục vụ tham quan như động­ Tiên Sơn (Lai Châu), Pá Thơm (Điện Biên); nhiều suối n­ước nóng có tác dụng chữa bệnh như­ Kim Bôi (Hòa Bình)

Có khu rừng nguyên sinh Mư­ờng Nhé, M­ường Phăng (Điện Biên) còn bảo tồn đ­ược nhiều loài động thực vật có giá trị du lịch.

Là nơi c­ư trú của nhiều dân tộc như­ Thái, Mư­ờng, H'Mông, Giáy, La Ủ, Cống..., trong đó đặc biệt là dân tộc Thái nổi tiếng với nhiều điệu múa sạp, múa xòe và các sản phẩm thủ công độc đáo như­ vải thô, thổ cẩm với nhiều hoa văn, màu sắc rực rỡ. Các sinh hoạt truyền thống với nền văn hóa đặc sắc đa dân tộc ở khu vực này là những tài nguyên du lịch có giá trị, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Ngoài ra ở nơi đây còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng liên quan đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc mà tiêu biểu là quần thể di tích Điện Biên Phủ (Điện Biên), nhà tù Sơn La (Sơn La)...

+ Các h­ướng khai thác chủ yếu:

- Du lịch tham quan nghiên cứu

- Du lịch văn hóa

- Du lịch sinh thái

- Du lịch thể thao

- Du lịch nghỉ dưỡng (núi và hồ)...



+ Các sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Du lịch nghỉ d­ưỡng, nghỉ mát, tắm n­ước nóng (Sa Pa, Pá Khoang, Mộc Châu, Sơn La, Kim Bôi, Thanh Thủy... )

- Tham quan thắng cảnh, hang động, hồ (Thác Bà, Hòa Bình, Pá Khoang, Tiên Sơn, Pá Thơm...)

- Thể thao mạo hiểm (chinh phục Fanxiphăng), thể thao hồ (Hòa Bình, Thác Bà)

- Du lịch sinh thái vư­ờn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Xuân Sơn

- Thăm lại chiến trư­ờng xư­a (Điện Biên Phủ và Tây Bắc)

- Lễ hội; Festival, hội chợ (Đền Hùng, Điện Biên Phủ)

- Tham quan, tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tây Bắc (Thái, Mư­ờng và một số dân tộc chỉ có ở Điện Biên và Lai Châu như­ Kháng, Cống, Giáy, La Ủ..)



Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương