Hồng y Argentina trở thành Giáo hoàng



tải về 1.44 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích1.44 Mb.
#35232
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Thanh Phương

Tối hôm qua, 12/03/2013, nhân Ngày Thế giới chống kiểm duyệt Internet, tổ chức Phóng viên không biên giới đã trao giải Công dân mạng Netizen 2013 cho blogger Việt Nam Huỳnh Ngọc Chênh, trong một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của công ty Google France ở Paris.


Giải Netizen do công ty Google France kết hợp với Phóng viên không biên giới trao tặng mỗi năm ( từ năm 2010 ) cho một blogger hay một nhà đối lập sử dụng Internet có những hoạt động bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên mạng. Ông Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên phóng viên báo Thanh Niên, đã được bình chọn là Netizen 2013 với số phiếu của hơn 40 ngàn người sử dụng Internet trên thế giới.

Trong bài phát biểu nhận giải thưởng này, ông Huỳnh Ngọc Chênh đã nhấn mạnh rằng chính Internet đã giúp người dân « nói lên nguyện vọng đích thực của họ trong hoàn cảnh tự do ngôn luận bị bóp nghẹt ». Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh nhắc lại là nhiều blogger và nhà đấu tranh dân chủ đã phải trả giá vì đã dũng cảm đi tiên phong chọc thủng bức màng bưng bít thông tin ở Việt Nam. Ông kể tên một số người đã và đang ngồi tù, trong trại cải tạo, bị quản thúc, thậm chí bị đưa vào nhà thương điên, như Hoà thượng Thích Quảng Độ, linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Đài, Hà sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo cự, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ thị Minh Hạnh, Bùi thị Minh Hằng, Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần, Điếu cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Phạm Minh Hoàng, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Anh Kim, Nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Lê Anh Hùng,…. Và lớp trẻ sau này như Nguyễn Phương Uyên, Paulus Lê sơn và nhóm thanh niên công giáo ở Vinh… »

Nhưng theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, « những hy sinh ấy đã không uổng công », vì hàng trăm trang blog cổ xúy cho dân chủ thu hút lượng người đọc khổng lồ và kết nối với nhau thành một hệ thống « báo lề dân » đối lại với hệ thống báo chí do Nhà nước kiểm soát. Ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng những lá phiều bầu ông là Công dân mạng 2013 cũng là những lá phiếu dành cho phong trào đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Sau lễ trao giải Netizen 2013 cho blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một cuộc hội thảo về vấn đề kiểm duyệt Internet trên thế giới, đặc biệt là tại 5 năm quốc gia mà Phóng viên không biên giới xem là « Kẻ thù Internet » : Việt Nam, Trung Quốc, Syria, Bahrein và Iran.

Sau lễ trao giải Netizen 2013, RFI Việt ngữ đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với blogger Huỳnh Ngọc Chênh :
 




Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

 

13/03/2013



 

Nghe (04:54)









 

 





Bauxite Tây nguyên vẫn nhức nhối

Nam Nguyên, phóng viên RFA


2013-03-13

Công trường khai thác bauxite ở Đăk Nông, ảnh chụp trước đây.

Chuyên gia nhân sĩ trí thức tiếp tục phản biện về các dự án Bauxite ở Tây nguyên dù Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cố gắng biện giải.

Càng làm càng lỗ


Sự lỗ lã của Nhà máy Tân Rai Lâm Đồng sản xuất nguyên liệu làm nhôm qua rửa quặng bauxite giờ đây đã được minh chứng trên thực tế, càng làm càng lỗ chưa kể rủi ro môi trường rất nguy hiểm. Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc nên dừng hay tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đăk Nông, Giáo sư Chu Hảo nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ Hà Nội nhận định:

Nếu tôi có quyền tôi sẽ chấm dứt ngay sau khi thẩm định một lần nữa trên cơ sở ý kiến các nhà khoa học Việt Nam và Thế giới.”

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cho rằng Vinacomin đã không nghe theo những ý kiến phản biện từ đầu, cứ cố làm trong khi chưa có đường vận chuyển, việc dừng thực hiện dự án cảng Kê Gà ở Bình Thuận để xuất hàng là một minh chứng về sự tính toán thẩm định sai. Ông nói:

Nếu tôi có quyền tôi sẽ chấm dứt ngay sau khi thẩm định một lần nữa trên cơ sở ý kiến các nhà khoa học Việt Nam và Thế giới.


Giáo sư Chu Hảo

Đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”

Ngay trong thời gian các dự án bauxite mới khởi sự, GSTS Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường đã có ý kiến không nên khai thác bauxite Tây nguyên. Ông nói:

Quan điểm của chúng tôi là hãy chờ đợi tương lai, chờ đợi những công nghệ sạch, chờ đợi các thế hệ sau có thể khai thác và tận thu nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn trong lúc này. Chúng tôi cũng thấy rằng lúc này không khai thác bauxite thì cũng không làm cho Việt Nam có thất thiệt gì trong quá trình phát triển, mà cái hại là cái nhìn thấy trước mắt, nhất là những vấn đề về môi trường, về xã hội và cân nhắc về kinh tế thì các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng nếu mà tính toán đầy đủ cả đầu vào lẫn đầu ra thì khả năng lãi là không có, mà sẽ dẫn tới lỗ, riêng nói về phần kinh tế.”



Khi đưa Nhà máy Tân Rai Lâm Đồng sản xuất alumin vào hoạt động, Tập đoàn Than khoảng sản Việt Nam (Vinacomin) đã bổ sung vào gánh nợ công 1,2 tỷ USD, chưa kể một lượng tiền không nhỏ đã đổ vào dự án Nhân Cơ Đak Nông đang thực hiện được khoảng 50% công trình. Hiện nay Vinacomin còn được bão lãnh vay 300 triệu USD để tiếp tục hai dự án bauxite này.

Nhà máy Alumin Tân Rai, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of nld.

Sự kiện Thủ tướng quyết định dừng thực hiện dự án Cảng Kê Gà Bình Thuận được cho là, nếu để Tập đoàn Nhà nước Vinacomin tiếp tục việc này thì thảm họa kinh tế kiểu Vinashin vỡ nợ 84.000 tỷ đồng sẽ được lập lại. Giờ đây theo các nhà báo công dân, những nhân vật nào chống lưng ủng hộ khai thác bauxite Tây nguyên một cách vội vã, đã bắt đầu có dấu hiệu thoái lui.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, GS Chu Hảo nhận định về tình thế tiến thoái lưỡng nan của Bộ Công thương và Tập đoàn Than Khoáng sản chủ đầu tư các dự án bauxite. Ông nói:

Chắc chắn đấy là bài toán hiệu quả kinh tế hết sức khó khăn đối với họ. Việc họ đã tiến hành một dự án bắt đầu thì với qui mô rất lớn, sau đó thì do dư luận xã hội và ý kiến của các nhà khoa học thì đã điều chỉnh xuống thành hai dự án thử nghiệm. Nhưng nếu làm thử nghiệm thì cũng không nên làm hai cái một lúc, và ngay cả một cái thì cũng không nên với công suất lớn như vậy. Gần đậy có chủ trương không làm Cảng nước sâu Kê Gà để đón quặng từ Nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ xuống, điều này chưng tỏ dự án Cảng đó chỉ phục vụ cho làm nhôm là chính, nhưng bây giờ qui mô làm nhôm nhỏ lại, rồi đường vận chuyển cũng không có chủ trương sớm làm. Cho nên bỏ dự án Kê Gà là hợp lý, nhưng điều đó không chứng tỏ người thực hiện đã nghiêm túc xem lại cả kế hoạch thực hiện hai dự án lớn về nhôm.”

Cần thảo luận minh bạch


Mặc dù không thể chối cãi sự thua lỗ đã rành rành, giá thành alumin cao hơn rất nhiều giá xuất khẩu ở Cảng xuất, mà sự vận chuyển càng xa càng lỗ nhiều hơn, nhưng Bộ trường Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng vẫn phải mặc áo giáp chống những làn đạn phản biện, theo sự ví von của báo chí.

Ngày 10/3 ông Vũ Huy Hoàng xuất hiện trên kênh truyền hình Quốc gia. Những giải thích chống lưng cho các dự án khai thác bauxite Tây nguyên của ông, đã bị các chuyên gia khoa học phản biện quyết liệt, làm rõ từng điểm cụ thể.

Hãy chờ đợi tương lai, chờ đợi những công nghệ sạch, chờ đợi các thế hệ sau có thể khai thác và tận thu nhiều hơn, cái lợi sẽ nhiều hơn trong lúc này.
GS Đặng Hùng Võ

TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý Các dự án than đồng bằng Sông Hồng thuộc Vinacomin đã gởi thư ngỏ cho Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite, vạch ra những điều mà TS Sơn cho rằng Bộ trưởng nói không đúng sự thật. Thí dụ trữ lượng bauxite của Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ tấn không phải 10 đến 11 tỷ tấn. Về khả năng sản xuất nhôm ngay tại Tây nguyên thay vì xuất khẩu quặng nguyên liệu, Bộ trưởng nói là hàng năm phải nhập khẩu nửa triệu tấn nhôm trị giá 1 tỷ USD, tương lai sẽ lập nhà máy làm nhôm để khỏi phải nhập khẩu. TS Sơn nói rằng để làm được sản phẩm nhôm như đang nhập khẩu, Vinacomin sẽ tốn 2,5 tỷ USD thay vì nhập khẩu chỉ tốn 1 tỷ USD…

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề cập tới điều mà nhiều người gọi ảo vọng, khi tin là sẽ có thể thu hồi sút từ bùn đỏ để sản xuất sắt xốp và xỉ.

Chia sẻ quan điểm của TS Nguyễn Thành Sơn trong thư ngỏ, Giáo sư Chu Hảo nhận định:

Những sản phẩm mới chế đạo từ bùn đỏ hay từ những sản phẩm khác có thể mới chỉ là dự định, cũng có thể mới làm một thí nghiệm thành công trong một qui mô nhỏ nào đó, trong phòng nghiệm, thì cho đến khi có thể sản xuất thành công trong qui mô công nghiệp là một đoạn đường có khi rất dài lâu và có khi không thành công. Cho nên chừng nào mà chưa có được một công nghệ chắc chắn đảm bảo thì những tuyên bố đều là vội vàng.”

Việt Nam đang trả giá quá đắt cho dự án bauxite. GS Chu Hảo nhận định, người ta có thể nói trong một số trường hợp thì phải tính đến hiệu quả tổng hợp, chứ không chỉ riêng về hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả xã hội, hiệu qủa an ninh quốc phòng…Thế nhưng trong trường hợp cụ thể này thì chưa ai nhìn thấy, chưa ai chứng minh được hiệu quả tổng hợp ấy là như thế nào. Cho nên vấn đề này vẫn là một câu hỏi nhức nhối và cần phải được thảo luận một cách dân chủ và minh bạch.



Hội Đồng Giám Mục và giáo dân

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok


2013-03-13

Linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành

Courtesy chuacuuthenews

Văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 92 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đang được nhiều giáo xứ chia sẻ và học tập qua sự hướng dẫn của nhiều linh mục chánh xứ tại các họ đạo thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong đó có nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Mặc Lâm phỏng vấn Linh mục giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Phạm Trung Thành để biết thêm chi tiết.

Bây giờ là đã đến lúc Hội thánh lên tiếng

Mặc Lâm: Thưa linh mục Giám tỉnh, mới đây Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã ra một văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp với nội dung hoàn toàn mới so với sự im lặng từ nhiều năm qua của Giáo hội Việt Nam. Theo sự ghi nhận của linh mục thì thái độ của giáo sĩ, giáo dân hiện nay đối với văn bản này ra sao?

LM.Phạm Trung Thành: Chúng tôi thấy giáo dân rất phấn khởi. Nói chung là giáo sĩ và giáo dân tại Việt Nam rất phấn khởi và tại địa hạt Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi bao gồm cả các xứ đạo chung quanh, các xứ đạo bạn bè mà chúng tôi biết thì hai Chúa Nhật mùng Ba và mùng Mười vừa qua đã in bản nhận định góp ý đó ra để phát cho giáo dân và đăng các bản thông báo. Ngay cả nhà thờ Chính Tòa Sài Gòn, Trung tâm Mục vụ Sài Gòn cũng làm những chuyện đó. Rất là phấn khởi vì người dân thấy rằng có một sự hướng dẫn, định hướng của những người cầm đầu hội thánh. Nói chung là giáo dân rất phấn khởi và định được hướng đi.

Mặc Lâm: Thưa linh mục theo như giải thích của linh mục thì có một phản ứng rất tích cực từ cộng đồng dân Chúa, đây là điều chắc chắn sẽ làm cho nhà nước lo ngại và sẽ tìm cách đối phó…không biết Ban Tôn giáo chính phủ của TP Hồ Chí Minh đã có phản ứng gì hay chưa ạ?

Nói chung là giáo sĩ và giáo dân tại Việt Nam rất phấn khởi và tại địa hạt Dòng Chúa Cứu Thế chúng tôi bao gồm cả các xứ đạo chung quanh, các xứ đạo bạn bè mà chúng tôi biết thì hai Chúa Nhật mùng Ba và mùng Mười vừa qua đã in bản nhận định góp ý đó ra để phát cho giáo dân



LM.Phạm Trung Thành

 



Bản Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (chuacuuthenews)

LM.Phạm Trung Thành: Đối với chúng tôi thì không có phản ứng gì nhưng tôi có nghe một vài anh em linh mục nói, chẳng hạn như tại một nhà thờ ở Thủ Đức. Trong thánh lễ buổi sáng, linh mục có bài giảng với nội dung này và sau đó phát bản in của Hội Đồng Giám Mục ra cho giáo dân thì chiều hôm sau có Ban Tôn giáo vào làm việc. Tôi nghe tin như thế còn chúng tôi ở đây thì chiều ngày hôm qua trong buổi chuẩn bị của Nhà thờ Kỳ Đồng chuẩn bị mở Năm Thánh và kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ thì chúng tôi có làm nghi thức rước kiệu. Chiều hôm qua cha xứ ngài có phổ biến bản in ấy cho mọi người tham dự trong thánh lễ.

Mặc Lâm: Hiện nay trên địa bàn cả nước nhà nước đang phát động phong trào ký tên đồng ý vào dự thảo Hiến pháp do Ủy ban soạn thảo của Quốc hội thực hiện. Theo linh mục việc làm này có ảnh hưởng gì tới giáo dân hay không vì khi ký vào đó thì coi như văn bản đề nghị của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã bị vô hiệu hóa? Xin linh mục cho biết các giáo xứ đã giải thích việc này với giáo dân của mình như thế nào?

LM.Phạm Trung Thành: Thưa anh chúng tôi thấy rằng đa số giáo dân người ta không biết gì vì một bản Hiến pháp mà đưa ra trong ba ngày và bảo ký thì đúng là họ không có thời giờ để nghiên cứu. Thứ hai vẫn chuyện gọi là ký và bảo là đồng ý hay không đồng ý thì làm sao người ta dám bởi vì cái việc tờ góp ý đó chắc sẽ có những khó dễ nếu mà họ ký với sự không đồng ý. Tuy nhiên chiều ngày hôm qua sau thánh lễ thì linh mục chánh xứ có hướng dẫn giáo dân rằng “cái gì biết thì ký cái gì không biết thì đừng ký”. Thứ hai, ký theo hướng dẫn của các mục tử và thứ ba nhận định theo lương tâm của mình. Ngài khuyên tất cả giáo dân tại nhà thờ như thế.

Khi tôi tin thì tôi phải thế hiện lòng tin của tôi ra cho người ta thấy. Đây không phải là việc làm chính trị mà đây là cuộc sống được chiếu rọi bằng ánh sáng đức tin. Đã có một thời Hội thánh im lặng và cũng có một thời Hội thánh lên tiếng, và bây giờ là đã đến lúc Hội thánh lên tiếng



LM.Phạm Trung Thành

Mặc Lâm: Riêng với tu sĩ thì thái độ đối phó sẽ như thế nào thưa cha?

LM.Phạm Trung Thành: Anh em chúng tôi có đưa ra một đề nghị sẽ ký là “đồng ý theo sự hướng dẫn của Hội Đồng Giám mục Việt Nam”.

Mặc Lâm: Thưa linh mục, nếu giáo dân và tu sĩ theo sự hướng dẫn của các chủ chăn thì liệu có đi ra ngoài điều khoản mà nhà nước muốn mọi người phải theo hay không ạ? Và khi ấy có thể xảy ra đàn áp hay chí ít là phiền hà trong Giáo hội?

LM.Phạm Trung Thành: Có một cái điều khoản lớn hơn đó là sự thật và lương tâm con người. Đó là tự do và nhân quyền cho nên đây là ánh sáng lời Chúa và đòi hỏi của Giáo hội về điều đó. Chúng tôi có kinh nghiệm rằng một khi mình đi theo lời Chúa, một khi mình đi theo sự thật, chân lý thì phải trả giá cho sự phiền hà và chúng tôi đã trả giá cho những phiền hà trong mấy năm nay như tất cả mọi người đều biết. Có điều chúng tôi thật sự cảm thấy hạnh phúc và vui mừng khi những người cha của chúng tôi đã lên tiếng điều mà chúng tôi theo đuổi mấy năm nay.

Mặc Lâm: Xin linh mục giám tình một câu nữa…theo như ngài vừa nói thì rõ ràng tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục là cả một sự vui mừng cho Giáo hội Việt Nam, đã tới lúc bước ra đồng hành cùng với đời sống để bảo vệ chân lý và đức tin. Theo nhận xét của linh mục đây có phải là tín hiệu khởi đầu cho một tiến trình dài đòi dân chủ, công bằng và tự do tôn giáo cho Giáo hội hay không?

LM.Phạm Trung Thành: Vâng tôi nghĩ đây là một biến cố mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chứng tỏ sự trưởng thành của mình trong năm Đức tin này. Tại vì Đức tin thì đi kèm theo việc làm mà đức tin không làm là đức tin chết, thánh Jacobe đã nói thế. Cho nên khi tôi tin thì tôi phải thế hiện lòng tin của tôi ra cho người ta thấy. Đây không phải là việc làm chính trị mà đây là cuộc sống được chiếu rọi bằng ánh sáng đức tin. Đã có một thời Hội thánh im lặng và cũng có một thời Hội thánh lên tiếng, và bây giờ là đã đến lúc Hội thánh lên tiếng.

Mặc Lâm: Xin cám ơn linh mục.


tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương