Hướng dẫn số 70/2008/hd-mttw, ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường Trực Uỷ Ban Trung Ương mttq việt Nam



tải về 28.2 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích28.2 Kb.
#22181
Hướng dẫn số 70/2008/HD-MTTW,

ngày 4 tháng 7 năm 2008

của Ban Thường Trực Uỷ Ban Trung Ương MTTQ Việt Nam

về việc triển khai "sáng kiến lãnh Đạo phật giáo"

tham gia phòng chống HIV/AIDS

Để phát huy vai trò của Phật giáo trong việc tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, phù hợp với pháp luật và giáo lý, đạo đức tôn giáo, nhất là việc tham gia phòng chống HIV/AIDS, tư vấn và chăm sóc cho những người bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng.

Từ cuối năm 2002, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cùng UNICEF Việt Nam tham gia tổ chức thực hiện "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" tham gia phòng chống HIV/AIDS  với nhiều hoạt động thiết thực và cụ thể như: Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho lãnh đao và tăng ni Phật giáo; tổ chức cho chức sắc Phật giáo đi tham quan, học tập kinh nghiệm tham gia phòng chống HIV/AIDS của Phật giáo Thái Lan; xây dựng các mô hình điểm chùa Phật giáo tham gia phòng chống HIV/AIDS, tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ cho những người bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Trà Vinh; giới thiệu nội dung "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" tham gia phòng chống HIV/AIDS cho một số Học viện Phật giáo; biên tập và phát hành tài liệu tuyên truyền về "Phật giáo trong thời đại của nạn dịch AIDS" trong chức sắc và tăng ni Phật giáo; tổ chức Hội nghị Quốc gia phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia phòng chống HIV/AIDS, trong Hội nghị lãnh đạo của các tôn giáo đã nhất trí thông qua bản Cam kết chung của các tôn giáo Việt Nam trong việc tham gia phòng chống HIV/AIDS...

Qua đó đã phát huy mạnh mẽ được ý thức trách nhiệm và vai trò của giới Phật giáo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS chung của quốc gia.

Được sự ủng hộ tích cực của các ban ngành chức năng và của chính quyền địa phương, đồng thời thu hút được các nhóm người nhiễm cùng tham gia hoạt động với nhà chùa, nên bước đầu các chùa mô hình điểm đã triển khai được nhiều hoạt động rất tốt, mang lại hiệu quả và ý nghĩa xã hội, góp phần hạn chế và từng bước xoá bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử của nhân dân với người nhiễm, tạo sự bình đẳng cho những người nhiễm được tham gia các hoạt động xã hội như các thành viên khác trong cộng đồng.

Từ thực tế hoạt động có hiệu quả của "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" tại các chùa mô hình điểm ở các địa phương, từ năm 2004 đến nay, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đưa nội dung phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UNICEF tại Việt Nam tham gia phòng chống HIV/AIDS vào Chương trình phật sự hàng năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trên tinh thần đó, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trương mở rộng việc triển khai thực hiện "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" ở các tỉnh, thành phố có đông Phật giáo trong cả nước.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Phát huy vai trò của hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chức sắc và tăng ni Phật giáo trong việc tham gia phòng chống HIV/AIDS theo tinh thần Luật phòng chống HIV/AIDS; Cam kết chung của các tôn giáo Việt Nam trong việc tham gia phòng chống HIV/AIDS cũng như các chương trình hoạt động Phật sự của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

- Nhân rộng hoạt động của các chùa mô hình điểm tham gia phòng chống HIV/AIDS tại các tỉnh, thành phố triển khai làm điểm (Hà Nội, TT - Huế, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh và một số địa phương khác) cho Phật giáo các tỉnh, thành phố khác trong cả nước;

- Thông qua việc phát huy vai trò của Phật giáo tham gia phòng chống HIV/AIDS để tăng cường công tác vận động, tập hợp chức sắc, tăng ni Phật giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc;



II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI:

1. Phát huy vai trò của chức sắc, tăng ni Phật giáo trong việc tuyên truyền phòng chống và những hiểu biết khoa học về HIV/AIDS cho phật tử và nhân dân địa phương với các hình thức:

- Đưa nội dung phòng chống HIV/AIDS, chống phân biệt đối xử và kỳ thị với người nhiễm trong các bài giảng giáo lý tại chùa và các ngày lễ lớn hoặc các buổi giảng hàng tuần, hàng tháng. Khi cần thiết vị sư trụ trì chùa đến từng gia đình để tuyên truyền, tư vấn về HIV/AIDS…

- Thông qua các áp phích hoặc tờ rơi về phòng chống HIV/AIDS được dán hoặc treo trong khuôn viên chùa...

2. Phát huy vai trò của chức sắc, tăng ni Phật giáo trong việc tham gia  các hoạt động tư vấn và hỗ trợ cho người nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS như:

- Tư vấn những hiểu biết về HIV/AIDS, về các nguyên nhân lây lan, cách thức phòng tránh, về chế độ dùng thuốc để tăng cường khả năng miễn dịch cho người nhiễm, về cách chăm sóc bản thân…

- Hướng dẫn người nhiễm tập thiền, tập yoga nhằm nâng cao sức khoẻ, tránh các bệnh cơ hội.

- Hướng dẫn người nhiễm/ảnh hưởng chế độ ăn uống và một số bài thuốc Nam thông dụng để chữa các bệnh cơ hội.

- Động viên, hỗ trợ người nhiễm về tinh thần, tâm linh, vật chất để họ lạc quan, tin yêu cuộc sống và không nảy sinh ý định trả thù đời..

- Khuyến khích người có HIV tham gia hoạt động từ thiện, các hoạt động công ích để xây dựng hình ảnh tích cực của người có HIV trong cộng đồng.

- Hỗ trợ trong việc giới thiệu việc làm, tạo thu nhập cho người nhiễm vì đa số họ đều không có công việc ổn định và đời sống khó khăn…

- Vận động các cơ quan, Văn phòng, nhà máy xí nghiệp không sa thải những người có HIV có khả năng lao động, đồng thời quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để họ có việc làm phù hợp...

- Thăm hỏi, tặng quà người nhiễm/ảnh hưởng tại gia đình, tại bệnh viện…

- Vận động và phối hợp cùng các tổ chức chính quyền địa phương, các trung tâm xã hội, để hỗ trợ trẻ nhỏ về điều kiện học tập, vật chất và tinh thần sau khi bố mẹ các cháu qua đời vì HIV/AIDS.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức để mở những lớp học ngoại ngữ, vi tính hoặc học nghề cho người nhiễm khi có điều kiện…

- Hướng dẫn, tổ chức cho một số người nhiễm sinh hoạt hàng tuần hoặc hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu và trao đổi về những vấn đề mà người nhiễm quan tâm như: chế độ dùng thuốc, chế độ ăn uống, cách thức hoà nhập với gia đình và cộng đồng…

- Tổ chức cầu siêu và hỗ trợ kinh phí cho gia đình người nhiễm có hoàn cảnh khó khăn khi người nhiễm qua đời .v.v...

3. Phát huy vai trò của chức sắc, tăng ni Phật giáo trong việc tham gia chăm sóc cho người nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại gia đình hoặc bệnh viện.

4. Hướng dẫn, giúp đỡ các trường đào tạo của Phật giáo ở địa phương (Học viện Phật giáo, các lớp cao đẳng Phật học, trường trung cấp Phật học) đưa nội dung phòng chống HIV/AIDS vào các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn ngoại khoá của các trường, lớp này.

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phòng chống HIV/AIDS; kỹ năng tư vấn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng chăm sóc những người bị nhiễm/ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho chức sắc, tăng ni Phật tử ở địa phương và cán bộ Mặt trận cơ sở.

6. Vận động tăng ni Phật giáo ở những chùa có điều kiện trồng thuốc Nam và phát triển các phòng khám chữa bệnh bằng thuốc Nam để chăm sóc nâng cao sức khoẻ và chữa trị các bệnh cơ hội cho người nhiễm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Trên cơ sở hướng dẫn này, đề nghị Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trao đổi, thống nhất với Ban Trị sự Phật giáo của tỉnh, thành phố và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung công tác cụ thể, phù hợp với đặc điểm, tình hình Phật giáo của địa phương.

Mỗi quý một lần, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố có báo cáo tổng hợp kết quả triển khai của địa phương gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (thông qua Ban Tôn giáo - Dân tộc). Các báo cáo hàng quý, báo cáo sáu tháng và báo cáo tổng kết năm sẽ là một cơ sở để đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố trong toàn quốc.



2. Đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Từ thiện – Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam căn cứ vào hướng dẫn này, có kế hoạch phối hợp triển khai, hướng dẫn Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai trong tổ chức mình và định kỳ (hàng quý, 6 tháng, hàng năm) thông tin kết quả về Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua Ban Tôn giáo - Dân tộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 46 Tràng Thi, Hà Nội.

3. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện; đồng thời phối hợp, giúp đỡ để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện "Sáng kiến lãnh đạo Phật giáo" có hiệu quả.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC

UỶ VIÊN

Trần Đình Phùng

tải về 28.2 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương