HIỆn tưỢng luân hồi và những bí ẨN


Câu chuyện của hai cậu bé



tải về 320.23 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích320.23 Kb.
#35257
1   2   3

Câu chuyện của hai cậu bé

(PL&XH) - Hiện tượng được gọi là luân hồi hay đầu thai không phải đến nay mới có và cũng không phải chỉ thấy ở Việt Nam. Những câu chuyện về sự “lộn lại” của những đứa trẻ chết yểu đã từng được kể từ rất lâu ở nhiều địa phương.

Nhưng rồi sau một thời gian rộ lên, câu chuyện lại chìm vào cuộc sống, ít ai quan tâm...


Bé Bình - Tiến bên bố Tân, mẹ Thuận


Cậu bé “đầu thai”


Theo website của Bộ Thông tin và Truyền thông: ictnews.vn, anh Tân và chị Thuận cưới nhau được 6 năm mới sinh được cháu Nguyễn Phú Quyết Tiến vào ngày 28-2-1992 ở thị trấn Vụ Bản, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cháu Tiến lớn lên bụ bẫm, xinh xắn, trong sự yêu chiều hết mực của cả gia đình. Thế nhưng, đến năm cháu 5 tuổi, tai họa bất ngờ ập xuống. Hôm đó, vào buổi chiều tháng Giêng, anh Tân đang nằm đọc báo bỗng giật nảy mình chồm dậy, ruột gan như lửa đốt. Anh gọi chị Thuận bảo: “Thằng Tiến đâu, tìm nó về đi”. Chị Thuận tìm gọi mãi nhưng không thấy Tiến đáp lại, ra phía bờ sông gần nhà chị chỉ thấy đôi dép cháu để trên bờ. Dưới dòng nước xanh ngắt nhìn thấu tận đáy, không thấy điều gì bất thường. Chị chạy về báo anh Tân. Bỏ tờ báo, anh hớt hải ra phía bờ sông thì nhìn thấy xác cháu Tiến nổi cách bờ 3m. “Tôi lao xuống dòng nước, ôm chặt lấy con nhấc lên bờ. Nhưng tất cả đã quá muộn!”, giọng anh lạc đi, không giấu vẻ kinh hoàng khi nhớ về cái ngày đau thương ấy.
Đến năm 2006, cả hai vợ chồng vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con thì nghe có người rỉ tai ở xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, cách nhà anh chị chừng 3km có cháu bé nghi là “con lộn” của Tiến. Cháu tên Bùi Lạc Bình, sinh ngày 6-10-2002, là con một gia đình người Mường nhưng ngay từ khi biết nói đã khăng khăng bảo mình là con người Kinh, nhà trên thị trấn Vụ Bản. Vốn chưa bao giờ tin có chuyện “đầu thai”, nhưng hai anh chị vẫn đánh bạo tìm đến nhà cháu bé nọ. Thật bất ngờ khi anh chị đến nơi cháu không hề thấy lạ mà gọi bố mẹ xưng con và quấn quít không rời. Anh chị ngỏ lời mời chị Dự, người sinh cháu Bình, tên bố mẹ “mới” đặt, đến nhà chơi. Nghe thấy thế, Bình vui lắm, trèo phắt lên xe hào hứng như đứa trẻ lâu ngày được về nhà. Vừa vào nhà, Bình đã chạy quanh nhà tìm đồ chơi mà Tiến trước kia thích. Cháu còn tự nhiên vào giường anh Tân, chị Thuận nằm lên đó rồi bi bô: “Ngày xưa con thường ngủ chỗ này nhỉ bố nhỉ?”.
Và cũng kể từ ngày gặp cháu Bình thì vợ chồng anh Tân, chị Thuận ăn ngủ chẳng yên bởi giữa hai người với đứa trẻ xa lạ dường như có mối thâm tình gì đó day dứt lắm. Còn vợ chồng chị Dự - anh Hoan cũng chỉ có duy nhất cháu Bình là con. Sau lần đến chơi nhà ấy, cháu Bình cứ nằng nặc đòi về “nhà bố mẹ”. Thấy con nhèo nhẹo khóc, chị Dự cũng không biết phải làm sao. Nhưng sau một lần Bình bị ốm nặng, sốt cao, cháu cứ luôn miệng “dọa”: “Mẹ không cho con về, con lại chết lần nữa!”. Hoảng quá, lần này chị đánh liều gọi cho anh Tân đưa cháu về nhà chơi. Cháu Bình về nhà anh thì khỏe khoắn, vui vẻ, không còn đau ốm nữa. “Thấy cháu tha thiết quá, sau bao đắn đo chúng tôi dè dặt đề nghị gia đình anh Hoan, chị Dự cho cháu về ở với chúng tôi. Thật bất ngờ là cả vợ chồng anh chị và bà nội cháu đều gật đầu đồng ý. Chính bà nội cháu cũng bảo rằng: Ngay từ lúc thằng bé biết nói tôi đã biết nó không phải người Mường rồi”, anh Tân nói.
Theo lời anh Tân, kể từ ngày cháu về với anh chị, hết lần này đến lần khác hai người “thử” cháu. Thậm chí, nhiều người hàng xóm cũng sang nhà để “hỏi chuyện ngày xưa”. Tất cả, cháu đều trả lời vanh vách. Từ tên bác hàng xóm, đến cô giáo mẫu giáo rồi bạn bè thân của cháu, cháu đều nhớ tên. Đường về nhà, hay những câu chuyện nhỏ nhặt như ngày xưa bà nội cho cháu uống bia ở đầu làng cháu cũng nhắc lại, ngay cả việc, “cháu đã từng chết như thế nào, bị ngã xuống nước ra sao”…
Đi tìm câu trả lời cho hàng loạt câu hỏi tại sao?
Theo lý giải của TS Đỗ Kiên Cường và TS Vũ Thế Khánh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ - Tin học Ứng dụng (UIA) thì chính việc bé Bình (và các bé “đầu thai” khác) “biết” một số thông tin về bé Tiến (và các bé đã mất được “mượn xác” khác) là kí ức ẩn giấu, sự phân li nhân cách, các hiện tượng vốn rất kì lạ ngay cả với giới chuyên môn hiện nay. Để khảo sát độ tin cậy của các bằng chứng luân hồi, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao bé Bùi Lạc Bình cứ nhận mình là Nguyễn Phú Quyết Tiến và tại sao Bình lại biết một số thông tin về Tiến và gia đình, chẳng hạn: Mẹ cháu ở nhà tầng cơ. Mẹ cháu làm việc còn đánh đánh như thế này này (tức đánh máy)? TS Cường cho rằng đó là kết quả của hiện tượng “kí ức ẩn giấu”, có thể Bình từng tình cờ nghe một số thông tin về Tiến. Và bộ não con người, dù chỉ của em bé dăm ba tuổi, cũng đủ khả năng ghép nối chúng thành một câu chuyện có lớp lang.
Tại sao trên đường về nhà Tiến, Bình biết đường đi lối rẽ, về đến nhà biết chỗ nằm…? Đó là do đọc ngôn ngữ cơ thể người đi cùng qua hiệu ứng “ngựa Hans thông minh” (một con ngựa nổi tiếng của Đức có khả năng đặc biệt là biết làm nhiều phép toán hay biết tổng thống Mỹ là ai… các nhà khoa học đã nghiên cứu, phân tích tâm lý và coi những trường hợp tương tự xảy ra về tâm lý là hiệu ứng ngựa Hans), nếu theo hiệu ứng này thì một chú bé “khôn khéo” như Bình làm sao lại không biết cách hành xử thích hợp để mọi người và bản thân đều hài lòng.
Tại sao chỉ em bé dăm bảy tuổi mới thể hiện ước muốn đầu thai? Câu trả lời khá đơn giản theo quan điểm phân li nhân cách. Trước tuổi này, nhân cách chưa phát triển đến một mức nào đó, nên em bé không thể “phân li”. Còn khi đã lớn, khoảng 10-12 tuổi, nhân cách gốc đủ vững, nên bé không muốn hay không thể phân li được nữa. Thậm chí nếu cố thì cũng chỉ phân li được trong một thời gian ngắn, như trong hiện tượng “ma nhập” mà thôi…

Thiên tài hay là sự tiến hóa

(PL&XH) - Hiện tượng luân hồi không chỉ lý giải việc xuất hiện các nhà tiên tri và những người có khả năng biết rõ về quá khứ đã qua của “chính mình” mà còn liên quan đến các trường hợp “thiên tài”.


Điều này khiến cho giới khoa học tiếp tục “toát mồ hôi” nghiên cứu để lý giải một cách cặn kẽ nhất những sự việc, hiện tượng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.
Hiện tượng thiên tài
Một tờ nhật báo của Đức có đăng tải một câu chuyện khá lạ lùng như sau: Vào năm 20 tuổi, cô gái Elina Markand (người Đức) bị tai nạn. Khi tỉnh dậy, Elina bỗng nói tiếng Italy rất thông thạo, mặc dù trước đó cô chưa từng học một ngoại ngữ nào. Cô còn tự nhận mình là Rozetta Caste Liani, công dân Italy, và yêu cầu được trở về thăm quê hương. Về tới “nhà”, Elina mới biết rằng người có tên Rozetta Caste đã mất từ năm 1917. Đón cô là một bà già lụ khụ, xưng là con gái của Rozetta Caste. Elina chỉ tay vào bà già, nói: “Đây là Fransa, con gái tôi!”. Lúc ấy, tất cả mọi người đều giật mình, vì người đàn bà này quả thực tên là Fransa, đúng như Elina gọi.
Sau đó, câu chuyện của Elina Markand đã trở thành đề tài đầy hấp dẫn cho giới khoa học. Thực tế, trong lịch sử từng có không ít trường hợp tương tự, và hiện tượng “nhớ về quá khứ” không nhất thiết phải bắt đầu từ một chấn thương nào đó như trường hợp của Elina Markand. Vào thập niên trước, một cô gái nhỏ người Anh đã biến thành “một người xa lạ” sau khi tỉnh dậy một buổi sáng. Em không nhận ra mẹ và người thân của mình, không nói được tiếng mẹ đẻ trong khi lại thông thạo tiếng Tây Ban Nha, và lúc nào cũng tỏ ra sợ sệt. Các bác sĩ đều có kết luận giống nhau: Em bé 10 tuổi này không có biểu hiện gì về bệnh lý hoặc tâm thần, sức khoẻ tốt. Em nhận mình là người Tây Ban Nha và sống ở thành phố Toledo. Em kể lại rằng một người cùng phố do ghen ghét và đố kỵ đã đâm chết em năm em 22 tuổi. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thẩm tra lại câu chuyện kỳ quặc về “tiền kiếp” của em, và kết luận, đúng như lời em kể. Ở số nhà đó trong thành phố Toledo từng có một cô gái 22 tuổi bị hãm hại. Những người hàng xóm đã tìm thấy xác cô ngay trong nhà. Câu chuyện càng sáng tỏ hơn khi hung thủ (lúc này đã già) tự đến gặp cảnh sát để thú tội.
Các nhà khoa học còn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn có người đột nhiên “biến” thành công dân La Mã cổ đại, và bằng chứng khó chối cãi là anh ta biết sử dụng được thứ ngôn ngữ “nguyên thủy” của mình. Tương tự như vậy, có người châu Âu bỗng nói tiếng Ai Cập, mất hẳn khả năng dùng tiếng mẹ đẻ. Rồi anh ta mô tả chính xác cảnh vật ở vùng sông Nile, và tự nhận có nguồn gốc Ai Cập.

Trường hợp nhớ về tiền kiếp của bé gái người Anh rõ ràng không hề có quan hệ nào về "gene di truyền" với người mà mình hoá thân.     Ảnh minh họa



Lý giải
Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích hiện tượng trên với khái niệm “trí nhớ gene”: Nếu các vùng “ngủ” trong ADN bị kích thích, con người có thể “trở về tiền kiếp”. Họ bỗng nhớ lại gốc gác La Mã hoặc Ai Cập từ xa xưa. Cũng do ảnh hưởng bởi tiền kiếp mà nhiều người có thói quen xoa râu quai nón, mặc dù trên mặt không hề có râu. Người khác lại có thói quen nhấc vạt áo vét, y như động tác vén váy dài đang mặc khi vượt qua vũng nước.
Nhưng ở cô Elina người Đức và bé gái người Anh thì rõ ràng không hề có quan hệ nào về “gene di truyền” với người mà mình hoá thân, có nghĩa là trường hợp của họ không thể giải thích bằng “trí nhớ gene”. Vậy nó là thế nào? Ở châu Á, người ta rất quen thuộc với thuyết luân hồi của Phật giáo, cho rằng thể xác con người, tức là cái “bề ngoài” thì luôn thay đổi. Còn cái “bên trong thể xác”, tức linh hồn lại là vĩnh cửu. Theo thuyết luân hồi, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra, và cũng không kết thúc bằng cái chết. Cuộc sống cứ trôi vô tận, linh hồn ở mỗi “kiếp” lại nhập vào một thân xác mới. Vì thế, sẽ không lạ khi cô Elina và bé gái người Anh đột nhiên nhớ lại kiếp trước của mình.
Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng “kết cấu phách”. “Phách” ở đây tất nhiên không phải là “phách” trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ “phần bất biến” của con người, còn được hiểu là “phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng”. Khi người chết, “phách” liền tan vào vũ trụ. Vì thế, “phách” có thể hiểu là một loại “trường sóng hạt cơ bản nhẹ”, hoặc là “tập hợp những năng lượng thông tin cá thể”. Theo các nhà khoa học này, thuyết về phách có thể lý giải được đa phần hiện tượng thần đồng (trong âm nhạc, thi ca, khoa học…). Ở tuổi rất trẻ, những thần đồng đã tích tụ được lượng kiến thức khổng lồ mà người bình thường cả đời cũng khó có được. Theo thuyết này, “phách” của các thiên tài là sản phẩm của hàng vạn kiếp trong quá khứ dồn lại trong một cơ thể hiện hữu. Nói cách khác, “trường sóng hạt cơ bản nhẹ” hay những “tập hợp thông tin cá thể” đã tập trung vào cơ thể họ theo một quy luật nào đó.
Nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đề cập tới những khái niệm rất mới về hiện tượng “nhớ về quá khứ”. Họ đã lập ra một “quy trình công nghệ” cho phép bằng thực nghiệm đưa con người vào trạng thái giữa mơ và thực. Ở trạng thái lơ lửng kỳ ảo này, người tham gia thực nghiệm vẫn nhìn thấy những gì quanh mình, nhưng trong tiềm thức, họ lại thấy cả quá khứ. Phương pháp thực nghiệm này đã được áp dụng để chữa một số bệnh tâm thần và đem lại kết quả.
Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về “siêu trí nhớ” gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân loại chịu bó tay để tự rơi vào vòng “bất khả tri”, các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải thích những điều khó giải thích nhất.

Giải mã hiện tượng luân hồi

(PL&XH) - Trên thế giới ngày càng có nhiều nhà khoa học danh tiếng quan tâm nghiên cứu hiện tượng luân hồi chuyển kiếp, luân hồi đã được hiểu như là một sự thật khách quan không thể phủ nhận.


Tuy nhiên nhiều người lại tỏ ra thờ ơ không hề biết tới điều này. Dưới đây là một số trong hàng ngàn nhà khoa học đã nghiên cứu và giải mã hiện tượng Luân hồi.

Những công trình nghiên cứu


Một nhà nghiên cứu về luân hồi nổi tiếng là tiến sỹ Y khoa Ian Pretyman Stevenson (31-10-1918 – 8-2-2007), giáo sư bác sỹ tâm thần học rất nổi tiếng, giảng dạy tại Đại học Virginia Hoa Kỳ. Ông từng là Giám đốc Ban Nghiên cứu Nhân cách, trưởng Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tại Đại học Virginia, chuyên nghiên cứu các hiện tượng dị thường. Tiến sỹ Stevenson đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu sự luân hồi. Trong suốt hơn 40 năm, tổng cộng ông đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, và trình bày các bằng chứng một cách hệ thống, khoa học và hết sức chi tiết. Ông cũng đã xuất bản 10 cuốn sách và rất nhiều tài liệu nghiên cứu, phần nhiều trong số đó đã được các nhà nghiên cứu khác xem là kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu luân hồi.
Những nhà khoa học nghiên cứu về luân hồi luôn đánh giá cao tiến sỹ Ian Pretyman Stevenson. Các nhà nghiên cứu thường xuyên trích dẫn các sách và bài viết của ông trong các ấn phẩm của họ. Chính sự nghiêm túc, tác phong thận trọng, và địa vị học thuật xuất sắc của Stevenson đã khiến ông cùng với các nghiên cứu của ông về sự luân hồi rất được xem trọng. Stevenson là tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có các tác phẩm “Hai mươi trường hợp gợi ý luân hồi” (1974), “Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp” (1987), “Luân hồi và Sinh học” (1997), và “Các trường hợp luân hồi của người châu Âu” (2003)… Năm 1960, ông đã xuất bản một tài liệu rất có giá trị và đoạt giải thưởng khoa học, có tựa đề “Bằng chứng về các ký ức tiền kiếp” trên Tạp chí Nghiên cứu tâm linh Hoa Kỳ. Bài viết này được xem là khúc dạo đầu cho các nghiên cứu hiện đại về sự luân hồi ở các nước phương Tây. Các trường hợp mà tiến sỹ Stevenson nghiên cứu tập trung vào những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp một cách tự nhiên, không cần phải qua thôi miên. Trong mỗi trường hợp, ông ghi chép lại một cách hệ thống các lời nói và hành vi của đứa trẻ.
Sau đó ông cố gắng xác định người đã chết theo những gì mà đứa trẻ nhớ được. Rồi ông kiểm tra các sự việc từng xảy ra đối với người quá cố, để xác minh xem chúng có phù hợp với trí nhớ của đứa trẻ hay không. Sau khi sử dụng các phương pháp xác định gian lận để kiểm tra một cách kỹ lưỡng, ông ghi chép lại hồ sơ sự việc. Ông đặc biệt quan tâm đến các vết chàm và dị tật bẩm sinh (nếu có) ở trẻ mà phù hợp với các vết thương và vết sẹo trên người chết (có hồ sơ y tế xác nhận). Phương pháp mà ông áp dụng với hàng ngàn trường hợp là rất chặt chẽ và nghiêm ngặt.

Rakesh (trái, ảnh chụp năm 1994) qua đời ngày 3-5-2005 và Rakesh (phải), 2 tuổi chào đời ngày 22-4-2006.



Các luận điểm khoa học
Hầu hết các nền văn hóa và các tôn giáo đều công nhận linh hồn, tuy quan niệm cụ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn Aristotle không tin phụ nữ có linh hồn, chí ít là với chất lượng như đàn ông. Thú vật có linh hồn hay không cũng là chủ đề gây tranh cãi khác (một truyện cười kể rằng giới triết học chia thành hai phe, ai nuôi chó thì tin chó có linh hồn, còn người không nuôi thì phản bác!). Bào thai có linh hồn hay không cũng là một bài toán rất nan giải.
Vậy linh hồn là gì? Dẫn theo nhà vật lí Crick lừng danh, giải Nobel về cấu trúc ADN, trong cuốn “Giả thuyết ngạc nhiên: Tìm kiếm khoa học về bản chất linh hồn”, do NXB Simon & Schuster in năm 1994, tác giả đã đưa ra quan niệm trong giáo lí Công giáo La Mã như sau: “Linh hồn là vật sống không cơ thể, có lí trí và ý chí tự do”. Đó là lí do trong luân hồi, linh hồn luôn được “cấy” vào một cơ thể mới để bắt đầu một cuộc sống mới. Do đó các em bé “đầu thai” đều phải “mượn xác” của người khác (tốt nhất là của người đã chết, để khỏi có sự “tranh chấp”). Vậy có thể có sự sống mà không cần cơ thể hay không? Để trả lời, cần tìm hiểu bản chất sự sống. Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học sự sống là đặc trưng phân biệt các vật có khả năng tín hiệu hóa và các quá trình tự duy trì với các vật không có khả năng đó, hoặc đã mất đi (khi chết) hoặc vốn không có (vật vô cơ). Các nhà sinh học cũng quan niệm sự sống không khác biệt và không chia tách với các cấu trúc và các chức năng được tổ chức trong một cơ thể sống (cặp phạm trù cấu trúc - chức năng nổi tiếng trong sinh học).
Chỉ cần một mạch máu nhỏ trong não trục trặc là ta có thể mất trí là vì vậy. Nói cách khác, theo quan điểm khoa học, “hồn” và “xác” không thể tách rời nhau (ví như ta có thể thấy một phần mềm máy tính, trong vai trò “hồn”, không thể tồn tại ngoài máy tính và các phương tiện lưu trữ, trong vai trò “xác”). Do đó, không thể có linh hồn với tư cách một “tồn tại” sau cái chết của một cơ thể được mà nó phải chuyển sang cơ thể khác nếu muốn tiếp tục tồn tại và đó là nguyên do chính của sự luân hồi.
Cho đến giờ vẫn xảy ra nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề trên, nhưng ai cũng phải thừa nhận một thực tế rằng trên thế giới có nhiều những trường hợp lạ kỳ khi nói đến khả năng tiên tri của con người, về những trường hợp người sống giống hệt những người đã khuất từ hình dáng đến tính cách, suy nghĩ và đặc biệt họ lại biết rõ về quá khứ của những người đã chết...

                                                                                                               Thái Yên
Каталог: pxa -> mydata

tải về 320.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương